Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Quy Định Các Tội Phạm Về Khủng Bố Trong Luật Hình Sự Việt Nam


giới cầm quyền một số nước đế quốc và thế giới phản động quốc tế coi như một quốc sách hoặc một chiến lược chống các quốc gia tiến bộ và phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Khủng bố bị nhân dân thế giới lên án và là một tội ác có tính chất quốc tế. Chống khủng bố đã trở thành mục tiêu chung của các quốc gia tiến bộ”.

Khủng bố quốc tế là khủng bố nhằm vào cá nhân, tổ chức hoặc mục tiêu được pháp luật quốc tế bảo vệ: giết người đứng đầu nhà nước, Chính phủ, đại diện ngoại giao và các đại diện khác; phá hủy tấn công đại sứ quán, trụ sở của phái đoàn đại diện của các tổ chức giải phóng dân tộc, các tổ chức quốc tế; phá hoại hệ thống giao thông quốc tế... với mục đích gây sức ép đối với chính sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia. Khủng bố quốc tế là một loại tội ác có tính chất quốc tế”.

+ Theo Từ điển tiếng Việt lý giải và liên tưởng, tác giả Nguyễn Văn Đạm cho rằng: "Khủng bố là dùng bạo lực trấn áp người dân thường".

+ Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2006 lại định nghĩa "Khủng bố là dùng biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để cai trị".

+ Theo Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới đưa ra khái niệm: “Khủng bố là hoạt động có tổ chức do cơ quan tình báo nước ngoài chỉ đạo hoặc do tổ chức khủng bố quốc tế, tổ chức “tôn giáo cực đoan”, lực lượng phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài, bọn phản động trong nước hoặc bọn tội phạm hình sự hoạt động có tổ chức sử dụng vũ khí, chất nổ, chất độc hại, lợi dụng công nghệ thông tin, tấn công vào các cơ quan nhà nước, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, nơi công cộng, ám sát, bắt cóc con tin, khống chế người hoặc phương tiện giao thông, phá hủy các công trình công cộng, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, xâm phạm hoặc đe dọa


xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tính mạng, tài sản, uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức, công dân, lợi ích của nước ngoài ở Việt Nam, nhằm chống lại chính quyền nhân dân, gây nguy hại cho an ninh quốc gia, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

+ Khái niệm khủng bố trong pháp luật hình sự Việt Nam:

Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) bao gồm ba tội về khủng bố là tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84), tội khủng bố (Điều 230a), tội tài trợ cho khủng bố (Điều 230b). Cả ba tội này không đưa ra định nghĩa thế nào là khủng bố. Tuy nhiên, dựa vào đó ta có thể hiểu khái niệm về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và tội khủng bố như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là các hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân; xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân; đe doạ tính mạng hoặc có những hành vi uy hiếp khác; khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 84, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Khủng bố là các hành vi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng; xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng; đe dọa xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, sức khỏe của người khác hoặc phá hủy, chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có những hành vi uy hiếp tinh thần khác nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng (Điều 230a, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự Việt Nam - 4


Như vậy, theo quan điểm của các tổ chức quốc tế, của các quốc gia và Việt Nam thì hành vi khủng bố luôn bị coi là trái pháp luật, làm mất ổn định xã hội, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động, chống lại một chính phủ, một nhà nước đã được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật quốc gia thì một hành vi có bị coi là khủng bố hay không còn phụ thuộc vào thể chế chính trị, lập trường giai cấp, quan điểm về dân tộc, tôn giáo của quốc gia đó. Hiện nay cũng có những quan điểm sai lầm về khủng bố, đánh đồng khủng bố với cuộc đấu tranh chính nghĩa giải phóng dân tộc, chống lại đế quốc xâm lược. Chính vì vậy, việc đưa ra khái niệm hoàn chỉnh, chính xác về khủng bố, mà lại được đại đa số các quốc gia chấp nhận là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị - ngoại giao - luật pháp quốc tế. Một số nhà nghiên cứu cho rằng: khi có một khái niệm hoàn chỉnh được sự nhất trí rộng rãi trên thế giới thì việc dẫn độ người bị kết tội khủng bố giữa các quốc gia mới có thể được thực hiện. Một khái niệm được tuyên bố rõ ràng về khủng bố và những đối tượng khủng bố - được sự thừa nhận của quốc tế - sẽ tạo ra kết quả cuối cùng là làm giảm sự căng thẳng giữa các quốc gia trong việc giải quyết các khủng hoảng quốc tế.

+ Khái niệm về khủng bố trong Luật phòng, chống khủng bố năm 2013:

Trên cơ sở quy định về các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quy định của các điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên, tình hình diễn biến khủng bố trong thời gian gần đây và yêu cầu của thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố đã quy định khái niệm “khủng bố” như sau:

“1. Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ


chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:

a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;

b) Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

c) Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;

d) Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

đ) Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

e) Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Luật phòng, chống khủng bố đã đưa ra khái niệm vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể. Tính khái quát thể hiện ở việc lấy dấu hiệu mục đích “nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng” làm dấu hiệu chung và coi dấu hiệu hành vi làm dấu hiệu cụ thể.


Khái niệm khủng bố trong Luật phòng, chống khủng bố được mở rộng hơn về chủ thể, mục đích và các hành vi so với quy định tội phạm khủng bố trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); cụ thể là:

Về chủ thể: theo khái niệm khủng bố trong Luật, chủ thể thực hiện hành vi khủng bố gồm tổ chức và cá nhân, khác với quy định của Bộ luật hình sự, chủ thể của tội phạm nói chung, tội phạm về khủng bố nói riêng chỉ là cá nhân. Việc quy định tổ chức là chủ thể của hành vi khủng bố tạo cơ sở phòng ngừa, ngăn ngừa, vô hiệu hóa hành vi khủng bố của cá nhân và các hoạt động của tổ chức khủng bố, như hoạt động thành lập tổ chức khủng bố, tuyển mộ, đào tạo phần tử khủng bố, tổ chức thực hiện các vụ khủng bố… Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của Nhà nước ta đã đấu tranh kiên quyết với các tổ chức khủng bố, trong đó có tổ chức khủng bố do các phần tử phản động lưu vong người Việt lập ra. Mặt khác, yêu cầu đấu tranh với các tổ chức khủng bố là một trong những nội dung quan trọng của hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố. Trong các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đều quy định quốc gia có trách nhiệm đấu tranh, ngăn chặn, trấn áp các tổ chức khủng bố, tài trợ khủng bố.

Về mục đích: theo các quy định về tội phạm khủng bố của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì mục đích khủng bố là: nhằm chống chính quyền nhân dân, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [Điều 84], gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng [Điều 230a]. Trong khi đó, theo khái niệm khủng bố trong Luật phòng, chống khủng bố, ngoài ba trường hợp nhằm mục đích trên, thì trường hợp nhằm “ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế” thực hiện một trong các hành vi quy định trong khái niệm này cũng là hành vi khủng bố. Việc mở rộng trên là cần thiết, xuất phát từ thực tiễn phòng, chống khủng bố trong tình hình hiện nay. Nhằm “ép buộc chính


quyền nhân dân” có mức độ thấp hơn “chống chính quyền nhân dân”. Nhiều trường hợp đối tượng thực hiện hành vi khủng bố không nhằm chống chính quyền nhân dân mà chỉ nhằm “ép buộc chính quyền nhân dân” làm một việc hoặc không làm một việc vì lợi ích của mình hoặc của người khác; đồng thời, cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp đối tượng thực hiện hành vi khủng bố không nhằm vào các cơ quan, tổ chức của nước sở tại mà nhằm vào trụ sở của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ nước đó.

Về hành vi: so với các hành vi phạm tội về khủng bố quy định trong Bộ luật hình sự, hành vi khủng bố quy định trong khái niệm khủng bố của Luật phòng, chống khủng bố mở rộng thêm nhiều hành vi. Đó là các hành vi liệt kê tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố, trong trường hợp đối tượng thực hiện hành vi có mục đích chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và các hành vi quy định tại các điểm từ c đến điểm e của khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố.

Như vậy có thể thấy rằng, hiện nay, trên thế giới có hàng trăm định nghĩa về khủng bố nhưng những định nghĩa này thường không đầy đủ và chưa có một định nghĩa nào được toàn thế giới thừa nhận. Báo cáo gần đây nhất của Chính phủ Hoa Kỳ về khủng bố quốc tế đã chỉ ra rằng không một định nghĩa nào về khủng bố nhận được sự chấp thuận toàn cầu.

Đồng thời, khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố quy định: “Tài trợ cho khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kì hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố”.

Có thể thấy rằng, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khủng bố, vì vậy, việc đưa ra khái niệm hoàn chỉnh, chính xác về khủng bố và được các quốc gia chấp nhận là điều có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng, chống khủng bố trong bối cảnh quốc tế hiện nay.


Từ các phân tích ở trên, chúng tôi đồng ý với khái niệm về “khủng bố” mà Luật phòng, chống khủng bố năm 2013 đưa ra. Bởi lẽ, việc đưa ra khái niệm tại khoản 1 Điều 3 đã đảm bảo kế thừa các quy định có liên quan còn phù hợp của các văn bản pháp luật hiện hành, nội luật hóa các điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên và đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống khủng bố trong tình hình hiện nay ở nước ta.

1.1.2. Các đặc điểm của khủng bố

Qua nghiên cứu một số khái niệm khủng bố trong các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia và thực tiễn quá trình phát triển của chủ nghĩa khủng bố trong những năm trở lại đây, có thể nhận diện hoạt động khủng bố qua một số đặc điểm sau:

- Hoạt động khủng bố thường nhắm đến mục tiêu là cộng đồng dân cư với mục đích gieo rắc sự sợ hãi, nỗi kinh hoàng trong một bộ phận nhân dân. Những đối tượng khủng bố muốn thông qua các hành động đó để gây ra ảnh hưởng xấu đến ổn định xã hội, đến phát triển kinh tế của quốc gia, qua đó thực hiện cho được mục đích chính trị của chúng.

Thực tiễn cho thấy, các vụ khủng bố thường gây ra tâm lý hoang mang, hoảng loạn bao trùm lên cộng đồng dân cư nơi phải gánh chịu những hậu quả của hoạt động khủng bố trong một thời gian dài. Tâm lý sợ hãi sẽ dần dần làm mất niềm tin của dân chúng đối với chính quyền. Điều này mang đến sức ép không nhỏ đối với mỗi chính phủ trong việc truy tìm các đối tượng khủng bố và trấn an bộ phận dân cư này.

- Hoạt động khủng bố quốc tế thường được thực hiện dưới nhiều hình thức, đó là những hành vi sử dụng bạo lực hoặc đe doạ sử dụng bạo lực; hành vi phá hoại, phá huỷ hoặc đe doạ phá hoại, phá huỷ … Việc sử dụng bạo lực đối với con người được thực hiện dưới nhiều hành vi như bắt cóc, giết người, hành hung, gây thương tích… Việc phá huỷ, phá hoại các mục tiêu vật chất


khác được thực hiện dưới hình thức như đặt bom mìn, gây nổ, thiêu huỷ hoặc sử dụng các loại vũ khí hết sức nguy hiểm khác.

- Hoạt động khủng bố luôn gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với một quốc gia hoặc một chính phủ. Bên cạnh những hậu quả có liên quan đến con người, hoạt động khủng bố thường nhằm đến những đối tượng là các tàu bay, tàu thuỷ, các mục tiêu kinh tế, các công trình công cộng, nền an ninh trật tự xã hội, quyền sở hữu, quyền tài phán, quyền nhân thân của các chủ thể khác… Hoạt động khủng bố còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của một Chính phủ, hệ thống giao thông công cộng, hệ thống liên lạc hay cơ sở hạ tầng, làm mất ổn định nghiêm trọng hoặc huỷ hoại cơ cấu xã hội, kinh tế, thể chế và chính trị căn bản của một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế…

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển quy định các tội phạm về khủng bố trong Luật hình sự Việt Nam

Nhận thức được tính chất đặc biệt nguy hiểm của tội phạm khủng bố nên Nhà nước ta luôn có thái độ rất kiên quyết trong việc phát hiện, ngăn chặn và trừng trị loại tội phạm này. Vì vậy, tội khủng bố đã được quy định từ rất sớm trong pháp luật hình sự nước ta từ trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985.

1.2.1. Giai đoạn từ trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Sau khi thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945, tuy chưa hình thành thuật ngữ “khủng bố” nhưng việc trừng trị các hành vi như bắt cóc, giết người nhằm chống lại chính quyền nhân dân đã được quy định trong các sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa:

Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về trừng trị các loại Việt gian và phản động đã thể hiện tương đối đầy đủ các hành vi phạm các tội phản cách mạng (là tiền đề cho tội xâm

Ngày đăng: 08/11/2023