58
nhu cầu ngày càng cao của du khách. Nhóm hộ dịch vụ ăn uống có tỷ lệ hộ mở rộng kinh doanh dịch vụ là khá cao 75%, trong khi đó số hộ chỉ duy trì hoạt động kinh doanh hiện tại là 20% và có 5% hộ sẽ có kế hoạch khác cụ thẻ là sẽ chuyển hoạt động từ dịch vụ ăn uống sang dịch vụ du lịch khác để phù hợp với khả năng của lao động tỏng gia đình. Nhóm hộ dịch vụ khác ít có xu hường mở rộng quy mô hơn hai nhóm còn lại, tỷ lệ mở rộng ở nhóm dịch vụ này chỉ là 50%, tỷ lệ duy trì là 23,33% và tỷ lệ hộ có kế hoạch khác là 6,67%.
Như vậy, kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch của các hộ dân chủ yếu là ở rộng quy mô kinh doanh với tỷ lệ là 70% trên toàn mẫu, các hộ vừa muốn mở rộng về quy mô dịch vụ, vừa muốn mở rộng về laoị hình dịch vụ đặc biệt ở nhóm hộ dịch vụ lưu trú. Bên cạnh đó có 23,33% hộ muốn duy trì hoạt động dịch vụ như hiện tại và có 6,67% hộ có kế hoạch khác cho hoạt động dịch vụ du lịch trong đó chủ yếu là chuyển sang hoạt động dịch vụ du lịch khác phu hợp với điều kiện của hộ hơn hoặc chuyển nhượng hoạt động kinh doanh cho người khác.
PHẦN IV. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch của người dân địa phương tại các xã vùng đệm VQG Phong Nha Kẽ Bàng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
- Khu vực vùng đệm VQG Phong Nha Kẻ Bảng là khu vực có diện tích tự nhiên lớn, địa hình có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển dịch vụ du lịch, ở đây có nguồn lao động dồi dào, trình độ văn hóa cao đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương; dịch vụ du lịch của người dân địa phương đa dạng về loại hình bao gồm dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, giải trí và một số loại hình dịch vụ khác. Số hộ hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn ngày càng tăng, năm 2016 là 112 hộ năm 2018 số hộ đã tăng lên là 186 hộ.
-Hộ dịch vụ du lịch là những hộ có cơ sở về kinh tế ổn định, 100% hộ có nhà kiên cố giá trị cao, tổng giá trị phương tiện sinh hoạt của hộ lớn, hoạt động sinh kế của hộ đa dạng, lao động của hộ dồi dào và thu nhập bình quân hàng năm của hộ cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Đặc Điểm Về Dịch Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn Nghiên Cứu
- Đặc Điểm Chung Về Nhân Khẩu Và Lao Động Của Hộ Dvdl
- Mức Độ Liên Kết Với Các Đối Tác Trong Hoạt Động Dvdl Của Hộ
- Tìm hiểu thực trạng và vai trò sinh kế của hoạt động dịch vụ du lịch hộ tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
- Hoạt động DVDL đòi hỏi giá trị tài sản cố định cao trên 367,5 triệu /hộ, sử dụng nhiều lao động 3,4 LĐ/hộ, tính liên kết với các đối tác thấp và hoạt động thường xuyên quanh năm.
- Dịch vụ du lịch là hoạt động sinh kế chính, đem lại thu nhập cao cho hộ, trong
đó nhóm dịch vụ lưu trú là nhóm dịch vụ có thu nhập cao nhất, nhóm dịch vụ khác có thu nhập thấp nhất.
59
- Hoạt động DVDL là hoạt động sinh kế quan trọng của hộ, thu nhập từ DVDL chiếm 73,22% tổng thu nhập của hộ, có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm và mở rộng thay đổi tư duy phát triển kinh tế cho người dân.
Từ khi hoạt động DL phát triển ở địa phương, nó đã trở thành hoạt động sinh kế quan trọng của người dân nơi đây, góp phần tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ; nó đã mở ra một hướng đi mới trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động sinh kế khác cùng phát triển, đồng thời góp phần quan trọng vào việc bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Cụ thể số hộ tham gia vào cung cấp dịch vụ du lịch ngày càng nhiều, thu nhập ngày càng tăng, bên cạnh đó còn giải quyết việc làm cho một số lao động đáng kể. Tuy nhiên, số hộ nhận thức được những lợi thế và tiềm năng để đầu tư phát triển là rất ít. Những tiềm năng vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ và đúng đắn để khai thác một cách hợp lý. Bên cạnh đó việc phát triển mạnh du lịch cũng gây ra một số tác động tiêu cực tới các hộ gia đình và cộng đồng địa phương, nhất là về văn hoá xã hội, an ninh trật tự, sự phân hoá giàu nghèo. Vì vậy, trong qúa trình đẩy mạnh hình thức kinh doanh DVDL đòi hỏi chính quyền địa phương cũng như người dân phải cùng nhau duy trì và phát triển những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực, tìm ra giải pháp hữu hiệu để đưa hoạt động DVDL trở thành một hoạt động sinh kế ổn định và bền vững của địa phương.
4.2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả điều tra, phân tích của nghiên cứu, một số kiến nghị được đưa ra nhằm phát triển hoạt động du lịch tại các xã vùng đệm VQG Phong Nha Kẻ Bàng như sau:
4.2.1. Đối với hộ làm DVDL
- Tích cực học hỏi nâng cao chất lượng dịch vụ của hộ, đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Có chế độ thu hút lực lượng lao động trẻ, có năng lực vào hoạt động dịch vụ của hộ. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.
- Hình thành các nhóm hợp tác, cung cấp DV theo chuỗi , tăng cường sự liên kết trong phát triển DVDL, phát triển DVDL có hệ thống.
- Nghiêm túc chấp hành các chủ trương, định hướng, kế hoạch nhằm phát triển, mở rộng quy hoạch khu DL của các cấp quản lý lãnh đạo từ trung ương đến địa phương.
4.2.2 Đối với chính quyền địa phương
- Xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch trên địa bàn.
- Có hệ thống quản lý chặt chẽ sự phát triển DVDL trên địa bàn, đảm bảo công bằng trong phát triển.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho lao động trong lĩnh vực du lịch.
60
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch bằng cách khuyến khích và có những cơ chế hỗ trợ cho những cá nhân hoặc hộ gia đình tham gia vào du lịch.
- Đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tăng
khả năng tiếp cận của người dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng lượng khách du lịch
PHẦN V: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005). Việt Nam: Tăng cường năng lực giảm nghèo Miền Trung. Dự án hỗ trợ kỹ thuật – các đề xuất chính sách và thực tiễn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Phát triển Quốc tế Anh, chương trình đối tác hỗ trợ xã nghèo (2003). “Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và khung phân tích”, hội thảo quốc tế đào tạo sinh kế bền vững Việt Nam ngày 04 – 11/10/2003.
3. Chi cục thống kê huyện Bố Trạch (2016, 2017, 2018) ,Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2015, năm 2016, năm 2017.
4. Lê Minh Tuyên (2014) với đề tài ” Phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững”.
5. PGS.TS Trương Văn Tuyển(2007), giáo trình phát triển cộng đồng, Nhà xuất bản nông nghiệp .
6. Phạm Trung Lương (2002). “Phát triển du lịch sinh thái biển: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
7. Phòng Văn Hóa thông tin huyện Bố Trạch (2016, 2017,2018) : Báo cáo tổng kết
công tác Văn hóa thông tin năm 2016, 2018, 6 tháng đầu năm 2018.
8. Quyết định số 209/QĐ-TTg: phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đến năm 2030
9. Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) , Phát triển cộng đồng: Lý thuyết & vận dụng
NXB Văn hóa thông tin
10. Tổng cục du lịch - Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm
61
2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Tháng 1/2013
11. Tổng cục du lịch “ Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng” truy cập
ngày 14 tháng 8 năm 2018 tại
12. website: http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/items/1214
13. Tổng cục du lịch “ Phong Nha - Kẻ Bảng trở thành điểm đến thứ 2 đáng đến nhất Việt Nam” truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2018 tại website:http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/25522
14. Trần Ngọc Nam (2005) ”Marketing du lịch” NXB Lao Động
15. Viện khoa học thống kê (2012), Một số khái niệm chủ yếu trong thống kê du lịch thế giới và của một số nước.
16. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2003). Quản lý phát triển du lịch biển, dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun, khoá tập huấn Quốc Gia về quản lý khu bảo tồn biển, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Nha Trang.
17. Võ Quế - Nghiên cứu xây dựng phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương -2008
TIẾNG ANH
1. Chambers, R., & Conway, G. (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century. Institute of Development Studies (UK).
2. DFID. (2001). Sustainable livelihoods guidance sheets, DFID Report;
3. I.I. Pirogionic (1985) Tourism and The Enviroment: A Suitainable Relationship, Routledge
62
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN
HỘ VÀ LĐ NGÀNH NGHỀ DVDL
Mã phiếu: ........................
-Tên người trả lời:................................................Tuổi: .............. Giới: ......................
Quê quán (thôn, xã, huyện): ........................................................... .................................
-Tên người PV:.................................................................. Ngày PV: ......................
1. Thông tin về hộ, nhân khẩu và LĐ
-Loại hộ theo nghề: ....................;Loại hộ giàu nghèo hiện tại: ................ Loại hô 3
năm trước..................
-Số khẩu: .............. Số Lao động .......................... Số Lao động DVDL ........................
-Đất Nông-lâm-T.sản (số lượng +ĐVT)...............................
-HĐ sinh kế, nguồn thu của hộ (liệt kê theo thứ tự quan trọng):
........................................................... ...........................................................
........................................................... ........................................
Danh sách Lao động chính của hộ (Liệt kê theo LĐ thực tế, bắt đầu với chủ hộ):
Văn Trình độ Nghề hiện tại
Họ tên Q.hệ với Năm
chủ hộ sinh Giới hóa Đ.tạo (theo thứ tự
(lớp) nghề thường xuyên)
63
2. Giá trị Tài sản của hộ: (thống kê TS chính và tổng hợp Tổng giá trị TS của hộ theo 4 loại: nhà ở, phương tiện DVDL, Phương tiện SXKD khác, và Phương tiện Sinh hoạt)
Tên tài sản, trang thiết bị Có từ năm Số lượng Giá trị Hiện
(+ĐVT) tại (Triệu)
Nhà ở
Tổng giá tri PT sinh hoạt:
Tổng giá tri PT DVDL
Tổng giá trị PT SXKD khác
3. HĐ Ngành nghề DVDL của hộ:
Chỉ tiêu mô tả ĐVT Hiện trạng 2017 2016 Lý do
(2018) thay đổi
Loại hình KD của hộ -
Địa điểm
DT nhà xưởng, mặt bằng Giá trị CSVC
triệu
(vôn cố định)
64
Chỉ tiêu mô tả ĐVT Hiện trạng 2017 2016 Lý do
(2018) thay đổi
Vốn lưu động tr/năm Lao động thuê
Lao động g.đình Số ngày HĐ/năm Chi phí hoạt động
Khấu hao CSVC (cố định)
Doanh thu Lãi
Thu nhập (lãi+LĐ)
Tỷ trọng TN từ DVDL
trong tổng thu nhập % của hộ
4. HĐ Ngành nghề DVDL của các LĐ trong hộ:
Chỉ tiêu mô tả ĐVT LĐ 1 LĐ 2 LĐ 3 ....
Họ và Tên LĐ
Loại hình DV của LĐ
Địa điểm -
Năm bắt đầu DV Hình thức Học nghề
Phương tiện làm DV
65
Chỉ tiêu mô tả ĐVT LĐ 1 LĐ 2 LĐ 3 ....
Giá trị đầu tư
triệu
Phương tiện
Vốn lưu động (nếu có) tr/năm Làm DV gia đình hay
đ.lập
Số ngày HĐ/năm
Doanh thu
Thu nhập từ DV
Tỷ trọng TN từ DVDL
trong tổng thu nhập % của hộ
5. Hỗ trợ và liên kết trong HĐ Dịch vụ DL của hộ và LĐ trong hộ
Nguồn và đối tượng Có/ Loại/lỉnh vực Lượng hóa Đánh giá (Ít liên kết không (liệt kê theo (SL+ĐVT) tương q.trọng; Q.trọng;
thứ tự) ứng cột bên Rất q.trọng)
Bà con, bạn bè Đoàn thể XH Tổ chức KTế Chính quyền CT, dự án Ngân hàng CS
TC tín dụng, ngân hang TM
TC khác (...)