Yêu Cầu Khi Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt

vua đầu tiên của nhà Lý là Lý Công Uẩn. Để che mắt quan quân Nhà Trần lúc bấy giờ, người ta tổ chức cho trai gái trong làng hát Đúm với nhau trong ngày giỗ đó. Sau thấy hát Đúm không được trang nghiêm, người ta đặt ra nhưng quy định mới, sáng tác những bài hát mới cho phù hợp. Lối hát mới này gọi là hát Quan họ” [15].

Giai thoại về Thủy tổ Quan họ

Hiện tại làng Diềm (làng Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), là một trong 49 làng Quan họ cổ còn lưu truyền 4 giai thoại khác nhau về Đức Vua Bà- Thủy tổ Quan họ. Trong mỗi giai thoại đều có những tình tiết riêng nhưng cùng chung một mô típ: Bà vốn là người con gái xinh đẹp, có giọng hát hay, sáng tác ra nhiều bài hát và có công dạy nam nữ trong làng ca đối với nhau. Tiếng hát ấy sau gọi là hát Quan họ.

Giai thoại về các nhân vật lịch sử tại các làng Quan họ

Truyền thuyết về Thánh Tam Giang

Thánh Tam Giang quê ở làng Vân Mẫu (nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), được thờ ở 372 làng dọc sông Cầu. Riêng vùng Quan họ có tới 21 làng thờ Thánh Tam Giang. Hầu như các truyện kể lưu truyền ở làng Quan họ nào cũng xuất hiện tình tiết liên quan đến Thánh Tam Giang.

Chuyện làng Viêm Xá: “Thời giặc Lương xâm lấn nước Nam, Trương Hống, Trương Hác theo Triệu Quang Phục đánh giặc. Một đêm, Trương Hống, Trương Hác nằm ngủ trong chùa Diềm, lúc nửa tỉnh, nửa mơ thấy một người con gái khuyên kéo quân về đầm Dạ Trạch mà dùng kế mai phục. Giật mình tỉnh dạy mới biết là thần báo mộng. Hôm sau, hai tướng lập tức kéo quân vào đầm Dạ Trạch. Quả nhiên, giặc Lương bị đánh tan tành, phải rút chạy về nước. Thiên hạ thái bình, Triệu Quang Phục xưng vua gọi là Triệu Việt Vương, Trương Hống, Trương Hác được phong làm tướng trấn giữ vùng sông Cầu. Về sau thế sự rối ren, Lý Phật Tử tiếm ngôi, ép hai ông quy phụng. Trương Hống, Trương Hác bèn đóng một chiếc thuyền độc mộc, đục sẵn lỗ ở đáy, nhét giẻ vào rồi xuôi theo dòng sông Cầu để về hóa ở quê hương bản quán. Tới đoạn sông Như Nguyệt nơi hợp lưu giữa sông Cầu và sông Cà Lồ (Nay gọi là Ngã Ba Xà là nơi tiếp giáp

giữa ba tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội), Trương Hống, Trương Hác cho rút giẻ ra, nước sông chảy vào. Thuyền chìm, hai ông lần lượt hóa thần. Tương truyền khi mất hai ông đều biến thành rắn. Sau được Ngọc Hoàng Thượng đế phong làm Long quân phó sứ cai quản và tuần hành dọc theo vùng sông Cầu nên nơi ấy gọi là “Ngã Ba Xà” và cũng vì thế mà dân gian gọi nhị nhân thần này là Đức Thánh Tam Giang” [15].

Truyện về Thánh Tam Giang hiển linh đánh giặc

“Trương Hống, Trương Hác rất căm thù giặc ngoại xâm, nên khi đã hóa thần, hai ngài đã nhiều lần hiển thánh giúp Lý Thường Kiệt đánh giặc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Bấy giờ giặc Tống tiến đến bờ Bắc sông Như Nguyệt. Thuyền chiến của chúng ngược sông Cà Lồ để kéo về Thăng Long. Thái úy Lý Thường Kiệt đóng đại bản doanh ở Thất Diệu Sơn (vùng đồi núi Yên Phụ nay thuộc xã Yên Phụ huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh), dựa vào rừng núi rậm rạp và đầm lầy để đánh giặc. Một hôm, nằm ngủ trong đình Yên Phụ, bỗng thấy có hai ông già đi vào và nói rằng: “Ta là Thánh Tam Giang, Thành hoàng làng này, xin yết kiến để nói với Thái úy rằng: Muốn đánh thắng giặc thì phải chuyển đến đóng đại bản doanh ở Như Nguyệt”. Sau đó, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến đánh giặc trên sông Như Nguyệt. Bấy giờ đôi bên Nam Bắc sông Cầu đều chưa có đê, khiến bờ Nam (Như Nguyệt) trở thành một vùng đồng lầy cây cỏ rậm rạp khiến quân Tống nhiều lần vượt sống đánh tràn sang nhưng không thành. Hai bên giằng co hàng tháng trời.

Một đêm, khi Thái úy Lý Thường Kiệt nằm ngủ nửa tỉnh, nửa mê trong đình làng Như Nguyệt, bỗng có hai người ẩn hiện trong bóng đèn mà rằng: “Chúng ta là Long quân phó sứ Thánh Tam Giang đã có dịp gặp ngài ở Thất Diệu Sơn. Nay thời vận đã đến, tướng sỹ trăm người như một hừng hực khí thế tự cường, còn Bắc lỗ thì đau ốm bởi không quen thủy thổ, sao ngài không nhân cơ hội này mà diệt sạch ngoại bang. Chúng ta sẽ có cách phù giúp”. Biết là thần báo mộng, hôm sau Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho đại quân nhà Lý bất thần vượt sông diệt giặc. Giữa lúc ấy, từ đến thờ Trương Hống, Trương Hác vang lên sang sảng gọng đọc bài thơ thần “Nam Quốc sơn hà”. Quân ta càng sùng sục khí thế

Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh - 7

xông lên còn quân giặc thì hồn siêu phách lạc. Quân Tống bị đánh tan tành, tháo chạy về nước” [15].

Quan điểm thẩm mĩ của người Quan họ

Quan họ nằm trong vùng đất phát triển của Nho học, với nhiều người đỗ đạt cao trong thời kì thi cử phong kiến. Nhắc đến Bắc Ninh là nhắc đến vùng đất địa linh nhân kiệt, đất khoa bảng “Một giỏ ông đồ, một bồ ông cống, một đống ông nghè, một bè tiến sĩ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn”. Tập trung rất nhiều tại các làng Quan họ cổ, ví như Làng Tam Sơn có 17 tiến sĩ, trong đó có 2 trạng nguyên, làng Hoài bão (Bựu) có 8 tiến sĩ, trong đó có 1 trạng nguyên, làng Lũng Sơn có 2 tiến sĩ, làng Khúc Toại có 1 tiến sĩ, làng Tiêu Sơn, Thị Cầu, Thanh Sơn, Xuân Ổ mỗi làng có một tiến sĩ. Chính sự phát triển của Nho giáo ở các làng quê Quan họ là môi trường hình thành quan điểm thẩm mỹ của người quan họ được biểu hiện trong tất cả các mt hoạt động của sinh hoạt văn hóa Quan họ.

Người Quan họ đề cao chữ “Nhân”, đề cao tình nghĩa giữa con người với con người, tình nghĩa chân thành, thủy chung. Quan niệm này được thể hiện trong rất nhiều nội dung của sinh hoạt văn hóa quan họ từ hành vi, ngôn ngữ giao tiếp, trang phục đến lời ca quan họ. Trước hết, chữ “nhân” thể hiện rất rõ trong nếp gấp của khăn mỏ quạ của các liền chị Quan họ và khăn xếp của các liền anh Quan họ.

Tên gọi “khăn mỏ quạ” bắt nguồn từ mỏm khăn màu đen tuyền giống mỏ quạ. Đó là dấu tích mộc mạc và bền bỉ của tục thờ vật tổ chim của người Lạc Việt xưa. Khăn mỏ quạ là một mảnh vải vuông, mầu thâm hoặc đen, được gấp chéo mép vải lại, tạo thành tam giác. Khi đội, đặt lên vòng khăn vấn tóc, gấp hình mỏ quạ ở chính giữa đường rẽ ngôi của tóc, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi lại đằng sau gáy. Tiếp thu hình thức đội khăn mỏ quạ của thiếu nữ ngày hội, các liền chị Quan họ lại có nét riêng. Hình “mỏ quạ” nhọn hơn và khi đội cố ý để lộ ra một chút thấp thoáng màu hồng của khăn vấn. Với cách vấn khăn như vậy, khuôn mặt của các liền chị Quan họ trong đẹp tựa hồ như một búp sen. Mặt khác khi nắn “mỏ quạ” phải thành hình chữ “nhân”. Đây là biểu hiện

quan niệm chung của người Quan họ lấy chữ nhân làm đầu, nghĩa là coi trọng tình người.

Khăn xếp là một dải vải lụa hoặc nhiễu màu đen hoặc thâm, được gấp khâu theo chiều dài vải. Mỗi lần dùng khăn, liền anh Quan họ tự vấn lên đầu làm sao cho hai nếp đầu tiên tạo thành chữ “nhân”. Đội khăn xếp khuôn mặt của liền anh Quan họ trở thành “vuông chữ điền”- một hình mẫu về người quân tử trong Nho giáo thời xưa. Cùng với khăn xếp, liền anh Quan họ luôn cầm theo “Ô lục soạn”. Ô lục soạn là biểu hiện của dương tính. Ô có hình khum tròn. Khi che ô, liền anh Quan họ xưa cũng cầm chếch vai cho hiện khuôn mặt trong lòng ô, biểu hiện sự cương thường của bậc quân tử “làm trai đứng vững trong trời đất”.

Trang phục của người Quan họ là sự kết hợp hài hòa của nhiều chi tiết khác nhau nhưng tạo nên một tổng thể hài hòa. Trang phục thể hiện quan điểm thẩm mĩ của người Quan họ thanh lịch mà trang trọng.

Quan điểm Nho học còn được thể hiện rất rõ trong từng lời ca Quan họ

Trong hệ thống lời ca Quan họ, đã có không ít bài khuyên nhau sống đúng đạo làm người (nhân, nghĩa) như:

“Ví dù trọn đạo cương thường Bõ công hò hẹn đá vàng ngày xưa”

(Nhạn nam bay bổng)

Dùng hình tượng sóng đôi Quân tử - Thục nữ, thậm chí đề cao nhau, người ta xem nhau là Quân tử- Thục nữ.

“Biết tặng ai cất lấy phong thư này Bõ công hò hẹn đá vàng ngày xưa”

(Phong thư)

Hay


“Nhác trong ra thấy người thục nữ Bước xuống thuyền tay hái bông sen”

(Tần Tấn sum vầy)

Quân tử và Thục nữ là hai mẫu người đàn ông, đàn bà chuẩn mực theo quan điểm của Nho giáo. Theo Nho giáo, Người Quân tử phải lấy tu thân làm gốc, trong tu thân trước hết phải chú trọng đến chữ “nhân”. Chữ “nhân” ở đây bao hàm cả chữ “nghĩa”, tức tình nghĩa trong sáng, chân thực, thủy chung giữa con người với nhau. Đây cũng chính là bản chất, là nội dung cơ bản của sinh hoạt văn hóa Quan họ.

Cũng theo Nho giáo, người con gái được gọi là Thục nữ trước tiên phải biết “sửa mình” theo “tứ đức”. Tứ đức bao gồm: Công (nữ công gia chánh), dung (dung nhan, dung sắc, dung dị), ngôn (nói năng), hạnh (đức hạnh, tính nết). Khi xuất giá phải theo “Tam tòng” (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Trong hệ thống lời ca Quan họ biểu hiện rõ quan niệm này, được cụ thể hóa bằng các hình tượng “xướng tùy” nghĩa là đạo vợ chồng thì phải “phụ xướng phu tùy” - chồng bảo vợ nghe. Thực chất là mong ước vợ chống luôn êm ấm, thuận hòa.

“Sách có chữ rằng phu xướng phụ tùy,

Yêu nhau đừng quản ngại, xin đừng chớ có ghen”

(Mong người từ sớm tới giờ) “Khách tri âm gặp người quân tử Đạo xướng tùy thiên lý hữu duyên”

(Tần Tấn xum vầy)

“Khi còn nhỏ tại gia tòng phụ Cả lớn khôn xuất giá tòng phu”

(Tiên sa xuống cõi trận chơi)

Như vậy, văn hóa Quan họ là một loại hình văn hóa cộng đồng, lấy chữ “lễ” làm trọng trong mọi mặt hoạt động, lấy chữ “nghĩa” làm động lực trong mọi mối quan hệ giữa con người với nhau, lấy chữ “nhân” làm tư tưởng chủ đạo.

Các bài Dân ca Quan họ Bắc Ninh có thể khai thác, sử dụng

Trong DHLS phần Lịch sử Việt Nam có thể sử dụng một số bài dân ca Quan họ cụ thể như: Sông Cầu nước chảy lơ thơ; Nhạn nam bay bổng; Tần Tấn sum vầy, Tiên sa xuống cõi trận chơi, Phong thư.

Trong dạy học lịch sử địa phương có thể khai thác một số làn điệu dân ca Quan họ quen thuộc như: Mời trầu, Vào chùa, Tìm em trong chiều hội Lim, Còn duyên, Người ơi người ở đừng về…

2.2.3. Yêu cầu khi sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT

Thứ nhất: Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục bộ môn, đảm bảo mục tiêu giáo dục di sản.

Dạy học là quá trình thống nhất bao gồm nhiều yếu tố mục đích và nhiệm vụ dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, kết quả dạy và học… Để có một giờ dạy thành công, GV cần đảm bảo kết hợp hài hòa tất cả các thành tố. Do đó, trong dạy học việc xác định mục đích, yêu cầu bài học là một nhân tố quan trọng quyết định thành công. Đó cũng là cơ sở để GV khai thác nội dung, lựa chọn sử dụng các biện pháp, cách thức tổ chức sao cho giờ học đạt kết quả tốt nhất. Cụ thể, bộ môn cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản bao gồm: các sự kiện lịch sử, các khái niệm, các thuật ngữ, tên đất, tên người những hiểu biết về quan điểm lý luận, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu phù hợp với yêu cầu, trình độ học sinh. Đồng thời, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc góp phần giúp học sinh nhận thức sâu sắc và vận dụng được các bài học lịch sử vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện; giúp học sinh làm chủ kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử logic, kết nối quá khứ với hiện tại. Giáo dục ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH dân tộc đảm bảo sự phát triển bền vững.

Để sử dụng tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS có hiệu quả, GV cần phải nỗ lực rất nhiều trong hoạt động sư phạm để làm rõ mục đích giáo dục, yêu cầu bộ môn qua từng bài học, từ đó xác định nội dung cơ bản, xác

định biện pháp sư phạm phù hợp với từng nội dung cụ thể. Trong đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, HS là trung tâm, GV đóng vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức. Sự sáng tạo của HS được thể hiện qua năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học. Do đó, GV nhất thiết phải đa dạng hóa các phương pháp sử dụng tài liệu.

Thứ hai: Góp phần làm rõ các nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc được phản ánh trong sách giáo khoa.

Trong DHLS, để có thể chủ động trong quá trình dạy và học GV, HS cần phải xác định được những đơn vị kiến thức cơ bản của bài từ đó hình thành động cơ dạy và học. GV cần xác định rõ mục đích khi sử dụng tài liệu, từ đó lựa chọn cẩn thận các tài liệu DSVH phù hợp với nội dung bài học, hướng dẫn HS làm việc với các nguồn tài liệu, từ đó rút ra những hiểu biết cần thiết. GV cần tránh liệt kê tài liệu về DSVH có liên quan đến lịch sử dân tộc làm mất thời gian, bài học giàn trải, loãng trọng tâm bài học.

Thứ 3: Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy học sinh trong DHLS.

Một trong những nội dung của đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng DHLS nói riêng phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy độc lập của học sinh. Vì vậy, trong dạy học cần làm cho học sinh độc lập suy nghĩ, đào sâu hiểu kĩ, tránh tình tránh học thuộc lòng sách giáo khoa, tài liệu nhưng không hiểu bản chất vấn đề nên không thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Dạy học không phải là thầy đọc trò chép mà dạy cho HS phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự phát hiện và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của thầy. GV cùng HS nghiên cứu và đưa ra kết luận chứ không dùng những kết luận có sẵn, tránh áp đặt, giáo điều, cần gợi sự hứng thú, nỗ lực suy nghĩ, động não trong giờ học của HS. GV sẽ là người giữa vai chủ động trong việc phát huy tính tích cực của HS.

Có nhiều phương pháp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS như phương pháp trao đổi đàm thoại, dạy học nêu vấn đề, phương pháp

nghiên cứu học tập. Việc sử dụng DSVH trong DHLS cũng góp phần phát huy tính tích cực của HS. Qua tìm hiểu về DSVH, HS thấy được mối liên hệ giữa DSVH ở địa phương với lịch sử dân tộc, hiểu được những giá trị DSVH sẽ giúp các em tự tạo biểu tượng, khắc sâu hơn lịch sử dân tộc, từ đó làm nảy sinh niềm tự hào, gắn bó với quê hương, có ý thức gìn giữ, bảo tồn, phát huy DSVH địa phương cũng như DSVH dân tộc.

Thứ tư: Phải lựa chọn các biện pháp thích hợp, phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, kết hợp đa dạng các hình thức thực hiện.

Trong dạy học lịch sử không có phương pháp nào là vạn năng. Mỗi biện pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò và hiệu quả nhất định đối với bài học. Vì vậy, trong DHLS, đối với từng nội dung kiến thức nhất thiết phải sử dụng một cách đa dạng, phối hợp nhuần nhuyễn, hợp lý các phương pháp, các cách dạy học phù hợp. Đặc biệt GV cần chú ý đến dung lượng của từng phương pháp, tránh chỉ sử dụng một phương pháp trong cả một bài học. Có thể kết hợp nhóm các phương pháp dạy học ngôn ngữ với nhóm các phương pháp dạy học trực quan hay nhóm các phương pháp thực hành. Một giờ học như thế vừa đảm bảo được thời gian lại vừa phát huy được năng lực nhận thức của HS từ đó nâng cao hiệu quả bài học. Khi sử dụng tài liệu DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong DHLS dù dưới bất kì hình thức và biện pháp nào thì GV cần nhất thiết phải chú ý đến thời lượng, cần phải xây dựng kế hoạch sư phạm cụ thể, năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm, dự đoán và chuẩn bị sẵn các phương án giải quyết các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong quá trình dạy học. Cần đảm bảo nguyên tắc vừa sức, phù hợp với từng loại đối tượng HS. Không nên đưa quá nhiều hình ảnh, tài liệu tham khảo vào bài, chỉ nên tập trung khai thác, khắc sâu những nét điển hình nhất cho HS. Câu hỏi đưa ra cho HS cũng không nên quá khó. Việc trình bày của GV cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. GV cần khắc phục những khó khăn về nguồn tài liệu DSVH, điều kiện dạy học để giúp HS có những hiểu biết cụ thể, chính xác nhất về giá trị DSVH ở địa phương nơi mình sinh sống.

Thứ năm: Phải xác định rõ nội dung và các bước thực hiện, có sự chuẩn bị chu đáo.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 19/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí