Quy Trình Rèn Luyện Kỹ Năng Thiết Kế Bài Giảng, Kỹ Năng Thực Hiện Bài Giảng Và Kỹ Năng Kiểm Tra, Đánh Giá Bài Giảng Cho Sinh Viên.

151


sâu, để có sự giúp đỡ cho quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên thuận lợi. Điều kiện đảm bảo đối với việc rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất có thể là dụng cụ học tập, tập luyện, sân bãi, phòng tập, thời tiết, ánh sáng...

Bước 4: Sinh viên thực hiện rèn luyện kỹ năng dạy học theo kế

hoạch đã được xây dựng. Giảng viên hướng dẫn và các sinh viên khác thảo luận, bổ sung, hoàn thiện cách thức thực hiện.

Sau khi có kế hoạch rèn luyện, cần thực hiện theo đúng kế hoạch.

Đây là bước quan trọng quyết định đến mức độ thuần thục kỹ năng dạy

học của sinh viên. Kỹ năng dạy học của sinh viên đạt được ở mức độ nào, tùy thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch rèn luyện của sinh viên. Hình thành và phát triển những kỹ năng dạy học nghề nghiệp, hoàn thiện

những kỹ

năng dạy học đã được trang bị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

là một quá trình khó khăn, đặc

biệt đối với sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, các em có năng lực về thể dục thể thao nhưng kiến thức về nghiệp vụ sư phạm hạn chế, vì thế đòi hỏi sinh viên phải kiên trì, có quyết tâm, ý chí, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong rèn luyện dưới sự hướng dẫn, giám sát của giảng viên hướng dẫn.

Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 20

Trong bước này, căn cứ

vào kế

hoạch đã xây dựng sinh viên phải

luyện tập dần, từ thực hiện chậm các thao tác, hành động dạy học riêng lẻ đến phối hợp chúng lại thành những kỹ năng dạy học hoàn chỉnh. Kỹ năng dạy học của sinh viên đạt được theo đúng mẫu đã quan sát được ở giờ dạy mẫu của giảng viên là trong từng kỹ năng dạy học các thao tác, hành động

được thực hiện một cách tự

nhiên, nhanh chóng, chính xác và có sự

phối

hợp nhịp nhàng giữa các thao tác, hành động.

Để rèn luyện kỹ năng dạy học theo kế hoạch đạt hiệu quả, trước

hết sinh viên cần soạn giáo án cho giờ năng dạy học cụ thể:

Các bước tiến hành soạn giáo án

dạy, qua đó để

rèn luyện các kỹ

152


Để việc soạn giáo án đảm bảo tính khoa học, có hiệu quả và tính

khả thi sinh viên cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu của giờ dạy, đây là việc làm hết sức quan

trọng bởi vì mục tiêu của giờ

dạy chính là kết quả

cần đạt được ở

học

sinh sau khi kết thúc giờ học, việc xác định mục tiêu phải theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện, phù hợp với trình độ hiện có của học sinh và các điều kiện đảm bảo. Các thành phần của mục tiêu bao gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Bước 2: Xác định kiến thức cơ bản và trọng tâm, trọng điểm của bài dạy. Cụ thể: Yếu lĩnh của kỹ thuật, các sai lầm thường mắc và cách sửa sai, lượng vận động phù hợp, hệ thống các bài tập cho học sinh tập luyện, các trạng huống có thể xảy ra và cách giải quyết, các chấn thương có thể gặp ở học sinh khi thực hiện kỹ thuật, cách bảo hiểm, giúp đỡ học sinh khi tham gia học tập, tập luyện....

Bước 3: Dự kiến phương pháp, phương tiện và các điều kiện cơ sở

vật chất cho bài dạy, căn cứ vào các yếu tố chủ yếu như: Mục tiêu học

tập; Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh; Các phương tiện dạy học; Năng lực, sở trường của sinh viên; Thời gian dành cho bài dạy và từng đơn vị nội dung bài dạy; Điều kiện thực tế.

Bước 4: Xây dựng cấu trúc logic bài giảng. Các thứ tự nội dung, đơn

vị kiến thức của bài được cấu trúc theo đặc điểm đối tượng, yêu cầu

nhiệm vụ môn học.

Bước 5: Thiết kế các hoạt động dạy của thầy và học của trò, phân phối các phần kiến thức với thời gian hợp lý.

Bước 6: Dự kiến một số tình huống sư phạm có thể xảy ra trong quá trình lên lớp và cách xử lý.

Để đáp ứng với thực tiễn dạy học môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông, đòi hỏi những kỹ năng dạy học của sinh viên phải được thuần thục.

153


Chính vì vậy, sau khi đã đạt được các kỹ năng dạy học theo đúng mẫu cần rèn luyện trong các tình huống khác nhau theo mức độ tăng dần. Lúc này việc rèn luyện được tiến hành thông qua thực tiễn giờ dạy sau khi sinh viên đã soạn giáo án hoàn chỉnh dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Đây là cách thức rèn luyện kỹ năng dạy học được sử dụng phổ biến, với cách này sinh viên

nhận được nhiều sự nghiệm cho giờ dạy.

trợ

giúp, đóng góp về

mặt kiến thức, kỹ

năng, kinh

Trong quá trình tập luyện giáo án, giảng viên hướng dẫn cần khuyến khích sự sáng tạo của sinh viên trong việc xây dựng nội dung bài dạy, vận

dụng phương pháp, hình thức tổ chức, và sáng tạo các phương tiện dạy

học, hướng dẫn, điều chỉnh, uốn nắn các động tác, thao tác để sinh viên

nắm bắt được các vấn đề mấu chốt, hoàn thiện được các kỹ năng dạy học cơ bản, tránh sự cứng nhắc, dập khuôn theo mẫu.

Kế hoạch rèn luyện kỹ năng dạy học chỉ có tính chất dự kiến, trong quá trình rèn luyện cần thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng, nhưng trong

thực tiễn cần linh hoạt, tùy thuộc vào kết quả rèn luyện trong từng giai

đoạn, từng kỹ năng dạy học mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 5: Sinh viên rút kinh nghiệm, tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh.

Nếu chưa thuần thục có thể chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục.

Đây là bước cuối cùng trong quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất thông qua các giờ tập dạy. Bước này nhằm đánh giá kết quả đạt được trong quá trình rèn luyện

kỹ năng dạy học cho sinh viên. Thông qua tự kiểm tra, đánh giá mà sinh

viên biết được mức độ đạt được so với mục đích đã xác định, thấy được

ưu điểm để phát huy, nhược điểm để khắc phục. Mục đích của tự kiểm

tra, đánh giá nhằm giúp sinh viên điều chỉnh quá trình rèn luyện kỹ năng


dạy học của bản thân hiệu quả hơn. Thực tế thường được diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Sinh viên tự nhận xét những ưu điểm, hạn chế của giờ dạy

so với giáo án đã chuẩn bị, rút kinh nghiệm và đánh giá các kỹ năng dạy

học của mình trước giảng viên hướng dẫn, đồng thời kết hợp với ý kiến nhận xét của sinh viên dự giờ, sinh viên tự điều chỉnh chính xác, tích cực.

Bước 2: Giảng viên hướng dẫn đối chiếu với tiêu chí đánh giá giờ

dạy, đặc biệt là đánh giá về kỹ năng dạy học, nhận xét, góp ý xây dựng,

các yếu tố cần phát huy và các hạn chế cần sửa chữa hoặc rèn luyện thêm cho sinh viên.

Bước 3: Giảng viên hướng dẫn kết luận, đánh giá, xếp loại kỹ năng dạy học của sinh viên cũng là xếp loại giờ dạy của sinh viên, ghi nhận sự trưởng thành về năng lực sư phạm của sinh viên.

Trên cơ

sở tự

kiểm tra, đánh giá, sinh viên đối chiếu kỹ

năng dạy

học của mình với yêu cầu, từ đó xác định nội dung cần rèn luyện, điều

chỉnh kế hoạch rèn luyện cho phù hợp.

Trên đây là các bước cơ bản của quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Sự phân chia các bước trong quy trình chỉ mang tính chất tương đối, các bước có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen vào nhau tạo thành thể thống nhất. Vì vậy, khi tiến hành quy trình không coi trọng hay xem nhẹ bất cứ bước nào. Tuy nhiên căn cứ vào trình độ hiện có của từng sinh viên có thể bỏ qua một số bước hoặc rèn luyện thêm để nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên.


Xác định và lựa chọn hệ

thống kỹ năng

Giảng viên hướng dẫn sinh viên các

kỹ năng dạy

ạy học

d (1)


Quy trình rèn luyện kỹ năng thiết kế, thực hiện và kiểm

học

(2)

Tự kiểm tra, (5

đánh giá kỹ )

năng dạy học

tra đánh giá bài giảng


(3

)

(4)


Sinh viên rèn luyện kỹ năng

dạy học theo kế hoạch

Sinh viên xây dựng kế

tập

hoạch luyện


Sơ đồ 4.1. Quy trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng, kỹ năng thực hiện bài giảng và kỹ năng kiểm tra, đánh giá bài giảng cho sinh viên.

4.3. Phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học

Cùng với quá trình tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất của các tổ chức trong nhà trường, thì rèn luyện kỹ năng dạy học thông qua con đường tự giác, tích cực và sáng tạo của bản thân từng sinh viên đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là biện pháp cơ bản có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, giúp mỗi sinh viên tự nhận thấy trình độ kỹ năng dạy học hiện có của mình.


Việc phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học phải trở thành nhu cầu, động lực bên trong của mỗi sinh viên, khơi dậy được tư duy độc lập, sáng tạo của sinh viên trong quá trình tự rèn luyện kỹ năng dạy học. Tạo ra động lực bên trong thúc đẩy sinh viên vượt qua khó khăn, gian khổ rèn luyện kỹ năng dạy học của bản thân. Giúp cho sinh viên phát huy vai trò

chủ

thể

năng động, linh hoạt trong quá trình rèn luyện kỹ

năng dạy học,

tránh dập khuôn, máy móc. Biện pháp này góp phần quan trọng khắc phục những hạn chế thực trạng nhận thức của một bộ phận sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, nhất là những sinh viên là vận động viên, thường không chú trọng rèn luyện tay nghề sư phạm, đồng thời thúc đẩy quá trình tự rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên.

Trước yêu cầu của giáo dục thể

chất

ở các nhà trường phổ

thông

hiện nay và thực hiện có hiệu quả Đề án 641 về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011­ 2030 [73], đặt ra việc tự rèn luyện kỹ năng dạy học của mỗi sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

phải trở thành nhu cầu bên trong của bản thân mỗi sinh viên. Muốn vậy

phải nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò, trách nhiệm của mình,

giáo dục xây dựng động cơ trách nhiệm, ý chí quyết tâm tự rèn luyện của mỗi sinh viên, đồng thời tạo mọi cơ hội, điều kiện thuận lợi cho sinh

viên trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học. Ngoài ra các trường sư

phạm đào tạo chuyên ngành giáo dục thể chất cần có quy định, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với các sinh viên xuất sắc, hoặc có nhiều tiến bộ trong quá trình rèn luyện tay nghề sư phạm, đặc biệt là kỹ năng dạy học, để động viên, khích lệ các sinh viên tích cực hơn nữa trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học.

Các bộ môn chuyên sâu và giảng viên hướng dẫn cần thường xuyên định hướng việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp tự rèn luyện

157


cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, đặc biệt là về nội dung của từng kỹ năng dạy học trong hệ thống kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên phát triển ổn định và bền vững, đáp ứng yêu cầu, đặc

điểm lao động sư

phạm của giáo viên giáo dục thể

chất

ở trường phổ

thông. Ngoài ra, cần định hướng cho sinh viên vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp tự rèn luyện kỹ năng dạy học phù hợp với năng lực, sở trường của từng sinh viên. Trước hết cần giúp sinh viên cập nhật những thông tin, yêu cầu mới về lĩnh vực giáo dục thể chất, giáo viên giáo dục thể chất, chú trọng tới hình thức rèn luyện thông qua tập giảng theo giáo án đã xây dựng. Đây là con đường cơ bản, chủ yếu để rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên vì qua tập giảng sinh viên có cơ hội và điều kiện để củng

cố kiến thức chuyên môn, các kỹ năng dạy học của sinh viên được thể

hiện đầy đủ và trọn vẹn. Việc tham gia các giải thi đấu nghiệp vụ sư

phạm, đây cũng là điều kiện thuận lợi để

các kỹ

năng dạy học của sinh

viên được củng cố và hoàn thiện, qua đó nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm,bản lĩnh nghề nghiệp...

Muốn kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cần phải có sự nhận thức đúng đắn của tất cả các lực lượng trong trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất về vị trí, vai trò của kỹ năng dạy học đối với lao động nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp, bởi vẫn còn một bộ phận giảng viên chưa chú trọng việc rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Đặc biệt là giảng viên ở

các bộ môn chuyên sâu, những người thường xuyên tiếp xúc và nắm bắt

được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên.

Đối với nhà trường cần xây dựng được những quy định phù hợp với đối tượng đào tạo, mục tiêu đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên

đại học sư

phạm ngành giáo dục thể

chất phát huy tối đa năng lực, khả

năng sáng tạo của sinh viên. Muốn vậy, các nhà trường cần thay đổi,

158


chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động, cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện sân bãi… phục vụ cho quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên. Tạo động lực, niềm vui, sự phấn chấn của sinh viên trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học, đối

với lĩnh vực giáo dục thể

chất thì yếu tố

này có vai trò và chi phối rất

nhiều tới quá trình đào tạo nói chung và rèn luyện tay nghề nói riêng của sinh viên.

Đối với bộ môn chuyên sâu và giảng viên hướng dẫn, lực lượng trực tiếp hỗ trợ tạo điều kiện kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học. Trước hết giảng viên

ở các bộ môn chuyên sâu cần đánh giá phân loại chính xác sinh viên lớp

mình phụ trách. Trong đánh giá cần thấy được đầy đủ các ưu điểm và hạn chế, cũng như mặt mạnh yếu của từng sinh viên, để khích lệ, động viên, xây dựng nội dung rèn luyện kỹ năng dạy học (Các bài tập để tập luyện, trên cơ sở đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo của môn chuyên sâu) phù hợp với sở trường, năng lực của từng sinh viên, có như vậy mới kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

Quản lý chặt chẽ kế hoạch tự rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên. Giảng viên tổ chức cho sinh viên xây dựng kế hoạch tự rèn luyện

phù hợp, khoa học, khả thi. Kết hợp thường xuyên theo dõi, kiểm tra,

đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên sinh viên thực hiện tốt

kế hoạch đã đề ra. Qua đó, kịp thời khen thưởng động viên những sinh

viên tiến bộ, uốn nắn, sửa chữa, nhắc nhở khéo léo những sinh viên chưa hoàn thành kế hoạch đã xây dựng.

Để thực hiện biện pháp này, sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần nhận thức được, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học, vừa là yêu cầu, vừa là trách

nhiệm của mỗi sinh viên khi còn học tập tại trường sư

phạm. Để

thực

hiện được điều đó sinh viên cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023