Kết Quả Kiểm Tra Tại Lớp Thực Nghiệm Và Đối Chứng

Hoạt động 4: Tìm hiểu về nghệ thuật, khoa học kĩ thuật.

HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho du khách quốc tế về những loại hình nghệ thuật đặc sắc như Dân ca Quan họ Bắc Ninh, những công trình kiến trúc tiêu biểu, những thành tựu khoa học kĩ thuật nổi bật Việt Nam thời phong kiến. Qua đó, HS tiếp thu kiến thức đồng thời giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Bước 4. Tổng kết kiến thức và hướng dẫn nhiệm vụ học tập ở nhà cho HS.

GV tổng kết các kiến thức cơ bản, hệ thống lại những thành tựu văn hóa thế kỉ X- XIX, lí giải vì sao có sự thay đổi qua các giai đoạn.

GV hướng dẫn các nhiệm vụ học tập ở nhà: Lực chọn một nhân vật, lĩnh vực trong các thành tựu văn hóa trên viết thành một bài tiểu luận ngắn 500 từ; Chuẩn bị bài thuyết trình về một di sản văn hóa phi vật thể của nước ta…

Bước 5. Lấy ý kiến phản hồi của HS và những GV tham dự (nếu có)

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy tình hình chung ở hai lớp như sau:

Lớp thực nghiệm 10A10, GV có sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh và áp dụng biện pháp dạy học theo chủ đề mà luận văn đã đề xuất. HS tích cực, sôi nổi, chủ động, tự tin phát biểu ý kiến và có tính sáng tạo khi giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Lớp đối chứng 10A9, trong tiết học GV chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống, GV làm việc nhiều, HS học một cách thụ động, không mấy hứng thú ghi chép thụ động những gì GV đọc.

2.4.3. Kết quả thực nghiệm

Sau khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức của HS ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đã chọn. Các lớp này đều có chung một đề kiểm tra và thời gian kiểm tra đánh giá như nhau (15 phút). Mục đích của kiểm tra là đánh giá kết quả nhận thức của HS ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra tại lớp thực nghiệm và đối chứng

3

4

5

6

7

8

9

10

Lớp thực

nghiệm

Số HS

0

0

2

3

11

12

7

3

Tỉ lệ %

0

0

5,3

7,9

28,9

31,6

18,4

7,9

Lớp đối chứng

Số HS

0

2

7

15

8

5

1

0

Tỉ lệ %

0

5,3

18,4

39,5

21,0

13,1

2,7

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh - 11

Điểm

Từ bảng số liệu trên và qua xử lý kết quả của bảng số liệu, chúng tôi thấy có sự khác nhau giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm, điểm trung bình kiểm tra của HS là 7,7, không có điểm dưới 5, điểm 6 chỉ có 7,9%, điểm 7,8 nhiều chiếm tỉ lệ cao 60,5%, điểm 9,10 chiếm tỉ lệ 26,3%. Trong khi đó, ở lớp đối chứng, điểm trung bình kiểm tra của HS là 6,2, có điểm dưới 5 chiếm 5,3%, điểm 5, 6 chiếm tới 57,9%, điểm 7,8 ít chiếm 34,1%, chỉ có 1 điểm

9 chiếm 2,7 % và không có điểm 10.

Như vậy, dựa trên kết quả này chứng tỏ rằng HS ở lớp thực nghiệm có kết quả nhận thức cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, đa phần HS đều nắm chắc kiến thức ngay tại lớp học, có tính sáng tạo khi lựa chọn câu trả lời. Còn ở lớp đối chứng, nhiều HS còn lúng túng khi lựa chọn câu trả lời, kiến thức còn mơ hồ.

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh sau thực nghiệm qua phiếu trả lời nhanh. Dưới đây là kết quả phản hồi thu được:

Kết quả phản hồi của GV:

Tất cả GV đều nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa giờ dạy thực nghiệm có sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh với các giờ dạy thông thường. Giờ học được đánh giá là đảm bảo các nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc đồng thời đảm bảo mục tiêu giáo dục di sản. Các phương pháp sử dụng trọng giáo án hoàn toàn phù hợp và có tính sáng tạo. Các hình thức dạy học trong giáo án đã phát huy được tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên các Thầy (Cô) cũng khẳng định để đưa sử dụng hiệu quả các tư liệu về DSVH nói chung và DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh cần phải có sự chuẩn bị thực sự chu đáo, GV cần đầu tư cả về thời gian để nghiên cứu và chọn lọc các nội dung phù hợp ứng với từng nội dung kiến

thức trong bài. Khắc phục được hạn chế trên thì giờ học sẽ trở nên rất sinh động, hấp dẫn.

Kết quả phản hồi của HS:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát học sinh sau thực nghiệm


Câu hỏi

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Em có thấy hứng thú với

chủ đề học tập này không?

Rất hứng thú

25/38 HS

Hứng thú

10/38HS

Bình thường

3/38HS

Việc tiếp thu kiến thức trong bài học hôm nay có khác với những tiết học trước mà GV dạy theo phương pháp thông

thường không?

- 36/38 HS trả lời là các em dễ hiểu, nắm được kiến thức nhanh và sâu hơn; các em được làm việc tích cực, không khí lớp rất sôi nổi, không nhàm chán giống như các tiết học trước.

- 2/38 HS thấy bình thường như các tiết học thông thường.

Em có thích được học thêm những tiết học Lịch sử như

vậy nữa không?

Rất thích 31/38 HS

Thích 5/38 HS

Bình thường 2/38 HS

Trong chủ đề học tập này em thấy hứng thú nhất với nội dung nào?

- 25/38HS trả lời là thích nhất nội dung tìm hiểu về nghệ thuật, khoa học kĩ thuật vì ở đó các em thấy nhiều những nét đặc sắc về những di sản văn hóa địa phương nên cảm thấy rất gần gũi.

- 8/38HS thích nội dung về giáo dục vì được chơi trò chơi.

- 5/38 HS thích nội dung về tư tưởng tôn giáo vì các em thích được học dưới dạng sơ đồ tư duy.

- 2/38HS thích nội dung tọa đàm văn học vì em thích

học nhất là môn Văn.

Sau khi học xong chủ đề học tập này, em có suy nghĩ gì?

- 38/38 HS nhận thấy tự hào hơn về quê hương từ đó nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như

những di sản văn hóa ở địa phương.

Kết quả trên cho thấy hầu hết các em đều thấy rất thích thú với cách dạy học theo chủ đề thông qua việc trên 90% HS hứng thú với chủ đề dạy học. HS đều nhận thấy việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong một bài học Lịch sử với phương pháp dạy học theo chủ đề sẽ làm thay đổi không khí tiết học, thay đổi cách học, cách tiếp nhận kiến thức của HS, giúp các em tích cực,

chủ động trong việc tìm hiểu, lĩnh hội, nắm bắt kiến thức một cách nhanh hơn, sâu hơn và đa số HS được mong muốn học Lịch sử như vậy. Đồng thời các em đã tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của các DSVH dân tộc. Một trong những kết quả thu được là đã tạo ra các hoạt động dạy học phong phú, tiếp cận được hầu hết đối tượng người học (thể hiện ở sự phân hóa về sự yêu thích các hoạt động trong chủ đề)

- đây là một trong những điều kiện để phát triển năng lực cho người học, đồng thời là một biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.

Những kết quả trên chứng tỏ những tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh khi đưa vào bài học là vừa đủ, không làm nặng thêm giờ học. Các biện pháp sư phạm thể hiện trong thực nghiệm đã tạo nên hứng thú học tập cho HS. Việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh có tác dụng rõ rệt với HS trên cả 3 mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên để có thể sử dụng và khai thác hiệu quả hơn tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian trong việc sưu tầm, chuẩn bị bài giảng.


Tiểu kết chương 2


Trên cơ sở nghiên cứu lí luận cũng như khảo sát thực tiễn việc sử dụng DSVH Dân ca quan họ Bắc Ninh ở trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã:

Đề xuất một số các tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh để khai thác trong DHLS như các giai thoại dân gian về nguồn gốc Quan họ, các nhân vật lịch sử tại các làng Quan họ; quan điểm thẩm mĩ của người Quan họ. Đồng thời đưa ra một số định hướng sử dụng di sản như: Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục bộ môn, đảm bảo mục tiêu giáo dục di sản; Góp phần làm rõ các nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc được phản ánh trong sách giáo khoa; Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo và phát triển tư duy học sinh trong DHLS; Phải lựa chọn các biện pháp thích hợp, phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, kết hợp đa dạng các hình thức thực hiện. Phải phù hợp với thực tiễn giảng dạy, đối tượng học tập, thời lượng tiết học và điều kiện dạy học cụ thể; Phải xác định rõ nội dung và các bước thực hiện, có sự chuẩn bị chu đáo.

Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT đó là:

Biện pháp 1: Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong thiết kế chủ đề dạy học.

Biện pháp 2: Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh dạy bài nội khóa .

Biện pháp 3: Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh dạy bài lịch sử địa phương.

Biện pháp 4: Khai thác sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh để tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Trong mỗi biện pháp, chúng tôi đều nêu rõ nguyên tắc và cách thức, biện pháp thực hiện. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, khi vận dụng các biện pháp vào thực tế dạy học cần căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, từng lớp học, từng đối tượng học sinh để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong dạy học lịch sử.

Chúng tôi cũng đã tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Thuận Thành số 2, kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp mà luận văn đã đề cập đến.

KẾT LUẬN


Trong dạy học LSVN ở trường phổ thông, vấn đề khai thác và sử dụng tài liệu DSVH nói chung và DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng là rất cần thiết. DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh được hình thành và phát triển trong quá

trình phát triển chung của lịch sử dân tộc nên nếu được khai thác và sử dụng hợp lý trong DHLS sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh cung cấp cho HS những hiểu biết sinh động, có hệ thống về DSVH địa phương, đồng thời góp phần bổ sung lịch sử dân tộc làm cho kiến thức bài giảng lịch sử dân tộc trở nên gần gũi, hấp dẫn và thuyết phục hơn. Đồng thời góp phần bồi dưỡng cho HS niềm tự hào dân tộc, giáo dục cho HS tình yêu quê hương đất nước, tự hào về những giá trị DSVH tốt đẹp ở địa phương. Từ đó, giúp HS có nhận thức đầy đủ hơn ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống, DSVH quý báu mà cha ông đã để lại.

Muốn nâng cao hiệu quả trong DHLS, trước hết GV cần nắm vững hệ thống cơ sở lý luận phương pháp dạy học bộ môn, trong đó có việc nâng cao nhận thức về việc sử dụng tài liệu DSVH, DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh cùng các tài liệu tham khảo khác một cách hợp lý, có hiệu quả. Trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đổi mới PPDH hiện nay, chúng tôi đã lựa chọn một số biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học LSVN, thực hiện mục tiêu giáo dục bộ môn, mục tiêu giáo dục di sản, góp phần làm rõ các nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc được phản ánh trong sách giáo khoa, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy học sinh đồng thời kiểm tra đánh giá. Chúng tôi tiến hành khai thác, sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh khi tiến hành thiết kế chủ đề dạy học, dạy bài nội khóa,dạy bài lịch sử địa phương, tổ chức hoạt động trải nghiệm. Mỗi biện pháp sư phạm đều có những ưu thế cũng như những nhược điểm riêng, không có biện pháp, phương pháp dạy học nào là vạn nặng. Vì vậy, khi sử dụng tài liệu DSVH, DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh, GV cần phải đầu tư thời gian công sức để xác định mục đích, nội dung bài học đến việc lựa chọn tài liệu và sử dụng chúng một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo. Từ đó, tránh được việc biến giờ dạy học lịch sử dân tộc thành giờ học về DSVH, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.

Để minh chứng cho việc đề xuất một số nguyên tắc và PPDH trong quá trình sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học LDVN ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài. Kết quả thực nghiệm cho thấy,

PPDH mà chúng tôi đề xuất đã có hiệu quả nhất định trọng việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS khi giải quyết các nhiệm vụ học tập, phát triển năng lực cho HS, giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc. Chứng tỏ, giả thuyết đưa ra ban đầu là đúng, các biện pháp có hiệu quả thiết thực.

Cùng với kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài, cùng với mong muốn khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học LSVN, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy DSVH cho thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, đòi hỏi GV và HS cần có những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, thấy được tầm quan trọng của DSVH và vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DSVH trong dạy học LSVN ở trường THPT. GV cần có kế hoạch tổ chức khoa học để tạo được sự đồng thuận của các cấp quản lý trong việc tổ chức các buổi dạy học tại di sản. Cần làm tốt công tác xã hội hóa để kêu gọi sự ủng hộ của phụ huynh học sinh để khắc phục những khó khăn về kinh phí, công tác tổ chức, quản lý.

Thứ hai, cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học. GV cần có sự chọn lọc nội dung khi khai thác tài liệu DSVH, sáng tạo kết hợp hài hòa, hiệu quả nguyên tắc và phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới phù hợp với đặc trưng bộ môn, với trình độ nhận thức và tâm sinh lý học sinh.

Thứ ba, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ GV giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông. Sự quan tâm phải xuất phát từ nhiều phía: Các cấp quản lý giáo dục mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng GV, dư luận xã hội, phụ huynh HS ủng hộ, GV tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Như vậy, trong khuôn khổ của Luận văn, chúng tôi không thể giải quyết được tất cả các vấn đề, khía cạnh của việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS. Các biện pháp mà luận văn đưa ra và giải quyết mới chỉ là bước đầu tìm hiểu nên chắc chắn không tranh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn

thiện hơn. Tôi rất mong sẽ nghiên cứu và triển khai được đề tài ở các địa phương khác của tỉnh Bắc Ninh, của cả nước ở nhiều cấp học khác nhau để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học lịch sử và giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 19/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí