Xây Dựng Và Thực Hiện Quy Trình Rèn Luyện Kỹ Năng Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất

143


Các bộ môn chuyên sâu nắm chắc đặc thù của chuyên ngành, trình

độ, khả

năng sư

phạm của đội ngũ giảng viên, đặc điểm sinh viên khối

chuyên sâu, kết hợp cùng phòng ban chức năng, thường xuyên tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, các giải đấu nghiệp vụ sư phạm giữa khối chuyên sâu và trong toàn trường giúp sinh viên có điều kiện được rèn luyện tay nghề. Qua đó, giúp sinh viên có nhận thức đúng về kỹ năng

dạy học, tập trung rèn luyện các kỹ

năng dạy học cơ

bản, phù hợp với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

chuyên ngành đào tạo và sinh viên tích cực, tự

giác, chủ

Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 19

động trong hoạt

động học tập, tập luyện, để mở rộng, đào sâu kiến thức; không ngừng tìm tòi, rút kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng dạy học của mình.

4.2. Xây dựng và thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

Quy trình là trình tự phải tuân thủ để tiến hành một công việc nào đó. Khi xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, cần quán triệt một số nguyên tắc nhất định.

Phải đảm bảo tính khoa học và hệ thống: Kỹ năng dạy học chỉ có

thể được hoàn thiện và chuyển hóa thành năng lực dạy học nếu như được hình thành trên cơ sở của việc trang bị các tri thức lý thuyết cần thiết. Vì vậy, quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất phải phù hợp với lôgic của các môn học lý thuyết

của chương trình đào tạo. Để

rèn luyện mỗi kỹ

năng dạy học sinh viên

phải có đủ một số kiến thức tiên quyết.

Ngoài ra, quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất phải phù hợp với đặc điểm của quá trình hình thành kỹ năng dạy học môn học nói chung và phù hợp với đặc thù của

môn giáo dục thể

chất

ở nhà trường phổ

thông. Tính hệ

thống của quy

trình được quy định bởi sự phù hợp này.

144


Phải đảm bảo tính cụ thể và tính cơ động: Để sinh viên có thể chủ động rèn luyện các kỹ năng dạy học theo lịch trình cá nhân hoặc nhóm, quy trình phải được xây dựng thành các giai đoạn (Các bước) hoạt động độc lập, có sự hướng dẫn cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện và tiêu chí đánh giá kết quả của giảng viên hướng dẫn.

Phải đảm bảo tính thực tế và hiệu quả: Trong điều kiện tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể

chất, phải có sự phối hợp chặt chẽ, lôgic giữa các hình thức rèn luyện:

Thực hành trong giờ học môn chuyên sâu, thực hành thông qua hoạt động nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, thực tập sư phạm. Các nội dung và cách tổ chức hoạt động rèn luyện trong các hình thức trên phải thống nhất với nhau, hỗ trợ nhau, không trùng lặp hoặc mâu thuẫn với nhau.

Kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể

chất có thể được hình thành, phát triển và hoàn thiện bằng nhiều con

đường khác nhau, nhưng con đường quan trọng nhất là phải được rèn luyện theo một quy trình khoa học, tuân thủ theo lôgic các bước từ giáo dục nâng cao nhận thức đến tổ chức rèn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện. Biện pháp này hướng vào khắc phục thực trạng tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Cụ thể quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định và lựa chọn hệ luyện.

thống kỹ

năng dạy học cần rèn

Trong quá trình giảng dạy môn giáo dục thể

chất

ở trường phổ

thông, có nhiều kỹ năng dạy học cụ thể cần sử dụng, để mang lại kết quả cho giờ học. Vì vậy, phải xác định và lựa chọn những kỹ năng dạy học cơ

145


bản, chính yếu để ưu tiên trong quá trình rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.

Đây là bước đầu tiên trong quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất về kỹ năng dạy học. Việc xác định và lựa chọn hệ thống kỹ năng dạy học phù hợp để rèn luyện là cơ sở để hình thành và phát triển kỹ năng dạy học cho sinh viên. Sinh viên càng nắm vững hệ thống kỹ năng dạy học, việc rèn

luyện kỹ

năng dạy học càng nhanh chóng thuần thục, đỡ

tốn công sức và

tránh sai sót.

Mỗi hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học đều có những kỹ năng dạy học riêng, cụ thể. Tuy các hoạt động có thể khác nhau, nhưng chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, bởi cùng giải quyết một mục đích chung, chính vì vậy hệ thống kỹ năng dạy học của giáo viên giáo dục thể chất rất đa dạng, phức tạp luôn có sự đan xen các kỹ năng dạy học trong mọi hoạt động. Có những kỹ năng dạy học riêng cho một hoạt động nào đó của giáo viên, nhưng cũng có những kỹ năng dạy học chung cho mọi hoạt động của giáo viên. Cùng một kỹ năng dạy học nhưng ở những tình huống dạy học khác nhau, sử dụng khác nhau, chẳng hạn cùng là kỹ năng dạy học sử dụng các hình thức tập luyện, đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải tập luyện trong phương pháp tập luyện, khác với phương pháp trò chơi và thi đấu. Với sự đa dạng và phức tạp như vậy nên việc xác định và

lựa chọn hệ thiết.

thống kỹ

năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên là cần

Để sinh viên nắm vững hệ thống kỹ năng dạy học cụ thể cần rèn

luyện trong quá trình học tập ở trường sư phạm, trong bước này cần xây dựng được hệ thống kỹ năng dạy học cơ bản với những nội dung cụ thể. Sau khi xây dựng được hệ thống kỹ năng dạy học cơ bản phù hợp với đặc

thù nghề

nghiệp của giáo viên giáo dục thể

chất, phải tổ

chức cho sinh

146


viên nghiên cứu, lĩnh hội chuyển thành yêu cầu tự rèn luyện của bản thân, thông qua các giờ học môn nghiệp vụ sư phạm, giờ học môn chuyên sâu, thông qua các giải thi đấu nghiệp vụ sư phạm, thông qua hội thảo khoa học trong sinh viên, thông qua tập giảng giáo án các môn chuyên sâu, thông qua kiến tập, thực tập sư phạm… Nắm vững hệ thống kỹ năng dạy học cần rèn luyện là nắm được số lượng kỹ năng dạy học của giáo viên, nội dung của từng kỹ năng dạy học và có khả năng vận dụng kỹ năng dạy học đó

vào thực tiễn dạy học. Bên cạnh việc tổ

chức của nhà trường, bộ

môn

chuyên sâu rất cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên

trong quá trình học tập, rèn luyện, liên hệ

với giờ

học của giảng viên

chuyên sâu, giờ học giáo dục thể chất ở trường phổ thông để hiểu đầy đủ, trọn vẹn hơn về các kỹ năng dạy học.

Bước 2: Giảng viên hướng dẫn các thao tác cụ

thể

cấu thành kỹ

năng dạy học theo một lôgic chặt chẽ. Đây là cơ sở cho việc sinh viên tự đánh giá mức độ hoàn thiện kỹ năng dạy học của bản thân.

Để việc rèn luyện của sinh viên được thuận lợi cần tổ chức cho sinh viên quan sát trực tiếp các kỹ năng dạy học trong giờ dạy của giảng viên chuyên sâu, trong từng tình huống dạy học cụ thể. Nếu ở bước 1 mới chỉ dừng lại ở việc bước đầu giúp sinh viên nắm được lý thuyết về kỹ năng dạy học, thì bước 2 là sự cụ thể hóa các kỹ năng dạy học mà sinh viên đã làm quen ở bước 1. Bước này giúp cho sinh viên đỡ lúng túng, tránh được

sai sót trong rèn luyện và có thể tự năng dạy học đã có.

đối chiếu, đánh giá chính xác các kỹ

Quan sát mẫu những kỹ năng dạy học được tổ chức rất linh hoạt,

nhà trường hoặc bộ môn chuyên sâu có thể tổ chức những giờ dạy mẫu do giảng viên có trình độ và kinh nghiệm tiến hành cho sinh viên dự giờ, hoặc

có thể là những sinh viên tiêu biểu và rút kinh nghiệm, đây là hoạt động

quan trọng nhằm giúp cho sinh viên có giờ dạy đạt hiệu quả cao. Bước này

147


đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu từ phía nhà trường, bộ môn chuyên sâu và đặc biệt là sinh viên. Để có thể tổ chức cho sinh viên quan sát giờ dạy mẫu qua đó để nhận thức sâu hơn về hệ thống các kỹ năng dạy học cần được trang bị, việc đầu tiên cần phải lựa chọn những giảng viên giỏi,

có kiến thức, có uy tín nghề nghiệp, có kinh nghiệm giảng dạy, đã từng

tham gia thi đấu nhiều và đạt những giải cao. Trước khi tiến hành giờ dạy mẫu cần tổ chức bồi dưỡng, thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức giờ học, cơ sở vật chất và đặc biệt là các kỹ năng dạy học sẽ sử dụng trong giờ dạy mẫu cho toàn thể giảng viên trong bộ môn chuyên sâu. Có kế hoạch bảo đảm và thống nhất với các lực lượng trong quá trình tổ chức thực hiện.

Về phía sinh viên để việc dự giờ dạy mẫu của giảng viên có hiệu quả cần phải nỗ lực, cố gắng và có kế hoạch quan sát cụ thể:

Trước khi chuẩn bị

dự giờ

phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ

bài dạy,

chuẩn bị tâm thế, định hướng hoạt động dự giờ, xác định rõ mục tiêu, trọng

tâm quan sát, thời gian, kế

hoạch dự

giờ. Khi

tiến hành dự

giờ

phải ghi

chép đầy đủ toàn bộ diễn tiến của giờ dạy.

Kết thúc dự giờ cần nhận xét giờ dạy, đánh giá rút kinh nghiệm. Có thể tiến hành theo 2 cách:

Cách 1: Sinh viên nghe và ghi chép ý kiến của giảng viên tự nhận xét giờ dạy của mình, những điểm đạt được và hạn chế; Ngay sau khi kết thúc buổi rút kinh nghiệm giảng viên trao đổi với sinh viên trên cơ sở tư liệu đã quan sát, ghi chép được; Tổng kết các ý kiến, rút ra các kinh nghiệm cho sinh viên khi dạy trên lớp, các kỹ năng dạy học cần chú ý khi thực hiện.

Cách 2: Sau khi dự giờ dạy mẫu, giảng viên tổ chức rút kinh nghiệm với các sinh viên bằng cách: Để sinh viên tự đưa ra các nhận xét về giờ dạy trên cơ sở các tư liệu đã quan sát được, sau đó giảng viên trao đổi, kết luận và thống nhất các nội dung trên.

148


Bản thân sinh viên khi quan sát giờ dạy mẫu cần chú ý khi giảng viên làm mẫu, sự thuần thục của các kỹ năng dạy học. Về phía giảng viên cần xây dựng một bảng quy trình các kỹ năng dạy học sẽ thực hiện trong khi lên lớp với sự định hướng, phân tích các kỹ năng dạy học cụ thể. Đặc biệt là kỹ năng dạy học mang tính chuyên biệt của giáo viên giáo dục thể chất.

Trên cơ

sở quan sát giờ

dạy mẫu, sinh viên cần có kết luận về

những kỹ năng dạy học cần phải bổ sung để tiếp tục rèn luyện thêm cho mình.

Bước 3: Sinh viên tự giác, chủ động xây dựng kế hoạch rèn luyện theo mẫu và hoàn thành các thao tác rèn luyện kỹ năng dạy học theo kết quả đã quan sát được ở những giờ dạy mẫu, giảng viên đóng vai trò là người giúp đỡ.

Sự thuần thục trong kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất không phải là việc làm tùy tiện, theo ý chủ quan của sinh viên. Rèn luyện kỹ năng dạy học là việc làm có mục đích, có ý thức và kế hoạch rõ ràng, cụ thể của sinh viên. Để rèn luyện thuần thục các kỹ năng dạy học, sinh viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể. Kế hoạch thực hiện chính là chương trình hành động, định hướng cho sinh viên trong quá trình rèn luyện, đồng thời là cơ sở để sinh viên tự kiểm tra kết quả rèn luyện kỹ năng dạy học của mình.

Kế hoạch rèn luyện được sinh viên xây dựng dựa trên sự so sánh, đối

chiếu giữa các kỹ

năng dạy học được trang bị

về mặt lý thuyết với hệ

thống kỹ năng dạy học có được qua quan sát. Sau khi nắm vững và quan sát các kỹ năng dạy học mẫu, sinh viên cần xây dựng kế hoạch rèn luyện. Bao gồm:

Mục đích rèn luyện: Thông qua rèn luyện giúp cho sinh viên có được những kỹ năng dạy học và ở mức độ nào. Mục đích cần phải đảm bảo tính

149


cấp thiết và khả thi. Tập trung vào những kỹ năng dạy học nào quan trọng, sinh viên còn thiếu, yếu để rèn luyện và có thể thực hiện được.

Nội dung rèn luyện: Là các kỹ năng dạy học mà sinh viên cần phải rèn luyện. Nội dung cần thể hiện được hệ thống các kỹ năng dạy học cần rèn luyện để hoàn thiện, trong mỗi kỹ năng dạy học bao gồm các thao tác, hành động cụ thể gì. Các kỹ năng dạy học đó được sử dụng trong các tình huống như thế nào của giờ dạy cụ thể.

Thời gian rèn luyện: Là khoảng thời gian sinh viên xác định sẽ hoàn thành mục đích rèn luyện đã xác định. Việc xác định thời gian cần căn cứ

vào độ

khó của các kỹ năng dạy học, khả

năng của sinh viên và chương

trình, kế hoạch của nhà trường, của bộ môn chuyên sâu và của môn học. Theo thực tế thì kế hoạch rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên được tiến hành trong suốt thời gian học tập, rèn luyện ở nhà trường và được chia ra các thời gian cụ thể với mục đích cần rèn luyện. Kế hoạch rèn luyện kỹ năng dạy học cụ thể phù hợp với chuyên ngành đào tạo thường được bắt

đầu từ

học kỳ

3 của quá trình đào tạo, khi sinh viên đã phân ra các khối

chuyên sâu, nội dung rèn luyện tăng dần mức độ khó, cho đến học kỳ 7,

sinh viên tham gia kiến tập sư phạm và học kỳ 8 là thực tập sư phạm theo quy định chung.

Tổ chức rèn luyện: Sinh viên cần xác định rõ rèn luyện được tổ chức như thế nào, thông qua những con đường nào để chủ động trong quá trình

rèn luyện kỹ

năng dạy học. Tổ

chức rèn luyện kỹ

năng dạy học có thể

thông qua nhiều con đường với các cách thức khác nhau: sinh viên tiến hành tự tập luyện, kết hợp với các sinh viên khác để luyện tập. Sinh viên cần

phối hợp tất cả các con đường và cách thức trong quá trình rèn luyện,

nhưng con đường quan trọng nhất là thông qua thực tiễn sinh viên tiến hành tập dạy. Vì tập dạy là bước quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng dạy học. Sinh viên có thể tập dạy theo các cách sau:

150


Cách 1: Sinh viên tự tập dạy, sau khi đã soạn giáo án hoàn thiện. Quá trình tập dạy chia làm hai bước:

Bước 1. Tập cơ bản, làm chậm các thao tác, động tác tới khi đạt yêu cầu mới chuyển sang nội dung tiếp theo, các thao tác như: Tập phân tích, giảng giải, làm mẫu, dùng tranh ảnh minh họa... trong giảng dạy kỹ thuật động tác.

Bước 2. Luyện tập nâng cao, kết hợp các thao tác, động tác, với việc sử dụng ngôn ngữ để phân tích giảng giải các kỹ thuật, yếu lĩnh kỹ thuật cũng như các sai lầm thường mắc và cách sửa sai... các phần nội dung của bài dạy. Trong quá trình thực hiện bước 2, sinh viên cần chú ý kết hợp các thao tác đã luyện tập, vận dụng mềm dẻo, linh hoạt các phương pháp dạy học, cách xử lý tình huống tạo sự thống nhất, khoa học của bài giảng.

Quá trình sinh viên tự

tập giảng theo các bước 1 và 2 có thể

thực

hiện nhiều lần tới khi nhuần nhuyễn. Sau buổi tập dạy sinh viên tự mình rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh bài dạy cho hoàn thiện hơn.

Cách 2: Sinh viên tập dạy trước giảng viên hướng dẫn và các sinh viên khác. Sinh viên tập dạy theo thứ tự nội dung bài học đã được xây dựng trong giáo án.

Thực tiễn rèn luyện cho thấy, một bài dạy được sinh viên soạn và tập dạy nhiều lần, chỉnh sửa, góp ý thường xuyên mới đảm bảo kết quả cho quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học.

Tuy nhiên dù tổ chức luyện tập như thế nào vẫn cần sự tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, sự tâm huyết với nghề sư phạm, luôn trăn trở để tự hoàn thiện mình của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.

Điều kiện đảm bảo: Trong kế hoạch cần xác định rõ các điều kiện đảm bảo cho sự rèn luyện các kỹ năng dạy học, đặc biệt là các kỹ năng dạy học đặc thù của giáo viên giáo dục thể chất. Rèn luyện kỹ năng dạy

học là nhiệm vụ của từng sinh viên, nhưng trong quá trình đó cần có sự

phối hợp với các sinh viên khác, với giảng viên hướng dẫn, bộ môn chuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023