DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung bảng biểu | Trang | |
Bảng 1.1 | Tác động của lãi suất đến thu nhập lãi ròng | 38 |
Bảng 1.2 | Tác động của lãi suất đến vốn chủ sở hữu | 40 |
Bảng 1.3 | Đầu cơ lãi suất theo mô hình định giá lại | 41 |
Bảng 1.4 | Đầu cơ lãi suất theo mô hình thời lượng | 42 |
Bảng 1.5 | Chỉ số thanh khoản của CCB | 62 |
Bảng 1.6 | Khe hở nhạy cảm lãi suất của CCB | 63 |
Bảng 1.7 | Thay đổi thu nhập lãi của CCB | 64 |
Bảng 2.1 | Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật giai đoạn 2015 -2020 | 71 |
Bảng 2.2 | Lãi suất tham chiếu tính FTP cơ sở | 79 |
Bảng 2.3 | Cơ cấu tài sản của MB | 83 |
Bảng 2.4 | Cơ cấu ngân quỹ của MB | 84 |
Bảng 2.5 | Cơ cấu chứng khoán của MB | 84 |
Bảng 2.6 | Cơ cấu nợ phải trả của MB | 89 |
Bảng 2.7 | Mối liên hệ sinh lời và an toàn giữa tài sản và nợ phải trả | 91 |
Bảng 2.8 | Diễn biến lãi suất điều hành từ năm 2015 đến 2020 | 94 |
Bảng 2.9 | Khe hở nhạy cảm lãi suất MB giai đoạn 2015-20120 | 97 |
Bảng 2.10 | Khe hở nhạy cảm lãi suất lũy kế/Tổng tài sản | 98 |
Bảng 2.11 | Biến động thu nhập lãi ròng do lãi suất thay đổi | 99 |
Bảng 2.12 | Giá trị giao dịch phái sinh của MB | 101 |
Bảng 2.13 | Chỉ số trạng thái tiền mặt | 103 |
Bảng 2.14 | Chỉ số trạng thái chứng khoán thanh khoản | 104 |
Bảng 2.15 | Chỉ số năng lực cho vay | 105 |
Bảng 2.16 | Chỉ số cấu trúc tiền gửi | 105 |
Bảng 2.17 | Khe hở thanh khoản MB giai đoạn 2015-2020 | 108 |
Bảng 2.18 | Tình hình dự trữ thanh khoản tài sản của MB | 111 |
Bảng 2.19 | Tình hình vay vốn trên thị trường tiền tệ của MB | 112 |
Bảng 2.20 | Các thang đo trong mô hình nghiên cứu | 113 |
Bảng 2.21 | Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu | 116 |
Bảng 2.22 | Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CC | 116 |
Bảng 2.23 | Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CS | 117 |
Bảng 2.24 | Kết quả phân tích thang đo lần 1 cho nhân tố CT | 117 |
Bảng 2.25 | Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố CT | 118 |
Bảng 2.26 | Kết quả phân tích thang cho nhân tố NL | 118 |
Bảng 2.27 | Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố QD | 119 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - 1
- Tổ Chức Alm Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tổng Quan Về Quản Trị Tài Sản – Nợ Của Ngân Hàng Thương Mại Chương 2. Thực Trạng Quản Trị Tài Sản – Nợ Tại Ngân Hàng Thương
- Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Tài Sản – Nợ Của Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Kết quả phân tích thang đo lần 1 cho nhân tố TT | 119 | |
Bảng 2.29 | Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho nhân tố TT | 120 |
Bảng 2.30 | Kết quả phân tích thang cho nhân tố KH | 120 |
Bảng 2.31 | Kiểm định KMO | 121 |
Bảng 2.32 | Kết quả EFA cho các biến độc lập | 122 |
Bảng 2.33 | Kiểm định KMO | 124 |
Bảng 2.34 | Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc | 124 |
Bảng 2.35 | Hệ số tương quan | 125 |
Bảng 2.36 | Phân tích hồi quy lần 1 | 125 |
Bảng 2.37 | Phân tích hồi quy lần 2 | 126 |
Bảng 2.38 | Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến ALM của MB | 129 |
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Quy mô tổng tài sản của MB, VCB, CTG, VPB | 81 | |
Biểu đồ 2.2 | Tốc độ tăng trưởng tài sản của MB, VCB, CTG, VPB | 81 |
Biểu đồ 2.3 | Tỷ trọng các loại tài sản của MB | 83 |
Biểu đồ 2.4 | Dư nợ cho vay MB, VCB, CTG, VPB | 85 |
Biểu đồ 2.5 | Tỷ lệ nợ xấu MB, VCB, CTG, VPB | 86 |
Biểu đồ 2.6 | Quy mô nợ phải trả của MB, VCB, CTG, VPB | 87 |
Biểu đồ 2.7 | Tốc độ tăng trưởng nợ phải trả của MB, VCB, CTG, VPB | 87 |
Biểu đồ 2.8 | Tỷ trọng các loại nợ phải trả của MB | 88 |
Biểu đồ 2.9 | Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng của MB | 89 |
Biểu đồ 2.10 | Cơ cấu tiền gửi theo mục đích gửi của MB | 90 |
Biểu đồ 2.11 | Lãi suất huy động và cho vay MB giai đoạn 2015-2020 | 96 |
Biểu đồ 2.12 | Khe hở nhạy cảm lãi suất MB giai đoạn 2015-2020 | 98 |
Biểu đồ 2.13 | CAR của MB giai đoạn 2015-2020 | 106 |
Biểu đồ 2.14 | Khe hở thanh khoản MB giai đoạn 2015-2020 | 109 |
Biểu đồ 2.15 | Biểu đồ phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư | 127 |
Biểu đồ 2.16 | Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa | 127 |
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP | 21 | |
Sơ đồ 1.2 | Hệ thống thông tin quản lý MIS | 22 |
Sơ đồ 1.3 | Mô hình quản trị rủi ro tại NHTM | 25 |
Sơ đồ 1.4 | Quy trình quản trị RRLS trên sổ ngân hàng | 35 |
Sơ đồ 1.5 | Quy trình đo lường thanh khoản theo phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng thanh khoản | 46 |
Sơ đồ 1.6 | Cơ cấu tổ chức ALM ngân hàng CCB | 60 |
Sơ đồ 2.1 | Cơ cấu tổ chức ALM tại MB | 72 |
Sơ đồ 2.2 | Mô hình tổ chức FTP tại MB | 77 |
Sơ đồ 2.3 | Đường cong lãi suất FTP | 79 |
Sơ đồ 2.4 | Mô hình nghiên cứu | 114 |
Sơ đồ 3.1 | Mô hình ALM “03 lớp phòng vệ” | 147 |
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, mở rộng quy mô bảng cân đối kế toán để chiếm lĩnh thị phần đã đuợc nhiều tổ chức tín dụng của nhiều nước trên thế giới quan tâm và coi là chiến lược kinh doanh nòng cốt của mỗi ngân hàng thương mại (NHTM). Xu huớng này ngày nay càng được thể hiện rõ ràng, ngân hàng nào mở rộng kênh phân phối các dịch vụ ngân hàng sẽ có lợi thế trong cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, quá trình phát triển đã đặt ngân hàng vào trạng thái phải chống đỡ với nhiều rủi ro, bao gồm: rủi ro lãi suất (RRLS) trên sổ ngân hàng, rủi ro thanh khoản (RRTK), rủi ro tín dụng hay là rủi ro hoạt động. Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế đều xuất phát từ hệ thống các NHTM. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007, 2008 với nguyên nhân là do cho vay dưới chuẩn đã đẩy hệ thống các NHTM ở Mỹ rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản trầm trọng và đỉnh điểm là sự phá sản của Lehmon Brothers. Sau đó, nhiều tổ chức tư vấn quốc tế hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đều đưa ra các khuyến nghị về vai trò của quản trị bảng cân đối kế toán, quản trị các loại rủi ro có tần suất thường xuyên xảy ra để đảm bảo mức độ ổn định cho nội bộ hệ thống ngân hàng.
Tại Việt Nam, vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007, 2008, các NHTM ở Việt Nam xảy ra thiếu hụt thanh lớn, lãi suất luôn được đẩy lên mức rất cao (lãi suất huy động trung bình khoảng 18%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại từ từ năm 2018 do tác động của vấn đề bất đồng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Và đặc biệt từ cuối năm 2019 đến nay, thế giới trải qua cuộc suy thoái trầm trọng do đại dịch Covid 19, lãi suất thị trường được Ngân hàng trung ương các nước duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Điều này kết hợp với sự mất cân xứng của bảng cân đối kế toán gây áp lực rất lớn đến sự suy giảm quy mô lợi nhuận. Các NHTM ở Việt
Nam hoạt động theo mô hình truyền thống trên cơ sở phụ thuộc nhiều vào hoạt động cấp tín dụng nên chủ yếu quan tâm đến quản trị rủi ro tín dụng nên thường bị động trước sự thay đổi của yếu tố mang tính chất thị trường như lãi suất dẫn đến suy giảm chất lượng tài sản, chất lượng các khoản nợ cũng như khả năng thanh khoản, quy mô lợi nhuận và giá trị ròng của ngân hàng. Thấy rõ được vai trò của hoạt động quản trị Tài sản – Nợ (ALM) trong bối cảnh vĩ mô phức tạp, các NHTM ở Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề về quản trị cấu trúc Tài sản – Nợ, hoạt động quản trị RRLS và RRTK. Tuy nhiên, kinh nghiệm tổ chức và thực hiện hoạt động ALM của các NHTM và ngay cả hành lang pháp lý về hoạt động ALM của các cơ quan quản lý cũng còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với xu thế hoạt động của các NHTM.
Với Đề án tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015, MB được chọn cùng với chín NHTM khác thí điểm thực hiện Hiệp ước Basel II. Với mục tiêu phát triển vươn tới nhóm NHTM cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, cùng với việc tăng quy mô hoạt động hàng năm, thì MB luôn đặt trọng tâm về vấn đề kiểm soát tốt rủi ro, đặc biệt là quản trị Tài sản – Nợ (ALM). Ngân hàng tích cực đổi mới trong ứng dụng các mô hình quản trị tích cực cho hoạt động ALM. Dù vậy, hoạt động ALM tại MB vẫn còn nhiều hạn chế như quy trình quản trị Tài sản – Nợ chưa hiệu quả, mô hình quản trị còn chồng chéo, hoạt động nhận diện các loại rủi ro trong phạm vi của ALM còn chưa sát với thực tiễn, chính sách ALM còn thiếu đồng bộ và các giải pháp đưa ra để phòng ngừa cũng như xử lý các rủi ro liên quan đến ALM chưa thực sự hiệu quả.
Xuất phát từ những luận điểm mang tính chất lý luận và thực tiễn đã chỉ ra, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài “Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội” để nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Khái quát về ALM của ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm, mục tiêu về ALM của ngân hàng thương mại
Các nội dung về ALM đã được đề cập khá phố biến trên khắp thế giới. Có rất nhiều đề tài cho đến nay đã nghiên cứu về vấn đề quản trị Tài sản – Nợ của các NHTM. Các đề tài này tuy được khảo sát ở các quốc gia khác nhau, phương pháp và nội dung thực hiện khác nhau nhưng về cơ bản thống nhất trên phương diện lý luận về khái niệm, phạm vi và mục tiêu của ALM. Các nghiên cứu cơ bản có thể kể đến:
Choudhry (2007) đã chỉ ra rằng: công việc của ALM là giải quyết tối ưu hóa việc hình thành các tài sản của NHTM để hoàn thành những mục tiêu hiện tại và nghĩa vụ nợ trong tương lai. Tác giả chỉ ra: việc định hình các tài sản, nợ hay rủi ro là tùy thuộc khẩu vị rủi ro của từng định chế tài chính. Mặc dù các rủi ro ngắn hạn xuất phát từ việc các tài sản đôi khi không đủ tính thanh khoản kịp thời cho các nghĩa vụ ngắn hạn, tuy nhiên ALM cần quan tâm đến các triển vọng dài hạn hơn là ngắn hạn. Mục đích của ALM là hạn chế tối đa rủi ro cùng với tối đa hóa lợi nhuận cho các NHTM.
Mitra & Schwaiger (2011) giải thích mục đích cụ thể của ALM là giúp tối đa giá trị cho các cổ đông. Mục tiêu tổng quát của ALM là hình thành được một danh mục tài sản sáng suốt và phù hợp với cơ cấu và quy mô của các khoản nợ, phòng ngừa được các rủi ro tài chính phát sinh. Mỗi bộ phận nằm trong mô hình ALM tại mỗi ngân hàng cần xây dựng được một kế hoạch đầu tư tối ưu để đạt được đồng thời cả hai mục tiêu về tài sản và nợ.
Birge & Judice (2013) đã nghiên cứu tính cân đối bảng cân đối kế toán của ngân hàng gắn với chuỗi thời gian, qua đó cung cấp chiến lược cho vay dựa trên những điều kiện cơ bản để từ đó hình thành một mô hình tối ưu quản trị Tài sản – Nợ trong hệ thống của một NHTM.
Tác giả cho rằng phạm vi hoạt động của ALM là RRLS, sự khác biệt mang tính cấu trúc của bảng cân đối kế toán, và hoạt động quản trị RRTK của ngân hàng. Sự mất cân đối trong bảng cân đối kế toán là mối quan tâm lớn nhất của ALM, điều này dẫn đến một sự thật là quản trị thanh khoản cần được quan tâm đặc biệt trong ngắn hạn, trong khi ALM ngày càng gia tăng chú trọng đến những nỗ lực trong dài hạn để cân bằng được mối quan hệ Tài sản – Nợ về kỳ hạn liên quan đến dòng tiền ra dòng tiền vào của cả tài sản và nợ.
Phan Thị Hoàng Yến (2015) đã hệ thống được các định nghĩa liên quan đến ALM: “Quản trị Tài sản - Nợ là quá trình đưa ra tập hợp các quyết định về sự cân xứng và bất cân xứng giữa Tài sản và Nợ (trong sổ ngân hàng), đặc biệt về kỳ hạn và đặc điểm định giá lại”. Ba mục tiêu chính của hoạt động ALM được nêu ra trong luận án, bao gồm: tạo mức cân đối về kỳ hạn của danh mục tài sản và các khoản nợ một cách hợp lý; duy trì tối ưu hóa lợi nhuận phù hợp với khẩu vị rủi ro đề ra của mỗi một ngân hàng và tối đa giá trị ròng cho các cổ đông của ngân hàng.
Trịnh Hồng Hạnh (2015) đã tổng hợp đầy đủ các khái niệm liên quan đến hoạt động ALM: “ALM là cơ chế hạn chế rủi ro cho ngân hàng bởi tình trạng bất cân xứng của bảng Cân đối kế toán trong điều kiện thay đổi về lãi suất và nhu cầu thanh khoản nhằm đạt được mục tiêu về lợi nhuận (tỉ lệ NIM) phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng”. Tác giả quan điểm hoạt động ALM bao gồm việc giảm đến mức thấp nhất hậu quả do rủi ro gây ra xuất phát từ những nhân tố có tính chất thị trường như lãi suất, tỷ giá, thanh khoản và nghiên cứu tại một ngân hàng đang thực hiện quản lý vốn theo cơ chế phân tán Agribank nên chưa đầy đủ các nghiệp vụ ALM của một NHTM hiện đại. Luận án cũng nêu ba mục tiêu của hoạt động ALM, bao gồm: tăng trưởng lợi nhuận; kiểm soát được các rủi ro gắn với hoạt động ALM và phải tuân theo
các quy định của các cơ quan quản lý. Mục tiêu này được đưa ra là đồng nhất với những mục tiêu nói chung của một NHTM.
Nghiên cứu của Deloite (2019) đã khảo sát 33 ngân hàng ở Châu Âu bao gồm 15 ngân hàng ở Ba Lan. Nghiên cứu đã chỉ rõ phạm vi hoạt động của ALM của gần như tất cả các ngân hàng được nghiên cứu đều bao gồm quản lý RRTK (29/33 ngân hàng ở Đông Âu và 13/15 ngân hàng ở Ba Lan) và quản lý RRLS (28/33 ngân hàng ở Đông Âu và 14/15 ngân hàng ở Ba Lan). Bên cạnh đó, những NHTM được khảo sát cũng bao gồm quản trị rủi ro hối đoái, quản lý hệ thống chuyển đổi vốn nội bộ (FTP) và quản lý vốn là những nội dung thuộc phạm vi của ALM. Có một ngân hàng được khảo sát cho rằng các báo cáo và hỗ trợ ALCO là những nhiệm vụ ALM phải thực hiện. Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy các NHTM ở Đông Âu đã có hoạt động ALM rất phát triển, bao trùm hầu hết về quản trị rủi ro của một ngân hàng như: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái và rủi ro về vốn.
Khảo sát về phạm vi hoạt động của ALM các ngân hàng Đông Âu và Ba Lan
Quản lý rủi ro thanh khoản
13
29
Quản lý rủi ro lãi suất
28
Quản lý rủi ro hối đoái
8
23
Quản lý hệ thống chuyển đổi vốn
10
22
Ba Lan
Đông Âu
Quản lý vốn
6
9
Nhiệm vụ khác
0
1
0
5 10 15 20 25 30 35
14
(Nguồn: Deloite (2019), Asset and liability management in banks)