Nhà Sàn Ở Khu Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Dao Thanh Y (Xã Bằng Cả, Huyện Hoành Bồ)


Khu bảo tồn (đặc biệt là 2 ngôi nhà mẫu phục dựng) là nơi trưng bày những vật dụng, những nét văn hóa trong đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y như: bàn thờ để bà con làm lễ cúng vào các dịp cấp sắc, ngày mồng 1 âm lịch của các tháng 2, 4, 7 và 10; các vật dụng sinh hoạt hàng ngày và công cụ lao động sản xuất của bà con như: bếp, nia, giỏ, cối giã gạo, bồ đựng thóc...

Khu bảo tồn đã trở thành nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng của đông đảo bà con trong xã. Điều này cũng giúp địa phương lưu giữ, bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống của người dân tộc Dao Thanh Y. Và đây cũng là một điểm tham quan, giải trí không thể bỏ qua của du khách khi đến với Bằng Cả.

- Các dịch vụ bổ sung khác:

Hiện nay, ở Bằng Cả có 1 trạm xăng dầu, 3 xưởng sửa chữa ô tô và xe máy, 2 phòng rửa tráng phim ảnh... có qui mô vừa và nhỏ.[40]

Những cơ sở này chủ yếu phục vụ cho người dân địa phương và khách qua đường. Nhưng có một vai trò trong việc làm tăng tính đồng bộ trong các dịch vụ du lịch tại Bằng Cả. Theo số liệu thống kê thì 100% chủ các cơ sở này có mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách du lịch.

Tuy nhiên để tham gia vào việc phục vụ khách du lịch, các cơ sở này cần đầu tư thêm các trang thiết bị mới, hiện đại hơn để đáp ứng được nhu cầu cần thiết của khách du lịch khi lưu trú tại Bằng Cả.

Hình 2 4 Nhà sàn ở Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y xã Bằng Cả huyện 1

Hình 2.4: Nhà sàn ở Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y (xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 3


Chương 2 đã giới thiệu về thực trạng các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng và thực trạng về các dịch vụ hỗ trợ du lịch cộng đồng tại Bằng Cả, nơi nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú, đặc sắc có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch đến thăm quan và du lịch. Tuy nhiên du lịch tại Bằng Cả chỉ thực sự được biết đến trong vòng 2 năm trở lại đây do đời sống nhân dân ngày một nâng cao, nhu cầu du lịch của nhân dân ngày càng tăng. Đây là một cơ hội lớn cho bất cứ một nhà đầu tư nào cũng có thể nhìn thấy cơ hội. Chính vì thế chúng tôi có một số khuyến nghị với UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Hoành Bồ và các đơn vị có liên quan có kế hoạch cụ thể khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tại Bằng Cả nhằm giải quyết công ăn việc làm cho đại đa số người dân địa phương, nâng cao đời sống nhân dân trong xã. Đồng thời tránh tình trạng khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường.

Sau khi phân tích và tìm hiểu thực trạng của Bằng Cả tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp phù hợp để có thể phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm còn yếu trong công tác phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở Bằng Cả. Vấn đề đặt ra là làm như thế nào để phát triển du lịch cộng đồng ở Bằng Cả một cách hiệu quả và bền vững. Đây là điều mà các giải pháp ở chương 3 hướng tới.

Dựa trên các nội dung này, chương 3 sẽ đề xuất 5 nhóm giải pháp với các nội dung cơ bản như sau:

• Nhóm giải pháp tới Chính quyền địa phương.


• Nhóm giải pháp tới Ban quản lý du lịch xã Bằng Cả.


• Nhóm giải pháp tới Cộng đồng địa phương.


• Nhóm giải pháp tới Công ty du lịch.


• Nhóm giải pháp tới Khách du lịch.


CHƯƠNG 3

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH


3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững là tập trung duy trì mối quan hệ tích cực của cộng đồng với nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn đồng thời chia sẻ lợi ích kinh tế thông qua việc trao quyền cho cộng đồng dân cư địa phương trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch.

3.1.1. Trên thế giới. [35,96]

Ngày Du lịch thế giới (WTD) 27/9/2011 với chủ đề “Du lịch – Liên kết các nền văn hóa” được tổ chức tại Aswan (Ai Cập) Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã phát biểu trong thông điệp của mình, cho rằng: “Du lịch đã có những đóng góp to lớn trong đoàn kết toàn cầu, giống như một công cụ hòa bình, kết nối các cộng đồng trên khắp thế giới. Đây cũng là ngành tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giúp làm ngắn khoảng cách giàu nghèo, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, liên kết văn hóa và hiểu biết loài người”.[35,96]

Du lịch và các mối quan hệ của nó với các thành phần kinh tế khác trong xã hội từ lâu đã gây được sự chú ý cho các nhà nghiên cứu. Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề phát triển bền vững bắt đầu được đề cập, tiến hành nghiên cứu thì có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh ảnh hưởng của du lịch có liên quan đến phát triển bền vững. Nhiệm vụ trọng tâm của những nghiên cứu ngày nhằm để giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Từ đầu thập niên 1990 các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe doạ huỷ hoại môi trường sinh thái, đến các nền văn hoá bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ lại ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường đã bắt đầu xuất hiện “Du lịch cộng đồng”.


3.1.2. Việt Nam. [35,66]

Ngày nay, du lịch cộng đồng là một trong những mô hình du lịch đang được ưu tiên phát triển tại nhiều địa phương ở nước ta. Có thể nói đây là loại hình du lịch tiên tiến, đem lại nhiều lợi ích thực sự về mặt kinh tế, xã hội cho người dân ở các địa phương.

Rất nhiều bài học kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, đôi khi sự phát triển du lịch rầm rộ ở một địa phương lại chẳng đem đến nhiều lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương đó, mà ngược lại, khách du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lại gây ra nhiều tác động tiêu cực lên điểm đến. Đó là trường hợp của những địa phương phát triển du lịch theo hướng không bền vững, không tính đến lợi ích của cộng đồng, không để người dân tham gia vào quá trình phát triển du lịch...

Vì thế, du lịch cộng đồng được hiểu là loại hình du lịch mang tính bền vững, đem lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và cung cấp cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng là sự phát triển bền vững nếu chúng ta đừng bao giờ phá vỡ những giá trị nguyên sơ vốn có của nó.

Đây là một loại hình du lịch mà trong đó, mọi hoạt động của nó gắn liền với cộng đồng dân cư. Mục đích là tạo điều kiện cho mọi thành viên trong cộng đồng, trong cụm dân cư... được tham gia vào hoạt động du lịch, phát triển đời sống vật chất và tinh thần. Du lịch cộng đồng tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương và có ý nghĩa lớn trong việc xoá đói giảm nghèo.

Một điều rất quan trọng của du lịch cộng đồng là: loại hình du lịch dựa vào dân, dân tự làm, thể hiện ở chỗ: Cộng đồng địa phương tham gia và chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược và kế hoạch, ra quyết định, thực thi, giám sát và điều hành các dự án phát triển du lịch của địa phương.

Với những ưu thế trên, trong những năm gần đây, du lịch cộng đồng đang được ưu tiên phát triển tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Chúng ta hy vọng rằng du lịch cộng đồng sẽ được nhân rộng và phát triển mạnh trong thời gian tới, góp phần phát triển nền kinh tế của địa phương và tiến đến một sự phát triển bền vững. Các địa phương đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả góp phần xóa đói giảm nghèo phải kể đến: Mai Châu - tỉnh Hòa Bình, Sa Pa - tỉnh Lào Cai...

Như vậy, các địa phương khác có tiềm năng du lịch cộng đồng và muốn phát triển mô hình này có thể học tập những kinh nghiệm tổ chức, triển khai mô hình cũng như rút ra những bài học quý giá của Mai Châu hay Sa Pa để áp dụng thành công và hiệu quả tại địa phương mình.


3.2. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở PHÍA BẮC VIỆT NAM.

3.2.1. Bản Lác huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình [9,19]

Bản Lác nằm cách thành phố Hoà Bình 60 km, thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, là nơi sinh sống của người dân tộc Thái với 5 dòng họ Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Là một bản du lịch Bản Lác có khoảng 25 nhà sàn với các dịch vụ du lịch mang đậm bản sắc dân tộc biểu diễn văn nghệ, các bài hát, các điệu xoè Thái, các món ăn và không thể thiếu rượu cần. Ở đầu Bản Lác có một khu đất rộng có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt, giao lưu tập thể như cắm trại, thi hát karaoke. Với không gian và những nét văn hoá rất riêng như vậy Mai Châu đang là địa điểm du lịch hấp dẫn. Mỗi năm Mai Châu đón khoảng 42 ngàn lượt khách du lịch trong đó có hơn 10 ngàn lượt khách nước ngoài mỗi năm đến chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn truyền thống và những trang phục nhiều mầu sắc của những người phụ nữ dân tộc và để tìm kiếm sự yên tĩnh tránh xa những ồn ào và ô nhiễm của các khu đô thị. [46]

Khách du lịch đến với Bản Lác sẽ được yêu cầu mua vé tại Uỷ ban nhân dân huyện Mai Châu, giá vé là 7.000 VNĐ/người (tính đến tháng 4/2013). Lợi nhuận thu được từ việc bán vé vào cửa sẽ được gửi trực tiếp về các cơ quan quản lý cấp huyện và nguồn lợi này sẽ được chia sẻ với bản một cách gián tiếp, khi cần 25 trong số 113 hộ gia đình trong bản tham gia một cách tích cực trong các phần khác nhau của dịch vụ du lịch như: du lịch tại gia, biểu diễn văn hoá, mô phỏng các nghề thủ công, các chuyến tham quan quanh bản làng. Các hộ gia đình với các mối liên hệ trực tiếp với các công ty du lịch tại Hà Nội có xu hướng thu hút được nhiều khác hơn so với các hộ khác.

Giá nhà nghỉ tại Bản Lác là 15.000 VNĐ/người/đêm đến 50.000 VNĐ/người/đêm tuỳ thuộc vào khách là khách trong nước hay khách du lịch nước ngoài bao gồm ăn uống. Giá phòng ngủ riêng là 150.000 - 200.000 VNĐ/phòng/đêm (giá tính đến thời điểm tháng 4/2013). Khách du lịch không phải trả tiền cho các màn mô phỏng các nghề thủ công truyền thống nhưng họ phải thanh toán cho các chương trình biểu diễn văn hoá và các tour tham quan. Bán các đồ thủ công là một trong những thu nhập chính của các hộ. Cuối năm các hộ gia đình này chuyển 10% doanh thu cho cơ quan thuế của huyện Mai Châu. Tuy nhiên số tiền này được sử dụng như thế nào và nó có thể phục vụ cho bản làng như thế nào thì chưa rõ ràng. 90% thu nhập của các hộ trong bản dùng cho mục đích tiêu dùng cùa gia đình và nâng cấp nhà.


Sự tham gia của cộng đồng [9,20]

Mặc dù người dân địa phương chịu trách nhiệm chính về các hoạt động trong Bản Lác, việc vận chuyển đến và đi từ Bản do các công ty du lịch tại Hà Nội, những đơn vị cùng chia sẻ việc cung cấp các hướng dẫn viên nói tiếng Anh. Trong Bản không có một đơn vị cụ thể để hướng dẫn việc phát triển các hoạt động du lịch, vì vậy mỗi hộ gia đình tự quản lý và điều chỉnh việc kinh doanh của mình, duy trì mối quan hệ và hợp đồng với các công ty du lịch trên cơ sở cá nhân. Khi có vấn đề nảy sinh, các hộ dân trong bản có xu hướng kết hợp với nhau để tìm giải pháp.

Phát triển và tiếp thị sản phẩm [9,20]

Để hỗ trợ cho các nhu cầu cơ bản của du khách, người dân bản tự cung cấp các dịch vụ khá tốt cho du khách ngủ, nghỉ tại bản như đồ ăn, hướng dẫn, biểu diễn văn hoá nghệ thuật, hàng thủ công và các loại đồ uống, thậm chí có thể thuê xe máy hay xe đạp, xe máy của người dân.

Hiện tại các công ty lữ hành chủ yếu làm tiếp thị. Đôi khi tỉnh Hoà Bình và huyện Mai Châu cũng giới thiệu và quảng bá Mai Châu là điểm đến qua phương tiện thông tin và truyền hình địa phương.

Lập kế hoạch và hợp tác [9,21]

Vì không có một đơn vị quản lý chính thức nào trong bản Lác và không có quỹ bản, nên do đó không có cả kế hoạch phác thảo cho việc phát triển các lĩnh vực du lịch tại bản, cũng giống như các cơ quan quản lý cấp tỉnh hiện nay cũng chưa phân rõ trách nhiệm quản lý của các cấp, mặc dù Mai Châu là điểm du lịch khá nổi tiếng xong vẫn chưa có một bộ phẩn quản lý du lịch riêng hay bất kỳ một kế hoạch phát triển du lịch cụ thể.

Bên cạnh sự hợp tác với các công ty du lịch, người dân Bản Lác cũng có rất ít mối quan hệ hai chiều với các tổ chức hoặc cơ quan các cấp lãnh đạo nhà nước. Mặc dù người dân rất mong muốn các tổ chức bên ngoài tới thăm và có thể cung cấp các khoá đào tạo về ngoại ngữ, về chế biến thức ăn, về kỹ năng lễ tân, nhưng họ không biết cụ thể để có thể liên hệ trực tiếp. Vì trong số họ rất nhiều có trình độ học vấn thấp và rất ít người có thể nói được tiếng Anh. Điều này khó có thể thay đổi nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ từ các tổ chức trung gian.

Mặc dù ý tưởng phát triển du lịch hay các mục tiêu/mục đích phát triển du lịch, quy hoạch hay chiến lược không được cấp thôn bản đề cập tới, người dân địa phương đều biết rằng: để phát triển du lịch tại thôn bản của họ cần phải bảo tồn các đặc trưng


văn hoá, phong tục tập quán truyền thống, nhà sàn… Các vấn đề liên quan tới du lịch như các chương trình vệ sinh thôn bản và nguồn nước sạch là các chủ đề được bàn thảo sôi nổi trong các cuộc họp tạo bản. Hơn nữa, nguồn nhân lực được nhìn nhận là nhân tố chính để phát triển du lịch. Như vậy, xây dựng năng lực và đào tạo là rất cần thiết. Việc này đòi hỏi được các tổ chức và ban ngành hữu quan quan tâm.

Thách thức [9,21]

Thách thức chủ yếu của bản Lác là thiết lập một cơ cấu tổ chức quản lý - ví dụ như một ban quản lý ở bản - nhiệm vụ cụ thể của ban ngày là điều tiết sự phát triển các hoạt động du lịch của bản. Cơ cấu tổ chức này chịu trách nhiệm cho việc phát triển phác thảo kế hoạch hàng năm ví dụ như: các hoạt động xây dựng cần được tiến hành và có thể xây dựng và duy trì hợp đồng với các tổ chức bên ngoài có thể cung cấp các khoá đào tạo cho dân bản. Hiện nay, dường như không ai trong làng muốn nhận trách nhiệm lãnh đạo trong việc này, có thể vì thế mà sẽ dẫn tới một số vấn đề trong thời gian tới.

Bài học kinh nghiệm [9,22]

Để xây dựng thành công “Làng văn hóa du lịch cộng đồng” tại bản Lác – Hòa Bình, chính quyền địa phương luôn coi trọng tuyên truyền, vận động và cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào quy ước, hương ước của bản. Mọi người trong bản đều có trách nhiệm nhắc nhở lẫn nhau trong thực hiện nếp sống văn hóa, giao tiếp lịch thiệp, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm thuận hòa, đầm ấm. Kiên quyết không để cho tệ nạn xã hội xâm nhập vào cộng đồng, ổn định an ninh trật tự, làm tốt công tác vệ sinh môi trường… tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Cũng để thu hút đông khách du lịch đến thăm, bản Lác đặc biệt coi trọng việc bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đặc trưng. Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống là một trong những thế mạnh ở đây.

Và một trong những “bí quyết” níu chân du khách chính là hình ảnh những chàng trai, cô gái Thái duyên dáng, dịu dàng trong những bộ trang phục dân tộc biểu diễn các hoạt động văn hóa dân gian giúp du khách cảm nhận được hơi ấm trong tình đất, tình người của người dân nơi đây… Chính từ nét riêng trong hoạt động văn hóa du lịch cộng đồng mà bản Lác đã nổi tiếng với du khách thập phương.

Hầu hết các bài học rút ra được là cuộc sống truyền thống đích thực của đồng bào dân tộc Thái là động lực lớn thu hút du lịch. Như vậy việc bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc này là một nhu cầu. Các hoạt động bán hàng thủ công được tổ chức tốt và môi


trường chưa có sự quấy rầy từ bên ngoài được coi là những điểm hay cộng thêm vào giá trị chuyến đi tới Mai Châu.

Tuy nhiên, hạn chế trong việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác đó là: chưa có một đơn vị quản lý chính thức trong bản. Đơn vị này có vai trò như một Ban quản lý điểm tham quan du lịch, làm nhiệm vụ lập kế hoạch, phác thảo cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại bản; giám sát và kiểm tra các hoạt động du lịch trong bản... Thêm nữa, người dân bản Lác chưa được cung cấp các khóa đào tạo về ngoại ngữ, giao tiếp, chế biến thức ăn... do chưa có sự hỗ trợ của các tổ chức bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững của du lịch Mai Châu.

3.2.2. Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Sín Chải, Sa Pa - Lào Cai [37,107]

Bản Sín Chải cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km, nằm trên sườn núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và những cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng. Tại đây chủ yếu là tộc người H’mông sinh sống với khoảng 120 hộ di cư từ Trung Quốc sang từ thế kỉ 17. Người H’Mông ở bản Sín Chải vẫn còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của tộc người mình. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế văn hóa

- xã hội rất hấp dẫn khách du lịch nên nhiều năm trở lại đây khách du lịch đến rất đông. Đặc biệt là từ khi chính sách mở cửa và hội nhập thì lượng khách du lịch quốc tế đến tăng lên nhanh chóng. Do đó mà cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà du lịch mang lại thì các tác động tiêu cực của du lịch đến cuộc sống người dân cũng rất lớn. Trước hết, đó là sự suy giảm tài nguyên rừng do khai thác quá mức để phục vụ cho nhu cầu của người dân và du khách. Bên cạnh đó, nhiều nét văn hóa truyền thống của tộc người bị biến đổi, mất đi, lối sống của người dân thay đổi, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh.

Năm 2001, để giải quyết vấn đề trên tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cùng với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) đã xây dựng một chương trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Sín Chải trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực cho các sáng kiến về du lịch bền vững”. Tiêu chí của mô hình là thúc đẩy cộng đồng tham gia các dịch vụ du lịch nhằm góp phần phát triển bền vững cộng đồng, bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa cộng đồng.

Thực hiện dự án các tổ chức phi chính phủ IUCN, SNV và chính quyền các cấp đã cùng với cộng đồng địa phương tiến hành khảo sát, nghiên cứu để xác định tiềm năng và nhu cầu thị trường như: xác định khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch của cộng đồng, xu hướng thị trường khách du lịch. Ban quản lý cũng đã nghiên cứu đặc

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí