Tổ Chức Alm Của Ngân Hàng Thương Mại


2.1.2. Tổ chức ALM của ngân hàng thương mại

Các nghiên cứu cho rằng phạm vi của ALM là các nội dung về quản trị rủi ro bao gồm lãi suất, thanh khoản và vốn của các ngân hàng. Đây là những rủi ro rất phổ biến và xuất hiện thường xuyên trong quá trình tổ chức kinh doanh của NHTM. Có nhiều nghiên cứu về mô hình quản trị rủi ro của ngân hàng, các công trình chủ yếu đề nghiên cứu về mô hình “ba lớp phòng vệ”. Các nghiên cứu điển hình cho mô hình này có thể kể ra gồm: IIA (2013), Basel (2015), Oliver Wyman (2015) và PwC (2017). Về cơ bản, các nghiên cứu đều thống nhất các ngân hàng nên xây dựng ba tuyến phòng thủ, bao gồm: các chi nhánh cùng với các đơn vị vận hành tại hội sở là tuyến phòng thủ thứ nhất. Tuyến phòng thủ thứ hai bao gồm: khối tuân thủ, khối quản trị rủi ro, và bộ phận pháp chế. Kiểm soát nội bộ của NHTM được coi là tuyến phòng thủ cuối cùng, để đạt được mức độ khách quan và trung thực thì bộ phận này thường không trực thuộc Ban điều hành mà trực thuộc Ban kiểm soát của NHTM.

Phan Thị Hoàng Yến (2015) hệ thống về mặt lý luận đã cho rằng Ủy ban ALCO căn cứ vào tính chất và quy mô của ngân hàng có thể trực thuộc HĐQT hoặc trực thuộc Ban điều hành. Bên cạnh đó, Ủy ban ALCO có nhiệm vụ đảm bảo sự tuân thủ của các hoạt động ngân hàng theo đúng những quy định bắt buộc của pháp luật, chuyển quản trị RRLS và RRTK sang bộ phận ALM. Bộ phận ALM có thể được cấu trúc trực thuộc khối ngân quỹ (treasury), khối quản trị rủi ro hoặc khối tài chính. Quá trình phân tích cơ cấu tổ chức ALM của tác giả tại Vietinbank, VCB và BIDV cho thấy: Vietinbank có Ủy ban ALCO trực thuộc HĐQT trong khi tại VCB và BIDV thì Ủy ban ALCO lại trực thuộc Ban điều hành. Bộ phận ALM trực thuộc bộ phận tài chính hoặc Treasury. Tuy nhiên, hoạt động ALM tại các NHTM quốc doanh về cơ bản là giống nhau, bao gồm các nhiệm vụ: quản trị RRLS, RRTK, rủi ro


về vốn, cân đối bảng tổng kết tài sản và cơ chế FTP trong nội bộ ngân hàng. Trong phần giải pháp, tác giả cũng đề xuất hoàn thiện tổ chức ALM: ALCO nên chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban điều hành, giám đốc các chi nhánh trọng yếu của ngân hàng cần tham gia vào bộ phận ALM, ngân hàng nên quy định chặt chẽ về sự phối hợp giữa khối tài chính và ngân quỹ để hoạt động ALM đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, luận án cũng mới chỉ đưa ra được giải pháp để hoàn thiện cơ cấu của tổ chức của một NHTM chưa thực hiện quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II. Do đó, nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được một mô hình ALM phù hợp với xu hướng quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II.

Trịnh Hồng Hạnh (2015) đã nghiên cứu cơ cấu tổ chức ALM tại Agribank, một NHTM đang thực hiện quản lý vốn theo cơ chế phân tán, một cơ chế ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tổ chức bộ máy ALM. Các chức năng ALM được thực hiện phân tán tại các chi nhánh. Ba tuyến phòng vệ rủi ro của ngân hàng vận hành chưa hiệu quả khi bộ phận kiểm toán nội bộ với tư cánh là tuyến phòng vệ thứ ba chưa thực hiện kiểm soát đầy đủ các hoạt động ALM của Agribank. Từ đó, luận án cũng đề xuất các giải pháp để hoàn thiện bộ máy ALM tại Agribank như sau: cần có lộ trình hoàn thiện theo hướng tổ chức chặt chẽ ba tuyến phòng vệ trong quá trình quản trị rủi ro; quy định cụ thể chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận và từng tổ chức thực hiện các nội dung ALM như: HĐQT, ALCO, Ủy ban quản lý rủi ro, Khối quản trị rủi ro, Tuy nhiên, luận án khảo sát tại một ngân hàng quản lý vốn phân tán, chưa áp dụng Basel II nên cơ cấu tổ chức ALM chưa đáp ứng được nhu cầu.

2.2. Nội dung ALM của ngân hàng thương mại

2.2.1. Quản trị rủi ro lãi suất

Đỗ Thị Kim Hảo (2005) khi thực hiện nghiên cứu về vấn đề quản trị RRLS tại Agribank đã tóm tắt được khung lý luận về RRLS, khảo sát được thực trạng về quản trị RRLS tại một NHTM trong nhóm NHTM Nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.


lớn nhất tại Việt Nam, các giải pháp cụ thể được tác giả chỉ ra để tăng cường hoạt động quản lý RRLS tại Agribank. Luận án đã rất thành công trong ứng dụng mô hình định giá lại để đo lường RRLS tại các khung thời gian khác nhau của tài sản và nợ. Cùng với đó, với việc sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng hiện đại thì các hạn chế của mô hình định giá lại trong đo lường tác động của RRLS đã dần dần được hạn chế ở mức tối đa.

Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - 3

Helen K. Simon (2005) đã rất thành công với việc làm rõ vai trò cũng như các đặc trưng nổi bật nhất của quản trị RRLS; trình bày được tầm quan trọng, những tác động tiêu cực của RRLS tới thu nhập của NHTM. Tác giả vừa tóm tắt được một khung lý luận đầy đủ, vừa tóm tắt các kỹ thuật được sử dụng để quản trị RRLS. Dựa trên hệ thống lý thuyết được tóm tắt, tác giả đã kiến nghị việc ứng dụng các sản phẩm phái sinh trong quản trị RRLS như một công cụ để che chắn RRLS (hedging) như hợp đồng kỳ hạn về lãi suất (FRAs), các hợp đồng hoán đổi (Swaps), các hợp đồng tương lai (Futures), hợp đồng quyền chọn (Options) cùng với các hợp đồng quyền chọn trần và sàn (Caps, Floors).

Tạ Ngọc Sơn (2011) đề xuất phương pháp định lượng RRLS bằng mức nhạy cảm với lãi suất (PVBP) và giá trị chịu tổn thất (VaR). Tác giả đề cao việc xây dựng được các hạn mức về rủi ro, bao gồm giới hạn về mức độ nhạy cảm của giá trị thị trường danh mục tài sản và giới hạn về sự suy giảm thu nhập do lãi suất biến đổi, từ đó tạo ra cơ sở để quản trị RRLS tốt hơn theo hướng bám sát các tiêu chuẩn quốc tế. Tác giả khuyến nghị ứng dụng những sản phẩm phái sinh bao gồm các hợp đồng kỳ hạn về lãi suất (FRAs), các hợp đồng hoán đổi về lãi suất (IRS), các hợp đồng quyền chọn về lãi suất (Interest Rate Option) để giúp phòng ngừa RRLS tại các NHTM tại Việt Nam.

Tạ Quang Tuấn (2015) đã hệ thống hóa các rủi ro thị trường mà NHTM phải xử lý trong quá trình hoạt động, chỉ ra được các nhân tố có tác động tới


công tác quản trị rủi ro thị trường tại mỗi NHTM. Hoạt động quản trị rủi ro thị trường tại MB được tác giả khảo sát cụ thể, đặc biệt có ứng dụng mô hình phân tích EFA để lượng hóa ảnh hưởng của mỗi một nhân tố đến quá trình quản trị các loại rủi ro mang tính chất thị trường tại MB. Mô hình EFA đã được sử dụng là một phương pháp hiện đại, tuy nhiên mô hình tác giả sử dụng còn hạn chế: thứ nhất là mẫu điều tra sử dụng chỉ có 50 mẫu cho 07 nhân tố là chưa đủ tiêu chuẩn; thứ hai là tác giả mới chỉ tính toán tác động của mỗi nhân tố mà chưa chỉ ra được mô hình hồi quy cùng với các kiểm định cần thiết cho mô hình.

BCBS (2016) đã xây dựng được một quy trình thống nhất về quản trị RRLS trên sổ ngân hàng gồm: nhận diện, lượng hóa, kiểm soát và giám sát rủi ro cùng với báo cáo rủi ro có liên quan. Đối với giai đoạn đo lường RRLS trên sổ ngân hàng, BCBS khuyến nghị các NHTM phải lượng hóa ảnh hưởng của lãi suất đối với giá trị kinh tế của vốn cũng như lợi nhuận thuần của NHTM. BCBS cũng phân chia RRLS trên sổ ngân hàng thành ba loại: rủi ro chênh lệch, rủi ro cơ bản và rủi ro quyền chọn. Bên cạnh lượng hóa rủi ro thì việc BCBS cũng đề cao việc báo cáo rủi ro, so sánh với những chính sách và giới hạn. Trong trường hợp Cơ quan giám sát nếu nghi ngờ rằng vốn của ngân hàng không đáp ứng đủ để bù đắp các RRLS trên sổ ngân hàng có thể yêu cầu ngân hàng bổ sung các hành động giảm thiểu rủi ro hoặc tăng vốn.

Nguyễn Thị Thu Trang (2018) đã trình bày khá chi tiết về quản lý RRLS trên sổ ngân hàng. Tác giả đã phân biệt rõ sự khác biệt giữa RRLS trên sổ ngân hàng và RRLS trên sổ kinh doanh của NHTM. Công trình đã làm rõ các nguyên tắc về quản trị các loại RRLS trên sổ ngân hàng của BCBS năm 2004 và 2015 cũng như phương pháp đo lường RRLS trên sổ ngân hàng của BCBS năm 2016. Bằng việc khảo sát thực trạng quản trị RRLS trên sổ ngân hàng tại các NHTM ở Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp để quản trị


RRLS trên sổ ngân hàng cho các NHTM ở Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh, các NHTM nên đo lường RRLS trên sổ ngân hàng dựa vào ba tiêu chí: mức độ chênh lệch kỳ định giá lại, thay đổi thu nhập lãi thuần (∆NII) cùng với sự thay đổi giá trị kinh tế vốn tự có (∆EVE).

Đỗ Thu Hằng, Trần Thị Thu Hường và Nguyễn Thị Diễm Hương (2018) đã tóm tắt những nguyên lý về giám sát RRLS của BCBS các năm 2004, 2015. Bài viết cũng khảo sát được thực trạng quản trị RRLS tại một số NHTM ở Việt Nam theo các tiêu chí về cơ cấu tổ chức; nhận biết rủi ro; kỹ thuật đo lường; giám sát, báo cáo các loại rủi ro cũng như các giải pháp để hạn chế RRLS.

2.2.2. Quản trị rủi ro thanh khoản

Tô Ngọc Hưng (2007) khi nghiên cứu về nội dung tăng cường năng lực quản trị RRTK tại các NHTM Việt Nam đã hệ thống được khung lý luận về RRTK, đưa ra được các bộ chỉ số để tính toán năng lực thanh khoản của NHTM. Trên cơ sở phân tích khả năng quản trị RRTK của các NHTM ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất nhóm các giải pháp có tính khả thi, có tính ứng dụng cao để góp phần hoàn thiện khả năng quản lý RRTK đối với các NHTM ở Việt Nam.

Mihir Dash, K.A.Venkatesh & Bhargav B.D (2011) đã nghiên cứu về hoạt động ALM của các NHTM bao gồm các nội dung về tài sản và nợ của NHTM nhằm mục đích tối ưu về lợi nhuận mà vẫn đảm bảo được thanh khoản và bảo vệ được ngân hàng trước vấn đề về RRLS, rủi ro hối đoái, RRTK, rủi ro tín dụng và các rủi ro bất thường khác của NHTM. Đối với quản trị RRTK, tác giả có ứng dụng kỹ thuật khoảng cách tới hạn để đánh giá mức độ khác nhau giữa kỳ hạn đáo hạn của tài sản và nợ, với các khoảng cách tới hạn sau: 01-14 ngày, 15-28 ngày, 01-03 tháng, 03-06 tháng, 06-12 tháng, 01-03 năm, 03-05 năm và trên 05 năm. Nghiên cứu được hoàn thành bằng


cách đặt tất cả dòng tiền đi ra và đi vào trong mỗi khoảng cách tới hạn theo thời gian dự tính của dòng tiền. Tác giả đã chỉ ra rằng hầu hết các NHTM được nghiên cứu đều có khoảng cách tới hạn âm với các kỳ hạn ngắn và dương với kỳ hạn dài trên 3 năm.

Manish Kumar và Ghanshyam Chand Yadav (2013) đã hệ các vấn đề lý luận về RRTK và quản trị RRTK bao gồm các khái niệm, quy trình thực hiện và các thức tổ chức của các bộ phận quản trị RRTK tại ngân hàng. Tuy nhiên, bài viết chưa chỉ ra mức độ phù hợp để ứng dụng vào một NHTM cụ thể.

Nguyễn Bảo Huyền (2016) đã hệ thống được được khung lý luận về RRTK cùng với quản trị RRTK trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là chuẩn hóa được các nội dung về chính sách, cơ cấu tổ chức và quy trình quản lý RRTK tại NHTM. Luận án sử dụng đa dạng các kỹ thuật phân tích hiện đại để phân tích được thực trạng quản trị RRTK tại các NHTM ở Việt Nam. Với việc chỉ ra được các kết quả đạt được cùng với hạn chế và nguyên nhân của hoạt động quản trị RRTK tại các NHTM ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất được các giải pháp về khung quản trị, chính sách, mô hình cũng như phương pháp quản trị RRTK.

2.2.3. Áp dụng Basel II

Ricardo Gottschalk and Stephany Griffith-Jones (2006) nghiên cứu về việc triển khai, mức độ quan tâm đến Hiệp ước Basel thứ II tại một số quốc gia thu nhập thấp, quy trình, tiến độ và những khó khăn mà các NHTM tại những đất nước đó phải đối mặt khi ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro.

Nguyễn Đức Trung (2012) đã nghiên cứu hệ thống các NHTM ở Việt Nam trong việc đáp ứng tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel, để từ đó phân tích đầy đủ mức độ an toàn của hệ thống các NHTM dưới tác động của xu thế phát triển hiện nay theo các chuẩn mực quốc tế.


Hoàng Huy Hà (2012) đã tóm tắt những nội dung lý thuyết về các vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro của các NHTM, thành công của tác giả là đã phân tích và đánh giá được quá trình áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế trong kinh doanh của nhiều NHTM tại Việt Nam cũng như chỉ ra những khoảng cách trong mức độ đáp ứng vốn giữa các NHTM ở Việt Nam và các NHTM trên thế giới để từ đó kết luận và khuyến nghị để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra.

Mili, M., Sahut, J. & Trimeche, H. (2014) đã thực hiện kiểm tra, lượng hóa được những yếu tố có tác động đến hệ số CAR tại các công ty con và chi nhánh của các NHTM nước ngoài.

Nguyễn Thị Vân Anh (2014), đã chỉ ra kinh nghiệm tại Singapore, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) trong quản lý an toàn vốn. MAS luôn khuyến nghị các NHTM ở quốc đảo này phải duy trì quy mô vốn lớn hơn mức trung bình được tính toán của toàn cầu để nâng cao uy tín của các NHTM tại trung tâm tài chính hàng đầu khu vực này.

Lê Công (2017) đã hệ thống hóa được khung quản trị rủi ro trong Hiệp ước Basel II. Cùng với đó, bài biết cũng đã khảo sát rất chi tiết thực trạng triển khai Basel II tại các NHTM được chọn thí điểm quản trị vốn theo Basel II và sự chuẩn bị từ phía NHNN. Nội dung kiến nghị cũng được tác giả đề xuất từ cả phía NHNN và các NHTM để thực hiện thành công các tiêu chuẩn của Basel II.

2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Từ các nghiên cứu điển hình được đề cập ở trên, có thể thấy đề tài nghiên cứu về ALM là khá phổ biến. Các nghiên cứu này dù ở các phạm vi không gian và thời gian khác nhau, nghiên cứu ALM tại các NHTM khác nhau về tính chất, nhưng tựu chung lại đã làm nổi bật được nội dung như sau:


- Hệ thống và làm rõ được khung lý luận tương đối đầy đủ về ALM: gồm khái niệm về ALM, mô hình tổ chức ALM, công cụ ALM, chính sách và nội dung của ALM, các nhân tố tác động tới hoạt động ALM.

- Khảo sát thực trạng ALM một vài NHTM cụ thể ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó chỉ ra được những kết quả thu được bên cạnh những hạn chế trong công tác ALM tại các NHTM được nghiên cứu.

- Gợi ý được một vài giải pháp cụ thể để từng bước cải thiện quản trị ALM tại các NHTM được nghiên cứu.

Tuy đã có những thành công nêu trên, song những nghiên cứu kể trên vần còn khá nhiều những nội dung quan trọng về hoạt động ALM chưa được đề cập đến. Đây chính là những khoảng trống mà luận án của tác giả đi vào nghiên cứu làm sáng tỏ:

Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây về hoạt động ALM chưa tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng về các nội dung ALM tại một NHTM đang triển khai quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II. Việc thực hiện Basel II đòi hỏi các NHTM phải thay đổi về mô hình tổ chức quản trị, các phương thức công khai thông tin và hoạt động giám sát để đáp ứng được một cách toàn diện nội dung Ba trụ cột của Basel II. Điều này có tác động rất lớn đến hoạt động ALM của ngân hàng, đặc biệt về nội dung quản trị RRTK và RRLS.

Thứ hai, các phương pháp sử dụng chủ yếu là những phân tích mang tính chất định tính mà chưa sử dụng được phương pháp định lượng để lượng hóa được các nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động ALM tại NHTM. Những nghiên cứu trước đây chưa sử dụng được một mô hình định lượng như mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA để định lượng mức độ tác động của từng nhât tố đến hoạt động ALM của ngân hàng. Từ đó, có cơ sở khách quan để đưa ra các giải pháp hoặc các kiến nghị phù hợp để hoàn thiện hoạt động ALM tại ngân hàng nghiên cứu.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 02/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí