Theo Em Môn Học Nào Sau Đây Giúp Em Có Hiểu Biết Nhiều Về Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh?

5. Theo em môn học nào sau đây giúp em có hiểu biết nhiều về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh?

Môn Lịch sử

Môn Địa Lý

Môn GDCD

6. Theo em, nếu sử dụng Di sản Văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử sẽ có tác dụng gì?

Bài học sẽ trở nên sinh động hơn

Nâng cao hiểu biết về Di sản

Nâng cao ý thức bảo vệ Di sản

7. Nếu Thầy (Cô) sử dụng tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học lịch sử em có thích không?

Không thích

Bình thường

Có thích

Rất thích

8. Thầy (Cô) có thường xuyên yêu cầu các em tìm hiểu về Di sản văn hóa ở địa phương nói chung và Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh không?

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Chưa bao giờ

9. Thầy (Cô) có thường xuyên sử dụng Di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học lịch sử không?

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Chưa bao giờ

10. Nhà trường, Thầy (Cô) đã bao giờ tổ chức các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh không?

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ.

Phụ lục 2a.

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

(HS TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH)

CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

HS cần nắm:

- Tư tưởng và tôn giáo: Sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Nho Giáo, Phật Giáo; những nét chính về Đạo giáo, các tín ngưỡng dân gian truyền thống, sự du nhập của Thiên Chúa Giáo; Ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa của nhân dân ta.

- Biết được sự phát triển của giáo dục Nho học thời phong kiến, sự phát triển của văn học thời phong kiến.

- Nắm được những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; khái quát về sự hình thành và phát triển, đặc điểm nổi bật của các loại hình sân khấu, đặc biệt Dân ca Quan họ Bắc Ninh…

- Thống kê các thành tựu khoa học kĩ thuật đặc sắc.

- So sánh sự khác nhau về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật qua các thời kì.

2. Về kĩ năng

- Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, tư liệu về các di sản văn hóa.

- Kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.

3. Về thái độ

- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam, lòng tự hào về những giá trị lịch sử văn hóa địa phương.

- Giáo dục cho HS thái độ trân trọng, ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương, di sản văn hóa dân tộc.

4. Định hướng các năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử dân tộc, các thành tựu văn hóa trong các thế kỉ X đến XIX.

+ Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu gốc, tư liệu về các di sản văn hóa, tranh ảnh lịch sử…

+ Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn: Biết tìm hiểu thông tin về các nhân vật lịch sử, về di sản văn hóa…

+ Biết vận dụng kiến thức liên môn các bộ môn Văn học, Địa lí… để giải quyết vấn đề bài học, lĩnh hội kiến thức mới.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Sách giáo khoa Lịch sử 10, Sách giáo viên

- Giáo án, slide trình chiếu

- Phương tiện dạy học: bảng, phấn, máy tính, bảng thông minh

- Phiếu học tập của học sinh

- Tranh ảnh, tài liệu, clip về các nhân vật, các di sản văn hóa (Văn miếu, dân ca Quan họ Bắc Ninh, múa rối nước…)

2. Chuẩn bị của học sinh.

- HS nghiên cứu trước nội dung chủ đề tìm hiểu về các thành tựu văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X đền đầu thế kỉ XIX.

- Chuẩn bị nội dung bài tập nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

1. Kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự lớp

2. Bài mới

2.1. Tình huống học tập

GV sử dụng tranh ảnh lịch sử, video, âm nhạc, tổ chức trò chơi “Nhận diện lịch sử” bao gồm: Hình ảnh chùa Dâu, Hình ảnh tượng Phật bà Quan âm nghìn

mắt, nghìn tay tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), làn điệu dân ca Quan họ “Còn Duyên”, đoạn trích nghệ thuật Tuồng.

Sau khi học sinh quan sát, lắng nghe, GV đưa ra câu hỏi: Những hình ảnh, âm thanh trên đã gợi cho em liên tưởng đến những nội dung nào của lịch sử Việt Nam?

HS suy nghĩ trả lời: Đó là nội dung văn hóa Việt Nam. GV nhấn mạnh.

Trong suốt 4000 năm lịch sử oai hùng, nhân dân Việt Nam không chỉ cần cù trong lao động sản xuất, kiên cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà còn sáng tạo ra vô vàn những giá trị văn hóa đặc sắc. Những thành tựu văn hóa đó nay đã trở thành những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, của nhân loại như bia tiến sĩ, Dân ca quan họ Bắc Ninh… cùng những danh nhân văn hóa lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… Và nền tảng cho các thành tựu văn hóa nổi bật đó chính là thời kì lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX.

2.2 Hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX

* Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được những nét chính về tình hình tư tưởng tôn giáo ở nước ta từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, các tín ngưỡng dân gian truyền thống.

+ Thấy được sự thay đổi vị trí cúa các tín ngưỡng tôn giáo qua các thời kì.

+ Thấy được sự ảnh hưởng của các tín ngưỡng tôn giáo trong nhân dân, trong đời sống văn hóa của dân tộc ta

- Kĩ năng: Giải quyết vấn đề, liên hệ kiến thức, làm việc nhóm

*Hình thức tổ chức: Phát vấn, cá nhân tự học, hoạt động cặp đôi

* Tổ chức hoạt động:


Tổ chức các hoạt động

Gợi ý sản phẩm cần đạt

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời các câu hỏi:

1. Trong các thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX, ở nước ta có những tôn giáo nào? GV cung cấp một số đoạn tư liệu về các tôn giáo, HS đọc tư liệu, SGK trả lời câu hỏi

2. Những nội dung chính của các tư tưởng, tôn giáo?

HS làm việc cá nhân, nhóm Tư liệu:

Tư liệu 1: “Tiếp nối tinh thần Phật giáo từ các triều đại trước, Phật giáo thời Lý trở thành quốc giáo và phát triển mạnh mẽ. Có lẽ tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo hòa hợp với tinh thần ôn hòa, bình dị của người Việt, thì thời ấy nhân dân lũ lượt đi chùa. Mọi ngời làm việc gì cũng nghĩ đến sự phù trợ của Đức phật. Lý Thường Kiệt sau khi đánh Tống, bình Chiêm đã cho xây dựng chùa Báo Ân(Thanh Hóa) để tỏ lòng cảm tạ. Linh Nhâm Thái hậu xây cho mình đến hàng trăm ngôi chùa. Khi vừa lên ngôi, Lý Thái Tổ chưa xây dựng tôn miếu xã tắc, nhà

vua đã cho xây dựng tám ngôi chùa.

I. Tư tưởng, tôn giáo

GV dùng sơ đồ tư duy để khái quát các nội dung chính

- Trong các thế kỉ X- XIX, nước ta có các tôn giáo là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo và các tín ngưỡng dân gian


- Nội dung chính về các tư tưởng tôn giáo:

+ Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo được du nhập vào nước ta từ thời kì Bắc thuộc, sang thời kì phong kiến độc lập có điều kiện phát triển.

+ Thế kỉ XVI- XVIII xuất hiện tôn giáo mới: Thiên chúa giáo

+ Thời Lý- Trần(X- XIV): Phật giáo giữ vị trí quan trọng và phổ biến trong nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh - 13

Gợi ý sản phẩm cần đạt

Sử cũ mô tả, những ngôi chùa hết sức bề thế uy nghiêm, trong khi cung điện của triều đình thì sơ sài”(Trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên). Tư liệu 2: Tư liệu về phái Thiền Trúc lâm Yên Tử

Tư liệu 3: Tư liệu về quan điểm thẩm mĩ của người Quan họ

Người Quan họ đề cao chữ “Nhân”, lấy chữ “Lễ” làm trọng trong mọi mặt hoạt động, lấy chữ “Nghĩa” làm động lực trong mọi mối quan hệ giữa con người với nhau.Trước hết, chữ “nhân” thể hiện rất rõ trong nếp gấp của khăn mỏ quạ của các liền chị Quan họ và khăn xếp của các liền anh Quan họ. Khăn mỏ quạ là một mảnh vải vuông, mầu thâm hoặc đen, được gấp chéo mép vải lại, tạo thành tam giác. Khi nắn “mỏ quạ” phải thành hình chữ “nhân”. Khăn xếp là một dải vải lụa hoặc nhiễu màu đen hoặc thâm, được gấp khâu theo chiều dài vải. Mỗi lần dùng khăn, liền anh Quan họ tự vấn lên đầu làm sao cho hai nếp đầu tiên tạo thành chữ “nhân”. Đội khăn xếp khuôn mặt của liền anh Quan họ trở thành “vuông chữ điền”- một hình

mẫu về người quân tử trong Nho giáo


+ Từ thời Lê sơ (từ TK XV- đầu TKXIX): Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị; Chi phối nội dung giáo dục thi cử; Ít ảnh hưởng trong nhân dân

Tổ chức các hoạt động

Gợi ý sản phẩm cần đạt

thời xưa. Cùng với khăn xếp, liền anh Quan họ luôn cầm theo “Ô lục soạn”, biểu hiện sự cương thường của bậc quân tử “làm trai đứng vững trong trời đất”.

Trong lời ca Quan họ thường dùng hình tượng sóng đôi Quân tử-Thục nữ.

Quân tử và Thục nữ là hai mẫu người đàn ông, đàn bà chuẩn mực theo quan điểm của Nho giáo. Theo Nho giáo, Người Quân tử phải lấy tu thân làm gốc, trong tu thân trước hết phải chú trọng đến chữ “nhân”. Chữ “nhân “ở đây bao hàm cả chữ “nghĩa”, tức tình nghĩa trong sáng, chân thực, thủy chung giữa con người với nhau. Đây cũng chính là bản chất, là nội dung cơ bản của sinh hoạt văn hóa Quan họ.

Cũng theo Nho giáo, người con gái được gọi là Thục nữ trước tiên phải biết “sửa mình” theo “tứ đức”. Tứ đức bao gồm: Công (nữ công gia chánh), dung (dung nhan, dung sắc, dung dị), ngôn (nói năng), hạnh (đức hạnh, tính nết). Khi xuất giá phải theo “Tam tòng” “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Trong hệ thống lời ca Quan họ biểu hiện rõ quan niệm

này, được cụ thể hóa bằng các hình


Tổ chức các hoạt động

Gợi ý sản phẩm cần đạt

tượng “xướng tùy” nghĩa là đạo vợ chồng thì phải “phụ xướng phu tùy”- chồng bảo vợ nghe. Thực chất là mong ước vợ chống luôn êm ấm, thuận hòa” (Theo Không gian văn hóa Quan họ- Trung tâm văn hóa Kinh Bắc)

- Tư liệu 4:Sự du nhập của Thiên chúa giáo và sự ra đời chữ Quốc ngữ

- GV phân tích sâu hơn nội dung của các tư tưởng tôn giáo cùng những ảnh hưởng của các tôn giáo đến đời sống xã hội thời phong kiến cũng như các yêu tố còn ảnh hưởng đến ngày nay bằng việc khai thác những di sản văn hóa địa phương đặc biệt là Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh?

- Những biểu hiện của Phật giáo ở các ngôi chùa mà em biết?

- Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống xã hội ở địa phương hiện nay?

- Ảnh hưởng của Nho giáo trong sinh hoạt Quan họ được thể hiện như thế nào?..


+ Thiên chúa giáo:

Thế kỉ XVI- XVIII, nhiều giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào nước ta truyền đạo, Thiên chúa giáo nhanh chóng lan truyền, nhiều nhà thờ Thiên chúa giáo mọc lên….

Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ theo mâu tự La tinh được sáng tạo, chủ yếu được sử dụng để truyền đạo Thiên Chúa Giáo


- Các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc được phát huy tôn trọng như thờ cũng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng

dân tộc….

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 19/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí