- Phân loại tài sản và nợ:
Danh mục tài sản và nợ của NHTM được tiến hành phân loại thành không nhạy cảm và nhạy cảm với lãi suất.
Tài sản nhạy cảm lãi suất sẽ tạo ra thu nhập thay đổi khi lãi suất biến động như các khoản cho vay ngắn hạn, khoản mục chứng khoán ngắn hạn, các khoản cho vay nhưng lãi suất được thả nổi…
Nợ nhạy cảm lãi suất là các khoản nợ phát sinh các chi phí lãi thay đổi khi lãi suất biến động như tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi dài hạn thả nổi lãi suất, kỳ phiếu hay chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn …
- Công thức xác định: GAP = RSA – RSL
∆NII = GAP x ∆i
Trong đó: GAP: chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm và nợ nhạy cảm
∆NII: Biến động thu nhập lãi ròng
∆i: Biến động lãi suất
- Đánh giá tác động:
Bảng 1.1. Tác động của lãi suất đến thu nhập lãi ròng
LÃI SUẤT | LỢI NHUẬN | |
>0 | Tăng | Tăng |
Giảm | Giảm | |
<0 | Tăng | Giảm |
Giảm | Tăng | |
=0 | Tăng | Không thay đổi |
Giảm | Không thay đổi |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Quản Trị Tài Sản – Nợ Của Ngân Hàng Thương Mại Chương 2. Thực Trạng Quản Trị Tài Sản – Nợ Tại Ngân Hàng Thương
- Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Tài Sản – Nợ Của Ngân Hàng Thương Mại
- Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Trên Sổ Ngân Hàng
- Quy Trình Đo Lường Thanh Khoản Theo Phương Pháp Tiếp Cận Nguồn Và Sử Dụng Thanh Khoản
- Kinh Nghiệm Quản Trị Tài Sản – Nợ Tại Một Số Ngân Hàng Thương Mại Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Rõ ràng nhìn vào công thức nêu ra ở trên thì ta thấy bất cứ khi nào GAP ≠ 0 thì NHTM sẽ chịu rủi ro nếu lãi suất thay đổi ngược kỳ vọng.
- Hạn chế của mô hình định giá lại:
+ Tài sản trong mô hình này được ghi theo giá trị sổ sách và chưa phản ánh thị giá nên chưa chính xác. Do đó, chưa thể hiện đầy đủ RRLS trên sổ ngân hàng đối với ngân hàng (chưa đề cập rủi ro giảm thị giá tài sản).
+ Các tài sản và nợ đều được phân loại vào chung một khoảng thời gian giống nhau chưa làm rõ thông tin về cơ cấu của chúng. Do phân loại cùng một khung thời gian nhưng tài sản có thể tái định giá đầu kỳ trong khi nợ được tái định giá cuối kỳ và ngược lại.
+ Khi lãi suất thay đổi sẽ tác động làm thay đổi cấu trúc tới hạn của nợ và danh mục tài sản, dẫn đến làm cho mức độ tin cậy của mô hình định giá lại bị giảm đi.
Thứ hai, mô hình thời lượng.
- Dùng để xác định biến động của giá trị VCSH
Trong đó, thời lượng là khoảng thời gian tồn tại trung bình của các dòng tiền dự tính có được từ một tài sản hay một nhóm các tài sản. Công thức
xác định thời lượng của một công cụ tài chính:
n
Cft xt
1 (1YTM )t
D =
n
Cft
Với :
1 (1YTM )t
D: Kỳ hạn hoàn vốn của công cụ tài chính t: Thời gian khoản tiền được thanh toán
Cft : Giá trị khoản tiền dự tính được thanh toán trong giai đoạn t YTM: Tỷ lệ thu nhập đáo hạn của công cụ tài chính
- Mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất thị trường đến giá trị
VCSH được tính toán:
E = - A x(D – kD )
A L
Trong đó:
E là sự thay đổi giá trị ròng của NHTM A là tổng tài sản của ngân hàng
k = L/A là hệ số đòn bẩy
DA là thời lượng trung bình của tài sản DL là thời lượng trung bình của nợ
∆i là sự biến đổi của lãi suất i là lãi suất trước khi thay đổi
- Đánh giá tác động:
Bảng 1.2. Tác động của lãi suất đến vốn chủ sở hữu
LÃI SUẤT | GIÁ TRỊ RÕNG | |
>0 (DA > kDL) | Tăng | Giảm |
Giảm | Tăng | |
<0 (DA < kDL) | Tăng | Tăng |
Giảm | Giảm | |
=0 (DA = kDL) | Tăng | Không thay đổi |
Giảm | Không thay đổi |
- Hạn chế của mô hình thời lượng:
+ Hầu hết các tài sản và nợ thường được thanh toán dần dần. Do đó, việc tạo ra danh mục tài sản và các khoản nợ có cùng thời lượng đáp ứng được mọi kế hoạch kinh doanh là nhiệm vụ rất khó thực hiện.
+ Một số tài sản có kỳ hạn kém ổn định như tiền gửi giao dịch rất khó tính toán được dòng tiền nên việc tính toán thời lượng trở nên khó khăn.
+ Mối liên hệ giữa lãi suất và thị giá của chứng khoán trong mô hình thời lượng được giả định là tuyến tính. Tuy nhiên trên thực thế thì mối liên hệ
này không phải là mối liên hệ tuyến tính mà là phi tuyến tính, đặc điểm này gọi là độ lồi trong mối liên hệ giữa thị giá và lãi suất của hàng hóa tài chính.
(4). Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng
- Chiến lược an toàn:
Qua phân tích mô hình định giá lại (repricing gap) và mô hình thời lượng cho thấy ngân hàng luôn trong trạng thái an toàn bất chấp mọi sự biến đổi của lãi suất khi duy trì khe hở nhạy cảm với lãi suất kết hợp với khe hở thời lượng bằng không (GAP = 0; DGAP =0). Do đó, với những ngân hàng ưa thích sự an toàn, ngân hàng luôn luôn duy trì GAP = 0 và DGAP = 0.
- Chiến lược đầu cơ:
+ Với mô hình định giá lại:
Ngân hàng sẽ duy trì trạng thái GAP dựa trên những dự báo của mình về RRLS để tối ưu hóa thu nhập lãi thuần.
Bảng 1.3. Đầu cơ lãi suất theo mô hình định giá lại
GAP | LỢI NHUẬN DỰ PHÓNG | BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH | |
Tăng | >0 | Tăng | Tăng RSA và/hoặc giảm RSL |
Giảm | <0 | Tăng | Giảm RSA và/hoặc tăng RSL |
+ Với mô hình thời lượng:
Tương tự như trong mô hình định giá lại, các nhà quản trị NHTM sẽ duy trì DGAP dựa trên những đánh giá về kỳ vọng của lãi suất trong tương lai để tối đa hóa giá trị ròng của NHTM.
Như vậy, thực hiện đầu cơ lãi suất sẽ không những giúp các ngân hàng tránh được RRLS mà còn mang lại lợi nhuận cao từ sự thay đổi theo kỳ vọng đối với lãi suất. Tuy nhiên, chiến lược này cũng hàm chứa nhiều rủi ro nếu lãi
suất có xu hướng biến động ngược với kỳ vọng của NHTM. Do đó, việc áp dụng chiến lược này cần phải được tính toán theo mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi NHTM.
Bảng 1.4. Đầu cơ lãi suất theo mô hình thời lượng
DGAP | VỐN CHỦ SỞ HỮU DỰ KIẾN | BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH | |
Tăng | <0 | Tăng | Giảm DA và/hoặc tăng DL |
Giảm | >0 | Tăng | Tăng DA và/hoặc giảm DL |
- Phòng ngừa RRLS trên sổ ngân hàng với việc sử dụng các công cụ phái sinh:
Với sự phong phú và đa dạng của các sản phẩm trên thị trường tiền tệ cũng như thị trường vốn, các NHTM có thể sử dụng các hợp đồng phái sinh như là các công cụ rất hiệu quả để phòng ngừa RRLS trên sổ ngân hàng.
1.1.5.3. Quản trị rủi ro thanh khoản
a. Rủi ro thanh khoản
(1). Khái niệm rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xảy ra thường trực mà bất kỳ NHTM nào cũng phải đối mặt. Đã có rất nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về RRTK như:
Theo Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (2008): “Rủi to thanh khoản là loại rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và c ng không gây tác động đến tình hình tài chính.”
Theo Rudolf Duttweiler (2010): “Rủi ro thanh khoản là nguy cơ mà ngân hàng không có khả năng thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán, từ đó kéo theo những hậu quả không mong muốn.”
Thông tư 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao hơn mức chi phí bình quân của thị trường theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoà.”
Như vậy có thể định nghĩa: Rủi ro thanh khoản là nguy cơ mà NHTM không có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán hoặc đáp ứng được nhu cầu thanh toán với chi phí lớn hơn mức chi phí bình quân của thị trường.
(2). Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
Thứ nhất là sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nợ:
Đây là nguyên nhân cơ bản, xuất phát từ đặc điểm của tài sản và nợ của các NHTM là rất khó để tạo ra sự cân xứng về kỳ hạn. Để gia tăng lợi nhuận, các NHTM thường có xu hướng sử dụng các nguồn vốn có kỳ hạn ngắn để tài trợ cho các tài sản dài hạn. Điều này dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản của ngân hàng.
Thứ hai là sự nhạy cảm của bảng cân đối kế toán của ngân hàng với thay đổi của lãi suất:
Khi ngân hàng duy trì danh mục tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD khác thấp hoặc duy trì các khoản cho vay hoặc chứng khoán có mức độ nhạy cảm với lãi suất cao thì phải đối mặt với mức độ RRTK ở mức rất cao. Khách hàng vay tiền và gửi tiền ngân hàng thường rất nhạy cảm với những biến động của
lãi suất thị trường. Ví dụ: trong môi trường lãi suất thấp như hiện nay thì những người gửi tiền tại ngân hàng sẽ có xu hướng rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư vào các tài sản có mức độ sinh lời cao hơn như chứng khoán và bất động sản; những người vay tiền sẽ đòi hỏi cấp các khoản tín dụng mới với lãi suất thấp hơn, từ đó làm cho ngân hàng phải đối mặt với áp lực thanh khoản ở mức cao.
Thứ ba là do những thông tin tiêu cực xuất hiện với ngân hàng:
Uy tín luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khách hàng thường có xu hướng chọn những ngân hàng có uy tín cao để gửi tiền. Mỗi khi có thông tin bất lợi đối với ngân hàng thì khách hàng gửi tiền tại ngân hàng sẽ có xu hướng ồ ạt đến rút tiền tại ngân hàng trong một khoảng thời gian ngắn làm cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng tăng cao nên gây ra áp lực đối mặt với RRTK của ngân hàng là rất lớn.
Thứ tư là rủi ro thanh khoản có nguyên nhân từ các loại rủi ro khác. Mọi hậu quả của bất kỳ rủi ro nào xảy ra đối với ngân hàng đều ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
b. Quản trị rủi ro thanh khoản
Nội dung quản trị RRTK được tiến hành như sau:
(1). Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản
Quản trị RRTK cùng với quản trị RRLS là hai nội dung cơ bản trong các hoạt động ALM. Bộ phận ALM có thể được tổ chức trực thuộc bộ phận quản trị rủi ro, nguồn vốn hoặc bộ phận tài chính có vai trò giám sát và theo dõi toàn bộ quy trình quản trị RRTK trong ngân hàng. ALM đồng thời cũng chịu trách nhiệm trực tiếp tiến hành các cuộc thử nghiệm liên quan đến sức căng về thanh khoản dựa trên những tình huống giả định được đưa ra.
(2). Nhận biết rủi ro thanh khoản
RRTK có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:
- Lòng tin của dân chúng: biểu hiện ngân hàng sụt giảm lượng tiền gửi do người gửi tiền không còn tin vào khả năng của NHTM.
- Dao động thị giá cổ phiếu ngân hàng: giá trị thị trường của cổ phiếu lao dốc chứng tỏ thị trường đang đánh giá không cao về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Lãi suất huy động cao hơn các ngân hàng khác: ngân hàng sẵn sàng chi trả lãi suất cho người gửi tiền cao hơn mức trung bình của thị trường có thể là tín hiệu cảnh báo ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản, sẵn sàng chấp nhận rủi ro bằng việc tăng lãi suất huy động.
- Từ chối các hợp đồng tín dụng: ngân hàng không giải ngân ngay cả với các khoản vay của các khách hàng tốt, phù hợp với các tiêu chí phân tích của ngân hàng là minh chứng cho thấy ngân hàng đang thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng.
(2). Đo lường rủi ro thanh khoản
Tính toán mức độ của ảnh hưởng của RRTK có vai trò hết sức quan trọng đối với quản trị RRTK, giúp cho các NHTM hoạch định các chiến lược đối phó với loại rủi ro này. Các NHTM thường ứng dụng:
Thứ nhất, tiếp cận nguồn và sử dụng thanh khoản:
Các nhà quản trị cho rằng: mức độ thanh khoản phụ thuộc chủ yếu và tiền gửi và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khi lượng tiền gửi mới tăng lên trong khi nhu cầu cho vay giảm thì thanh khoản của ngân hàng tăng lên và ngược lại. Bởi vậy, mục đích của phương pháp này là ước lượng khe hở thanh khoản ròng NLP của NHTM (Net Liquidity Position). Trên cơ sở đó sẽ đua ra các giải pháp xử lý thanh khoản trong trường thừa hoặc thiếu thanh khoản.