Đẩy Mạnh Việc Bảo Quản, Kiểm Kê, Thanh Lý, Bổ Sung Các Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học

dùng, thiết bị dạy học nếu không được sử dụng đúng hướng dẫn sẽ có thể gây nguy hiểm với cả giáo viên và học sinh.

Khai thác và sử dụng thiết bị dạy học đúng lúc, giúp học sinh tăng cường khả năng nhận thức, gợi nhớ kiến thức, hình thành kỹ năng trong trạng thái tâm, sinh lý thuận lợi nhất.

Quản lý việc giáo viên đưa trang thiết bị, phương tiện theo trình tự vào bài giảng, tránh trưng bày đồng loạt trên bàn, giá, tủ trong một tiết học cũng như biến lớp học thành một phòng trưng bày, tránh sự phân tán chú ý của người học.

Quản lý việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học đúng chỗ, tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trên lớp học hợp lý nhất, giúp học sinh có thể huy động tối đa sự tri giác để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp học.

Sắp xếp, bố trí chỗ để thiết bị dạy học tại lớp sau khi dùng để không làm phân tán chú ý của học sinh khi tiếp tục nghe giảng.

Quản lý việc sử dụng các trang thiết bị với mức độ trong các giờ học có sự khác nhau. Việc trình diễn kéo dài hoặc sử dụng lặp lại một loại phương tiện một cách đơn điệu trong cách giờ giảng dễ làm học sinh nhàm chán, phân tán hoặc không kích thích được sự chú ý của học sinh.

Quản lý việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học cần đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ nghĩa là sử dụng kết hợp nhiều loại phương tiện dạy học một cách có hệ thống, có sự tương tác lẫn nhau và phù hợp với đối tượng học sinh.

c) Cách tiến hành biện pháp

* Đối với giáo viên

Quản lý kế hoạch chi tiết sử dụng trang thiết bị phương tiện dạy học, đăng ký với nhân viên quản lý trang thiết bị phương tiện dạy học và phòng học bộ môn. Đảm bảo đủ số giờ dạy có trang thiết bị phương tiện dạy học và các bài thực hành theo qui định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Mượn trả đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện dạy học theo qui định.

Quản lý tốt trang thiết bị, phương tiện dạy học trong giờ dạy, nếu xảy ra hư hỏng, cần báo với nhân viên quản lý thiết bị để có kế hoạch sửa chữa hoặc mua sắm bổ sung.

Phối hợp tốt với nhân viên quản lý thiết bị về công tác chuyên môn.

Giáo viên có trách nhiệm tìm hiểu thông tin và quy trình sử dụng để làm tốt việc sử dụng, bảo quản thiết bị đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng

Giáo viên có trách nhiệm tận dụng hết khả năng thiết bị của nhà trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Ngoài các nội dung thực hành bắt buộc, cần tăng cường thêm các thí nghiệm biểu diễn và sử dụng thiết bị dạy học nói chung trong quá trình giảng dạy.

Quản lý việc giáo viên đăng ký sử dụng thiết bị, trước khi tiến hành tiết dạy ít nhất 2 ngày để nhân viên phụ trách thiết bị chuẩn bị (theo mẫu in sẵn; cột sau cùng của mẫu này dành cho cán bộ phụ trách thiết bị đánh dấu nếu có sử dụng). Trong các giờ thực hành cần bố trí đủ trang thiết bị, phương tiện dạy học để đảm bảo học sinh được làm thực hành.

Quản lý việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học đối với học sinh luôn cần có giáo viên giám sát việc mượn và sử dụng của học sinh, giúp học sinh sử dụng hiệu quả nhất, khai thác tốt các tính năng và có ý thức giũ gìn, bảo quản.

* Đối với tổ bộ môn

Tổ trưởng chuyên môn giúp Ban Giám hiệu về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học, kịp thời tham mưu phụ trách chuyên môn các giải pháp để đảm bảo sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh theo nội dung, yêu cầu quy định trong chương trình môn học.

Xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị dạy học, liệt kê trang thiết bị dạy học cần dùng cho từng bài học. Đồng thời, tổ bộ môn cung cấp các bản liệt kê này cho giáo viên, nhân viên thiết bị thực hiện và niêm yết cho học sinh, phụ huynh biết thông tin.

Tập huấn sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học liên quan đến bộ môn cho giáo viên theo yêu cầu của chương trình giáo dục;

Lập kế hoạch, quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng trang thiết bị dạy học của của giáo viên. Thống kê, báo cáo định kỳ thực trạng sử dụng trang thiết bị dạy học của tổ với Ban Giám hiệu.

Tổ trưởng bộ môn có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra việc mượn, trả các trang thiết bị dạy học của giáo viên.

d) Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thiết bị hiểu về khai thác và sử dụng phương tiện thiết bị dạy học trong từng môn học, từng chương, từng bài.

- Cho giáo viên xây dựng kế hoạch và đăng kí sử dụng phương tiện thiết bị dạy học từng tiết, từng tuần, từng tháng.

- Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn tăng cường kiểm tra việc đăng kí, sử dụng phương tiện thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh trong từng tiết học, buổi học, nhắc nhở kịp thời. Tăng cường kiểm tra nội bộ và kiểm tra chuyên đề về việc khai thác và sử dụng phương tiện thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh.

3.2.4. Đẩy mạnh việc bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung các phương tiện, thiết bị dạy học

a) Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc giữ gìn, bảo quản các loại trang thiết bị, phương tiện dạy học. Lập và quản lý hồ sơ các danh mục trang thiết bị, phương tiện dạy học, định kỳ kiểm tra và thanh lý các trang thiết bị, phương tiện dạy học đã bị hư hỏng hoặc lạc hậu, giúp nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học, tiết kiệm kinh phí nhà trường và ngân sách nhà nước.

b) Nội dung của biện pháp

Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo xây dựng hệ thống sổ sách quản lý thiết bị trường học, trong đó thể hiện rõ thiết bị dạy học cho từng khối lớp, từng môn học cụ thể, các loại thiết bị có thể dùng chung cho các khối lớp. Điều này giúp Ban Giám hiệu và cán bộ quản tý thiết bị trường học nắm rõ số lượng, phân loại, chất lượng các trang thiết bị dạy học hiện có.

Phân loại và sắp xếp trang thiết bị dạy học theo từng loại cụ thể, như khối lớp, theo từng môn học và thiết bị dùng chung, giúp việc tìm kiếm thuận lợi, tiết kiệm thời gian, có thể dán tên và hướng dẫn sử dụng lên tường loại thiết bị.

Xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị dạy học theo phân phối chương trình, trên cơ sở đó có thể xác định được từng loại trang thiết bị có thể được loại trang thiết bị được sử dụng thường xuyên, trang thiết bị ít được sử dụng, loại thiết bị phù hợp với từng môn học, thời gian trong năm học sẽ sử dụng, tránh mượn trùng lặp một loại đồ dùng trong cùng một tiết dạy mà số lượng đồ dùng ít.

Xây dựng kế hoạch cho mượn trang thiết bị dạy học. Khi chuẩn bị thiết kế bài giảng trên lớp, giáo viên tra cứu vào danh mục thiết bị dạy học biết được tiết học cần chuẩn bị những loại thiết bị dạy học nào để phục vụ tiết dạy và đăng ký theo mẫu nhu cầu sử dụng để giáo viên thiết bị trường học chuẩn bị và giáo viên bộ môn chỉ việc đến nhận đồ dùng và kí mượn vào sổ đăng ký theo dõi cho mượn thiết bị, đồ dùng dạy học.

Bảo dưỡng, sửa chữa những trang thiết bị dạy học bị hư hỏng, có thể mua phụ tùng về thay thế, sữa chữa và làm vệ sinh các thiết bị dạy học theo quy định.

Nâng cao hiệu quả bảo quản trang thiết bị dạy học cần có kế hoạch phòng tránh những tác hại do tự nhiên, những tác hại do sơ suất của người bảo quản hay người sử dụng, đồng thời chú ý làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy.

Kiểm kê thiết bị, đồ dùng dạy học theo định kỳ 2 lần/1năm (vào cuối học kỳ I và cuối học kỳ II), qua đó giúp cán bộ thiết bị trường học nắm rõ thực trạng của các loại trang thiết bị hiện có để báo cáo với Ban Giám hiệu và có kế hoạch trang cấp, sửa chữa kịp thời.

Với những đồ dùng dạy học bị hư hỏng cần có kế hoạch thay thế qua việc kiểm kê theo định, lập ra danh sách các thiết bị hư hỏng để thanh lý kịp thời, tạo được không gian thoáng mát để có thêm diện tích để xếp đặt các thiết bị dạy học mới.

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ của Nhà trường.

Tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ, kiểm kê cuối năm, lập danh mục tài sản, thiết bị hết hạn sử dụng, hư hỏng đề nghị thanh lý.

Quản lý, cho mượn và thu hồi các tài sản dùng chung và các thiết bị, công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và làm việc.

c) Cách tiến hành biện pháp

Quản lý tốt thiết bị đồ dụng dạy học hiện có của nhà trường, tổ chức kiểm tra, nhắc nhở việc bảo quản đến các giáo viên, đồng thời chỉ đạo nhân viên phụ trách trang thiết bị dạy học kết hợp bộ phận chuyên môn đôn đốc, theo dõi việc bảo quản sử dụng.

Những thiết bị dùng chung giao trách nhiệm cho nhân viên phụ trách thường xuyên kiểm tra, sắp xếp khoa học, vệ sinh hàng ngày nhằm hạn chế tối đa sự hư hại do khâu bảo quản.

Thực hiện tốt việc cập nhật hồ sơ sổ sách theo dõi, giới thiệu thiết bị, đồ dùng mới được cấp phát, tự trang bị thêm để giáo viên mượn sử dụng.

Nhân viên phụ trách thực hiện tốt chế độ báo cáo hàng tháng về tình hình sử dụng, bảo quản thiết bị đồ dùng cho Hiệu trưởng nắm bắt và đánh giá nhận xét hàng tháng với giáo viên sử dụng. Cuối kỳ, cuối năm học có báo cáo tổng hợp tình hình.

Xây dựng các loại sổ sách về bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung các phương tiện, trang thiết bị dạy học, giúp Ban Giám hiệu, cán bộ thiết bị trường học thuận lợi trong quản lý các phương tiện này cũng như theo dõi việc sử dụng trang thiết bị trong dạy học của giáo viên cũng như việc trang cấp kịp thời cho hoạt động dạy học.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Tất cả phương tiện, thiết bị phải được đặt khoa học, dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tuỳ theo tính chất. quy mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lí theo nêu chuẩn quy định được bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Phương tiện,thiết bị phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

Phương tiện, thiết bị phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kì bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

Hằng năm phải tiến hành kiểm kê theo dúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. Việc kiểm kê bất thường phải được tiến hành trong các trường hợp sau:

+ Khi thay đổi hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác thiết bị giáo dục.

+ Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường.

+ Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp.

+ Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.

Các phòng đồ dùng dạy học và đồ chơi, phòng học liệu, phòng thí nghiệm bộ môn, phòng dụng cụ văn thể phải được thiết kế và lắp đặt theo chuẩn, bảo đảm nguyên tắc thực hiện đủ thí nghiệm, giờ thực hành quy định trong chương trình giáo dục. Các phòng thí nghiệm bộ môn được bố trí đảm bảo cho việc thực hành được tổ chức theo nhóm.

Tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ, kiểm kê cuối năm, lập danh mục tài sản, thiết bị hết hạn sử dụng, hư hỏng đề nghị thanh lý. Lập biên bản kiểm kê, biên bản đề nghị thanh lý cho tất cả các thành viên tham gia kí vào…

Cán bộ thiết bị quản lý sổ mượn, trả, phương tiện thiết bị cẩn thận phục vụ cho công tác kiểm kê, mua sắm bổ sung, thanh lý, tiêu hủy,…

3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời về công tác trang thiết bị dạy học theo học kỳ, theo năm học và đột xuất (Của các cấp quản lý đối với từng trường)

a) Mục tiêu của biện pháp

Thu được những thông tin phản hồi về việc quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở tại huyện Ninh Giang, qua đó Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý thiết bị trường học rút kinh nghiệm về việc quản lý thiết bị dạy học kịp thời trong từng bào học, từng loại thiết bị theo học kỳ, theo năm học và đột xuất, tạo sự đổi mới tích cực về tổ chức chỉ đạo, quản lý, bảo quản và sử dụng trang thiết bị dạy học trong nhà trường, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên thiết bị trường học trong việc bảo quản và sử dụng trang thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh và phát huy hiệu quả của đồ dùng dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học.

b) Nội dung của biện pháp

Kiểm tra hiện trạng của từng loại trang thiết bị dạy học về số lượng, chất lượng, trang thiết bị hiện có của từng môn học.

Đánh giá hiệu quả sử dụng, tần suất sử dụng trang thiết bị của giáo viên trong tương quan với kết quả học tập của học sinh.

Tổng kết, rút kinh nghiệm về việc sử dụng trang thiết bị dạy học với việc phát triển năng lực học tập của học sinh để có phương hướng điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, đồng thời phát huy những ưu điểm để làm tốt hơn những kết quả đạt được.

Nâng cao nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý thiết bị dạy học về tính hiệu quả của việc sử dụng trang thiết bị dạy học.

Quản lý công tác bảo quản thiết bị dạy học, qua đó đánh giá về tinh thần, trách nhiệm của cán bộ quản lý thiết bị trường học, đánh giá tinh thần, thái độ của giáo viên với việc hướng dẫn học sinh vận dụng trang thiết bị dạy học trong các giờ học.

c) Cách tiến hành biện pháp

Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy, người quản lý thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nhân viên thiết bị dạy học thực hiện đúng những qui trình, thủ tục nêu trên.

Động viên những giáo viên chưa hoặc sử dụng chưa đều thiết bị dạy học vào trong giờ dạy. Khuyến khích, tuyên dương những giáo viên sử dụng tốt thiết bị dạy học trong các giờ học, nâng cao tính tích cực học tập của học sinh.

Trong kế hoạch năm học, nhà trường đưa ra những quy định về kế hoạch sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học rõ ràng, cụ thể và thông tin đến toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường.

Tổng kết kết quả sử dụng thiết bị dạy học theo tháng, theo kỳ, từ đó có kế hoạch khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng mức đối với từng giáo viên.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác thanh tra, kiểm tra công tác khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị trường học.

Thường xuyên tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra cho cán bộ quán lý và cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra.

Cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra, kiểm tra phải giỏi về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ kiểm tra, và có uy tín trong việc kiểm tra.

Sự hợp tác, ủng hộ của giáo viên, cán bộ thiết bị, học sinh đối với cán bộ kiểm tra.

Cán bộ quản lý tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra, kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.

Qua kiểm tra biểu dương, khen thưởng những tập thể cá nhân làm tốt, tư vấn thúc đẩy những tập thể, cá nhân làm chưa tốt để họ khắc phục, rút kinh nghiệm cho những năm học sau.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Năm biện pháp trên có mối quan hệ khăng khít, biện chứng, gắn bó chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, kết quả của biện pháp này là yếu tố bảo đảm thực hiện thành công cho các biện pháp khác.

Các biện pháp trên chỉ thực sự có ý nghĩa và đạt hiệu quả cao khi được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ. Trong từng giai đoạn và điều kiện hoàn cảnh khác

nhau, mỗi biện pháp có vị trí vai trò khác nhau, ưu tiên thực hiện khác nhau. Biện pháp tăng cường quản lý công tác chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị đồ dùng dạy học là tiền đề của các biện pháp khác. Biện pháp thứ hai, thứ ba và thứ tư có tính chủ công về khai thác, xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy học; kiểm tra, đánh giá cụ thể, sát sao việc giáo viên, học sinh sử dụng trang thiết bị phương tiện dạy học và quản lý bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung các phương tiện, trang thiết bị dạy học. Bản thân các biện pháp chủ công cũng tác động qua lại lẫnh nhau. Biện pháp thứ 5 có tính điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp trên vì việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên giúp công tác bảo quản thiết bị dạy học sẽ là tăng thêm tuổi thọ của trang thiết bị dạy học, giúp cho việc sử dụng được lâu dài hơn, nâng cao hiệu qua dạy học.

Có minh họa về mối quan hệ giữa năm biện pháp đề xuất qua sơ đồ sau


Sơ đồ 3 1 Quan hệ giữa các biện pháp đề xuất Ghi chú BP1 Tăng cường 1

Sơ đồ 3.1: Quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Ghi chú:

BP1: Tăng cường quản lý công tác chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị đồ dùng dạy học

BP2: Khai thác, xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy học có hiệu quả

BP3: Kiểm tra, đánh giá cụ thể, sát sao việc giáo viên, học sinh sử dụng trang thiết bị phương tiện dạy học

BP4: Đẩy mạnh việc bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung các phương tiện, trang thiết bị dạy học

BP5: Tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời về công tác trang thiết bị dạy học theo học kì, theo năm học và đột xuất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023