Quản Lý Xây Dựng Văn Hóa Tổ Chức Ở Trường Trung Học Cơ Sở Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục

1.2.6. Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Quản lý xây dựng VHTC ở trường trung học cơ sở là sự tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm xây dựng môi trường cơ sở vật chất, nề nếp hành chính, nề nếp dạy học và xây dựng văn hóa quản lý để tạo ra hoặc gìn giữ, phát triển các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần, truyền thống của nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trường cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.3. Lý luận xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Xây dựng VHTC trong trường THCS là một quá trình xuyên suốt hoạt động của nhà trường. Thực tế cho thấy, quá trình này không trơn tru, thuận lợi vì trong quá trình xây dựng sẽ vấp phải những ràng buộc, rào cản để đi đến sự thống nhất về quan niệm, hành vi, niềm tin và thái độ,… mà khó nhất là sự thay đổi về nhận thức và tư duy đã theo lối mòn, khó phá bỏ của mỗi thành viên trong nhà trường.

Như vậy, xây dựng VHTC thực chất là xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một hệ thống các giá trị triết lí hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho phong cách của nhà trường và cần được tuân thủ nghiêm túc.

Như vậy, nói đến xây dựng VHTC trong nhà trường là nói đến xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu và hệ thống các giá trị triết lí hành động và phương pháp, cách thức ra quyết định phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường, tạo sự đồng thuận cao của các thành viên trong nhà trường và được tuân thủ, thực hiện nghiêm túc các nội dung hoạt động đã đề ra. Làm tốt các nội dung này sẽ tạo ra và góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu, phát triển văn hoá nhà trường.

1.3.1. Vai trò và mục tiêu của xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,

phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện, do vậy xây dựng VHTC ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đối với giáo dục phổ thông, đổi mới giáo dục tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để phát huy năng lực và phẩm chất của HS yêu cầu GV phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của HS; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. GV tập trung dạy cho HS cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để HS tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, mặt khác, GV phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Vì vậy, các nhà trường muốn phát triển, khẳng định thương hiệu, cần phải xây dựng VHTC mà ở đó mọi thành viên trong nhà trường nỗ lực để hoàn thành công việc, luôn nâng cao tinh thần làm việc theo nhóm của GV, nhân viên, HS để kết hợp những ý tưởng hay, hợp lí hơn cho công việc chung. Nhà trường, gia đình, xã hội luôn được coi là “tam giác giáo dục” quan trọng đối với mỗi HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Văn hóa tổ chức hỗ trợ điều phối và kiểm soát; hạn chế tiêu cực và xung đột: Văn hóa tổ chức được tập thể đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh... xây dựng nên qua nhiều thế hệ, trở thành truyền thống tốt đẹp của mỗi nhà trường. Ngược lại, khi văn hóa tổ chức nhà trường được xây dựng lên bởi các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc, nguyên tắc, quy chế, truyền thống... sẽ có tác động trở lại trong việc hỗ trợ điều phối và kiểm soát hoạt động, hành động của mỗi cá nhân và tập thể trong nhà trường; giúp hạn chế tiêu cực và xung đột trong các mối quan hệ làm việc. Văn hóa tổ chức giúp mỗi cá nhân, tập thể thống nhất về nhận thức và

hành động trong thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Nó góp phần xây dựng mối đoàn kết, niềm tin giữa cá nhân với tập thể, giữa giáo viên, nhân viên, học sinh với cán bộ quản lý nhà trường; tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, trở thành công cụ vô hình điều phối, kiểm soát hành động của mỗi cá nhân, tập thể trong hoạt động chung của nhà trường. Đồng thời văn hóa tổ chức nhà trường sẽ tạo ra những dư luận tích cực nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực của một tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; khi xung đột không thể tránh khỏi xảy ra thì văn hóa tổ chức tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố sông Công, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 4

Mục tiêu chung của việc xây dựng VHTC trường THCS là:

- Hướng tới xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, có tính chuyên nghiệp trong từng hoạt động của CBQL, GV, NV và HS; tạo cơ hội, động lực, niềm tin, kích thích sự sáng tạo của mỗi thành viên trong nhà trường; giúp mỗi người xây dựng tinh thần, thái độ làm việc đúng đắn, nắm rõ nhiệm vụ, mục tiêu, và vai trò của cá nhân trong nhà trường. VHTC tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, trở thành công cụ vô hình điều phối, kiểm soát hành động của mỗi cá nhân, tập thể trong hoạt động chung của nhà trường.

- Giúp hiệu trưởng, các thành viên trong trường xác định rõ sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, những giá trị vật chất, tinh thần của nhà trường đang có, cũng như đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về đổi mới giáo dục và đào tạo, các yêu cầu của địa phương sở tại.

- Giúp huy động và phát huy mặt mạnh của mọi thành viên trong nhà trường, cũng như huy động được các nguồn lực (vật chất, tinh thần) của xã hội tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Hướng tới các thành viên, học sinh trong nhà trường, cảm thấy tự hào, hãnh diện vì được làm việc, học tập tại trường.

- Giúp hỗ trợ điều phối và kiểm soát các hoạt động, tạo ra những dư luận tích cực nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực của nhà trường, hạn chế xung đột, rủi ro trong nhà trường.

- Tạo được hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.

Do vậy, trong nhà trường, xây dựng VHTC chính là xây dựng nét đặc trưng, đặc thù cơ bản nhất của nhà trường, là cơ sở để nâng cao uy tín, hình ảnh tạo “thương hiệu” của nhà trường, thể hiện năng lực, uy tín của Hiệu trưởng và các thành viên trong nhà trường và duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nhà trường.

1.3.2. Nội dung xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.3.2.1. Xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của trường THCS và chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Hiệu trưởng, CBQL, GV, NV trường THCS có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường (đây chính là kế hoạch dài hạn phát triển nhà trường, thông thường có khung thời gian 5 năm và phải thể hiện tầm nhìn phát triển thêm 5 đến 15 năm). Kế hoạch chiến lược chú trọng tới mục tiêu tổng thể và sự phát triển tương lai của nhà trường.

Hiệu trưởng có vai trò quyết định trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch chiến lược của trường THCS.

Sứ mạng (mision), tầm nhìn (vision) của trường THCS được phản ánh trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường.

Sứ mạng của trường THCS phải được tuyên bố sao cho thu hút được tâm trí, tình cảm của mọi thành viên trong trường; của nhân dân cộng đồng mà nhà trường gắn bó; của cha, mẹ HS. Sứ mạng của trường THCS phải ngắn, gọn, dễ nhớ; chỉ rõ việc của tổ chức nhà trường; đủ rộng để linh hoạt mềm dẻo khi thực hiện, có độ hẹp cần thiết để đi vào trọng tâm việc cần làm; là kim chỉ nam cho hành động; phản ánh niềm tin và VHTC; tiếp lực cho trường THCS hoạt động; không bị hạn chế thời gian và khái quát được mục tiêu cần đạt của trường THCS.

Tầm nhìn của trường THCS là trạng thái tương lai có thể xảy ra mà trường THCS phải nuôi dưỡng để đạt tới. tầm nhìn chỉ rõ viễn cảnh hiện thực được nêu ra các kì vọng tương lai mà hiện tại là các mốc đầu tiên để tiến tới. Tầm nhìn của trường THCS phải tạo ra viễn cảnh, hoài bão cho mọi thành viên trong nhà trường hướng tới; hấp dẫn thuyết phục nên tạo niềm tin cho thành viên; thể hiện tôn trọng với truyền thống quá khứ; thể hiện được cam kết, đồng thuận vượt qua thách thức.

Trường THCS phải xác định được hệ giá trị hành động, điều này phản ánh văn hóa của nhà trường. Đây là nguyên tắc hướng dẫn hành động, xác định phong cách làm việc của nhà trường. Hệ giá trị hành động trong trường THCS được xây dựng thông qua: Hoạt hoạt động DẠY HỌC - hệ giá trị trong thực hiện công việc của CBQL, GV, NV, HS trong trường; QUẢN LÍ - hệ giá trị trong phong cách quản lý của người đứng đầu các bộ phận trong trường và ỨNG XỬ - hệ giá trị trong ứng xử các mối quan hệ nội bộ và ứng xử với môi trường bên ngoài. Các giá trị này được chia sẻ bới các thành viên của trường, đóng góp cho sự phát triển của trường, làm nền tảng cho việc thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường.

Đối với hệ giá trị thực hiện công việc cần đảm bảo các tiêu chí: Năng xuất, chất lượng, hiệu quả; Đối với hệ giá trị trong phong cách quản lí cần đảm bảo các tiêu chí: Dân chủ lắng nghe, quyết đoán, bồi dưỡng nhân tài; Đối với hệ giá trị trong các mối quan hệ nội bộ cần đảm bảo các tiêu chí: Kỷ cương, nhân ái (tình thương) và trách nhiệm (tính đồng đội); Đối với hệ giá trị trong ứng xử với môi trường bên ngoài cần đảm bảo các tiêu chí: Phòng vệ; tận dụng thời cơ; thi đua, hợp tác.

1.3.2.2. Xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học

Xây dựng nề nếp hành chính ở trường THCS là trạng thái vận động của trường THCS đảm bảo tính kỷ luật, thể hiện khi mọi thành viên trong trường tuân thủ nội quy, giờ giấc làm việc, chế độ họp, thủ tục giải quyết các công việc hành chính, mức độ hoàn thành các mệnh lệnh hành chính,… Các nội dung cơ bản của nề nếp hành chính là: Tuân thủ nội quy, quy chế làm việc của trường THCS, thời gian làm việc của CBQL, GV, NV, HS; chế độ báo cáo, hội họp, mối liên kết giữa

các bộ phận trong nhà trường để thực hiện các quyết định hành chính, mức độ hoàn thành các mệnh lệnh hành chính của cấp trên. Phong cách thi hành nhiệm vụ của CBQL, GV, NV, cách ứng xử với người đến làm việc tại nhà trường vv...

Xây dựng nề nếp nề nếp dạy học là trạng thái vận động thực tiễn của hoạt động dạy học diễn ra có tổ chức, có trình tự, có kế hoạch và mang tính chất sư phạm, hành chính trong trường THCS, đảm bảo cho hoạt động dạy và học diễn ra đúng kế hoạch.

Xây dựng nề nếp dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng nhà trường nhằm chuyển hoá những yêu cầu khách quan mang tính chất hành chính của quá trình dạy học thành ý thức tự giác, tự chủ và tự chịu trách nhiệm, trở thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, tuân theo pháp luật và các quy chế, quy định của nhà trường. Xây dựng nề nếp dạy học là xây dựng tập thể nhà trường ổn định về mặt tổ chức hoạt động sư phạm,về tinh thần, đời sống, tạo sự đoàn kết gắn bó, cộng đồng trách nhiệm trong công việc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ dạy học. Bên cạnh đó, xây dựng nề nếp dạy học là xây dựng môi trường làm việc mô phạm, xanh, sạch, đẹp; giúp xoá bỏ những nề nếp lạc hậu, xây dựng những nề nếp mới, cần thiết góp phần thực hiện tốt nội quy, quy chế dạy, học, quy chế kiểm tra, đánh giá trong công tác chuyên môn, nề nếp sinh hoạt chuyên môn….

1.3.2.3. Xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử

VHTC trong nhà trường đòi hỏi mọi thành viên trong trường đều có nhận thức, hành vi và thái độ tích cực đối với nhà trường (nơi đang làm việc), đối với cơ quan quản lý nhà nước (phường, xã, thành phố nơi trường đóng chân), đối với cơ quan quản lý cấp trên (phòng giáo dục),…. góp phần làm cho nhà trường phát triển vì mục tiêu chung. VHTC góp phần tạo môi trường thân thiện, lành mạnh, tạo động lực cho sự phát triển mỗi cá nhân và nhà trường.

Bài toán đặt ra đổi với nhà trường, cần có lời giải thỏa đáng trong quá trình xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử là:

- Nhà trường có trách nhiệm như thế nào đối với xã hội, đối với môi trường, đối với cộng đồng, đối với sự tiến bộ hằng ngày và phát triển toàn diện của học sinh?

- Quan hệ ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với học sinh (đối tượng phục vụ, khách hàng, lí do tồn tại nhà trường) như thế nào?

- Xây dựng mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường (Quan hệ giữa cán bộ quản lý với cán bộ, giáo viên; giữa giáo viên, nhân viên với giáo viên, nhân viên; giữa thày, cô, nhân viên với học sinh; giữa học sinh với nhau trong nhà trường) như thế nào để đạt mục tiêu chung, phát huy mặt mạnh, hạn chế xung đột, giảm thiểu rủi ro.

- Quan hệ ứng xử của nhà trường với các thành phần, các bên liên quan: như: Phụ huynh học sinh, lãnh đạo địa phương, quản lý chuyên môn cấp trên, các thành phần liên quan trong xã hội, các cơ quan chức năng ở địa phương,…

- Các quan niệm của nhà quản lý, giáo viên, nhân viên về chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục: Đảm bảo chất lượng giáo dục (bao gồm cả chất lượng bên trong và chất lượng bên ngoài). Đánh giá chất lượng giáo dục (tự đánh giá và đánh giá ngoài).

- Các quan niệm về hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục. Chẳng hạn giữa trường này với trường kia trên cùng địa bàn, cùng cấp độ (sau khi được kiểm định chất lượng),…., giữa nhà trường với các tổ chức văn hoá, sản xuất, kinh doanh, cơ quan tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

Tóm lại, xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử đòi hỏi mọi thành viên trong nhà trường ứng xử với nhau một cách thân thiện, dựa trên sơ sở chia sẻ quyền lực và trách nhiệm cùng thực hiện sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu chung của nhà trường.

1.3.2.4. Xây dựng văn hóa quản lý

Như đã nêu, xây dựng VHTC trong nhà trường là một quá trình, với vai trò tiên phong, là "chim đầu đàn", của Hiệu trưởng, trước hết là tiên phong trong việc thực hiện đổi mới giáo dục, tức là đổi mới tư duy quản lý, biết biết chia sẻ quyền

lực với nhân viên dưới quyền và huy động mọi người trong nhà trường cùng tham gia quản lý, điều hành. Quá trình xây dựng văn hóa quản lý cần đáp ứng ba thành tố cơ bản của quá trình thay đổi như sau: 1) sự sẵn sàng cho thay đổi và đáp ứng với sự đổi mới của nhà trường, 2) sự phản kháng đối với những thay đổi được đề ra theo kế họach, và 3) kết quả của quá trình tạo ra thay đổi.

Xây dựng văn hóa quản lý trong nhà trường phải đảm bảo nguyên tắc toàn diện, cụ thể với các nội dung cụ thể sau:

1) Tạo được sự thống nhất các thành viên trong trường về quan điểm giáo dục, về truyền thống nhà trường, về các giá trị nhân văn, các yếu tố văn hóa trong nhà trường.

2) Loại bỏ những biểu hiện về suy thoái đạo đức, hình thành phẩm chất đạo đức, phong cách lãnh đạo chuẩn mực, mô phạm, kỷ cương.

3) Xây dựng truyền thống tốt đẹp của nhà trường, xây dựng văn hóa quản lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập vào trong nhà trường.

4) Phát huy năng lực quản lý nhà trường hiệu quả.

5) Xây dựng cách thức giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự.

6) Đặt học sinh ở vị trí trung tâm, tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm và phát huy năng lực của học sinh.

7) Chủ động thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo, hình thành nề nếp chuyên môn, tác phong làm việc khoa học.

8) Tạo không khí dân chủ, sử dụng quyền lực hiệu quả, hợp lí, công khai về chất lượng giáo dục, công khai tài chính,…

1.3.3.5. Xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất

- Xây dựng không gian nhà trường, lớp học thân thiện với môi trường, đa dạng và phong phú, sử dụng được nhiều mục đích khác nhau. Bàn, ghế đầy đủ, cơ động và linh hoạt, thuận lợi cho tổ chức học tập theo nhóm.

- Các phương tiện nghe, nhìn, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, thực hành,… đầy đủ, chất lượng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2023