+ 100 phụ huynh HS.
- Địa bàn khảo sát: Các trường THCS, đó là các trường: Tân Quang, THCS Thắng Lợi, THCS Nguyễn Du, THCS Bình Sơn.
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả
- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.
Có 3 mức độ trả lời, cho điểm 1,2,3 tương ứng với mỗi ý kiến trả lời:
Điểm trung bình | Mức độ đánh giá | |
1 | 1,0 - 1,66 | Chưa thực hiện hoặc thực hiện ở mức kém hoặc không quan trọng; Không ảnh hưởng |
2 | 1,67 - 2,33 | Ít thực hiện hoặc thực hiện ở mức trung bình hoặc ít quan trọng; Ít ảnh hưởng. |
3 | 2,34 - 3,00 | Thực hiện thường xuyên hoặc thực hiện khá/tốt |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Xây Dựng Văn Hóa Tổ Chức Ở Trường Trung Học Cơ Sở Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
- Các Con Đường Xây Dựng Văn Hóa Tổ Chức Ở Trường Trung Học Cơ Sở Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Xây Dựng Văn Hóa Tổ Chức Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
- Thực Trạng Nội Dung Xây Dựng Nề Nếp Hành Chính, Nề Nếp Dạy Học Ở Các Trường Thcs Thành Phố Sông Công Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
- Thực Trạng Các Xây Dựng Môi Trường Sư Phạm, Cơ Sở Vật Chất Ở Các Trường Thcs Thành Phố Sông Công Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
- Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Xây Dựng Văn Hóa Tổ Chức Ở Các Trường Thcs Thành Phố Sông Công Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.3.1. Thực trạng nhận thức về văn hóa tổ chức và xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên và phụ huynh HS ở câu hỏi 1 (phụ lục 1,2), kết quả ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên, phụ huynh về văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Nội dung | Đánh giá của CBQL (n=108) | Tỉ lệ (%) | Đánh giá của phụ huynh HS (n=70) | Tỉ lệ (%) | |
1 | Văn hoá học hỏi của giáo viên và học sinh trong trong nhà trường. | 56 | 51.9 | 36 | 51.4 |
2 | Văn hoá chia sẻ và hợp tác giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. | 85 | 78.7 | 60 | 85.7 |
3 | Văn hoá quản lý, nề nếp, nguồn lực dạy và học. | 82 | 75.9 | 55 | 78.6 |
4 | Khuôn viên nhà trường được thiết kế hợp lý, xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường. | 78 | 72.2 | 63 | 90.0 |
5 | Là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của nhà trường tạo nên sự khác biệt của các thành viên của trường này với các thành viên của trường khác. | 90 | 83.3 | 68 | 97.1 |
Kết quả bảng 2.1 cho thấy:
- Về phía CBQL, GV: có 83.3% ý kiến đánh giá văn hóa tổ chức “là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của nhà trường tạo nên sự khác biệt của các thành viên của trường này với các thành viên của trường khác”; 78.7% ý kiến đánh giá văn hóa tổ chức là “Văn hoá chia sẻ và hợp tác giữa
giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh”; 75.9% ý kiến đánh giá “văn hoá quản lý, nề nếp, nguồn lực dạy và học”; 51.9% ý kiến đánh giá “văn hoá học hỏi của giáo viên và học sinh trong trong nhà trường”.
- Về phía phụ huynh HS: 97.1% ý kiến đánh giá “Là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của nhà trường tạo nên sự khác biệt của các thành viên của trường này với các thành viên của trường khác”; 90.0% ý kiến đánh giá “Khuôn viên nhà trường được thiết kế hợp lý, xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường”; 51.4% ý kiến đánh giá “Văn hoá học hỏi của giáo viên và học sinh trong trong nhà trường”.
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên và phụ huynh HS ở câu hỏi 2 (phụ lục 1,2), kết quả ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên, phụ huynh về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Xây dựng văn hóa tổ chức | Ý kiến của CBQL, GV, nhân viên (n=108) | Tỉ lệ (%) | Ý kiến của phụ huynh HS (n=70) | Tỉ lệ (%) | |
1 | Tạo mối quan hệ thân thiện giữa lãnh đạo nhà trường giáo viên và nhân viên nâng cao chất lượng công việc. | 91 | 84.3 | 91 | 92.9 |
2 | Tạo mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường với học sinh và phụ huynh học sinh nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục học sinh. | 92 | 85.2 | 92 | 90.0 |
3 | Giúp cho mối quan hệ giữa người học với người học trở nên thân thiện, tạo động lực để người học hoàn thiện phát triển, mong muốn được học tập tại trường. | 78 | 72.2 | 78 | 82.9 |
Xây dựng văn hóa tổ chức | Ý kiến của CBQL, GV, nhân viên (n=108) | Tỉ lệ (%) | Ý kiến của phụ huynh HS (n=70) | Tỉ lệ (%) | |
4 | Tạo sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhà trường, hoà đồng lợi ích của cá nhân với của từng nhóm và nhà trường | 95 | 88.0 | 95 | 95.7 |
5 | Kích thích nhu cầu cống hiến, nhu cầu tự khẳng định và chịu tránh nhiệm cá nhân của mỗi thành viên trong nhà trường. | 88 | 81.5 | 88 | 97.1 |
6 | Tạo niềm tin trong giáo viên, nhân viên, khuyến khích các quyết định sáng tạo. | 59 | 54.6 | 59 | 87.1 |
7 | Thay đổi hoặc mở rộng nhu cầu, mong muốn của giáo viên, nhân viên, học sinh. | 55 | 50.9 | 55 | 81.4 |
8 | Hâm nóng bầu không khí chung trong nhà trường, làm cho các thành viên trong trường cảm thấy được tin tưởng, tôn trọng khi được dạy học, phục vụ tại trường. | 94 | 87.0 | 94 | 94.3 |
9 | Xây dựng được văn hóa nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. | 57 | 52.8 | 57 | 77.1 |
Kết quả bảng 2.2 cho thấy, CBQL, GV và phụ huynh HS đồng ý những nội dung sau: Tạo sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhà trường, hoà đồng lợi ích của cá nhân với của từng nhóm và nhà trường (CBQL, GV: 88 %; phụ huynh HS: 95.7%); Tạo mối quan hệ thân thiện giữa lãnh đạo nhà trường giáo viên và nhân viên nâng cao chất lượng công việc (CBQL, GV 84.3%; phụ huynh HS 92.9%); Kích thích nhu cầu cống hiến, nhu cầu tự khẳng định và chịu tránh nhiệm cá nhân của mỗi thành viên trong nhà trường (CBQL, GV: 81.5%; phụ huynh HS 97.1%); Hâm nóng bầu không khí chung trong nhà trường, làm cho các thành viên
trong trường cảm thấy được tin tưởng, tôn trọng khi được dạy học, phục vụ tại trường (CBQL, GV: 87.0%; phụ huynh HS: 94.3%).
2.3.2. Thực trạng mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 3 (phụ lục 1,2), kết quả ở bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên về mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Mục tiêu xây dựng VHTC | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | ||||||
Quan trọng | Trung bình | Không quan trọng | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Giúp hiệu trưởng, các thành viên trong trường xác định rõ sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, những giá trị vật chất, tinh thần của nhà trường đang có, cũng như đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về đổi mới giáo dục và đào tạo | 66 | 61.1 | 20 | 18.5 | 22 | 20.4 | 2.41 | 4 |
2 | Giúp huy động và phát huy mặt mạnh của mọi thành viên trong nhà trường, cũng như huy động được các nguồn lực (vật chất, tinh thần) của xã hội | 54 | 50.0 | 30 | 27.8 | 24 | 22.2 | 2.54 | 1 |
3 | Giúp hỗ trợ điều phối và kiểm soát các hoạt động, tạo ra những dư luận tích cực nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực của nhà trường, hạn chế xung đột, rủi ro trong nhà trường | 54 | 50.0 | 40 | 37.0 | 14 | 13.0 | 2.37 | 6 |
Mục tiêu xây dựng VHTC | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | ||||||
Quan trọng | Trung bình | Không quan trọng | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
4 | Tạo được hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường | 68 | 63.0 | 23 | 21.3 | 17 | 15.7 | 2.47 | 2 |
5 | Văn hóa tổ chức giúp mỗi cá nhân, tập thể thống nhất về nhận thức và hành động trong thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường | 58 | 53.7 | 34 | 31.5 | 16 | 14.8 | 2.39 | 5 |
6 | Xây dựng mối đoàn kết, niềm tin giữa cá nhân với tập thể, giữa giáo viên, nhân viên, học sinh với cán bộ quản lý nhà trường; tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh | 61 | 56.5 | 31 | 28.7 | 16 | 14.8 | 2.42 | 3 |
Kết quả số liệu bảng 2.3 cho thấy, CBQL, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của các mục tiêu xây dựng VHTC, trong đó mục tiêu “Văn hóa tổ chức giúp mỗi cá nhân, tập thể thống nhất về nhận thức và hành động trong thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường” (2.39 điểm); “Tạo được hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường” (2.47 điểm); “Xây dựng mối đoàn kết, niềm tin giữa cá nhân với tập thể, giữa giáo viên, nhân viên, học sinh với cán bộ quản lý nhà trường; tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh” (2.42 điểm).
Quan sát môi trường làm việc ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi nhận thấy một môi trường sư phạm lành mạnh, tập thể cán bộ, GV, HS trong nhà trường đoàn kết, trao đổi thêm với Hiệu trưởng trường THCS Bách Quang, đồng chí cho biết: “Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh đã có tác động to lớp đến chất lượng giáo dục của nhà trường; nó chính là cơ sở động lực quan trọng để thúc đẩy sự thi đua của mỗi CBQL và giáo viên trong nhà trường, là động lực để thu hút sự quan tâm, yêu thương, tin tưởng của học sinh đối với nhà trường”.
Các mục tiêu như: Giúp huy động và phát huy mặt mạnh của mọi thành viên trong nhà trường, cũng như huy động được các nguồn lực (vật chất, tinh thần) của xã hội (2.54 điểm); Giúp hiệu trưởng, các thành viên trong trường xác định rõ sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, những giá trị vật chất, tinh thần của nhà trường đang có, cũng như đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về đổi mới giáo dục và đào tạo (2.41 điểm); Giúp hỗ trợ điều phối và kiểm soát các hoạt động, tạo ra những dư luận tích cực nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực của nhà trường, hạn chế xung đột, rủi ro trong nhà trường (2.37 điểm).
2.3.2. Thực trạng nội dung xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.3.2.1. Thực trạng xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu thực trạng xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 4 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | ||||||
Tốt | Trung bình | Không tốt | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Sứ mạng (mision), tầm nhìn (vision) của trường THCS được phản ánh trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường | 34 | 31.5 | 43 | 39.8 | 31 | 28.7 | 2.03 | 2 |
2 | Sứ mạng của trường THCS phải ngắn, gọn, dễ nhớ; chỉ rõ việc của tổ chức nhà trường; đủ rộng để linh hoạt mềm dẻo khi thực hiện | 37 | 34.3 | 43 | 39.8 | 28 | 25.9 | 2.08 | 1 |
3 | Tầm nhìn của trường THCS phải tạo ra viễn cảnh, hoài bão cho mọi thành viên trong nhà trường hướng tới | 35 | 32.4 | 40 | 37.0 | 33 | 30.6 | 2.02 | 3 |
4 | Xác định được hệ giá trị hành động | 38 | 35.2 | 33 | 30.6 | 37 | 34.3 | 2.01 | 4 |
Kết quả bảng 2.4. cho thấy, CBQL, GV, nhân viên đánh giá việc thực hiện xác định tầm nhìn, sứ mệnh, hệ giá trị thực hiện ở mức trung bình. Nội dung thực hiện thấp nhất là “Xác định được hệ giá trị hành động” (2.01 điểm).