Kiểm Chứng Ý Nghĩa Về Sự Sai Khác Mức Độ Đạt Được Kn Sử Dụng Thông Tin Phản Hồi Qua Mỗi Lần Kiểm Tra

Kết quả phân tích SPSS T-test theo cặp với giả thiết H0: Không có sự khác biệt về mức độ đạt được của KNB giữa các lần kiểm tra và giả thuyết H1: có sự khác biệt giữa các lần kiểm tra KND (mức ý nghĩa α < 0.05) thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3.10. Kiểm chứng ý nghĩa về sự sai khác mức độ đạt được KN sử dụng thông tin phản hồi qua mỗi lần kiểm tra


Sự khác biệt giữa các cặp

t

df

Sig. (2-

tailed)

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Sai số chuẩn

Khoảng tin cậy

95%

Thấp

hơn

Cao hơn

KT2 - KT1

0,941

0,463

0,046

0,85

1,032

20,532

101

0,000

KT3 - KT2

0,618

0,661

0,065

0,488

0,747

9,441

101

0,000

KT4- KT3

0,225

0,612

0,061

0,105

0,346

3,722

101

0,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học sinh học ở trường phổ thông - 16

Kết quả bảng 3.10 cho thấy, sự sai khác trung bình về mức độ đạt được KND của SV qua các lần KT lần lượt là 0,941; 0,618 và 0,225 với giá trị p (Sig.(2-tailed)) đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ và giả thuyết H1 được chấp nhận. Sự gia tăng mức độ KN sử dụng TTPH của SV qua các lần kiểm tra là do các tác động thực nghiệm chứ không phải là ngẫu nhiên.

3.3.2. Mức độ phát triển kĩ năng đánh giá quá trình của sinh viên

Mức độ đạt được KN ĐGQT của SV được xác định dựa trên sự đóng góp của các KN thành phần (mục 2.1.3). Sau mỗi lần kiểm tra, dựa trên mức độ đạt được của từng KN thành phần và mức độ đóng góp của từng KN để xác định KN ĐGQT của SV bằng phần mềm excel. Kết quả tổng hợp thể hiện trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp kết quả qua các lần kiểm tra KN ĐGQT



Lần kiểm tra


Số SV

Mức độ đạt được của KN ĐGQT

Không biểu

hiện

MĐ1

MĐ2

MĐ3

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ

lệ %

(lần 1)

102

36

35%

65

64%

1

1%

0

0%

Trong TN

(lần 2)

102

2

2%

67

66%

33

32%

0

0%

Trong TN

(lần 3)

102

0

0%

37

36%

60

59%

5

5%

Sau TN

(lần 4)

102

0

0%

21

21%

74

73%

7

7%

Trước TN


80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

Không biểu hiện

MĐ1 MĐ2

MĐ3

10%

0%

KT1

KT2

KT3

KT4

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện mức độ KN ĐGQT của SV qua mỗi lần kiểm tra

Kết quả tổng hợp mức độ đạt được KN ĐGQT của SV cho thấy sự gia tăng số lượng SV đạt mức độ 2 và mức độ 3, trong tỉ lệ SV đạt mức độ 1 hoặc Không biểu hiện giảm dần qua các lần kiểm tra. Cụ thể là, trong lần kiểm tra trước thực nghiệm, có 35% HS không có biểu hiện KN ĐGQT sau đó giảm nhanh xuống còn 2% trong lần KT2 và 0% ở những lần tiếp theo. Ở lần KT1, số lượng SV có KN ĐGQT mức độ 1 đạt 64% ở lần KT1 và 66% ở lần KT2 trước khi giảm còn 21% ở lần KT4. Ngược lại, tỉ lệ SV đạt mức độ 2 tăng nhanh qua các lần kiểm tra, từ 32% (KT2) đến 59% (KT3) và 74% (KT4). Trong lần tác động đầu tiên của quá trình thực nghiệm, không có SV nào đạt mức độ 3 và tỉ lệ SV đạt mức độ này tăng rất ít từ 5% ở lần KT3 lên 7% ở lần KT4. Để đạt được mức 3 KN ĐGQT theo đường phát triển kĩ năng (hình 2.2) đòi hỏi ngoại trừ KND có thể đạt mức 2 hoặc mức 3, SV phải đạt các KN còn lại ở mức 3, do vậy, rất khó để SV trong thời gian thực nghiệm ngắn có thể cải thiện đồng thời tất cả các KN ĐGQT thành phần.

Để kiểm chứng cho việc gia tăng mức độ KN ĐGQT của SV qua các lần KT là có ý nghĩa thống kê, chúng tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T-test mức ý nghĩa α

< 0.05. Trong đó, giả thiết H0 là không có sự khác biệt về mức độ đạt đượcN ĐGQT của SV và giả thiết H1 là có sự khác biệt về mức độ đạt được KN ĐGQT của SV. Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS được thể hiện qua bảng 3.12.

Bảng 3.12. Kiểm chứng ý nghĩa về sự sai khác mức độ đạt được KN ĐGQT



Sự khác biệt giữa các cặp

t

Df

Sig. (2-

tailed)

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Sai số chuẩn

Khoảng tin cậy

95%

Thấp

hơn

Cao

hơn

KT2 - KT1

0,647

0,574

0,057

0,534

0,76

11,382

101

0,000

KT3 - KT2

0,382

0,564

0,056

0,272

0,493

6,851

101

0,000

KT4- KT3

0,176

0,534

0,053

0,072

0,281

3,336

101

0,001

Kết quả cho thấy, sự sai khác trung bình về mức độ đạt được KN ĐGQT của SV qua các lần KT lần lượt là 0,647; 0,382 và 0,176 với giá trị p (Sig.(2-tailed)) đều nhỏ hơn 0,05. Do đó, giả thuyết H0 bị bác bỏ và giả thuyết H1 được chấp nhận. Như vậy, có thể khẳng định rằng, sự khác biệt về mức độ đạt được KN ĐGQT của SV qua các lần kiểm tra là do các yếu tố trong quá trình thực nghiệm chứ không phải là ngẫu nhiên.

3.3.3. Mức độ phát triển kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học Sinh học của nhóm sinh viên điển hình

Để xác định sự tác động của qui trình rèn luyện lên các nhóm đối tượng SV khác nhau, chúng tôi đã phân tích mức độ phát triển các KN ĐGQT thành phần của 06 SV. Các SV được lựa chọn thuộc ba nhóm có trình độ khác nhau (dựa trên kết quả của học phần Lí luận dạy học Sinh học). Trong đó, nhóm 1 (SV29, SV12) có kết quả trung bình ở mức dưới 6.5; nhóm 2 (SV22, SV45) có kết quả trung bình từ 7-8; nhóm 3 (SV38, SV49) có kết quả trung bình trên 8.5. Kết quả mức độ đạt được các KN ĐGQT thành phần qua các lần kiểm tra của nhóm SV được thể hiện trong bảng 3.13.

Nhìn chung, các SV thuộc 03 nhóm đối tượng đều có sự gia tăng về mức độ đạt được các KN ĐGQT thành phần qua các lần kiểm tra. Tuy nhiên, sự gia tăng đó không đồng đều giữa các KN thành phần và giữa các nhóm SV khác nhau.

SV của nhóm 3 luôn có mức xuất phát điểm cao, một số KN SV đã được tiếp cận từ những học phần trước có thể đạt ở mức 2 (KNA), do đó mặc dù có sự gia tăng về KN tuy nhiên so với SV nhóm 2 thì biên độ tăng không cao. Tuy nhiên tính ổn định của KN thành phần qua các lần KT ở 02 SV nhóm 3 cao hơn hai nhóm còn lại. Chẳng hạn, SV22 và SV29 đều đạt mức độ 3 của KNB ở lần KT3, tuy nhiên trong lần KT4, kết quả chỉ đạt ở mức độ 2 khi đề sau thực nghiệm đòi hỏi SV phải lựa chọn và thiết kế những công cụ khác so với các lần trước.

Bảng 3.13. Bảng tổng hợp kết quả qua các lần kiểm tra KN ĐGQT của các nhóm SV điển hình

Mã SV

SV29

SV12

SV22

SV45

SV38

SV49


Mức độ đạt được kĩ năng


KNA

KT1

1

1

1

1

2

2

KT2

2

2

2

1

3

3

KT3

3

2

2

3

3

3

KT4

3

3

2

3

3

3


KNB

KT1

1

0

1

1

1

1

KT2

2

1

2

1

2

2

KT3

2

2

3

2

3

3

KT4

2

2

2

3

3

3


KNC

KT1

0

0

1

0

1

1

KT2

1

1

1

1

2

2

KT3

1

1

2

2

3

3

KT4

2

1

2

2

3

3


KND

KT1

0

0

1

0

1

1

KT2

1

1

1

2

2

2

KT3

1

2

2

2

3

2

KT4

2

1

2

3

3

3

Khi so sánh mức độ phát triển đối với từng KN ĐGQT thành phần có thể thấy rằng, các SV đều có xuất phát điểm tốt hơn đối với nhóm KN lập kế hoạch (KNA và KNB) khi đa phần đạt mức 1 ở bài kiểm tra trước thực nghiệm. Điều này có thể được lý giải vì SV đã tiếp cận với cách xây dựng mục tiêu học tập ở học phần Lí luận dạy học Sinh học. Mặt khác, SV cũng đã học về phương pháp, công cụ đánh giá từ trước thực nghiệm nên có thể xác định được phương pháp thu thập và đề xuất công cụ phù hợp. Tuy nhiên, KNA có mức độ gia tăng nhanh hơn so với KNB khi các SV nhóm 3 đạt được mức Thành thạo ngay lần KT2 và 5 SV thuộc các nhóm đạt mức cao nhất ở lần kiểm tra cuối cùng. Trong khi đó, sự gia tăng mức độ của KNB chậm hơn và kém ổn định hơn. SV nhóm 3 (SV38 và SV49) đạt được mức độ 3 của KNB ở lần thứ 3, trong khi SV hai nhóm còn lại đa phần chỉ đạt mức 2 các lần kiểm tra cuối cùng.

Đối với nhóm KN thực hiện ĐGQT, mức độ phát triển KN thấp hơn và không đồng đều giữa các nhóm SV. SV ở nhóm 3 đều có xuất phát điểm ở mức Sơ khởi đạt được mức Thành thạo ở lần KT3. Sự phát triển KNC và KND cũng thể hiện ở các SV nhóm 2 khi đạt mức Có kĩ năng ở lần KT4. Trong khi đó, SV thuộc nhóm 1 chỉ đạt mức 1 hoặc mức 2 ở lần KT4 cho các KN thành phần này. Nhóm KN thực hiện ĐGQT là các KN khó, phức tạp, đòi hỏi SV phải có nhận thức về tổ chức dạy học trong thực tế cũng như các kĩ năng dạy học khác, do đó sự gia tăng mức độ của nhóm KN này thường thể hiện rõ hơn ở SV nhóm 2 và nhóm 3 mà ít gia tăng ở nhóm 1.

Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn 06 SV tham gia thực nghiệm để tìm hiểu sự thay đổi về nhận thức và kĩ năng ĐGQT sau quá trình thực nghiệm. Các câu hỏi phỏng vấn bao gồm:

- Theo em, việc thực hiện ĐGQT có ý nghĩa như thế nào trong QTDH Sinh học ở trường phổ thông?

- Bản thân em có sự thay đổi như thế nào về các KN ĐGQT sau quá trình rèn

luyện?

- Trong quá trình rèn luyện KN ĐGQT, bản thân em gặp những vấn đề khó

khăn nào?

- Em có những dự tính sẽ tự rèn luyện thêm về KN ĐGQT không? Xin hãy chia sẻ những dự định đó một cách cụ thể.

Kết quả cho thấy, tất cả SV đều đồng ý rằng ĐGQT có ý nghĩa quan trọng trong QTDH nói chung và môn Sinh học nói riêng, đặc biệt nhất mạnh đến tính cải

thiện chất lượng dạy học của cả GV và HS. SV49 cho rằng: “Thực hiện ĐGQT giúp GV biết được QTDH có đạt được mục tiêu dạy học mong muốn hay không, và quan trọng là GV sẽ biết được bản thân cần điều chỉnh việc dạy phù hợp, và HS cần điều chỉnh việc học như thế nào để học tốt hơn”.

SV cũng nhận định rằng, bản thân cũng có sự thay đổi khi biết cách thực hiện ĐGQT trong dạy học, và đều dự định sẽ ứng dụng vào thực tiễn dạy học trong tương lai, đặc biệt là đối với các KNA, KNB. Tuy nhiên, SV cũng cho rằng, bản thân vẫn còn chưa hoàn toàn hiểu rõ và thực hiện thành thạo một số KN ĐGQT liên quan đến thu nhận, xử lý và sử dụng TTPH như KNC, KND. Trong đó, SV22, SV38 và SV49 đều cảm thấy e ngại khi thực hiện các kĩ năng này trong thực tế vì thấy rằng những TTPH trong thực tiễn dạy học đa dạng và việc diễn giải ý nghĩa cũng như sử dụng TTPH sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân về dạy học cũng như phải hiểu rõ đối tượng HS của mình.

Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải trong quá trình rèn luyện, SV đều thống nhất khó khăn lớn nhất là khi phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, bài tập trong khi thời gian rèn luyện ngắn và SV còn thực hiện nhiều bài tập của các học phần khác. Đặc biệt đối với SV khóa 2016 trường ĐHSP Đà Nẵng, quá trình rèn luyện diễn ra trong thời gian SV tham gia thực tập vệ tinh ở trường phổ thông nên áp lực càng lớn. Đối với một số SV, ĐGQT dường như rất khó hiểu và khác rất nhiều so với kinh nghiệm của SV trong quá trình học tập ở phổ thông, do đó, đôi khi SV cảm thấy không rõ đối với một số KN ĐGQT thành phần như KNC, KND. SV49 cho rằng, việc rèn luyện các KN thực hiện ĐGQT qua các bài tập rèn luyện hoặc tự rèn luyện trên lớp giả định giữa SV với SV cũng là hạn chế, vì những TTPH trên đối tượng HS trong các tiết học thực tế cũng khác.

Các SV tham gia phỏng vấn đều cho rằng bản thân sẽ có ý thức và sẵn sàng tâm thế để tự rèn luyện cũng như thực hiện ĐGQT trong tương lai. Khi được hỏi về dự định những việc sẽ làm để tự rèn luyện, SV dự định sẽ quan sát và suy nghĩ về cách áp dụng ĐGQT khi dự giờ dạy học ở phổ thông. Cụ thể, SV29, SV38 và SV49 cho biết sẽ thực hiện một vài hoạt động ĐGQT khi thực tập giảng dạy ở trường phổ thông như tổ chức chia sẻ mục tiêu, tiêu chí đánh giá, cũng như sử dụng các công cụ thu thập thông tin phù hợp, đặc biệt là thu thập các kĩ năng của HS như KN thực hành, KN thảo luận nhóm.

Như vậy, có thể thấy rằng, quá trình rèn luyện về cơ bản đã tác động để nâng cao nhận thức của SV về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện ĐGQT trong dạy học Sinh học. Bước đầu, qui trình rèn luyện cũng đã giúp SV nâng cao khả năng thực hiện KN ĐGQT cho SV sư phạm Sinh học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đặt ra, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 102 SV ngành sư phạm Sinh học thuộc Trường ĐHSP, Đại học Huế và Trường ĐHSP, Đại học Đà Nẵng. Quá trình thực nghiệm được bố trí theo ba giai đoạn tương ứng với các giai đoạn của qui trình rèn luyện, cụ thể là: Giai đoạn 1: Trang bị kiến thức cơ bản về ĐGQT; Giai đoạn 2: Rèn luyện KN ĐGQT thành phần; Giai đoạn 3: Thực hiện KN ĐGQT phối hợp. Trong quá trình đó, mức độ đạt được các KN ĐGQT thành phần của SV được xác định tại 04 thời điểm: trước thực nghiệm, sau giai đoạn rèn luyện những KN ĐGQT riêng lẻ, sau giai đoạn thực hiện nhiệm vụ phối hợp và kết thúc thực nghiệm. Kết quả đánh giá được tổng hợp bằng phần mềm Excel và SPSS nhằm xác định sự gia tăng mức độ là do ngẫu nhiên hay do tác động của quá trình thực nghiệm. Kết quả bước đầu cho thấy, sự gia tăng mức độ đạt được các KN ĐGQT thành phần là do tính hiệu quả của qui trình và công cụ rèn luyện.

Phân tích định tính để so sánh mức độ phát triển KN ĐGQT của 06 SV điển hình thuộc 03 nhóm trình độ khác nhau cho thấy có sự gia tăng mức độ đạt được các KN KNQT qua mỗi lần kiểm tra. Tuy nhiên biên độ tăng của nhóm KN thực hiện ĐGQT thấp hơn so với nhóm KN lập kế hoạch ĐGQT. Và nhóm SV giỏi có xu hướng đạt được mức độ cao hơn ở nhóm KN thực hiện. Kết quả phỏng vấn nhóm SV điển hình cho thấy tất cả SV đều nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện ĐGQT trong dạy học và sẵn sàng tâm thế để áp dụng trong thực tiễn giảng dạy sau này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1.1. Kết quả phân tích chương trình đào tạo và khảo sát 285 SV ngành sư phạm Sinh học của 05 trường ĐHSP cho thấy, các nội dung về ĐGQT đã được đề cập đến trong các học phần nghiệp vụ của chương trình đào tạo, việc rèn luyện KN ĐGQT vẫn chưa mang tính hệ thống. Bên cạnh đó, nhận thức về ĐGQT của SV chưa đầy đủ và KN thực hiện ĐGQT còn hạn chế.

1.2. Để định hướng rèn luyện KN ĐGQT trong dạy học Sinh học cho SV, đề tài đã xác định các nội dung cơ bản để thực hiện ĐGQT trong phạm vi bài học, bao gồm: Xác định điểm đích của quá trình học tập, xác định mối tương quan giữa loại thông tin cần thu thập của từng năng lực thành phần trong năng lực Sinh học với phương pháp và công cụ phù hợp và sử dụng kết quả ĐG nhằm mục đích cải thiện.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về ĐGQT và KN ĐG, đề tài đã phân tích KN ĐGQT trong dạy học Sinh học thành 02 nhóm với 04 KN thành phần. Nhóm KN lập kế hoạch ĐGQT bao gồm các KN: Xác định mục tiêu ĐGQT; Xác định phương pháp và thiết kế công cụ ĐGQT. Nhóm KN thực hiện ĐGQT bao gồm: Thu thập và xử lý TTPH; Sử dụng TTPH. Việc xác định các KN ĐGQT thành phần và chỉ báo cụ thể của các KN đó là cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá cũng như qui trình rèn luyện KN ĐGQT.

1.4. Để đánh giá mức độ phát triển KN ĐGQT của SV, đề tài đã xây dựng thang đo, rubric và đường phát triển KN ĐGQT. Thang đo KN ĐGQT là những mô tả chung về biểu hiện hành vi của 04 mức độ tăng dần, bao gồm: Không biểu hiện, Sơ khởi, Có kĩ năng, Thành thạo. Dựa trên thang đo và cấu trúc KN ĐGQT, đề tài xây dựng rubric để đánh giá mức độ của KN bằng cách mô tả chỉ báo hành vi của từng KN ĐGQT thành phần theo 04 mức độ đó. Đường phát triển KN ĐGQT được xây dựng trên cơ sở phân tích vai trò, độ khó, dễ trong rèn luyện của từng KN thành phần, từ đó xác định mức độ đóng góp của các KN đó cho mức độ của KN ĐGQT tổng hợp.

1.5. Qui trình rèn luyện KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học bao gồm 03 giai đoạn: Giai đoạn 1- Trang bị kiến thức cơ bản về ĐGQT; Giai đoạn 2 – Rèn luyện KN ĐGQT thành phần; Giai đoạn 3 – Thực hiện phối hợp KN ĐGQT. Qui trình

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí