Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố sông Công, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



CBQL

Cán bộ quản lý

ĐHQGH

Đại học Quốc gia Hà Nội

GDĐT

Giáo dục Đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NV

Nhân viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

VHTC

Văn hóa tổ chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố sông Công, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên, phụ huynh về văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 39

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên, phụ huynh về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 40

Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên về mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng

yêu cầu đổi mới giáo dục 42

Bảng 2.4. Thực trạng xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 45

Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện nội dung xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng

yêu cầu đổi mới giáo dục 47

Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 50

Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành

phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 53

Bảng 2.8. Thực trạng các xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 55

Bảng 2.9. Thực trạng các con đường xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 57

Bảng 2.10. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 59

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 61

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 63

Bảng 2.13. Thực trạng đánh giá xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 65

Bảng 2.14. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục 67

Bảng 2.15. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi

mới giáo dục 68

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 94

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 96

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo thời cơ, thách thức về giáo dục hiện nay. “Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [2, tr.3].

Đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và yêu cầu của đổi mới giáo dục, xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng bởi khi xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường tốt sẽ tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên yên tâm cống hiến, làm việc. Xây dựng văn hóa tổ chức tốt góp phần hạn chế xung đột và những tiêu cực xảy ra, tạo niềm tin cho mọi thành viên trong nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Văn hóa tổ chức trong nhà trường chính là công cụ để chủ thể quản lý sử dụng để tổ chức, quản lý giáo dục trong nhà trường có hiệu quả. Đối với đội ngũ giáo viên, văn hóa tổ chức trong nhà trường nếu được xây dựng hiệu quả sẽ khuyến khích họ sáng tạo, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tạo động lực để nâng cao chất lượng dạy học, nỗ lực tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và thêm tâm huyết với nghề. Đối với học sinh, môi trường giáo dục thuận lợi giúp học sinh vui vẻ, hòa đồng, tích cực học tập, trải nghiệm và thoải mái, vui vẻ và ham học, đồng thời nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong xây dựng trường học thân thiện.

Văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đã tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, giúp hình thành các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, trở thành động lực tinh thần cho sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nhà trường trong thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực của một tổ chức, vẫn tồn tại

mâu thuẫn và xung đột, một bộ phận cán bộ, giáo viên ở một số trường THCS ở thành phố Sông Công chưa hiểu về ý nghĩa của xây dựng văn hóa tổ chức, chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng văn hóa tổ chức.

Xây dựng văn hóa tổ chức của các trường trung học cơ sở hiện nay là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm phát triển và củng cố về chất lượng đào tạo, môi trường giáo dục trong nhà trường đồng thời để phát huy thương hiệu của nhà trường.

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:

Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động này.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

4. Giả thuyết khoa học

Văn hóa tổ chức trong nhà trường có tác động lớn đến thương hiệu, uy tín và chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, công tác xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công hiện nay chưa tạo ra động lực cho các nhà trường phát triển bền vững và ổn định, vẫn còn những hạn chế nhất định về cơ sở vật chất, về môi trường văn hóa… để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, nếu đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa tổ chức

ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công phù hợp thì sẽ khắc phục được những hạn chế đang tồn tại và nâng cao hơn nữa chất lượng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục..

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công từ năm học 2018 - 2019 đến 2019 - 2020.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu quy định quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở. Từ đó phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu, văn bản liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát xây dựng văn hóa tổ chức và quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công để đánh giá thực trạng.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng ankét

Chúng tôi sử dụng các bảng hỏi dành cho CBQL, GV, để tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS và quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công.

7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu báo cáo đánh giá xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, nghiên cứu các báo cáo đánh giá về xây dựng văn hóa nhà trường, kết quả xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa hằng năm, việc tổ chức thực hiện văn hóa tổ chức trong trường học từ đó đưa ra những kết luận về quản lý xây dựng văn hóa tổ chức.

7.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS và thực trạng quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công.

7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở, cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục - Đào tạo để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề tài đã đề xuất.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Dùng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy.

8. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Theo Keup, Jennifer R.Walker, Arianne A. Astin, Helen S.Lindholm, Jennifer A trong “Nghiên cứu văn hóa tổ chức trong việc tạo ra sự thay đổi cho nhà trường” đã nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa tổ chức về việc tạo ra sự chuyển biến và thay đổi của nhà trường với những thành tố cơ bản sau: “1) sự sẵn sàng cho thay đổi và đáp ứng với sự đổi mới của nhà trường, 2) sự phản kháng đối với những thay đổi được đề ra theo kế hoạch, và 3) kết quả của quá trình tạo ra thay đổi” [dẫn theo 14].

Theo Farmer nhấn mạnh rằng “văn hóa của một tổ chức có thể được hiểu như tổng hòa các giả thiết được cho là đúng, các niềm tin và giá trị mà các thành viên của tổ chức ấy cùng chia sẻ và được diễn đạt thông qua cách nói ngắn gọn “ làm gì, làm như thế nào, và ai sẽ làm việc ấy” [14]. Ông cho rằng, một thực tế cho thấy các thành viên trong tổ chức “không thực sự biết đánh giá tác động của nó đến các quyết định, hành vi, sự truyền thông giao tiếp, hay xem xét những biên giới có tính cấu trúc và biểu tượng của văn hóa tổ chức cho đến khi những lực lượng bên ngoài kiểm nghiệm nó” [dẫn theo 14].

Theo Barbara Fralinger (2007) đã dựa trên bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức để đánh giá thực trạng văn hóa tổ chức của trường đại học (OCAI). Tác giả đưa ra 3 yếu tố để xây dựng văn hóa tổ chức gồm các giá trị tán thành, những vật được tạo tác, những giả định ngầm ẩn. Tác giả cho rằng để tạo ra một môi trường học thuật tốt cần có sự phối hợp hành động của các thành viên trong tổ chức nhà trường, từ đó xây dựng một môi trường học thuật tốt tạo môi trường để sinh viên học tập. “Công cụ Đánh giá Văn hóa Tổ chức (The Organisational Culture Assessment Instrument - OCAI) được vận dụng để xác định xem văn hóa của khoa

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 02/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí