Tổng Quan Về Quản Trị Tài Sản – Nợ Của Ngân Hàng Thương Mại Chương 2. Thực Trạng Quản Trị Tài Sản – Nợ Tại Ngân Hàng Thương


Thứ ba, chưa có nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu về hoạt động ALM tại MB trong giai đoạn 2015-2020.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

Trên cơ sở hệ thống hóa khung lý luận về hoạt động ALM và phân tích thực trạng ALM tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội để tìm ra những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác ALM tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội.

3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Các mục tiêu cụ thể được tác giả xác định gồm:

Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về quản trị Tài sản – Nợ của ngân hàng thương mại.

Thứ hai, phân tích và đánh giá hoạt động quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội. Làm cơ sở để nhận xét kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế cũng như nguyên nhân đối với hoạt động quản trị Tài sản

– Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Thứ ba, lượng hóa các nhân tố tác động đến hoạt động quản trị Tài sản

– Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội.

Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - 4

Thứ tư, đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội.

3.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, luận án giải quyết các câu hỏi:

Một là: Các nhân tố nào có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động ALM tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội?

Hai là: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội gặp những khó khăn gì trong công tác ALM?


Ba là: Những giải pháp nào để hoàn thiện công tác ALM tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội? Nội dung và lộ trình thực hiện các giải pháp đó như thế nào?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị Tài sản – Nợ của ngân hàng thương mại

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vị không gian: Khảo sát tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội.

+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thống kê: Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của MB; cơ quan thống kê, báo cáo tài chính của một số ngân hàng thương mại, tạp chí chuyên ngành ngân hàng và xử lý thông tin về thực trạng hoạt động ALM tại MB.

- Phương pháp so sánh: Được dùng khi phân tích các chỉ tiêu liên quan tới các rủi ro trong ALM, được tiến hành bằng việc xác định số liệu gốc, điều kiện và mục tiêu để so sánh với các NHTM khác để thấy được sự biến động (tăng hoặc giảm).

- Phương pháp định lượng: Ứng dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA; sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến công tác ALM của MB. Nguồn dữ liệu sử dụng được tác giả thu thập bằng phiếu khảo sát thông qua các hình thức: phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại và email đến các đối tượng tham gia trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động ALM tại MB. Kết quả thu về 336 phiếu trong đó có 318 phiếu hợp lệ. Nội dung của phiếu khảo sát bao gồm các nội dung: thông tin chung người được khảo sát, đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động ALM tại Ngân


hàng Thương mại cổ phần Quân đội và đánh giá hoạt động ALM tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội.

6. Những đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, luận án đã hệ thống đầy đủ những nội dung mang tính chất lý luận của hoạt động ALM tại NHTM. Trong đó, luận án đã đi sâu làm rõ các nội dung về hoạt động ALM của NHTM, tập trung vào các nội dung về quản trị RRTK và quản trị RRLS trên sổ ngân hàng. Đặc biệt, luận án đã làm rõ khá chi tiết về tác động của các nhân tố tới hoạt động ALM của NHTM. Tác giả cũng đã trình bày kinh nghiệm hoạt động ALM tại một số NHTM, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với MB trong tổ chức ALM.

Thứ hai, luận án phân tích rõ thực trạng ALM tại MB suốt thời gian nghiên cứu về các mặt: cơ cấu ALM, chính sách ALM, quản trị RRLS trên sổ ngân hàng, quản trị RRTK, quản trị cấu trúc bảng cân đối kế toán tại MB. Đặc biệt, tác giả sử dụng mô hình định lượng EFA để lượng hóa được mức độ tác động của từng nhân tố đến hoạt động ALM tại MB. Mô hình định lượng đã chỉ ra rằng trong 07 nhân tố được lượng hóa thì nhân tố “Chính sách ALM” là nhân tố có tác động mạnh nhất đến hoạt động ALM tại MB. Luận án cũng đúc kết những đánh giá và nhận xét đối với công tác ALM trong giai đoạn nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra những giải pháp đối với MB để từng bước hoàn thiện công tác ALM của MB.

Thứ ba, luận án đưa ra các giải pháp chung và cụ thể, điều kiện áp dụng theo từng lộ trình với các NHTM nói chung ở Việt Nam cũng như đối với MB nói riêng đối với công tác ALM. Giải pháp trong luận án hướng cụ thể tới từng loại rủi ro về: RRLS, RRTK, rủi ro vốn và đưa ra với từng bước, lộ trình thực hiện phù hợp. Các giải pháp tập trung vào các khâu quản trị rủi ro từ xác định mục tiêu đến xây dựng chiến lược và thực hiện mô hình quản trị rủi ro sát với thực tiễn tại MB. Luận án đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, các


bộ ngành liên quan và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) những nội dung phù hợp để tạo điều kiện cho cho công tác ALM của MB cũng như các NHTM khác từng bước được hoàn thiện.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 Chương:

Chương 1. Tổng quan về quản trị Tài sản – Nợ của ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Quân đội

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN – NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. QUẢN TRỊ TÀI SẢN – NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị Tài sản – Nợ của ngân hàng thương mại

a. Khái niệm quản trị Tài sản – Nợ của ngân hàng thương mại

Định nghĩa về ALM đã được nghiên cứu phổ biến từ những năm 1970 khi mà các nhà quản trị NHTM thấy rằng lãi suất luôn mang tính chất bất định. Thời gian này, ngân hàng ở Việt Nam được tổ chức thành một cấp phục vụ cho nền kinh tế được kế hoạch hóa. Từ tháng 5 năm 1990, hai Pháp lệnh Ngân hàng đầu tiên được công bố bao gồm “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước” và “Pháp lệnh Ngân hàng” đã tái tổ chức được hệ thống ngân hàng ở Việt Nam thành hệ thống hai cấp. Từ đó đến nay, theo chiều dài lịch sử của các NHTM cùng sự quản lý lãi suất theo thị trường, khái niệm về ALM được quan tâm nhiều hơn. Các khái niệm về hoạt động ALM có thể kể ra như:

Mihir Dash, K.A.Venkatesh & Bhargav B.D (2011) cho rằng: “Quản trị Tài sản – Nợ (ALM) liên quan đến việc quản lý chiến lược tài sản (sử dụng vốn) và nợ phải trả (nguồn vốn) của ngân hàng nhằm chống lại các rủi ro do thay đổi vị thế thanh khoản của ngân hàng, lãi suất và tỷ giá hối đoái, và chống rủi ro tín dụng và rủi ro dự phòng.” Nhóm tác giả định nghĩa một kỹ thuật ALM hiệu quả phải nhằm mục tiêu quản trị khối lượng, kết hợp, kỳ hạn, độ nhạy lãi suất, chất lượng và tính thanh khoản của tổng thể tài sản và nợ để đạt được tỷ suất lợi nhuận phù hợp trên cơ sở khẩu vị rủi ro đã đặt ra từ trước.

Nguyễn Văn Tiến (2015) thì cho rằng quản trị Tài sản – Nợ là quá trình đưa ra các quyết định về tài sản và nợ một cách thống nhất nhằm đảm bảo


rằng các quyết định này không mâu thuẫn với nhau, không tạo ra sự thiếu nhất quán từ đó làm giảm lợi nhuận và xói mòn vốn của ngân hàng. Các quyết định này phải đặt trong một tổng thể thống nhất nhằm đạt được mục tiêu về lợi nhuận bên cạnh mức rủi ro chấp nhận được.

Quản trị Tài sản – Nợ về bản chất là quản trị danh mục các công cụ tài chính nằm trong Bảng cân đối kế toán của mỗi ngân hàng. Do đó, nguyên tắc quản trị Tài sản – Nợ phải tuân thủ nguyên tắc quản trị danh mục đầu tư và tuân thủ nguyên tắc cân đối của Bảng cân đối kế toán của một ngân hàng thương mại.

Từ đó, có thể định nghĩa: ALM là một quy trình lên kế hoạch, tổ chức và kiểm soát kết hợp giữa tài sản và nợ trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng để hạn chế rủi ro từ sự bất cân xứng giữa tài sản và nợ để thực hiện thành công những mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

b. Mục tiêu quản trị Tài sản – Nợ của ngân hàng thương mại

Mục tiêu của ALM phải nằm trong mục tiêu nói chung đó là tăng trưởng lợi nhuận trên cơ sở hạn chế thiệt hại từ các rủi ro. Tuy nhiên, ở góc độ cụ thể hơn, ALM cần hướng tới mục tiêu sau:

Thứ nhất, danh mục tài sản và nợ cần đạt được sự cân bằng một cách tương đối.

Nhà quản trị phải nỗ lực duy trì tài sản và nợ một cách hợp lý kết cấu và quy mô, chi phí và thu nhập, đặc biệt là về kỳ hạn đối với tài sản và nợ nhằm thực hiện được mục tiêu chung.

Thứ hai, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở khẩu vị rủi ro đặt ra.

Tài sản phải được quản trị kết hợp với nợ để tạo ra sự nhất quán nội bộ và không được tách rời chúng. Hiệu quả trong hoạt động ALM là giúp tối đa được chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trên cơ sở về khẩu vị rủi ro được ngân hàng đặt ra đối với: RRLS, RRTK và rủi ro về vốn. Trong đó, mục tiêu


của quản trị tài sản là nhằm tối đa hóa doanh thu từ danh mục cái tài sản tài chính của ngân hàng, trong khi mục tiêu của quản trị nợ là nhằm đảm bảo quy mô vốn nhưng đảm bảo cân đối về quy mô, cơ cấu và kỳ hạn. Các mục tiêu này phải nằm trong khẩu vị rủi ro nói chung của ngân hàng.

Thứ ba, đa dạng hóa doanh thu theo hướng gia tăng từ các dịch vụ.

Chính sách quản trị ALM cần phát triển theo hướng nhằm gia tăng sự đa dạng các sản phẩm cung cấp. Các ngân hàng ngày càng cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính rất phong phú. Do đó, quan điểm cho rằng mọi thu nhập của NHTM đều phải đến từ các khoản mục tín dụng và đầu tư đã thay đổi. Đóng góp ngày càng lớn về tỷ trọng vào thu nhập ngoài lãi như thanh toán, tiết kiệm, tư vấn tài chính, bảo lãnh thanh toán … và mỗi sản phẩm phải được định giá để trang trải cho các chi phí hoạt động của ngân hàng. Tiết kiệm chi phí quản trị nguồn vốn nợ có thể giúp NHTM đạt được mục đích sinh lời ngang bằng với thu nhập phái sinh từ quản trị tài sản.

1.1.2. Công cụ thực hiện quản trị Tài sản – Nợ của ngân hàng thương mại

a. Cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP)

- Khái niệm: Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP (Fund Transfer Pricing) là cơ chế quản lý vốn mà mỗi NHTM tổ chức một trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính. Các chi nhánh trở thành những đơn vị kinh doanh thông qua trung tâm vốn tiến hành hoạt động mua bán vốn với Hội sở chính. Hội sở chính tiến hành mua nguồn vốn huy động được của các chi nhánh và thực hiện bán vốn cho các chi nhánh sử dụng để tài trợ cho các tài sản của chi nhánh. Việc làm này đã tập trung RRTK và RRLS về Hội sở chính.

- Mục đích cụ thể: Cơ chế FTP giúp hỗ trợ định hướng chiến lược bảng cân đối kế toán thông qua mối quan hệ giữa Hội sở chính và các chi nhánh; sử dụng vốn trong nội bộ hiệu quả hơn bằng việc phân bổ vốn hài hòa giữa các chi nhánh; hạn chế RRTK, RRLS thông qua quản trị một cách tập trung tại trụ


sở chính; là cơ sở để biểu lãi suất nói chung đối với khách hàng được định giá; là căn cứ khoa học giúp đo lường hiệu quả theo từng dịch vụ đối với từng đơn vị.

Quản lý tập trung, RRLS, RRTK

Trụ sở chính (Hệ thống FTP)

Chi nhánh A:

Huy động ngắn, cho vay dài

Khối lượng, kỳ hạn

Chuyển hóa vốn nội bộ

FTP

Chi nhánh B:

Huy động dài, cho vay ngắn

Sơ đồ 1.1. Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP



Thị trường liên ngân hàng

Cho vay

Vay

- Nội dung thực hiện FTP:

+ Vốn được quản lý tập trung: các chi nhánh không phải tự cân đối vốn bởi nguồn vốn được tập trung và cân đối tại Hội sở chính, cả ngân hàng là một bảng cân đối duy nhất.

+ Tiến hành “mua – bán” vốn với các chi nhánh thực hiện kinh doanh: Hội sở chính có tránh nhiệm mua các khoản nợ và bán các tài sản xuống cho các chi nhánh. Các chi nhánh được giải phóng về quản lý vốn để tập trung làm nhiệm vụ kinh doanh

+ Quản lý tập trung RRTK, RRLS: toàn bộ RRLS và RRTK được chuyển về Hội sở chính để quản lý.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 02/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí