Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 1


đại học quốc gia Hà Nội

Trường đại học kinh tế

-----***-----


Hồng thị minh


Phát triển du lịch

theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Luận văn thạc sỹ KINH Tế Chính trị


Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 1

Hà Nội - 2008

đại học quốc gia Hà Nội

Trường đại học kinh tế

-----***-----


Hồng thị minh


Phát triển du lịch

theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội)


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60.31.01


Luận văn thạc sỹ KINH Tế Chính trị


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Danh Tốn


Hà Nội - 2008

MỤC LỤC

Mở đầu 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 5

1.1. Du lịch và vai trò của nó trong đời sống kinh tế - xã hội của đát nước.5

1.1.1. Khái niệm du lịch 5

1.1.2. Những điều kiện để phát triển du lịch 7

1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch đối với đời sống kinh tế - xã hội 13

1.2. Phát triển du lịch bền vững 15

1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững 15

1.2.2. Nội dung phát triển du lịch bền vững 16

1.2.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 18

1.2.4. Lợi ích của việc phát triển du lịch bền vững 22

1.3. Khái quát về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Việt Nam 24

1.3.1. Tiềm năng du lịch của Việt Nam 24

1.3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển bền vững du lịch Việt Nam 26

1.3.3. Những thành tựu trong phát triển du lịch theo hướng bền vững của 29

Việt Nam

1.3.4. Những hạn chế trong phát triển du lịch theo hướng bền vững của 34

Việt Nam

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN38

VỮNG Ở KHU VỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (NAY THUỘC HÀ NỘI)

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch 38

2.2. Tình hình phát triển du lịch theo hướng bền vững 43

2.2.1. Tình hình tăng trưởng 43

2.2.2. Tình hình giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển du 51

lịch bền vững

2.2.3. Môi trường sinh thái trong quá trình phát triển du lịch 55

2.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở 59

khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội)

2.3.1. Những thành tựu và tác động kinh tế - xã hội 59

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU65

LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG KHU VỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (NAY THUỘC HÀ NỘI)

3.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đối với phát triển du lịch 65

theo hướng bền vững ở tỉnh Hà Tây (cũ)

3.2. Quan điểm định hướng phát triển du lịch bền vững ở Hà Nội 69

hiện nay

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực 70

tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội)

3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch 70

3.3.2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch bền vững 71

3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực 75

3.3.4. Mở rộng thị trường 76

3.3.5. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch 78

3.3.6. Tăng cường bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái 81

3.3.7. Thành lập và củng cố các hiệp hội ngành nghề trong du lịch 83

Kết luận 85

Danh mục tài liệu tham khảo 87

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam 31

(Năm 2006 - tháng 11/2008)

Bảng 2 : Cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ở Hà Tây (cũ) năm 2007 44

Bảng 3: Dự án đầu tư du lịch (Giai đoạn 2006 - 2010)45

Bảng 4: Số lượng khách và doanh thu của ngành du lịch ở khu vực tỉnh50

Hà tây cũ (nay thuộc Hà Nội)

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế khách quan, Đảng ta nhất quán đường lối hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đặt ra cho ngành du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng phải ra sức nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước tích luỹ kinh nghiệm hội nhập. Việt Nam trong tiến trình hội nhập cùng phát triển đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm đến an toàn, được ưa chuộng nhất Châu Á. Du lịch được khẳng định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan, thúc đẩy giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia, giữa các dân tộc.

Ngày nay, xét dưới góc độ kinh tế, du lịch đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự cạnh tranh trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt. Do đó, làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với đất nước mình đang là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Thời gian qua, nhờ các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong đó chính sách mở cửa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp cho ngành du lịch Việt Nam có những tiến bộ đáng kể. Năm 2006, Việt Nam đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế tăng 3% so với năm 2005, năm 2007 là hơn 4,1 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16% so với năm 2006 và mục tiêu năm 2010 Việt Nam sẽ là điểm đến của 6 triệu lượt khách quốc tế.

Nằm trong xu thế chung đó, Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) - một khu vực có nhiều danh lam thắng cảnh - cũng đã có những chính sách, chiến lược riêng nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh mình, góp phần giải quyết việc làm và

nâng cao thu nhập cho dân cư. Lợi thế của Hà Tây là có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Ở đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, nhiều lễ hội, nhiều địa phương có những sự tích và huyền thoại gắn liền với truyền thống lịch sử Việt Nam. Những tiềm năng giàu có trên tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Tây (cũ) phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, trong đó du lịch được coi là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, ngành du lịch ở khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) có bước phát triển đáng kể. Tốc độ gia tăng khách du lịch, doanh thu từ du lịch đóng góp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và ngân sách ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự phát triển sự phát triển của ngành du lịch Hà Tây (cũ) vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành như: các kế hoạch phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, chưa đồng bộ nên hiệu quả chưa cao, vấn đề khai thác và bảo tồn các danh thắng, cảnh quan còn nhiều bất cập, môi trường ô nhiễm, nhiều khu di tích đang xuống cấp, thậm chí có nguy cơ bị hư hỏng nặng. Từ tháng 8/2008 Hà Tây trở thành một bộ phận hữu cơ của thành phố Hà Nội. Đây là cơ hội lớn cho sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung, sự phát triển của du lịch nói riêng của khu vực tỉnh Hà Tây (cũ). Với những tiềm năng và lợi thế đặc thù, du lịch khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu, tìm ra những giải pháp phù hợp để hướng tới sự phát triển bền vững du lịch ở khu vực này trong sự phát triển bền vững của du lịch Hà Nội. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội)” để thực hiện luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu

Phát triển du lịch ở Việt Nam là một vấn đề được nhiều nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu. Điển hình như một số công trình sau: “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam”, Đinh Trung Kiên, Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 - 2010”, Tổng Cục du lịch Việt Nam, nhà xuất bản Thống kê, 1994; “Quản trị kinh doanh khách sạn”, Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, nhà xuất bản Lao động - xã hội, 2004;“Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Việt Nam”, luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Đảng, 2007; … Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch từng vùng hoặc từng địa phương cụ thể, Tiêu biểu là: “Hà Tây đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề”, bài viết của Lại Hồng Khánh, 2005, Tạp chí Du lịch Việt Nam; “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó đối với quốc phòng - an ninh”, luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Đình Sản, 2007;

Tuy nhiên, vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam nói chung, ở một địa phương nói riêng mới chỉ được đề cập ở những khía cạnh riêng biệt của nó trong một số công trình. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt và hệ thống về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Việt Nam nói chung, ở các địa phương (trong đó có khu vực tỉnh Hà Tây cũ) nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội)” vẫn còn rất cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững của khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội), trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch của khu vực này theo hướng bền vững.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí