Sử dụng tài liệu Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh để kiểm tra đánh giá
Kiểm tra - đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, là khâu kết thức một chu trình học tập của học sinh đồng thời bắt đầu một chu trình mới. Kiểm tra đánh giá giúp HS tái hiện tri thức, hoàn thiện những tri thức đã được tiếp nhân, giúp HS hình thành thói quen tốt trong học tập, đồng thời giúp GV điều chỉnh quá trình sư phạm của mình. Do đó, việc sử dụng tài liệu DSVH sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm thực hiện đối mới phương pháp dạy học trong bối cảnh hiện nay.
Trong quá trình dạy học, GV có thể tiến hành bằng những cách cụ thể như kiểm tra miệng: Được tiến hành vào đầu giờ, trong giờ hoặc cuối giờ học nhằm kiểm tra kết quả thu nhận kiến thức từ phía học sinh.
Ví dụ: Giáo viên sử dụng tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh để thiết kế câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. Chẳng hạn khi dạy học xong bài 19 chương trình Lịch sử lớp 10, GV có thể kiểm tra nhận thức của HS thông qua DSVH địa phương để yêu cầu HS làm rõ hơn về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. Cụ thể: Thông qua truyền thuyết về Thánh Tam Giang ở làng cổ Quan họ Viêm Xá- Bắc Ninh, em hãy làm rõ chiến thắng sông Như Nguyệt năm 1077?
GV cũng có thể kết hợp với đồ dùng trực quan, yêu cầu học sinh lắng nghe, quan sát rồi trả lời câu hỏi. Ví dụ, sau khi học sinh học xong bài 24, chương trình lịch sử lớp 10, GV có thể sử dụng hình ảnh trang phục của Dân ca Quan họ Bắc Ninh kết hợp với nghe một làn điệu Dân ca Quan họ cổ “Tiên sa xuống cõi trận chơi” kết hợp với đặt câu hỏi: “Những hình ảnh, ca khúc trên thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu nào? Quan điểm Nho giáo được thể hiện như thế nào qua loại hình nghệ thuật đó?”
Mặt khác, GV cũng có thể sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong bài kiểm tra viết qua câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong bài kiểm tra 15 phút hoặc 45 phút dưới dạng các câu hỏi
trắc nghiệm khách quan. Câu hỏi tự luận có thể dưới dạng viết một bài luận khi dạy phần lịch sử địa phương.
Như vậy, việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học LSVN có tác dụng rất lớn đến việc nhận thức, giáo dục tư tưởng và rèn luyện kĩ năng cho HS. Qua kiểm tra giúp làm sáng tỏ tình hình lĩnh hội kiến thức của HS, giúp HS củng cố, hệ thống hoặc khái quát hóa kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn kiến thức mới. Bên cạnh đó, nó còn giúp HS phát triển một số kĩ năng cần thiết trong học tập như lý giải, phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét, bình luận… Đồng thời, thông qua đó, cũng phần nào nói lên ý nghĩa của việc sử dụng di sản trong giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc.
2.3.3. Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh dạy bài lịch sử địa phương
2.3.3.1. Nguyên tắc
Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Những tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, phong phú của tri thức lịch sử dân tộc. Vì vậy, trong chương trình giáo dục phổ thông có nội dung giảng dạy lịch sử địa phương.
Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh vừa là nguồn sử liệu địa phương, vừa là nguồn kiến thức quý giá trong dạy học Lịch sử. Do vậy, việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT sẽ góp phần giáo dục ý thức bảo tồn di sản, đồng thời làm sâu sắc, phong phú hơn kiến thức cho HS về lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Khi sử dụng DSVH dân ca Quan họ Bắc Ninh để tiến hành bài học lịch sử địa phương, GV nên xác định đây là một bài học nội khóa vì vậy vần phải tuân thủ những nguyên tắc về dạy học bộ môn, song nó cũng có những đặc điểm riêng.
Thứ nhất: Cần đảm bảo mục tiêu của nội dung giáo dục lịch sử địa phương: Trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử truyền thống, các
vấn đề địa lý, kinh tế hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của địa phương; qua đó bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước, tìm hiểu và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương, góp phần xây dựng văn hóa- kinh tế- xã hội của địa phương ngày càng phát triển; Đồng thời, góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cho HS Thứ hai: Phương pháp biên soạn và xác định nội dung của bài giảng lịch
sử địa phương.
Một bài giảng về lịch sử địa phương phải đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện các mặt của bài giảng. Khi soạn một bài giảng lịch sử địa phương vừa phải chú ý trình bày các giai đoạn phát triển của lịch sử địa phương đó trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… vừa phải làm rõ được mối liên hệ giữ lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. Từ đó HS mới thấy được những quy luật chung của quá trình phát triển lịch sử dân tộc và những nét đặc trưng của địa phương mình, thấy được lịch sử quê hương đã gắn bó và có đóng góp tích cực vào lịch sử dân tộc. Đồng thời tạo điều kiện cho các em vận dụng những tri thức học được vào thực tiễn cuộc sống như đóng góp vào việc tham gia sưu tầm tài liệu, biên soạn lịch sử địa phương, xây dựng phòng truyền thống tại nơi mình sinh sống.
Trong chương trình lịch sử địa phương không quy định các nội dung cụ thể mà chỉ quy định số tiết. Vì vậy, GV có thể chủ động chọn chủ đề. Tuy nhiên, cần tránh khuynh hướng chọn những vấn đề, những sự kiện kịch sử đã có sẵn trong tài liệu. Những tài liệu về DSVH đưa vào bài học lịch sử địa phương không chỉ phù hợp với thời gian mà còn có mối tương quan với lịch sử dân tộc, nhằm giúp HS hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc
Thứ ba: Cần thiết kế bố cục bài giảng chặt chẽ khoa học phù hợp với từng chủ đề. Trong quá trình xác định, chọn lọc các nội dung cần đảm bảo tính chính xác, khoa học và tiêu biểu.
Thứ tư: Khi dạy bài lịch sử địa phương ở trên lớp có sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh cần đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, đặc
biệt chú ý đến các phương pháp dạy học hiện đại để bài học đạt hiệu quả cao trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.
2.3.3.2. Các bước tiến hành
Trên cơ sở những nguyên tắc cụ thể nêu trên, tác giả xin đề xuất thực hiện một giờ dạy lịch sử địa phương có sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho đối tượng học sinh lớp 11 ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh cụ thể như sau:
Tên chủ đề: Truyền thống lịch sử tỉnh Bắc Ninh.
Ở đây, tác giả vận dụng dạy học theo dự án để tiến hành chủ đề này Thời gian thực hiện dự án: 4 tuần
Nhóm học sinh: 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 học sinh Quá trình thực hiện:
Bước 1: GV lên kế hoạch cho tiết LS địa phương Bước 2: Xác định chủ đề, tiểu chủ đề
Bước 3: Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm Nhóm 2: Tìm hiểu truyền thống lao động cần cù, sáng tạo
Nhóm 3: Tìm hiểu truyền thống hiếu học, khoa bảng Nhóm 4: Truyền thống văn hóa
Bước 4: Các nhóm hình thành đề cương và lập kế hoạch thực hiện. Việc lập và thực hiện dự án là rất quan trọng. Giáo viên cần có dự tính cẩn thận, chính xác để HS có thời gian thực hiện và hoàn thành dự án và không bị ảnh hưởng đến lịch trình học tập chung.
Bảng 2.1. Kế hoạch thực hiện dự án
Các nội dung công việc thực hiện chủ yếu | Sản phẩm đạt được | Ghi chú | |
Tuần 1 | Lập đề cương chi tiết | Đề cương chi tiết |
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Cơ Bản Của Chương Trình Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Thpt
- Yêu Cầu Khi Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Biện Pháp Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt Huyện Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh.
- Mục Đích, Đối Tượng, Địa Bàn Và Nội Dung Thực Nghiệm
- Kết Quả Kiểm Tra Tại Lớp Thực Nghiệm Và Đối Chứng
- Thầy (Cô) Đánh Giá Như Thế Nào Về Việc Dạy Và Học Lịch Sử Hiện Nay Ở Trường Thpt?
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
- Thực tế, thu thập thông tin tư liệu - Viết bản thảo | - Bảng số liệu thông tin - Bản thảo | Các nhóm gửi bản thảo qua email hoặc bản cứng cho GV, GV nhận xét, góp ý, bổ sung và điều chỉnh | |
Tuần 3 | |||
Tuần 4 | Hoàn chỉnh báo cáo hoặc bản thuyết trình và báo cáo | Báo cáo đã hoàn chỉnh | Có thể trình bày qua sử dụng bảng biểu, tranh ảnh, sử dụng phương tiện hiện đại: Máy tính, máy chiếu… |
Tuần 2
Bước 5: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- Địa điểm tìm hiểu, nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Bắc Ninh: các di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, các làng nghề…
- Phương pháp khảo sát: thực địa, quan sát, ghi chép, phỏng vấn
- Trong điều kiện học tập tốt có sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ hiện đại, HS có nhiệm vụ thiết kế hoặc tạo ra sản phẩm có ứng dụng công nghệ thông tin: Có thể thiết kế, xây dựng một video nói về chủ đề, báo cáo sản phẩm bằng video clip, trình chiếu sản phẩm trên Power Point, ấn phẩm: tập san hay poster (tranh ảnh và bài viết ngắn gọn về chủ đề của nhóm).
Bước 6: Các nhóm giới thiệu sản phẩm trước tập thể:
Sau 4 tuần chuẩn bị và thực hiện, đến tiết lịch sử địa phương thì GV cho HS báo cáo sản phẩm của nhóm mình, đánh giá, rút kinh nghiệm của dự án.
Phương pháp và tiến trình báo cáo sản phẩm được thực hiện như sau:
+ Các nhóm giới thiệu và báo cáo sản phẩm dự án đã chuẩn bị (Mỗi nhóm có tối đa 7 phút để trình bày báo cáo).
+ Sau khi nghe báo cáo, nhóm phản biện và các nhóm lần lượt nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi cho đội bạn (vận dụng kĩ thuật 321: 3 lời khen, 2 lời góp ý, 1 câu hỏi), yêu cầu nhóm nhận xét sau không được trùng lặp với nhóm trước, thời gian tối đa cho mỗi nhóm là 2 phút.
+ GV đưa ra nhận xét, đánh giá cuối cùng: Đánh giá nhóm được GV căn cứ trên nhiều tiêu chí: sự chuẩn bị của nhóm, tinh thần làm việc nhóm, chất lượng báo cáo, sự sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và nhận xét giữa các nhóm.
Tiêu chí chấm điểm cho dự án: Để tạo tính tích cực giữa các nhóm trong lớp và cho HS tham gia vào quá trình đánh giá, tự đánh giá, GV có thể tổ chức đánh giá chéo giữa các nhóm, thông qua việc đánh giá sản phẩm, GV cung cấp tiêu chí đánh giá sản phẩm giữa các nhóm, hướng dẫn HS đánh giá dựa trên những tiêu chí đã nêu. GV xem đó là một kênh thông tin để đưa ra những đánh giá cuối cùng đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng đối với từng HS, từng nhóm HS.
Bảng 2.2. Phiếu đánh giá điểm nhóm
Điểm tối đa (10 điểm) | Điểm đánh giá | Ghi chú | ||
Thời gian(ví dụ 10 phút)(Quá dưới 1 phút trừ 0,5 điểm, quá trên 1 phút trừ 1 điểm) | 1 điểm | |||
Nội dung | Đúng trọng tâm, yêu cầu của chủ đề | 3 điểm | ||
Logic, khoa học | 1 điểm | |||
Hay, dễ hiểu | 1 điểm | |||
Hình thức | Trình bày tự tin, mạch lạc, thu hút truyền tải nội dung | 1 điểm | ||
Sáng tạo | 1 điểm | |||
Trả lời phản biện | 2 điểm |
Như vậy, với việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để tổ chức giờ học lịch sử địa phương ở trên lớp có sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh, đã góp phần tạo điều kiện cho HS dược phát huy tính độc lập, tự chủ trong học tập, rèn luyện cho các em một số kĩ năng (kỹ năng hợp tác, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, bảo vệ ý kiến cá nhân của mình trước tập
thể…); Đồng thời, qua việc thực hiện nhiệm vụ được giao còn giúp các em được tham gia, hòa nhập với cộng đồng, hình thành và phát triển một số kĩ năng sống cần thiết, góp phần phát triển toàn diện HS. Qua đó, khơi gợi trong các em lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình, lòng kính yêu, khâm phục những người đã sáng tạo ra những DSVH, để từ đó nâng cao nhận thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc cố gắng rèn luyện phấn đấu để phát huy truyền thống quê hương, nhận thức về trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
2.2.4. Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh để tổ chức hoạt động trải nghiệm
2.2.4.1. Nguyên tắc
Hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới. Đặc điểm nổi bật của HĐTN là HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn, kết hợp kiến thức đã học, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV để nâng cao kiến thức, hình thành phẩm chất và phát triển năng lực. Một trong những nguyên tắc của việc tổ chức HĐTN đó là gắn với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương nhằm “trang bị cho HS những hiểu biết về nơi sống, bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương” [4]. Do đó, việc sử dụng Di sản văn hóa dân ca Quan họ Bắc Ninh để tổ chức HĐTN cho HS là rất cần thiết, góp phần trang bị kiến thức cho HS về DSVH tại địa phương, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị DSVH địa phương.
Việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ Bắc Ninh để tổ chức HĐTN cho HS ở trường THPT cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Đảm bảo mục tiêu chung của tổ chức HĐTN
Về kiến thức: HĐTN hướng tới việc hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, kĩ năng sống và năng lực chung cần có trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, giúp HS củng cố và hiểu sâu hơn những kiến thức đã học, kiến thức liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đặc
biệt hiểu biết hơn về những DSVH ở địa phương. Thông qua HĐTN, HS được quan sát trực tiếp, tìm hiểu, thực tế trải nghiệm di sản dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV. Qua đó, không chỉ làm phong phú kiến thức thực tiễn cho HS mà còn là cơ sở để đạt được các mục tiêu giáo dục khác.
Về kĩ năng: Ưu điểm chính của HĐTN chính là phát triển cho HS các kĩ năng học tập. Thông qua các hoạt động được tổ chức có mục tiêu, kế hoạch, HS được trực tiếp tham gia vào hoạt động thực tiễn; từng bước hình thành các kĩ năng quan sat, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày vấn đề đồng thời phát hiện, phát triển năng khiếu của HS
Về thái độ: HS tự hào về địa phương, trân trọng những giá trị văn hóa của địa phương. Thấy được trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc xây dựng, phát triển quê hương đất nước, trách nhiệm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Thứ hai: Nội dung HĐTN cần gắn kiến thức trong nhà trường với thực tiễn địa phương, tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, môn học. Những nội dung được thiết kế thành các chủ đề giáo dục mang tính mở giúp HS có thể phát huy được khả năng sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động. Thông qua các hoạt động thực hành giúp HS nâng cao được tố chất và tiềm năng của bản thân, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập đồng thời quan tâm chia sẻ tới những người xung quanh.
Thứ ba: Về hình thức tổ chức HĐTN cần có sự đa dạng, phong phú, mền dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng… Có thể tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường thông qua các hoạt động thực tế như: tham quan, trải nghiệm thực tế…
Thứ tư: Cần xây dựng quy trình của HĐTN cụ thể, rõ ràng, chi tiết gồm các bước: Xác định mục tiêu của HĐTN; Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN; Triển khai thực hiện; Đánh giá kết quả HĐTN. Cần tạo điều kiện để HS tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị và thực hiên đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định, được