Sơ Lược Thực Tiễn Về Quản Trị Tài Sản Thương Hiệu Của Các Ngân Hàng Tại Việt Nam


nhận biết về thương hiệu và sự thấu hiểu về thương hiệu. Sự hiểu biết là kết quả của hoạt động truyền thông. Sự hiểu biết của khách hàng về thương hiệu không thể mua được bằng tiền, mà đó là một quá trình.

Tầm cỡ thương hiệu

Tầm cỡ thương hiệu là sự kết hợp giữa sự quý trọng và sự hiểu biết đối với thương hiệu của khách hàng. Tầm cỡ thương hiệu chỉ ra trạng thái và quy mô thương hiệu, mức độ đáp ứng khách hàng của thương hiệu. Như vậy, tầm cỡ thương hiệu phản ánh hoạt động hiện tại của thương hiệu và là chỉ số chiến lược quan trọng. Nếu sự hiểu biết của khách hàng cao nhưng mức độ quý trọng lại thấp thì đó là điều không tốt.

1.2.5. Sơ lược thực tiễn về quản trị tài sản thương hiệu của các ngân hàng tại Việt Nam

Quản trị thương hiệu ngân hàng là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay, đó là tiền đề giúp các ngân hàng hoạt động tốt và chủ động hơn trước những biến động trên thị trường. Quản trị thương hiệu nói chung là có liên quan đến tất cả các hoạt động trong phạm vi nội bộ liên quan đến các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng.[7]

Ở các nước, vai trò của quản trị tài sản thương hiệu ngân hàng được đánh giá rất cao vì ngân hàng là một ngành kinh doanh nhạy cảm và thường xuyên đối mặt nhiều rủi ro, đặc biệt vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán và chất lượng dịch vụ cung cấp. Ở Việt Nam, quản trị tài sản thương hiệu đã được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây. Thêm vào đó, những biến động bất thường thời gian qua đã khiến các nhà ngân hàng chú trọng hơn đến quản trị tài sản thương hiệu.

1.2.6. Đề xuất mô hình nghiên cứu cho tài sản thương hiệu của ngân hàng BIDV

Tổng hợp từ những phân tích các nghiên cứu có liên quan đến các thành phần của Tài sản Thương hiệu, hầu hết các nhà nghiên cứu trước đều đưa ra một số các khái niệm tương đồng nhau như yếu tố nhận biết thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, lòng ham muốn thương hiệu… Riêng đối với nghiên cứu này, tác giả nhận thấy rằng mô hình của David A. Aeker (1991) và mô hình của Millward Brown (1996) là phù hợp để nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên Tài sản Thương hiệu của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư phát triển BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế. Sau khi nghiên cứu, cân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

nhắc, chọn lọc bằng điều tra thử và cân nhắc, đề tài khóa luận đã đưa ra được mô hình nghiên cứu như sau:


Đánh giá ảnh hưởng của tài sản thương hiệu đến lòng trung thành khách hàng: nghiên cứu thực nghiệm tại ngân hàng bidv chi nhánh Thừa Thiên Huế - 3

Hình 2.6. Mô hình các nhân tố cấu thành

Tài sản thương hiệu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế‌


1.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này được tiến hành thông qua giai đoạn nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo, tiếp sau là nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát và kiểm định thang đo cũng như kiểm định mô hình.


Nghiên cứu sơ bộ (định lượng, định tính)

Thang đo nháp

Nghiên cứu định tính

Phỏng vấn

Nghiên cứu định lượng

- Mã hóa

- Nhập liệu

- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố FA

- Hồi quy stepwise

Thang đo chính thức

Sơ đồ nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:



Cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu


Nghiên cứu định lượng

- Mã hóa

- Nhập liệu

- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố FA

- Hồi quy theo bước stepwise

Viết báo cáo

Nghiên cứu định lượng chính thức (n=130)

1.4. XÂY DỰNG THANG ĐO

Các thang đo về Tài sản thương hiệu trong nghiên cứu này áp dụng thang đo của David A. Aeker (1991) và Millward Brown (1996). Thông qua tham khảo các đề tài có cùng hướng nghiên cứu đi trước cùng với những cuộc phỏng vấn tham khảo chuyên gia trong ngân hàng, những người phụ trách quản lý về mặt thương hiệu Ngân hàng BIDV và cuối cùng là hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên


cứu, kết hợp với phần dữ liệu định tính, tác giả đã đưa ra thang đo chính thức như sau.

1.4.1. Thang đo nhận biết thương hiệu đối với ngân hàng BIDV

Kết quả của thang đo mức độ Nhận biết thương hiệu là NBTH và được đo lường bằng 5 biến quan sát ký hiệu từ NBTH1 đến NBTH5.

- NBTH1: Cá nhân tôi đã biết rõ thương hiệu của ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV)

- NBTH2: Tôi hoàn toàn nhận ra một cách nhanh chóng biểu tượng (logo) của ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) giữa những biểu tượng (logo) của các ngân hàng khác.

- NBTH3: Mỗi khi nghĩ đến các ngân hàng thương mại cổ phần thì thương hiệu của ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) là thương hiệu đầu tiên Anh/Chị nghĩ tới.

- NBTH4: Bản thân tôi cảm thấy hoàn toàn thân thuộc với ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV)

- NBTH5: Tôi nhận thấy các chương trình quảng cáo của ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) thường rất hay

1.4.2. Thang đo chất lượng cảm nhận đối với ngân hàng BIDV

Kết quả của thang đo mức độ Chất lượng cảm nhận là CLCN và được đo lường bằng 6 biến quan sát ký hiệu từ CLCN6 đến CLCN11.

- CLCN6: Đối với tôi, mức lãi suất mà ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) đưa ra cho khách hàng là hoàn toàn hợp lý

- CLCN7: Tôi cảm thấy những cơ sở giao dịch với khách hàng của ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) được bài trí đẹp, tạo cảm giác thân thuộc hơn đối với khách hàng so với các ngân hàng khác

- CLCN8: Những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) là phù hợp với nhu cầu của tôi

- CLCN9: Khi có các giao dịch ngân hàng, bản thân tôi luôn cho rằng thương hiệu (BIDV) làm tôi cảm thấy yên tâm


- CLCN10: Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn đối với khách hàng nói chung

- CLCN11: Tôi hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV)

1.4.3. Thang đo liên tưởng thương hiệu đối với ngân hàng BIDV

Kết quả của thang đo mức độ Liên tưởng thương hiệu là LTTH và được đo lường bằng 4 biến quan sát ký hiệu từ LTTH12 đến LTTH15.

- LTTH12: Khi so sánh với các ngân hàng khác, tôi cho rằng hình ảnh thương hiệu của ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) là có tính độc đáo hơn

- LTTH13: Khi so sánh với các ngân hàng khác cùng lĩnh vực, thì ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) là một ngân hàng luôn luôn được xem là nổi tiếng hơn

- LTTH14: Tôi nhận thấy rằng ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) thường xuyên có trách nhiệm với các vấn đề xã hội và của cộng đồng

- LTTH15: Tôi yêu mến và tin tưởng vào những sản phẩm của ngân hàng thương mại cổ phần BIDV

1.4.4. Thang đo gắn kết thương hiệu đối với ngân hàng BIDV

Kết quả của thang đo mức độ Gắn kết thương hiệu là GKTH và được đo lường bằng 3 biến quan sát ký hiệu từ GKTH16 đến GKTH18.

- GKTH16: Tôi vẫn sẽ tiếp tục là khách hàng của BIDV nếu ngân hàng này làm tôi hài lòng

- GKTH17: Khi có nhu cầu giao dịch các dịch vụ ngân hàng, sự lựa chọn đầu tiên của tôi là ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV)

- GKTH18: Nếu ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) không kịp thời đáp ứng những nhu cầu dịch vụ ngân hàng của bản thân mình, khi đó tôi sẽ chờ để dịch vụ được đáp ứng, chứ không đến với ngân hàng khác

1.4.5. Thang đo trung thành thương hiệu đối với ngân hàng BIDV

Kết quả của thang đo mức độ Trung thành thương hiệu là TTTH và được đo lường bằng 1 biến quan sát ký hiệu là TTTH:

“Tóm lại,bản thân tôi sẽ trung thành một cách lâu dài với thương hiệu của Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV)”


1.5. THU THẬP SỐ LIỆU VÀ CÔNG CỤ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 19.0. Được tiến hành theo quy trình dưới đây:

Bước 1. Mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS.

Bước 2. Nhập dữ liệu lần 1 trên phần mềm Excel, kiểm tra lần 2 và trích nhập vào phần mềm SPSS. Vì Excel là công cụ nhập và tìm lỗi tiện dụng hơn nhiều so với SPSS.

Bước 3. Tiến hành các bước xử lý và phân tích dữ liệu theo các bước như đã nêu trên.

1.6. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẪU NGHIÊN CỨU

Hiện nay có hai công thức xác định cỡ mẫu được sử dụng phổ biến, đó là: xác định kích cỡ mẫu theo trung bình và xác định kích cỡ mẫu theo tỷ lệ.

Phương pháp xác định kích cỡ mẫu theo tỷ lệ thường được sử dụng trong các nghiên cứu có tổng thể được chi làm hai phần đối lập riêng biệt, các nghiên cứu có sử dụng thang đo tỷ lệ hoặc các nghiên cứu sử dụng các kiểm định tỷ lệ tổng thể (kiểm định Chi-square…). Ngược lại, phương pháp xác định kích cỡ mẫu theo trung bình lại được sử dụng khá phổ biến bởi việc tính toán khá đơn giản, không yêu cầu tồn tại các điều kiện về thang đo, xử lý dữ liệu như phương pháp xác định kích cỡ mẫu theo tỷ lệ, chỉ cần có một quá trình điều tra thử để tính giá trị độ lệch chuẩn thì có thể áp dụng công thức này. Về mức độ tin cậy của cỡ mẫu, do đều là những công thức được xây dựng và kiểm nghiệm qua rất nhiều đề tài trong nước và trên thế giới nên độ tin cậy của cả hai công thức đều rất tốt.

Ngoài việc xác định cỡ mẫu đủ đại diện cho một nghiên cứu nói chung thì cỡ mẫu cũng phải đảm bảo phù hợp với phương pháp phân tích số liệu được sử dụng. Do đó, bên cạnh phương pháp tính cỡ mẫu theo trung bình thì cỡ mẫu phải xét đến điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo Hair và cộng sự (2005) trong “Phân tích số liệu đa biến” số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát. Với 18 biến quan sát trong thang đo tài sản thương hiệu, vậy cỡ mẫu phải đảm bảo tối thiểu: n ≥ 5×18 = 90


Như vậy, từ các điều kiện để đảm bảo kích cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành các phân tích và kiểm định nhằm giải quyết các mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đưa ra, thì số lượng mẫu tối thiểu để tiến hành điều tra là 90 mẫu.

Trong quá trình điều tra, tác giả lựa chọn 130 là kích thước mẫu lý tưởng vì nó vừa lớn hơn kích thước mẫu tối thiểu là 90, vừa phù hợp với điều kiện và khả năng cho phép của tác giả nghiên cứu.


CHƯƠNG 2. TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG BIDV

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH KHÁCH HÀNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng BIDV Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập năm 1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài Chính) theo Quyết định 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính Phủ.

Năm 1981: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Đến năm 1990: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và kể từ 01/5/ 2012 là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngày 23/4/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Giấy phép số 84/GP- NHNN về việc Thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở cổ phần hóa và chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngày 27/4/2012, Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngày 01/5/2012, BIDV chính thức hoạt động với tên gọi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cổ phần hoá thành công là một động lực giúp BIDV cải thiện năng lực tài chính, tiếp tục tăng cường tính minh bạch trong hoạt động.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển (BIDV) chi nhánh Thừa Thiên Huế được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69.

Với phương châm hoạt động hiệu quả, Ngân hàng BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng, nhằm đảm bảo


mọi hoạt động trong Chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt, gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện nay chi nhánh có một đội ngũ có trình độ cao, năng động và nhiệt tình gồm 102 người được phân bổ vào các phòng ban. Trong đó có 9 phòng ban làm việc tại Hội sở Chi nhánh, Phòng giao dịch An Cựu, Phòng giao dịch Phú Bài, Phòng giao dịch Sông Bồ, Quỹ Tiết kiệm Thành Nội, Quỹ Tiết kiệm Bến Ngự, Quỹ Tiết kiệm Nguyễn Trãi. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ sau:

- Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc, là người chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHĐT&PT Việt Nam và ngân hàng nhà nước.

- Hai phó Giám đốc: giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công.

- Phòng Kế hoạch - tổng hợp: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.


P.Tài chính-

Kế toán


P.Giao dịch

An Cựu

P.Giao dịch

Phú Bài

P.Giao dịch Sông Bồ

Quỹ Tiết kiệm Bến Ngự

Quỹ Tiết kiệm Nguyễn Trãi

Quỹ Tiết kiệm Thành Nội

P.Kế hoạch- Tổng hợp

P.Quản lý

rủi ro

P.Giao dịch khách hàng

P.Khách hàng Doanh nghiệp

P.Khách hàng Cá nhân

P.Quản trị Tín dụng

P.Quản lý và Dịch vụ Kho quỹ

BAN GIÁM ĐỐC

P.Tổ chức- Hành chính

Hình 2.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV Chi Nhánh Thừa Thiên Huế

* Ghi chú:

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng


- Phòng Quản lý rủi ro: tham mưu, đề xuất chính sách biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát và đánh giá rủi ro tiềm ẩn với danh mục tín dụng của chi nhánh; tham mưu Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu;


giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phối hợp các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo; thực hiện báo cáo về công tác tín dụng.

- Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp; thực hiện nhiệm vụ Thanh toán quốc tế.

- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Cá nhân: tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, bán lẻ, tài trợ thương mại, dịch vụ…); chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng; đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng; theo dõi và quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.

- Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng.

- Phòng Quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các Phòng Khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng

- Phòng Tài chính- Kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm); thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng


dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.

- Phòng Tổ chức - Hành chính: đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh; thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động; thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật…), công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động của cán bộ nhân viên, tài sản của Chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh.

- Tổ điện toán: Quản lý mạng, hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm, bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu, thông suốt mọi hoạt động của Ngân hàng.

- Các Phòng Giao dịch An Cựu, Phú Bài, Sông Bồ: Thực hiện giao dịch với khách hàng như: mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá (do phòng giao dịch An Cựu phát hành). Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bảo lãnh.

- Quỹ tiết kiệm Thành Nội, Bến Ngự và Nguyễn Trãi: Mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển tiền nhanh trong nước, chi trả kiều hối, chiết khấu giấy tờ có giá Điểm giao dịch Thành Nội phát hành),…

2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2011-2013

2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm 2011-2013 được thể hiện ở bảng 2.1.

Năm 2011, tổng thu từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là 374.034 triệu đồng, tổng chi là 346.149 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 27.855 triệu đồng, trích lập dự phòng rủi ro 5.385 triệu đồng. Sang năm 2012, do nền kinh tế chưa có dấu hiệu hồi phục, tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn khó khăn, cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, tuy Chi nhánh đã có những nỗ lực lớn nhưng

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí