Khảo Nghiệm Nhận Thức Mức Độ Cần Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

Với việc biểu diễn mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất như trên cho thấy các biện pháp có sự tác động lẫn nhau một cách đan xen, mỗi biện pháp vừa có mối quan hệ với biện pháp này song đồng thời có mối quan hệ với các biện pháp khác trong tổng thể về việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học.

3.4. Khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Khẳng định tính mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, nâng cao năng lực học tập của học sinh.

3.4.2. Thời gian khảo nghiệm

Khảo nghiệm được tiến hành đồng thời với khảo sát thực trạng quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở 17 trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương tháng 1 năm học 2017 - 2018.

3.4.3. Hình thức khảo nghiệm

Khảo nghiệm được tiến hành bằng cách phát phiếu trưng cầu ý kiến với các biện pháp đề xuất và phương án trả lời cho sẵn ở mức độ từ ít cần thiết đến cần thiết và từ ít khả thi cho đến khả thỉ.

3.4.4. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm năm biện pháp đề xuất gồm:Tăng cường quản lý công tác chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị đồ dùng dạy học; khai thác, xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy học có hiệu quả; kiểm tra, đánh giá cụ thể, sát sao việc giáo viên, học sinh sử dụng trang thiết bị phương tiện dạy học; đẩy mạnh việc bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung các phương tiện, trang thiết bị dạy học và tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời về công tác trang thiết bị dạy học theo học kỳ, theo năm học và đột xuất.

3.4.5. Xử lý kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm được tính theo điểm trung bình, độ lệch chuẩn và xếp thứ bậc kết quả nhận thức.

3.4.6. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học

1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm



TT


Các biện pháp đề xuất

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Tương quan

ĐTB

ĐLC

TB

ĐTB

ĐLC

TB

r

p

1.

Tăng cường quản lý công tác chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị

đồ dùng dạy học


2,56


0,42


3


2,45


0,48


2


0,53


0,00

2.

Khai thác, xây dựng, mua

sắm trang thiết bị dạy học có hiệu quả


2,74


0,39


1


2,41


0,37


3


0,62


0,00

3.

Kiểm tra, đánh giá cụ thể, sát sao việc giáo viên, học sinh sử dụng trang thiết bị

phương tiện dạy học


2,53


0,41


4


2,48


0,45


1


0,48


0,00

4.

Đẩy mạnh việc bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung

các phương tiện, trang thiết bị dạy học


2,51


0,38


5


2,39


0,52


4


0,43


0,00

5.

Tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời về công tác trang thiết bị dạy học theo học kỳ, theo năm học và

đột xuất


2,65


0,34


2


2,37


0,46


5


0,46


0,00

Điểm trung bình

2,60

0,39


2,42

0,36




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 14


Có thể nhận thấy mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất được các khách thể đồng thời nhận thức với kết quả khá cao, chứng tỏ được yêu cầu quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và hoạt động học theo hướng tiếp cận năng lực người học ma Chương trình giáo dục phổ thông mới đã xác định.

- Về nhận thức mức độ cần thiết:

Mức độ cần thiết được nhận thức với kết quả rất cao (ĐTB = 2,60, ĐLC = 0,39), đồng thời trên từng biện pháp các kết quả đều ở mức cao với ĐTB > 2,51, trong đó biện

pháp “Khai thác, xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy học có hiệu quả” kết quả trội nhất (ĐTB = 2,74, ĐLC = 0,39) xếp thứ bậc 1. Giải thích về kết quả trên, cô giáo Nguyễn Khánh T giáo viên bộ môn văn học trường Trung hoc cơ sở Hưng Long cho biết “Theo tôi do nguồn kinh phí hạn hẹp nên các trường cần quan tâm nhiều đến việc khai thác hiệu quả các thiết bị đã có, đồng thời việc trang cấp cần tập trung ưu tiên cho những thiết bị thiết yếu và tập huấn quản lý khai thác cho giáo viên và cán bộ quản lý với hiệu quả tối đa, tránh sự lãng phí”.

Ngoài ra, biện pháp “Tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời về công tác trang thiết bị dạy học theo học kỳ, theo năm học và đột xuất” xếp thứ bậc 2 với ĐTB = 2,65. Theo ghi nhận của tác giả luận văn về các ý kiến được khảo sát tương đối thống nhất cho rằng cùng với việc quản lý sử dụng, khai thác có hiệu quả cần đi liền với việc kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên sẽ là cách hiệu quả đến cán bộ quản lý thu được thông tin phản hồi để kịp thời đánh giá được những ưu điểm, hạn chế, về những mặt làm được và những mặt cần khắc phục góp phần thực hiện tốt quá trình quản lý khai thác thiết bị ở các trường trung học cơ sở hiện nay, đồng thời thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Về nhận thức mức độ khả thi:

Trong năm biện pháp đề xuất, biện pháp “Kiểm tra, đánh giá cụ thể, sát sao việc giáo viên, học sinh sử dụng trang thiết bị phương tiện dạy học” có kết quả trội nhất (ĐTB = 2,48, ĐLC = 0,45) xếp thứ bậc 1. Theo ý kiến của một số cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ thiết bị trường học cho rằng việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên là biện pháp có tính khả thi cao hơn so với các biên pháp đề xuất khác vì với biện pháp này có thể được thực hiện nay sau mỗi lần giáo viên sử dụng thiết bị dạy học hay cán bộ thiết bị bảo quản, lưu trữ. Đồng thời biện pháp “Tăng cường quản lý công tác chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị đồ dùng dạy học” ĐTB = 2,45, xếp thứ bậc 2 có tính khả thi cao vì thực tế Ban Giám hiệu các trường theo quy định của Bộ Giáo dục mỗi trường cử một đồng chí trực tiếp phụ trách công tác quản lý thư viện, thiết bị trường học nên có điều kiện để theo dõi, kiểm tra chuyên môn và kinh nghiệm sử dụng trang thiết bị dạy học của giáo viên và của cán bộ thiết bị trường học.

Biện pháp “Tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời về công tác trang thiết bị dạy học theo học kỳ, theo năm học và đột xuất” được đánh giá có tính khả thi thấp nhất, xếp thứ bậc 5, với ĐTB = 2,37. Lý giải về điều này, đồng chí Nguyễn Thị Thơm cán bộ quản lý thiết bị dạy học trường Trung học cơ sở Văn Giang cho biết: “Việc kiểm tra, đánh giá về quản lý và sử dụng trang thiết bị hiện chưa được theo dõi sát sao, vì nhà trường còn thiếu thiết bị dạy học, nhiều thiết bị đã cũ nhưng chậm được trang cấp, hơn nữa kinh phí cho việc quản lý hầu như không có nên ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, hiệu quả kiểm tra, đánh giá”.

Mức độ cần thiết cần thiết và mức độ khả thi có tương quan thứ bậc Spearman đều ở mức cao và là tương quan thuận.

Tóm lại, kết quả khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất khá cao. Mức độ cần thiết được nhận thức kết quả trội hơn so với kết quả nhận thức mức độ khả thi. Về mức độ cần thiết tập trung vào biện pháp khai thác, xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy học có hiệu quả. Về mức độ khả thi biện pháp kiểm tra, đánh giá cụ thể, sát sao việc giáo viên, học sinh sử dụng trang thiết bị phương tiện dạy học trội hơn trong năm biện pháp đề xuất.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng với những ưu điểm và hạn chế, tác giả luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở. Các nguyên tắc đề xuất các biện phápgồm: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính phát triển, nguyên tác đảm bảo tính lịch sử

- cụ thể, nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.

Các biện đề xuất gồm: Tăng cường quản lý công tác chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ thuật, học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị đồ dùng dạy học; Khai thác, xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy học có hiệu quả; đẩy mạnh việc bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung các phương tiện, trang thiết bị dạy học và biện pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời về công tác trang thiết bị dạy học theo học kỳ, theo năm học và đột xuất.

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất cho thấy mức độ cần thiết và mức độ khả thi được nhận thức với kết quả khá cao, trong đó kết quả nhận thức mức độ cần thiết cao hơn so với nhận thức mức độ khả thi. Các biện pháp đề xuất có tương quan thuận khá chặt chẽ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về phương tiện, thiết bị dạy học, biện pháp khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở chúng tôi cho rằng: Biện pháp khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở là cách thức phát hiện ra những khả năng của các phương tiện, thiết bị trong dạy học nhằm đem lại hiệu quả của hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Nhận thức về vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học thể hiện ở nội dung giúp cho việc học đi đôi với hành, khắc sâu và cụ thể hóa kiến thức lý thuyết, rèn luyện kĩ năng thực hành môn học; gây hứng thú trong dạy học, nâng cao kết quả học tập của học sinh và rèn luyện kỹ năng sử dụng phương tiện, trang thiết bị cho giáo viên và học sinh.

Các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở gồm lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học; tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá công tác quản lý thiết bị dạy học.

Thực hiện các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học cho thấy việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Song công việc lập kế hoạch tổng thể của nhà trường, kế hoạch từng năm học về việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học khá quan trọng được đánh giá trội hơn. Tuy nhiên, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thiết bị trường học chưa thường xuyên.

Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học còn nhiều khiếm khuyết, ngay cả công việc xây dựng và thực hiện các quy định về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện, trang thiết bị dạy học kết quả cao nhất song ở mức trung bình. Hạn chế rõ ở công việc cử cán bộ tham gia dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác trang thiết bị dạy học. Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học khá chặt chẽ.

Việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý thiết bị dạy học bộ lộ khá nhiều hạn chế, trong đó hạn chế nhất là việc rút kinh nghiệm, hoàn thiện các biện pháp quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học.

Luận văn đề xuất 05 biện pháp gồm: Tăng cường quản lý công tác chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị đồ dùng dạy học; Khai thác, xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy học có hiệu quả; kiểm tra, đánh giá cụ thể, sát sao việc giáo viên, học sinh sử dụng trang thiết bị phương tiện dạy học; đẩy mạnh việc bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung các phương tiện, trang thiết bị dạy học và biện pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời về công tác trang thiết bị dạy học theo học kỳ, theo năm học và đột xuất. Tổ chức khảo nghiệm năm biện pháp. Kết quả khảo nghiệm chỉ ra nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi rất cao, trong đó tính cần thiết cao hơn so với nhận thức tính khả thi.

2. Kiến nghị

2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương

- Tăng cường hơn nữa việc đầu tư các trang thiết bị cho các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ thiết bị trường học về quản lý khai thác, sử dụng các trang thiết bị dạy học.

- Hằng năm, tổ chức hội thảo về quản lý và sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở.

- Tổ chức các triển lãm, hội thi đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên theo định kỳ hoặc thường xuyên.

- Mời gọi sự xã hội hóa việc đầu tư các trang thiết bị cho hoạt động dạy và học ở các trường phổ thông nói chung và trường trung học cơ ở huyện Ninh Giang nói riêng.

2.2. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang

- Dành kinh phí cho các trường để tạo sự chủ động trong việc mua sắm, trang bị phương tiện dạy học.

- Tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo việc quản lý khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

- Tổ chức các cuộc thi thiết kế và làm đồ dùng dạy học trong phạm vi cấp huyện.

- Dành kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thiết bị trường học.

- Phối hợp với chính quyền huyện và chính quyền địa phương quản lý các trường trung học cơ sở về mặt hành chính để huy động sự tham gia của nhân dân vào công tác xã hội hóa trang thiết bị dạy học.

2.3. Với chính quyền các xã huyện Ninh Giang

- Chính quyền các xã cần coi đây là chiến lược phát triển giáo dục chung của xã và là chiến lược phát triển chung của cả xã hội nên chủ động phối hợp với các trường trong hỗ trợ kinh phí để mua sắm, trang cấp các trang thiết bị cũng như kinh phí bảo quản các trang thiết bị theo yêu cầu.

- Huy động sự tham gia của đông đảo nhân dân vào việc đóng góp kinh phí để phục vụ cho việc nâng câp các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

2.4. Với các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang

- Chủ động xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy và học.

- Đưa nội dung sử dụng, bảo quản trang thiết bị, phương tiện dạy học vào việc xét công nhận các danh hiệu thi đua trong năm học.

- Định kỳ tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân có nhiều thành tích trong sử dụng, khai thác phương tiện dạy học trong các giờ dạy đem lại hiệu quả cao.

- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên và nhân viên được học tập, giao lưu, học hỏi, tham khảo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn huyện và cũng như ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác và sử dụng trong thiết bị dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục - Đào tạo, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1999),Quản lý cơ sở vật chất sư phạm, quản lý tài chính trong quá trình giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Trường Cán bộ quản lý giáo dục - Đào tạo, Hà Nội .

3. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb thống kê, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (1999),Cơ sở pháp lý của công tác quản lý giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Trường Cán bộ quản lý giáo dục - Đào tạo, Hà Nội.

5. Lương Khắc Bình (2014), Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Vinh.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định về việc ban hành Quy chế Thiết bị giáo dục trong trường mầm non, phổ thông, số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 9 năm 2000.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư về việc Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 14 của Thủ tướng chính phủ nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, số 14/2002/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 4 năm 2002.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định về việc ban hành Quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia, số 32/2004/QĐ-BGDĐT, ngày 24 tháng 9 năm 2004.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định Ban hành Chương trình Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông,số 74/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 05 tháng 12 năm 2007.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư về việc Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS, số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2009.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, số 6817/BGDĐT-CSVCTBTH, ngày 11 tháng 8 năm 2009.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023