So Sánh Doanh Thu Từ Phí Quản Lý Tài Sản Ủy Thác Của Các Công Ty Quản Lý Quỹ Thuộc Các Ngân Hàng Thương Mại

Nhìn chung,tổng tài sản ủy thácnăm 2016 của Công ty quản lý quỹ VietinBank đứng đầu trong nhóm các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng, hơn 2.700 tỷ đồng. Hơn nữa, cơ cấu danh mục đầu tư tài sản ủy thác của Công ty quản lý quỹ VietinBank cũng có sự đa dạng nhất so với các công ty khác.

Công ty quản lý quỹ Vietcombank có số tài sản ủy thác lớn thứ hai trong nhóm, đạt 1.800 tỷ đồng, trong đó có cả tài sản ủy thác của nhà đầu tư nước ngoài. 63% tổng tài sản ủy thác của Vietcombank được đầu tư vào trái phiếu cho thấy mức độ an toàn của danh mục ủy thác đầu tư khá tốt.

Công ty quản lý quỹ MB, công ty quản lý quỹ Techcombank và công ty quản lý quỹ SHB có hoạt động đầu tư ủy thác tương đối kém với tổng tài sản ủy thác năm 2016 chỉ đạt từ 43 tỷ đến 565 tỷ đồng. Công ty quản lý quỹ ACB hoàn toàn chưa có hoạt động này trong năm 2016.

Hiệu quả của hoạt động quản lý danh mục đầu tư ủy thác của công ty quản lý quỹ thể hiện ở số phí quản lý công ty thu được mỗi năm và tỷ suất doanh thu trên tổng vốn ủy thác. Hiệu quả của hoạt động này ở Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được đánh giá từ năm 2011 đến năm 2016 dưới đây:

Bảng 2.26: Doanh thu ủy thác/Tổng tài sản ủy thác


Đơn vị: triệu đồng



Năm

Tổng TS Ủy thác

Doanh thu

của Danh mục đầu tư

Doanh thu phí

QL của Công ty

Tỷ suất

DT/Tổng Vốn Ủy thác

2016

2.764.787

72.572

4.822

0,2%

2015

2.398.121

91.588

5.363

0,2%

2014

1.561.479

5.668

8.992

0,6%

2013

836.491

25.791

394

0,0%

2012

720.407

14.509

6.664

0,9%

2011

363.847

7.532

4.238

1,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 14

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Tổng nguồn vốn đầu tư ủy thác tăng trưởng đều đặn qua các năm ở mức tăng trung bình là 64%.

Doanh thutừ hoạt động này cũng tăng trưởng mạnh tuy nhiên. Doanh thu của Công ty là phí quản lý, phí này thay đổi phụ thuộc vào doanh thu của danh mục đầu tư của từng nhà ủy thác, căn cứ trên hợp đồng ủy thác quản lý danh mục đầu tư. Tuy nhiên, có thể thấy tỷ suất doanh thu trên tổng tài sản ủy thác của Công ty ở mức rất thấp. Năm 2015-2016 có tổng tài sản ủy thác rất lớn, trên 2.000 tỷ đồng, nhưng doanh thu thu được từ phí quản lý chỉ bằng 0,2% tổng tài sản.

Phí quản lý tài sản ủy thác cao hay thấp phụ thuộc vào uy tín của Công ty và mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ quản lý tài sản của công ty. Mức phí quản lý tài sản ủy thác của Công ty ở mức thấp trong suốt giai đoạn 2011- 2016 chứng tỏ năng lực quản lý tài sản ủy thác của công ty chưa được đánh giá cao trên thị trường tài chính.

Phí quản lý tài sản ủy thác của Công ty quản lý quỹ Vietinbank không chỉ thấp dần qua các năm mặc dù tổng tài sản ủy thác tăng dần, mà còn thấp nhất trong số các công ty quản lý quỹ làm ăn có lãi trong nhóm trực thuộc ngân hàng thương mại.

Bảng 2.27: So sánh doanh thu từ phí quản lý tài sản ủy thác của các Công ty Quản lý quỹ thuộc các Ngân hàng Thương mại



Hiệu quả hoạt động quản lý DMĐT ủy thác 2016

Doanh thu phí quản lý

Tỷ suất DT/tổng DMĐT ủy thác

triệu đồng

%

Công ty Quản lý Quỹ MB

5.812

1,0%

Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank

23.580

1,2%

Công ty Quản lý Quỹ Techcombank

2.550

0,9%

Công ty Quản lý Quỹ ACB

807

0%

Công ty Quản lý Quỹ SHB

-

0%

Công ty Quản lý Quỹ VietinBank

4.822

0,2%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2016 của công ty QLQ MB, công ty QLQ Vietcombank, công ty QLQ Techcombank, công ty QLQ ACB, công ty QLQ SHB)

Công ty quản lý quỹ Vietcombank là công ty có hiệu quả hoạt động quản lý danh mục đầu tư ủy thác cao nhất, với doanh thu năm 2016 đạt 23,5 tỷ đồng và tỷ suất doanh thu trên tổng danh mục đầu tư là 1,2%. Như vậy, có thể thấy uy tín hoạt động quản lý tài sản ủy thác của công ty rất cao, từ đó có cơ sở để thu mức phí quản lý cao, làm tăng hiệu quả hoạt động này.

Công ty quản lý quỹ MB và công ty quản lý quỹ Techcombank cũng có mức tỷ suất doanh thu trên tổng tài sản ủy thác tương đối tốt, từ 0,9% đến 1%. Mặc dù tổng tài sản ủy thác của 2 công ty này không cao nhưng mức phí quản lý cũng tương đương với công ty quản lý quỹ Vietcombank.

Mặc dù Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đứng đầu về giá trị tài sản ủy thác quản lý và có cơ cấu danh mục đầu tư đa dạng nhất, nhưng lại có mức doanh thu phí quản lý rất thấp và tỷ suất doanh thu phí trên tổng tài sản thấp nhất nhóm trực thuộc ngân hàng. Điều này có nghĩa là mức phí quản lý Công ty được khách hàng ủy thác trả là thấp nhất nhóm, chỉ 0,2%, thấp hơn nhiều so với mức 0,9%-1,2% của các công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng khác. Như vậy, có thể thấy hiệu quả hoạt động quản lý danh mục đầu tư của Công ty là rất kém so với các công ty khác, và đang trong xu hướng giảm dần qua các năm.

b. Hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư:

Giá trị tài sản ròng

Bảng 2.28: Biến động giá trị tài sản ròng của Quỹ VVDIF


Chỉ tiêu

Ngày giao dịch đầu tiên

Năm 2015

Năm 2016

Tháng 3/2017

NAV

100.000.000.000

100.164.742.626

103.157.258.137

105.804.305.011

NAV/chứng chỉ quỹ

10.000

10.016

10.316

10.580

Tỷ lệ tăng giảm NAV


0,2%

3,2%

5,8%

Vnindex

607,37

572,55

664,87

722,31

Tỷ lệ tăng giảm Vnindex


-5,7%

9,5%

18,9%

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2016 của công ty QLQ MB, công ty QLQ Vietcombank, công ty QLQ Techcombank, công ty QLQ ACB, công ty QLQ SHB)

Quỹ đầu tư VVDIF của Công ty có giá trị tài sản ròng tăng liên tiếp từ thời điểm đi vào hoạt động là tháng 10/2015 đến nay. Tỷ lệ tăng giá trị tài sản ròng của Quỹ ở thời điểm hiện tại là 5,8% so với ngày giao dịch đầu tiên. Chỉ số Vnindex tăng 9,5% cuối năm 2016 và tăng 18,9% ở hiện tại so với ngày giao dịch đầu tiên. Nếu so với tỷ lệ tăng trưởng của Vnindex thì giá trị tài sản ròng của quỹ VVDIF tăng chậm hơn, chứng tỏ hoạt động đầu tư của Quỹ có hiệu quả nhưng chưa tương xứng với đồ thị tăng trưởng toàn thị trường.

Để có thể so sánh hiệu quả hoạt động của Quỹ VVDIF với các quỹ khác trên thị trường, ta so sánh NAV của năm 2016 do đây là năm Quỹ thực hiện đầu tư đủ 12 tháng.

Bảng 2.29: So sánh tăng trưởng NAV của VVDIF với thị trường


So sánh

Năm 2016

Tăng trưởng NAV của quỹ VVDIF

13,10%

Tăng trưởng NAV của quỹ đầu tư cổ phiếu

15,10%

Tăng trưởng NAV của quỹ đầu tư trái phiếu

7,90%

Tăng trưởng của các quỹ ngoại

15,90%

Tăng trưởng của chỉ số Vnindex

14,80%


Với danh mục đầu tư gồm cả trái phiếu và cổ phiếu, tăng trưởng NAV của quỹ VVDIF năm 2016 ở mức khá tốt, nhỏ hơn tăng trưởng của quỹ cổ phiếu nhưng lớn hơn nhiều lần so với quỹ trái phiếu. Như vậy, mặc dù quy mô của quỹ còn khá nhỏ, kết quả hoạt động của quỹ VVDIF trong năm 2016 vẫn rất tích cực so với các quỹ khác tại Việt Nam.

Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Dữ liệu đầu vào là dữ liệu về tỷ suất sinh lời theo từng tháng của quỹ đầu tư VVDIF cho số liệu giai đoạn từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2017 (nguồn từ Báo cáo hoạt động quỹ của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam).

Các dữ liệu so sánh khác là tỷ lệ tăng trưởng Vn-Index (Vietnam Index return) trong giai đoạn tương ứng với vai trò là lợi nhuận tham chiếu và lãi suất phi rủi ro là lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm bình quân trong giai đoạn tương ứng. Do Quỹ VVDIF là quỹ duy nhất của công ty quản lý quỹ VietinBank và là quỹ đóng, nên việc so sánh với các Quỹ khác là không thực hiện được do không dữ liệu của các Quỹ đóng khác không công khai theo từng tháng.

Từ dữ liệu tỷ suất sinh lời của quỹ VVDIF và tỷ lệ tăng trưởng của Vn- Index trong giai đoạn tháng 10/2015 đến tháng 3/2017, đưa ra hệ số beta rất thấp, đạt tỷ lệ là 0.09. Hệ số beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. Hệ số beta của VVDIF nhỏ hơn 1 tức là mức độ biến động giá của Quỹ này thấp hơn mức độ biến động của thị trường trong giai đoạn nghiên cứu.

Bảng 2.30: Các chỉ số đánh giá hiệu quả của Quỹ VVDIF



Tỷ suất

sinh lời

Tỷ số

thông tin

Hệ số

Jensen

Hệ số

Sharpe

Hệ số

Treynor

Quỹ VVDIF

6,0%

-1,72

0,00

0,04

0,03

Vnindex

9%





Lãi suất phi rủi ro

5,28%





(Nguồn:[13],[14])

Có thể thấy, trong giai đoạn từ khi hoạt động đến nay, quỹ VVDIF có tỷ suất sinh lời thấp hơn lợi nhuận tham chiếu, ở mức 6% so với 9%. Danh mục đầu tư của quỹ hoạt động có hiệu quả nhưng chưa cao so với mức tăng trưởng của thị trường.

Tỷ số thông tin hợp lý từ mức 0,5 đến 1, tương ứng với mức tốt đến rất tốt của hiệu quả đầu tư của quỹ. Tuy nhiên, tỷ số thông tin của quỹ VVDIF đang là -1,72 trong suốt thời gian hoạt động, thể hiện hiệu quả hoạt động của quỹ không được đánh giá cao.

Hệ số Jensen alpha của VVDIF bằng 0 tức là tỷ suất lợi nhuận của quỹ tương đương với kỳ vọng của thị trường.

Hệ số Sharpe và Treynor đều dương cho thấy mức tỷ suất sinh lời của Quỹ VVDIF vẫn dương sau khi điều chỉnh rủi ro. Tức là mức tỷ suất sinh lời vượt trội của Quỹ so với mức lãi suất phi rủi ro 5,28% vẫn ở con số dương, mặc dù không cao.

Như vậy, việc đầu tư vào các tài sản có rủi ro cũng đã mang lại hiệu quả nhất định cho Quỹ VVDIF, tuy nhiên mức tăng trưởng của danh mục đầu tư chưa cao so với mức tăng trưởng của thị trường.

2.2.2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Công ty Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nhằm phát hiện và đánh giá các rủi ro mà Công ty phải chịu, thiết lập các chính sách và quy trình kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được. Hệ thống quản lý rủi ro được xem xét lại định kỳ nhằm phản ánh những thay đổi của điều kiện thị trường và hoạt động của Công ty.

a. Rủi ro thị trường:

* Rủi ro thị trường tại Công ty quản lý quỹ VietinBank:

Đối với công ty quản lý quỹ nói chung tại Việt Nam và Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng, rủi ro thị trường phát sinh do những thay đổi giá trên thị trường theo chiều hướng bất lợi dưới tác động từ các nguyên nhân khách quan của thị trường như biến động trên thị trường quốc tế, biến động chỉ số thị trường, thay đổi trong chính sách vĩ mô, biến động lãi suất, lãi suất trái phiếu, tỷ giá…; hoặc phát sinh từ những hoạt động trên thị trường, ví dụ việc kết quả kinh doanh, tài chính của một tổ chức phát hành có thể làm giảm giá cổ phiếu của tổ chức phát hành đó; hay giao dịch bán ra một khối lượng lớn chứng khoán của một cổ đông trong điều kiện thị trường mất thanh khoản cục bộ cũng có thể làm sụt giảm giá của loại chứng

khoán đó… Rủi ro thị trường có thể được phân chia thành các nhóm rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro giá chứng khoán.

* Chính sách quản trị rủi ro thị trường của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:

Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam liên tục cập nhật các điều kiện về kinh tế, thị trường; năng lực tài chính của công ty, khách hàng ủy thác; danh mục, cơ cấu đầu tư của công ty, khách hàng hàng ủy thác. Các thông tin này được theo dõi, báo cáo cập nhật hàng tháng. Công ty đưa ra các báo cáo vĩ mô và báo cáo ngành nhằm dự đoán các biến động xấu của thị trường chứng khoán và do đó gây ra các biến động về suy giảm tài sản quản lý của công ty do giảm hiệu quả đầu tư hoặc bị rút vốn khỏi các quỹ bởi nhà đầu tư.

Công ty đề ra nguyên tắc: nhân viên nghiệp vụ chỉ tiến hành giao dịch đầu tư khi hiểu rõ sản phẩm tài chính và xác định, đánh giá, giám sát, quản trị được rủi ro thị trường liên quan đến giao dịch đó.

Chính sách quản trị rủi ro thị trường phản ánh được chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tổng thể của Công ty. Bảo đảm khâu tổ chức thực hiện được kiểm soát tới từng công đoạn, quy trình nghiệp vụ có liên quan tới rủi ro thị trường. Mọi hoạt động, quyết định phải được báo cáo, và chỉ được thực hiện sau khi cấp lãnh đạo có thẩm quyền của Công ty phê duyệt tổ chức thực hiện. Chính sách phải được thực hiện thống nhất trong Công ty, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong Công ty, và phải bao gồm đầy đủ các nội dung như tại chính sách quản trị rủi ro tổng thể, bao gồm quy định về phương thức và nội dung báo cáo lên cấp lãnh đạo có thẩm quyền; phương thức và công cụ xử lý rủi ro, quy mô sử dụng các công cụ xử lý rủi ro; quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bộ phận có liên quan, ban lãnh đạo.. Cụ thể như sau:

- Quy trình quản lý rủi ro thị trường: cần được thiết lập đầy đủ và toàn diện với các nội dung như bản chất rủi ro thị trường, cơ sở xác định rủi ro, cơ cấu chi tiết phù hợp về giới hạn rủi ro, hệ thống quản lý thông tin để kiểm soát, giám sát và báo cáo về rủi ro thị trường,…

- Hệ thống quản lý rủi ro cần xác định rõ các cấp độ biến động của thị trường; quy mô, mức độ thiệt hại tiềm tàng tương ứng với từng cấp độ; khả năng xảy ra rủi ro và khả năng ứng phó.

- Quy trình quản lý và hệ thống rủi ro được quản lý, thực hiện bởi bộ phận quản lý rủi ro và các bộ phận có liên quan (nghiệp vụ đầu tư, phân tích…).

Rủi ro thị trường là rủi ro quan trọng nhất đối với hoạt động của công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên, việc quản trị rủi ro thị trưởng ở Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn giản như: hệ thống báo cáo thị trường, báo cáo danh mục ủy thác...hay chính sách quản lý về quyền hạn và trách nhiệm. Rủi ro thị trường cần phải được lượng hóa về quy mô và mức độ rủi ro có thể xảy ra trong từng trạng thái thị trường, kèm theo phương án ứng phó kịp thời trên cơ sở cân đối giữa kết quả mục tiêu đầu tư và mức chấp nhận rủi ro.

Quy mô của rủi ro thị trường cần được xây dựng xác định dưới hình thức tương đối và tuyệt đối. Giá trị tuyệt đối được quy theo đơn vị tiền tệ, cho thấy mức thiệt hại tiềm tàng của danh mục đầu tư. Giá trị tương đối được tính toán dựa theo chỉ số chuẩn, cho thấy mức biến động lợi nhuận so với kỳ vọng hoặc giá trung bình của lợi nhuận danh mục hay của lợi nhuận toàn công ty.

Việc xác lập quy mô của rủi ro thị trường phải được xem xét, đánh giá lại thường xuyên, từ đó điều chỉnh các tham số trong mô hình cho phù hợp thực tiễn. Tuy nhiên, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa xây dựng được mô hình lượng hóa rủi ro thị trường như trên. Đây là một hạn chế rất lớn đối với việc phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

b. Rủi ro hoạt động:

* Rủi ro hoạt động tại Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:

Đối với Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, rủi ro hoạt động là rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động bao gồm việc cung cấp sai số liệu NAV của các quỹ đang quản lý dẫn tới việc Công ty phải đền bù

Ngày đăng: 27/11/2022