Sơ đồ tư duy của tổ 1, lớp 11A6 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội về ozon:
Như vậy, trong DHTDA, sơ đồ tư duy được sử dụng như một phần bắt buộc của các DA học tập, để HS trình bày nội dung chính và lập kế hoạch của DA. Sơ đồ đơn giản có thể được HS thiết lập trong Sổ theo dõi DA, sau đó triển khai ra giấy khổ lớn.
Ngoài ba kĩ thuật dạy học trên, còn một số kĩ thuật khác tương đối hữu ích cho DHTDA có thể áp dụng thêm như kĩ thuật thu, nhận thông tin phản hồi Feedback, động não (hay công não), động não viết,…
1.6. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
1.6.1. Điều tra tiến hành trên giáo viên
Để tìm hiểu về thực trạng việc sử dụng DHTDA trong dạy học hoá học THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra 185 GV THPT của 51 tỉnh thành, thực hiện theo 3 đợt, từ 8/2010 đến 8/2012. Đây là những GV cốt cán đi dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (nội dung phiếu điều tra trình bày ở Phụ lục 1C). Chúng tôi tiến hành thu thập và phân tích các phiếu điều tra, thu được những kết quả sau:
– Về giới tính của GV tham gia điều tra:
Nữ | Không đưa thông tin | |
95/185 = 51,35% | 85/185 = 45,95% | 5/185 = 2,70% |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Dạy Học Phân Hoá Trong Dạy Học Theo Dự Án
- Đánh Giá Kết Quả Học Tập Trong Dạy Học Theo Dự Án
- Sử Dụng Sơ Đồ Tư Duy Trong Hoạt Động Học Tập
- Chủ Đề Dự Án Nghiên Cứu Về Các Học Thuyết, Định Luật Hoá Học Cơ Bản Và Các Khái Niệm Hoá Học
- Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông - 10
- Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông - 11
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Cho thấy có tỉ lệ GV nam/nữ tham gia điều tra không lệch nhau nhiều.
– Về trình độ văn hoá của GV tham gia điều tra:
Sau Đại học | Không đưa thông tin | |
129/185 = 69,73% | 48/185 = 25,95% | 8/185 = 4,32% |
Cho thấy số GV tham gia điều tra đều có trình độ đại học và Sau đại học.
– Về số năm công tác quy đổi sang tương đương tuổi nghề có tỉ lệ sau:
5 năm | 10 – 20 năm | 20 – 30 năm | Không đưa thông tin | |
Số GV và tỉ lệ % | 65/185 = 35,14% | 93/185 = 50,27% | 22/185 = 11,89% | 5/185 = 2,70% |
Từ thông tin trên cho thấy đa số GV ở độ tuổi sung sức làm việc, đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy là có độ tuổi 10 – 20 năm tuổi nghề. Ở độ tuổi này, đa phần GV được phổ cập trình độ CNTT khá tốt, thuận lợi cho việc vận dụng các PPDH hiện đại có sử dụng CNTT và đa phương tiện.
Về nhận thức và vận dụng DHTDA của các GV cho thấy:
– Có 71,35% GV đã hiểu và vận dụng DHTDA không thường xuyên. Các GV này đều xác nhận tính hiệu quả của DHTDA về thái độ, tình cảm của HS với môn học, điểm số các bài kiểm tra đánh giá, qua quan sát của GV. Từ đó cho thấy cần tiếp tục phổ biến một cách rộng rãi DHDA đối với GV và HS.
– Có 80,77% GV đánh giá giờ học DA khiến HS hào hứng và rất hứng thú với các học DA học tập.
– Có 28,65% GV chưa biết đến DHTDA, hơn một nửa trong số đó (16,98%) là các GV có kinh nghiệm trên 20 năm tuổi nghề.
– Có 98,92% GV mong muốn được tìm hiểu, tìm hiểu kĩ hơn và áp dụng DHTDA trong dạy học hoá học ở trường THPT do những hiệu quả mà PPDH này mang lại. Như vậy, GV rất kì vọng ở việc vận dụng DHTDA trong thực tiễn dạy học ở các địa phương.
Qua điều tra 185 GV cốt cán của 51 tỉnh thành vẫn còn 28,65% GV chưa biết đến DHTDA. Như vậy DHTDA vẫn còn khá mới mẻ, ít được sử dụng với nhiều GV.
nên việc nghiên cứu và sử dụng về PPDH này cần được thực hiện nghiêm túc và rộng rãi hơn.
– Các ý kiến đóng góp nhằm làm cho DHTDA phát huy được hiệu quả trong dạy học hoá học ở trường THPT, tập trung ở các giải pháp sau:
+ Hằng năm, các trường THPT cần tổ chức HS tham gia tuần hoặc tháng DA.
+ Cần có sự ủng hộ của tập thể HS, sự đồng thuận của tập thể nhà trường, phụ huynh HS, chọn lọc các bài học phù hợp với thực tế nhà trường.
+ GV cần được tập huấn, tiếp cận với DHTDA và cần có sự trao đổi giữa các GV về cách thức tổ chức DHTDA phù hợp nhất
+ Cần đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; cải tiến đồ dùng dạy học.
+ Đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.
+ Đòi hỏi.
+ Cần sắp xếp nội dung một số bài học trong SGK sao cho phù hợp với đặc điểm của DHTDA.
1.6.2. Điều tra tiến hành trên học sinh
Để tìm hiểu về nhận thức của HS về PPDHTDA và các kĩ năng cần có, chúng tôi tiến hành điều tra trên 331 HS, 35 GV tại 5 trường THPT Thăng Long, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), trong các năm học từ 2009 đến 2012. Kết quả điều tra như sau:
– Nhận thức về PPDHTDA: 100% HS chưa biết về PPDH này.
– Một số kĩ năng HS cần có để vận dụng DHTDA trong học tập: vẫn còn yếu và thiếu, thể hiện ở cả đánh giá của GV và tự đánh giá của HS như sau:
GV đánh giá | HS tự đánh giá | |
Tìm kiếm, chọn lọc dữ liệu, xử lí thông tin | 24,65% | 36,15% |
Làm việc, học tập theo nhóm/tập thể | 8,58% | 14,49% |
Giao tiếp | 11,45% | 12,77% |
Thuyết trình | 5,23% | 7,45% |
Sử dụng CNTT | 3,45% | 8,02% |
Biết xây dựng sơ đồ tư duy cho bài học | 4,22% | 5,74% |
Đó là các kĩ năng cần thiết cho vận dụng DHTDA trong học tập và chuẩn bị tâm thế cho việc tham gia vào cuộc sống lao động và học tập suốt đời.
– Đánh giá về thái độ của HS:
+ HS nhận thức về tầm quan trọng của những kiến thức hoá học và ứng dụng trong cuộc sống thực tiễn còn thấp (18,95%), nhận thức về trách nhiệm của cá nhân với con người và môi trường xung quanh còn chưa đầy đủ và đúng đắn (21,02%).
+ Các mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp còn cục bộ, thể hiện ở 35,39% có mối quan hệ “tốt” với bạn cùng tổ/nhóm; chưa thể hiện được thái độ tự giác, chủ động, tích cực trong học tập và hành động (39,07%).
+ Số HS yêu thích môn Hoá học có tỉ lệ chưa cao, đặc biệt ở các lớp HS thi ban C, D (14,88%).
– Đánh giá về năng lực sáng tạo: HS ít có điều kiện thể hiện năng lực sáng tạo trong học tập các môn văn hoá nói chung, môn Hoá học nói riêng.
Chính nhu cầu tìm hiểu, vận dụng DHTDA của GV, thực trạng năng lực, kiến thức, kĩ năng, thái độ, hứng thú với kiến thức và môn Hoá học của HS như các phiếu điều tra ở trên đã khiến chúng tôi có cơ sở để mạnh dạn đề nghị nên triển khai rộng rãi DHTDA trong dạy học hoá học ở trường phổ thông, nhằm góp phần đổi mới và chấn hưng nền giáo dục nước nhà, thực hiện lời dạy của Bác Hồ, quyết tâm đưa “Non sông Việt Nam ... sánh vai với các cường quốc năm châu...”.
TIEU KET CHUÐNG 1
Trong chương này, chúng tôi trình bày tổng quan một số cơ sở lí luận về các vấn đề: Xu hướng đổi mới PPDH ở trường phổ thông, dạy học tích cực nói chung, PPDH tích cực trong dạy học hoá học và đi sâu vào DHTDA – một PPDH tích cực, bao gồm các vấn đề: khái niệm DA và DHTDA; các cơ sở khoa học của DHTDA; các đặc trưng của tiến trình DHTDA; đánh giá kết quả học tập trong DHTDA; ưu điểm và hạn chế của DHTDA; điều kiện để DHTDA áp dụng trong dạy học đạt hiệu quả; và một số kĩ thuật dạy học tích cực hỗ trợ DHTDA như: dạy học nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H, kĩ thuật lập sơ đồ tư duy,...
Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng DHTDA trong dạy học hoá học THPT trên 185 GV THPT của 51 tỉnh thành, 331 HS tại 5 trường THPT ở Hà Nội và Hải Dương. Kết quả điều tra được tổng hợp, phân tích và đánh giá, làm cơ sở thực tiễn của luận án.
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC PHI KIM CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. PHÂN TÍCH NỘI DUNG, CẤU TRÚC PHẦN HOÁ HỌC PHI KIM TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1.1. Vai trò của nội dung phần hoá học phi kim trong chương trình hoá học nâng cao Trung học phổ thông
Phần hoá học phi kim trong chương trình hoá học nâng cao THPT được nghiên cứu sau các kiến thức lí thuyết về cấu tạo chất, liên kết hoá học, phản ứng oxi hoá – khử, tốc độ phản ứng hoá học và sự điện li nên có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các nội dung kiến thức, kĩ năng hoá học cơ bản. Cụ thể là:
– Giúp HS mở rộng, phát triển nội dung phần hoá học phi kim ở trường THCS ở mức độ sâu sắc, hiện đại, đi sâu vào bản chất các quá trình biến đổi của các đơn chất và hợp chất của chúng.
– Giúp HS vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự đoán, giải thích tính chất của các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố và sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong nhóm (tìm hiểu mối liên quan giữa cấu tạo nguyên tử với vị trí nguyên tố; dự đoán, so sánh tính chất) và các nguyên tố phi kim trong cùng chu kì.
– Việc nghiên cứu các kiến thức về các nhóm nguyên tố phi kim giúp cho HS hoàn thiện dần các kiến thức lí thuyết chủ đạo như khái niệm về các loại phản ứng oxi hoá – khử, phản ứng thuỷ phân muối, các dạng liên kết, dạng mạng tinh thể, khái niệm chất (phức chất, muối hỗn hợp),...
– Hình thành, phát triển kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ hoá học phổ thông (kí hiệu hoá học, công thức hoá học, phương trình hoá học, danh pháp, …), các kĩ năng hoá học khác (sử dụng, bảo quản hoá chất, thiết bị thí nghiệm, giải các bài tập hoá học; quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm,…).
2.1.2. Phân tích khái quát mục tiêu nội dung kiến thức, kĩ năng trong phần hoá học phi kim chương trình nâng cao Trung học phổ thông [28]
Trong chương trình hoá học nâng cao THPT, nội dung kiến thức phần hoá học phi kim tập trung vào các phi kim điển hình thuộc các nhóm nguyên tố: halogen, oxi, nitơ và cacbon.
Nhóm halogen và nhóm oxi được sắp xếp vào chương 5 và chương 6 trong chương trình hoá học lớp 10 THPT, sau khi đã nghiên cứu kiến thức về nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, định luật tuần hoàn, liên kết hoá học và phản ứng hoá học. Nhóm nitơ và nhóm cacbon được sắp xếp vào chương 2 và chương 3 trong chương trình hoá học lớp 11 THPT, sau khi đã nghiên cứu kiến thức về sự điện li ở chương 1.
Tất cả các chương đều bắt đầu bằng bài giới thiệu khái quát về nhóm nguyên tố, sau đó đi vào nghiên cứu cụ thể một số đơn chất phi kim điển hình cùng các hợp chất quan trọng hay gặp của chúng.
Khái quát nhóm oxi (VIA)
Khái quát nhóm halogen (VIIA)
Khái quát nhóm nitơ (VA)
Khái quát nhóm cacbon (IVA)
C CO CO2 H2CO3
CO2
3
Si SiO2 H2SiO3
3
Công nghiệp silicat
SiO2
Có thể tóm tắt nội dung kiến thức phần hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT theo sơ đồ sau:
PHI KIM
Cl2 | F2 | Br2 | I2 |
HCl | HF | HBr | HI |
Nước Gia-ven, | OF2 | Hợp chất chứa oxi | Muối iotua |
Clorua | của brom | ||
vôi, | |||
KClO3 |
O2 | S |
O3 | H2S |
H2O2 | SO2 SO3 |
H2SO4 | |
SO2 | |
4 |
N2 NH3 và NH4+ HNO3 và NO 3 | P H3PO4 PO3 4 | Phân bón hoá học |
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nội dung kiến thức phần hoá học phi kim nâng cao THPT
Kiến thức về phi kim được nghiên cứu sau các lí thuyết chủ đạo. Nhiệm vụ của chúng là:
Cung cấp cho HS hệ thống kiến thức cơ bản về phi kim, bao gồm: tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế, trạng thái tự nhiên và một số ngành công nghiệp hoá học gắn bó mật thiết với đời sống như phân bón, công nghiệp silicat.
Hoàn thiện, phát triển các nội dung lí thuyết chủ đạo và vận dụng lí thuyết chủ đạo để nghiên cứu, giải thích tính chất của các đơn chất, hợp chất của phi kim.
Hình thành, hoàn thiện, phát triển các khái niệm hoá học cơ bản (chất, phản ứng hoá học).
Hình thành, rèn luyện cho HS phương pháp tư duy, phương pháp nhận thức hoá học thông qua các mối liên hệ:
Vị trí nguyên tố phi kim trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Trạng thái tự nhiên của chất
Cấu tạo nguyên tử, phân tử các chất
Tính chất của chất
Tính chất của chất
Ứng dụng
và điều chế chất
Ta có thể mô tả các mối liên hệ này thông qua sơ đồ sau:
CÊu t¹o nguyªn tö,
ph©n tö
VÞ trÝ nguyªn tè trong b¶ng tuÇn hoµn
TÝnh chÊt vËt lÝ Tr¹ng th¸i tù nhiªnTÝnh chÊt ho¸ häc
øng dông
§iÒu chÕ
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mối liên hệ giữa các nội dung nghiên cứu các chất
Mục tiêu chung của phần hoá học phi kim chương trình nâng cao THPT:
1. Về kiến thức:
HS biết: Cấu tạo nguyên tử của các phi kim, số oxi hoá của các phi kim trong các hợp chất, tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản của các phi kim và một số hợp chất quan trọng của chúng.
Ứng dụng và phương pháp điều chế các phi kim và một số hợp chất quan trọng của chúng.
HS hiểu: Nguyên nhân của tính oxi hoá mạnh của các đơn chất phi kim trong cùng một nhóm, quy luật biến đổi tính chất đơn chất, thành phần, tính chất hợp chất trong nhóm.
Nguyên tắc chung của phương pháp điều chế các phi kim và hợp chất.
2. Về kĩ năng: HS được rèn luyện các kĩ năng:
Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, phản ứng hoá học để dự đoán lí thuyết và giải thích tính chất cơ bản của đơn chất, hợp chất của phi kim.
Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng tự nhiên nghiên cứu về phi kim và hợp chất của chúng.
Tiến hành một số thí nghiệm hoá học nghiên cứu tính chất của phi kim và hợp chất.
Giải các dạng bài tập hoá học có liên quan đến các kiến thức về phi kim và hợp chất của chúng.
3. Về tình cảm, thái độ: HS có được:
Hứng thú với say mê học tập, phương pháp tư duy và nghiên cứu hoá học.
Thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ môi trường không khí, đất, nước.
Ý thức vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn cuộc sống.
Mục tiêu cụ thể của các chương: nhóm halogen, nhóm oxi, nhóm nitơ, nhóm cacbon được xác định theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2.2. XÂY DUNG Hfi THONG ÐE TÀI CÁC DU ÁN HOC T¾P PHAN HOÁ HOC PHI KIM TRUNG HOC PHO THÔNG
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung học tập để xây dựng dự án học tập hoá học
Các DA học tập hoá học phổ thông nói chung, hoá học phi kim THPT nói riêng phải đảm bảo thực hiện mục tiêu môn học và giáo dục phổ thông. Việc lựa chọn nội dung học tập để xây dựng đề tài DA cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Nội dung kiến thức bám sát chương trình hoá học phổ thông.
(2) Các DA học tập phải tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
(3) Các nội dung DA học tập mang tính tích hợp kiến thức các môn học khoa học tự nhiên và giáo dục môi trường.
(4) Các nội dung DA tạo điều kiện cho việc phát triển, mở rộng kiến thức cho HS.
(5) Nội dung học tập DA mang tính thời sự, phù hợp với sự quan tâm, hứng thú của HS.
(6) Các nội dung DA học tập có nguồn tài liệu phong phú và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa phương để tạo ra sản phẩm có ý nghĩa.
(7) Các nội dung DA học tập tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động tích cực, tự lực cho HS theo cá nhân, nhóm (định hướng hành động, rèn luyện năng lực), từ đó hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.
2.2.2. Xây dựng hệ thống đề tài các dự án học tập theo dạng bài
Từ nguyên tắc lựa chọn nội dung hoá học THPT phần phi kim, để xây dựng chủ đề DA học tập, chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống các đề tài DA học tập sau:
2.2.2.1. Chủ đề dự án nghiên cứu về chất
Có thể chọn các nội dung kiến thức sau để xây dựng chủ đề DA học tập: