Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Trên Sổ Ngân Hàng


- Mối liên hệ an toàn:

Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Do đó, đáp ứng các quy định bắt buộc của cơ quan quản lý là một nội dung thường xuyên phải quản trị. Quy mô và cơ cấu nợ phải trả sẽ định hình đến quy mô và cơ cấu tài sản của NHTM. Một số NHTM đi từ cấu trúc nợ phải trả để định hình đến quy mô và kết cấu của tài sản. Ngược lại, một số NHTM từ yêu cầu về kết cấu của danh mục tài sản dự tính sẽ huy động các nguồn vốn cho phù hợp.

Duy trì khoản mục tín dụng và đầu tư có mức độ an toàn thấp là nhân tố làm giảm lợi nhuận dẫn đến làm giảm uy tín của ngân hàng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hấp dẫn các nguồn vốn huy động được.

Để định lượng mức độ liên hệ an toàn của nợ và tài sản, NHTM thường phân tích các chỉ số về LDR, hệ số nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho các khoản vay trung vài dài hạn.

1.1.5.2. Quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

a. Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

(1). Khái niệm rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

Khi lãi suất thay đổi sẽ dẫn đến giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai của các tài sản, nợ của NHTM trong sổ ngân hàng và sổ kinh doanh thay đổi, từ đó kéo theo sự thay đổi giá trị kinh tế của ngân hàng. Trong đó:

Theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN: “Sổ kinh doanh là danh mục ghi nhận các trạng thái của: giao dịch tự doanh; giao dịch để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành công cụ tài chính; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro của các giao dịch tự doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.”


Theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN: “Sổ ngân hàng là danh mục ghi nhận trạng thái của: giao dịch repo, reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho các khoản mục của Bảng cân đối tài sản (bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng) của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các giao dịch đã phân loại vào Sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; giao dịch mua bán tài sản tài chính với mục đích dự trữ khả năng thanh khoản; các giao dịch còn lại không thuộc sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Trong phạm vi ALM các ngân hàng chỉ quan tâm đến RRLS trên sổ ngân hàng.

Theo BCBS (2016): “Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng được định nghĩa là những tổn thất tiềm tàng tác động tới vốn và lợi nhuận của ngân hàng, phát sinh từ những biến động bất lợi của lãi suất mà từ đó tác động tới các vị thế sổ ngân hàng của ngân hàng.”

(2). Phân loại rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

BCBS (2016) cho rằng RRLS trên sổ ngân hàng xuất phát từ ba khía cạnh cơ bản liên quan đến mức độ và đặc điểm cấu trúc của lãi suất và tác động của những thay đổi này đối với đường cong lợi suất, cụ thể là rủi ro chênh lệch (gap risk), rủi ro cơ bản (basic risk) và rủi ro quyền chọn (optionality risk). Những loại RRLS trên sổ ngân hàng này của RRLS có thể xảy ra đồng thời, do đó cần được quản lý một cách tổng thể:

- Rủi ro chênh lệch:

Là RRLS phát sinh từ cấu trúc kỳ hạn của các công cụ trên sổ ngân hàng và mô tả rủi ro phát sinh từ thời điểm thay đổi lãi suất của các công cụ này. Do lãi suất trên các công cụ khác nhau thay đổi ở các kỳ hạn khác nhau, nên rủi ro đối với ngân hàng phát sinh khi lãi suất nợ phải trả tăng trước lãi suất nhận được trên tài sản, hoặc giảm trên tài sản trước nợ phải trả. Trừ khi


phòng ngừa rủi ro về kỳ hạn và số tiền, ngân hàng có thể phải chịu một khoảng thời gian biên lãi suất âm hoặc có thể bị thay đổi về giá trị kinh tế tương đối của tài sản và nợ. Mức độ rủi ro chênh lệch phụ thuộc vào việc có thay đổi cấu trúc kỳ hạn của lãi suất xảy ra nhất quán trên đường cong lợi suất (rủi ro song song) hoặc chênh lệch theo thời kỳ (rủi ro không song song).

- Rủi ro cơ bản:

Là RRLS mô tả tác động của những thay đổi tương đối trong lãi suất lên các công cụ tài chính có kỳ hạn tương tự nhưng được định giá bằng cách sử dụng các chỉ số lãi suất khác nhau (ví dụ: một tài sản được định giá bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng được tài trợ bởi một khoản nợ được định giá bằng lãi suất trái phiếu kho bạc). Rủi ro cơ bản xuất phát từ việc điều chỉnh tỷ lệ thu nhập và chi phí trên các công cụ khác nhau với các đặc điểm về thay đổi lãi suất giống nhau.

- Rủi ro quyền chọn:

Là RRLS phát sinh từ các vị thế phái sinh quyền chọn gắn với các tài sản ngân hàng, nợ phải trả và các khoản mục ngoại bảng mà ngân hàng có thể thay đổi mức độ và kỳ hạn dòng tiền của họ. Đối với các mục đích của RRLS trên sổ ngân hàng, rủi ro quyền chọn có thể chia thành hai loại riêng biệt nhưng có liên quan: rủi ro quyền chọn tự động phát sinh từ các công cụ độc lập; rủi ro lựa chọn hành vi phát sinh từ tính linh hoạt, ẩn hoặc giữa các điều khoản hợp đồng tài chính như sự thay đổi trong lãi suất có thể dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của của khách hàng.

b. Quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

Quản trị RRLS trên sổ ngân hàng là một nội dung quan trọng trong ALM. Các nguyên tắc quản trị RRLS trên sổ ngân hàng được Ủy ban Basel tiêu chuẩn hóa trong các phiên bản năm 2004, 2015 và 2016. Năm 2004,


BCBS đưa ra 15 nguyên tắc, sau đó rút xuống còn 12 nguyên tắc năm 2015 và đến năm 2016 thì 12 nguyên tắc này được chuẩn hóa lại. Cụ thể như sau:

Nguyên tắc thứ nhất: RRLS trên sổ ngân hàng là một rủi ro quan trọng đối với tất cả các ngân hàng cần được xác định cụ thể, đo lường, giám sát và kiểm soát.

Nguyên tắc thứ hai: HĐQT của mỗi ngân hàng thực hiện việc giám sát và quản lý rủi ro RRLS trên sổ ngân hàng và phê duyệt khẩu vị rủi ro đối với RRLS trên sổ ngân hàng. Các giám đốc nên tích lũy đủ kiến thức và hiểu biết về RRLS trên sổ ngân hàng cho nhiệm vụ này. Quản lý và giám sát và RRLS trên sổ ngân hàng có thể được hội đồng ủy quyền cho các cá nhân và chuyên gia thích hợp hoặc nhóm, ủy ban thích hợp.

Nguyên tắc thứ ba: Khẩu vị rủi ro của một ngân hàng đối với RRLS trên sổ ngân hàng nên được hiệu chỉnh đối với cả rủi ro giá trị kinh tế và rủi ro đối với thu nhập. Khẩu vị rủi ro cần được thể hiện thông qua các chính sách về hạn mức phù hợp và kiểm soát nội bộ.

Nguyên tắc thứ tư: Đo lường RRLS trên sổ ngân hàng nên dựa trên kết quả về cả giá trị kinh tế và thu nhập phát sinh từ một loạt các kịch bản giả định về lãi suất phù hợp và đa dạng (bao gồm các kịnh bản xấu nhất) dẫn đến thay đổi lãi suất trong cơ cấu kỳ hạn.

Nguyên tắc thứ năm: Khi đo lường RRLS trên sổ ngân hàng, các giả định chiến lược và hành động chính cần được hiểu đầy đủ về mặt khái niệm và được lập thành văn bản. Các giả định như vậy cần được kiểm tra nghiêm túc và nên phù hợp với kế hoạch của ngân hàng. Các giả định không nên được điều chỉnh chỉ để thực hiện kỳ vọng về sự thay đổi của lãi suất.

Nguyên tắc thứ sáu: Các hệ thống và mô hình đo lường được sử dụng cho RRLS trên sổ ngân hàng phải dựa trên dữ liệu hoàn chỉnh và chính xác và tuân theo tài liệu, các cuộc thử nghiệm và kiểm soát thích hợp để bảo đảm độ


chính xác của các kết quả. Các mô hình đo RRLS trên sổ ngân hàng phải toàn diện và được bao phủ bằng các quy trình xác nhận nội bộ đầy đủ.

Nguyên tắc thứ bảy: Kết quả đo lường mức RRLS trên sổ ngân hàng và chiến lược phòng ngừa rủi ro phải được báo cáo cho Ban điều hành và Hội đồng quản trị một cách thường xuyên, ở các cấp độ tổng hợp có liên quan.

Nguyên tắc thứ tám: Thông tin về các vị trí và giới hạn RRLS trên sổ ngân hàng phải được báo cáo cho người giám sát khi được yêu cầu và công bố thông tin phải được công khai ra thị trường một cách thường xuyên.

Nguyên tắc thứ chín: Vốn nội bộ nên được phân bổ cụ thể cho RRLS trên sổ ngân hàng theo phê duyệt của hội đồng quản trị, phù hợp với khẩu vị rủi ro đã thỏa thuận.

Nguyên tắc thứ mười: Các giám sát viên nên thu thập thông tin được chuẩn hóa thường xuyên từ các ngân hàng về RRLS trên sổ ngân hàng, trong các điều khoản về cả giá trị kinh tế và thu nhập, và sử dụng nội dung này để xác định các ngân hàng được lựa chọn cho giám sát chuyên sâu hơn và cùng với các yêu cầu về vốn.

Nguyên tắc thứ mười một: Người giám sát phải là những chuyên gia đối với RRLS trên sổ ngân hàng và thực hiện thường xuyên kiểm tra mức độ chính xác của phương pháp tiếp cận của mỗi ngân hàng đối với việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát RRLS trên sổ ngân hàng.

Nguyên tắc thứ mười hai: Kiểm soát viên nên xem xét lượng vốn nội bộ được phân bổ bởi các ngân hàng để giảm thiểu RRLS trên sổ ngân hàng và để xác định các ngân hàng vi phạm. Nếu quản lý RRLS trên sổ ngân hàng của được coi là không đủ, kiểm soát viên cần yêu cầu ngân hàng tăng thêm vốn.

Quản trị RRLS cần được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, từ khâu tổ chức quản trị, nhận biết rủi ro, lượng hóa và kiểm soát RRLS trên sổ ngân hàng, cụ thể như sau:


(1)

(2)

(3)

(4)

Sơ đồ 1.4. Quy trình quản trị RRLS trên sổ ngân hàng


•Tổ chức

•Nhận biết

•Lượng

•Kiểm

quản trị

RRLS

hóa

soát,

RRLS

trên sổ

RRLS

phòng

trên sổ

ngân

trên sổ

ngừa

ngân

hàng

ngân

RRLS

hàng


hàng

trên sổ




ngân




hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - 6


(1). Tổ chức quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

Tổ chức quản trị RRLS trên sổ ngân hàng là thiết lập một cơ cấu tổ chức và các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận một cách chặt chẽ liên quan đến quá trình quản trị RRLS trên sổ ngân hàng.

Theo BCBS (2016), nguyên tắc thứ hai xác định HĐQT của mỗi ngân hàng thực hiện việc giám sát khung quản trị rủi ro RRLS trên sổ ngân hàng và phê duyệt khẩu vị rủi ro với RRLS trên sổ ngân hàng. Các giám đốc có kiến thức và hiểu biết về RRLS trên sổ ngân hàng để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Giám sát và quản lý RRLS trên sổ ngân hàng có thể được HĐQT ủy thác cho các chuyên gia hoặc các tổ chức/ủy ban phù hợp theo quy định.

Ủy ban ALCO giúp việc cho HĐQT, Ban điều hành trong triển khai ALM và quản trị RRLS trên sổ ngân hàng nói riêng. Ủy ban ALCO thường nhóm họp hàng ngày để lựa chọn các chiến lược xử lý RRLS trên sổ ngân hàng, đồng thời tham dự vào xây dựng chiến lược kinh doanh, chuẩn bị các phương án xử lý RRLS trên sổ ngân hàng và giải quyết các nội dung quản trị khác liên quan.

(2). Nhận biết rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

RRLS trên sổ ngân hàng được xác định bằng cách xem xét sự bất cân đối về kỳ hạn, khối lượng giữa danh mục tài sản và các khoản nợ trong sổ


ngân hàng, cùng với đó là thay đổi lãi suất. Trong đó, việc khó khăn hơn cả đó là dự báo lãi suất trong tương lai.

Thứ nhất, lãi suất trên thị trường được quyết định bởi cung và cầu tiền của hàng ngàn người tham gia thị trường. Hơn nữa, dự báo lãi suất còn gặp vấn đề là tỷ lệ lãi suất xác định cho mỗi một khoản vay được tính toán bởi các bộ phận khác nhau.

Mức lãi suất thị trường = Mức lãi suất thực phi rủi ro + Mức bù rủi ro.

Thông thường lãi suất thực phi rủi ro được lấy từ lãi suất của các loại trái phiếu chính phủ sau khi tính toán đến tỷ lệ lạm phát. Mức bù rủi ro gồm: bù về kỳ hạn, RRTK, rủi ro trả trước hạn, lạm phát …

Bên cạnh đó, các đường cong lãi suất cũng có tính chất tham khảo để các NHTM dự báo. Đường cong lãi suất thực chất biểu thị mối liên quan giữa kỳ hạn và lãi suất của một công cụ tài chính được thể hện trên một đồ thị (có cùng mức độ rủi ro). Lãi suất trái phiếu chính phủ thường được sử dụng để hình thành đường cong chuẩn, do loại trái phiếu này có rủi ro thấp nhất và có nhiều kì hạn.

(1 + 0R2)2 = (1 + 0R1)(1 + 1R2 ) => 1R2 = (1 + 0R2)2 / (1 + 0R1) – 1

Trong đó:

0R1: lãi suất kỳ hạn 1 năm hiện tại

0R2: lãi suất kỳ hạn 2 năm hiện tại

1R2 (cần dự báo): lãi suất kỳ hạn 2 năm sau đây 1 năm

Thứ hai, về xác định các khoản mục thuộc sổ ngân hàng.

Rủi ro lãi suất trong sổ kinh doanh là thuộc loại rủi ro thị trường do đó là một cấu phần của Trụ cột 1 trong khi RRLS trên sổ ngân hàng được xác định là cấu phần của Trụ cột 2 theo quan điểm của Ủy ban Basel. Do đó, việc phân loại các khoản mục tài sản và nợ chính xác vào sổ kinh doanh và sổ


ngân hàng sẽ quyết định tính chính xác của việc nhận diện RRLS đó và các phương pháp dùng để đo lường và ứng phó phù hợp.

Theo Ủy ban Basel (2013), sổ ngân hàng sẽ bao gồm các công cụ sau: các khoản chứng khoán hóa; cổ phiếu chưa niêm yết; khoản mục bất động sản; cổ phiếu đầu tư vào các quỹ, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các quỹ phòng ngừa rủi ro mà ngân hàng không thể kiểm tra quỹ này hằng ngày hoặc ngân hàng không thể đánh giá được mức giá thực hàng ngày cho các cổ phiếu đầu tư vào quỹ của họ; các công cụ phái sinh có tài sản cơ sở là các công cụ nêu trên; các công cụ được nắm giữ vì mục đích phòng ngừa một rủi ro cụ thể liên quan đến các loại công cụ nêu trên.

Thứ ba, về các loại RRLS trên sổ ngân hàng: BCBS (2016) xác định có ba loại là rủi ro chênh lệch (gap risk), rủi ro cơ bản (basic risk) và rủi ro quyền chọn (optionality risk) đã được trình bày cụ thể ở trên.

(3). Lượng hóa rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

RRLS trên sổ ngân hàng khi xảy ra sẽ tác động trực tiếp lên thu nhập lãi ròng và giá trị ròng (trong bảng cân đối kế toán) của NHTM. Do đó, mục đích của lượng hóa RRLS trên sổ ngân hàng chính là đo đường những hậu quả khi lãi suất thay đổi gây ra với các báo cáo tài chính nêu trên. BCBS (2016) khuyến nghị các NHTM sử dụng đa dạng các mô hình để đo lường đầy đủ tác động của lãi suất khi thay đổi đến sổ ngân hàng. Các mô hình cần tính toán được thay đổi của thu nhập lãi ròng (NII) và giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu (EVE).

Thứ nhất, mô hình định giá lại

Được áp dụng để tính toán tác động của sự thay đổi lãi suất đến thu lãi NHTM (NII). Các dòng tiền được mô hình này phân tích dựa trên giá trị ghi sổ nhằm tính toán sự thay đổi doanh thu và chi phí lãi khi lãi suất thay đổi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2024