Thiết Bị, Phương Tiện Dạy Học Khi Tiến Hành Bài Học Trên Lớp Sau Hoạt Động Tham Quan Học Tập:

nhóm: Nhóm Cờ Lau: thổi sáo, vẽ tranh về hình ảnh gắn với thời niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh; Nhóm Hoa Lư: đồng diễn võ thuật gắn với truyền thống quân sự từ thời niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh; Nhóm Tràng An: hát chèo để thể hiện khẳng định nghệ thuật hát chèo đã ra đời từ thời nhà Đinh. Các nhóm sẽ tham gia vào chấm điểm (có tiêu chí chấm cụ thể) cho từng nội dung tài năng nhóm.

Hình 2.4. Các nhóm học sinh thi tài năng


Cuối cùng là trao phần thưởng cho các đội tham gia sau khi thư kí tổng hợp 1

Cuối cùng là trao phần thưởng cho các đội tham gia sau khi thư kí tổng hợp 2

Cuối cùng là trao phần thưởng cho các đội tham gia sau khi thư kí tổng hợp 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

- Cuối cùng là trao phần thưởng cho các đội tham gia sau khi thư kí tổng hợp điểm của cả 3 phần thi và tiếp tục chương trình văn nghệ kết thúc buổi dạ hội lịch sử.

Phụ lục 2.2. Giáo án thực nghiệm

DỰ ÁN

“TÌM HIỂU DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ – KINH ĐÔ 42 NĂM CỦA NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ – LÝ (968 – 1010) VÀ BUỔI

ĐẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP Ở THẾ KỈ X”

I. Vấn đề cần giải quyết

- Căn cứ: chương trình Lịch sử hiện hành, xác định tên chủ đề dự án là Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X (chương II. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của CT); Căn cứ bài 17 của SGK lớp 10, CT chuẩn và Chương trình lịch sử địa phương lớp 10; Các PPDH tích cực; Trình độ nhận thức của HS THPT.

- Chuyên đề dạy học kiến thức mới, giải quyết một nội dung trọn vẹn của tiến trình lịch sử Việt Nam là Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X.

- Về mức độ : GV nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. GV và HS cùng đánh giá kết quả làm việc.

II. Nội dung – chủ đề dự án:

Lịch sử hình thành và xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam trong buổi đầu độc lập ở thế kỉ X thông qua hoạt động tham quan học tập một số di sản văn hóa địa phương ở tỉnh Ninh Bình.

a. Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng – xã Gia Phương – huyện Gia Viễn.

- Vị trí, lịch sử hình thành, kiến trúc và giá trị của di tích.

- Thân thế, cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh khi còn trẻ.

b. Đền và lăng vua Đinh – xã Trường Yên – huyện Hoa Lư.

- Vị trí, lịch sử hình thành, kiến trúc và giá trị của di tích.

- Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X : Thời Ngô, Đinh.

+ Thời Ngô - Nhà nước mở đầu thời kì độc lập, tự chủ.

+ Xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến Đại Cồ Việt (Đinh – Tiền Lê) ở thế kỉ X.

c. Đền thờ vua Lê – xã Trường Yên – huyện Hoa Lư.

- Vị trí, lịch sử hình thành, kiến trúc và giá trị của di tích.

- Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X : Thời Tiền Lê.

III. Mục tiêu dự án

1. Kiến thức: Thông qua dự án, HS đạt được:

- Trình bày được quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong khoảng thế kỉ X trên một lãnh thổ thống nhất.

- HS xác định được nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, có pháp luật, quân đội và có chính sách đối nội, đối ngoại đầy đủ, tự chủ và độc lập.

- Giúp HS hiểu biết cơ bản về thiên nhiên và con người Ninh Bình. Thấy được vị trí chiến lược của địa phương; đặc điểm con người Ninh Bình và vai trò của họ đối với sự phát triển của quê hương và đất nước.

- Hiểu biết về một số di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình gắn với lịch sử dân tộc thời Ngô, Đinh – Tiền Lê. Nhận xét được giá trị của các di sản đối với lịch sử và thời hiện tại.

- Đánh giá được công lao, vai trò của các danh nhân dân tộc: Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Dương Vân Nga ... Nhận xét được vị trí, giá trị của các triều đại này trong buổi đầu xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ ở thế kỉ X.

2. Kỹ năng

- HS nhận xét, đánh giá được một cách tổng hợp và liên hệ được những kiến thức lịch sử địa phương với những kiến thức lịch sử dân tộc đã học.

- Rèn kỹ năng quan sát, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử và trình bày. Qua đó các em được tự do thể hiện, phát huy những tài năng của mình (ngoài học tập) góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

- Bồi dưỡng học sinh phương pháp hoạt động nhóm, cùng chia sẻ, lên kế hoạch (thu thập tư liệu, sử dụng các phương tiện ... để hoạt động có hiệu quả).

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Kĩ năng khai thác lược đồ, kênh hình, nguồn tư liệu có liên quan.

- Kĩ năng giao tiếp: hình thành trong quá trình rèn luyện đóng vai và đi tham quan trải nghiệm.

- Kĩ năng thuyết trình: thông qua việc hóa thân vào vai diễn và thuyết trình báo cáo chủ đề, HS sẽ tự tin hơn trước đám đông, bồi dưỡng HS có khả năng thuyết phục người khác.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà.

- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc, tình cảm yêu mến, tự hào về địa phương mình, trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, kế tục sự nghiệp của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương.

- Giáo dục ý thức trách nhiệm của HS đối với các di sản văn hóa, lịch sử của địa phương.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực chuyên môn:

+ Thực hành bộ môn LS: Khai thác kênh hình, video có liên quan đến nội dung chuyên đề; vẽ sơ đồ; sử dụng lược đồ.

+ Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; Xác định, giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.

+ Nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học kinh nghiệm.

+ Bồi dưỡng năng lực công nghệ, tin học.

- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, có trách nhiệm.

IV. Chuẩn bị thực hiện dự án

1. Giáo viên

- Liên hệ Ban quản lý các di tích để được giúp đỡ; cụ thể cử người thuyết minh, phối hợp với cán bộ tạo điều kiện về tinh thần, vật chất cho học sinh có thể tham quan, học tập để thu thập kiến thức.

- Thông qua nhà trường, có sự đồng ý cho phép, hỗ trợ về phía Ban Giám hiệu để tổ chức tham quan trải nghiệm tại di sản bảo đảm an toàn, có hiệu quả.

- Kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả sau buổi tham quan.

- Chia lớp thành 3 nhóm nhận đề tài:

+ Nhóm 1: Khảo sát thực địa tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng - xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tìm hiểu và báo cáo về thân thế, cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh khi còn trẻ.

+ Nhóm 2, 3: Khảo sát thực địa tại quần thể di tích Cố đô Hoa Lư – xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tìm hiểu và báo cáo về nội dung bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X.

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm trước khi đi tham quan trải nghiệm tại di sản.

Nhóm

Nội dung nhiệm vụ

Điều chỉnh


1

1. Giới thiệu di tích Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng – xã Gia Phương – huyện Gia Viễn

Sản phẩm phải thể hiện được các nội dung sau:

- Vị trí địa lý, lịch sử hình thành di tích.

- Kiến trúc của di tích.

- Đặc điểm tín ngưỡng, sự khác biệt về tín ngưỡng của di tích ở xã Gia Phương – huyện Gia Viễn với những đền thờ vua Đinh ở những địa điểm khác trong toàn tỉnh.

- Lễ hội.

- Ý nghĩa và giá trị của di tích trong lịch sử và đối với hiện tại.

- Liên hệ bản thân về ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy giá trị của di sản.

2. Thân thế, cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh khi còn trẻ.

+ Tiểu sử quê hương, đất nước, gia đình dựa trên các nguồn tư liệu sử.

+ Khai thác một số truyện kể dân gian tiêu biểu gắn liền với hoàn

cảnh xuất thân của Đinh Bộ Lĩnh (“Con Rái Thần”, “Mả táng Hàm Rồng”, “Sự tích sông Hoàng Long”...)



2

Giới thiệu về di tích cố đô Hoa Lư – kinh đô 42 năm của nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê – Lý (968 – 1010):

- Vị trí địa lí, lịch sử hình thành của di tích.

- Giải thích được lí do vua Đinh Tiên Hoàng chọn đất Hoa Lư làm nơi đóng đô, tại sao vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô ra Thăng Long.

- Kiến trúc đặc biệt của di tích (chủ yếu đền Đinh và đền Lê).

- Công lao tổng quát của vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.

- Tính chất, ý nghĩa và giá trị của di tích.

- Liên hệ bản thân về ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy giá trị của di sản.



3

Buổi đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X. Bài thuyết trình, tranh ảnh, bản trình chiếu PPT phải thể hiện được những nội dung sau:

- Khẳng định được Ngô Quyền là người có công dựng lên nền độc lập tự chủ còn Đinh Bộ Lĩnh là người có công thống nhất đất

nước.


- Giải thích được lí do nhà Đinh được coi là nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta?

- Quá trình hình thành của nhà nước Đại Cồ Việt (Cơ sở hình thành, sự hình thành, thời gian, địa điểm, kinh đô).

- Tổ chức bộ máy nhà nước (sơ đồ và nhận xét, so sánh về tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô, Đinh – Tiền Lê). Giải thích thế nào là Tăng ban? Tại sao các nhà sư lại được trọng dụng ở thời Đinh – Tiền Lê.

- Tình hình quân sự, luật pháp, đối ngoại của thời Đinh – Tiền Lê.

- Đánh giá được vai trò, vị trí lịch sử của nhà nước Đinh – Tiền Lê.



- GV phát phiếu định hướng hoạt động nhóm (Phụ lục 2.1) và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ.

Hình ảnh học sinh tham quan học tập thực hiện dự án tại di tích Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (xã Gia Phương – huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình)

Hình ảnh học sinh tham quan học tập thực hiện dự án tại khu di tích cố đô 4

Hình ảnh học sinh tham quan học tập thực hiện dự án tại khu di tích cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên – huyện Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình)

Sau khi đi trải nghiệm di sản GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ 5Sau khi đi trải nghiệm di sản GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ 6

- Sau khi đi trải nghiệm di sản:

+ GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề.

+ GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.

- Hoạt động báo cáo trên lớp:

+ Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận

+ Quan sát, đánh giá. Hỗ trợ, cố vấn.

+ Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm.

+ Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh.

+ Tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của học sinh trong tiết học báo cáo.

2. Học sinh

- Trước khi trải nghiệm tại di sản:

+ Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ (Phụ lục 2.2).

+ Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được.

- Sau khi đi trải nghiệm: Thực hiện dự án - Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:

+ Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin, tranh ảnh tại thực địa, qua sách, báo, Internet…

+ Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu.

+ Liên hệ với giáo viên báo cáo tiến độ thực hiện để được hỗ trợ về nội dung và hình thức báo cáo.

+ Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.

- Sản phẩm:

+ Video, bài thuyết trình, tranh ảnh, lược đồ, bản trình chiếu PPT giới thiệu di sản Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (Gia Phương – Gia Viễn) và nội dung thân thế, cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh.

+ Video giới thiệu di sản Cố đô Hoa Lư, bài thuyết trình, tranh ảnh, bài trình chiếu PPT về: Buổi đầu xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ ở thế kỉ X.

- Hoạt động báo cáo: Tiết học 1-2 trên lớp

+ Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.

+ Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.

+ Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.

3. Phương pháp dạy học:

- Dạy học theo dự án, tham quan học tập tại thực địa, sử dụng phương pháp đóng vai, sử dụng các phương tiện trực quan (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, phim) khi HS báo cáo kết quả ở trên lớp.

- Thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi.

- Kĩ thuật công não, vảy cá, phòng tranh.

4. Thiết bị, phương tiện dạy học khi tiến hành bài học trên lớp sau hoạt động tham quan học tập:

- Máy tính, máy chiếu, bút laze, loa, mic.

- Bảng ghi điểm các nhóm, các phiếu học tập.

- Giấy Ao, giấy nhớ (3 màu), bút dạ, bút bi, giá treo sản phẩm.

V. Tiến trình báo cáo dự án

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu

Giáo viên tổ chức hoạt động trò chơi giải ô chữ bí mật trong đó 15 ô chữ hàng ngang là những tên sự kiện, nhân vật, địa danh gắn liền với một số di sản văn hóa của tỉnh Ninh Bình, cũng là các gợi ý của ô chữ hàng dọc. Ô chữ hàng dọc là từ khóa mang nội dung trọng tâm của cả chuyên đề.

Mục đích của trò chơi tạo tâm lí hứng khởi, kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.

2. Phương thức

- GV tổ chức thành 3 đội chơi, phổ biến luật chơi:

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí