Kiểm Tra, Đánh Giá Công Tác Xây Dựng, Khai Thác, Sử Dụng Trang Thiết Bị Dạy Học

pháp khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học” trội nhất trong số các công việc, song sự chênh lệch trên không quá cách biệt. Ngược lại, công việc “Chỉ đạo việc phối hợp đồng bộ các lực lượng trong việc quản lý, khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học” các ý kiến đánh giá ở thấp hơn trong số các công việc được đưa ra, nhưng không ở mức thấp.

Đánh giá về thực trạng trên, cô giáo Trịnh Thị Nghĩa, giáo viên trường Trung học cơ sở Hồng Dụ cho rằng: “Cá nhân tôi cho rằng sự chỉ đạo của Hiệu trưởng cũng như tập thể Ban Giám hiệu tương đối sát sao với các hoạt động quản lý khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc dạy và việc học của giáo viên. Do vậy, chất lượng học tập của học sinh năm sau luôn cao hơn năm trước, nhân cách học sinh được phát triển toàn diện”.

Từ phân tích trên cho thấy, chỉ đạo của Hiệu trưởng trong quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nổi trội là việc chỉ đạo việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học. Đánh giá giữa các nhóm khách thể có sự tương đồng khá cao trên mẫu chung cũng như trên từng công việc.

2.3.4. Kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học

Bảng 2.8. Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học

1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm



TT


Công việc quản lý

Loại khách thể

Chung

CBQL

GV

CBTBTH

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng các

trang thiết bị dạy học


1,98


0,56


1,95


0,53


2,07


0,45

2,00

0,51

2.

Kiểm tra việc giáo viên, học sinh tham gia xây dựng, sưu

tầm, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học


1,94


0,51


2,01


0,57


1,98


0,43


1,98


0,50

3.

Kiểm tra, thanh lý, bổ sung,

phương tiện, trang thiết bị dạy học

1,82

0,48

1,72

0,54

2,11

0,55

1,88

0,52

4.

Động viên, khen thưởng, nhắc nhở, uốn nắn cán bộ giáo viên về quản lý, khai thác, sử dụng phương

tiện, trang thiết bị dạy học


1,87


0,57


1,83


0,49


2,02


0,51


1,91


0,52

5.

Rút kinh nghiệm, hoàn thiện các biện pháp quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương

tiện, trang thiết bị dạy học


1,80


0,41


1,74


0,52


1,96


0,47


1,83


0,47

Điểm trung bình

1,88

0,51

1,85

0,53

2,03

0,48

1,92

0,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 11

- Kết quả chung:

Có thể thấy việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý thiết bị dạy học tương đối thấp trên mẫu chung (ĐTB = 1,92, ĐLC = 0,51) cũng như trên từng công việc quản lý cụ thể.

Công viêc quản lý được đánh giá trội nhất là “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng các trang thiết bị dạy học” với ĐTB = 2,00. Đây là công việc hệ trọng liên quan trực tiếp đến việc khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học hiệu quả nhất, giúp cho việc dạy học đảm bảo tiếp cận năng lực học tập của học sinh, song thực thế việc này có được thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Minh họa cho thực trạng này, đồng chí Trần Thị Thúy thành viên Ban Giám hiệu được phân công phụ trách trực tiếp thư viện, thiết bị trường học trường Trung học cơ sở Hồng Phúc cho biết “Chúng tôi luôn ý thức được việc này nhưng trong những năm qua nhà trường cần dành kinh phí ưu tiên cho nhiều hạng mục để xây dựng trường chuẩn quốc gia, tất nhiên chiến lược quan trọng nhất là nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Bên cạnh đó số lượng các đồ dùng dạy học chưa nhiều nên các hoạt động kiểm tra, đánh giá các trang thiết bị dạy học chưa thực sự được ưu tiên đúng mức”.

Công việc “Rút kinh nghiệm, hoàn thiện các biện pháp quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học” được đánh giá thấp nhất (ĐTB = 1,83, ĐLC = 0,47). Chính vì nhà trường một mặt đang tích cực chuẩn bị cho việc xây dựng trường chuẩn, đồng thời chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được Bộ Giáo dục thông quan ngày 27 tháng 7 năm 2017 nên việc rút kinh nghiệm về việc quản lý, khai thác thiết bị dạy học có thể ít được coi trọng.Do vậy các công việc như kiểm tra việc giáo viên, học sinh tham gia xây dựng, sưu tầm, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học và kiểm tra, thanh lý, bổ sung, phương tiện, thiết bị dạy học chưa được quan tâm đúng mức, có ảnh hưởng đến kết quả dạy học cũng như thực hiện các nội dung dạy học hiện hành.

- Kết quả theo loại khách thể:

Dựa trên các kết quả thu được từ khảo sát chỉ ra nhóm khách thể cán bộ quản lý thiết bị dạy học tự đánh giá về công việc phụ trách cao nhất (ĐTB = 2,03, ĐLC = 0,48), trội hơn rõ rệt so với đánh giá của cán bộ quản lý (ĐTB = 1,88) và đánh giá của giáo viên (ĐTB = 1,85). Tuy nhiên, xem xét kết quả đánh giá trên từng công việc cụ thể của mỗi nhóm khách thể có kết quả khác nhau.

Nhóm khách thể cán bộ quản lý cho rằng công việc “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng các trang thiết bị dạy học” đạt kết quả tốt nhất, với ĐTB = 1,98, trong khi đó giáo viên cho rằng công việc “Kiểm tra việc giáo viên, học sinh tham gia xây dựng, sưu tầm, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học” trội hơn (ĐTB = 2,01) và đối với cán bộ quản lý thiết bị trường học khẳng định “Kiểm tra, thanh lý, bổ sung, phương tiện, trang thiết bị dạy học” đạt hiệu quả tốt nhất (2,11). Sự không thống nhất trong kết quả đánh giá trên có thể được giải quyết qua việc nâng cao chất lượng các công việc quản lý việc khai thác, sử dụng các trang thiết bị dạy học của Ban Giám hiệu, nhằm tạo sự tương đồng trong nhận thức và hành động, thực hiện tốt việc dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời có thể thấy cách tiếp cận trong đánh giá ở đây thường thiên về các công việc mà mỗi nhóm phụ trách, nên cách nhìn nhận về hiệu quả quản lý có phần khác nhau nên việc thực hiện sẽ thiên theo hướng tiếp cận riêng mà chưa quan tâm sâu vào tiếp cận chung là quản lý khai thác phương tiện dạy học hiệu quả nhất.

Như vậy, đánh giá chung ở mức trung bình, hiệu quả thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý thiết bị dạy học chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn. Công việc kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng các trang thiết bị dạy học được chú trọng nhất nhưng kết quả không cao và đánh giá giữa các nhóm khách thể về những công việc được quản lý tốt nhất chưa có sự thống nhất cao.

2.3.5. Đánh giá chung thực trạng các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học


Đim trung bình


2.19

2.05

2.02

1.92

2.2

2.15

2.1

2.05

2

1.95

Biểu đồ 2.2. Đánh giá chung thực trạng các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học

- Về ưu điểm

Kết quả thực hiện quản lý lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học đạt được một số kết quả tích cực, đáng kể là việc thực hiện lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch từng năm học về việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học cũng như kế hoạch mua sắm các phương tiện, trang thiết bị dạy học được ưu tiên và quan tâm đồng thời với chiến lược xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch tuy chưa cao nhưng có kế hoạch ưu tiên xây dựng và thực hiện các quy định về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện, trang thiết bị dạy học, nhằm khai thác tốt các phương tiện dạy học đã có. Cùng với đó là sự chỉ đạo khá sát sao của hiệu trưởng về quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học.

Việc kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường hàng năm, trong đó trọng tâm là kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng các trang thiết bị dạy học, mặc dù kết quả không cao song thể hiện sự nỗ lực cũng như sự chủ động của Ban Giám hiệu, của giáo viên và của cán bộ chuyên trách thiết bị trường học.

- Về hạn chế

Kết quả thực hiện quản lý khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang còn những hạn chế sau:

Việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở mức trung bình, trong đó hạn chế rõ nhất ở công việc xây dựng kế hoạch bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung phương tiện, trang thiết bị dạy học và công việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thiết bị trường học chưa được quan tâm thỏa đáng. Việc bồi dưỡng chủ yếu là tự bồi dưỡng nên tính chủ động của cán bộ chuyên trách thiết bị trường học bại hạn chế.

Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hiệu quả chưa cao, trong đó khâu xây dựng và thực hiện các quy định về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện, trang thiết bị dạy học cần được đẩy mạnh hơn nữa. Ngoài ra, công tác kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học chưa thường xuyên, mặc có có đánh giá số lượng, chất lượng các trang thiết bị dạy học song chưa chú trọng vào khâu hiệu quả sử dụng.

- Nguyên nhân của những hạn chế

Các khó khăn lớn hơn rất nhiều so với các thuận lợi, đặc biệt thiếu nguồn kinh phí và một số trang thiết bị, phương tiện quá cũ ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học. Việc khai thác trang thiết bị ở các vai trò chưa đồng bộ, tính hiệu quả trong thực hiện tiêu chí phấn đấu nhà trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp.

Việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học khá hạn chế, rõ nhất là khâu đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị, thư viện trường học cũng như yêu cầu kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác quản lý trang thiết bị trường học còn chậm so với yêu cầu thực tiễn.

Biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học nhìn chung đã đạt được một số kết quả tích cực, trong đó việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học đạt mức khá song về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thiết bị trường học chủ yếu phụ thuộc và yêu cầu của cấp trên, dẫn đến tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học còn nhiều bất cập.

2.4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan tới việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở Bảng 2.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan tới việc xây dựng,‌

khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở

1 điểm ≤ ĐTB ≤ 3 điểm


TT

Các yếu tố ảnh hưởng

ĐTB

ĐLC

TB

Các yếu tố chủ quan

1.

Sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý của Ban Giám

hiệu nhà trường

2,79

0,18

1

2.

Cán bộ phụ trách trang thiết bị có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, nhiệt tình và có trách nhiệm

2,75

0,22

2

3.

Giáo viên quan tâm và thể hiện hành động tích cực xây dựng, tìm kiếm,

sáng chế đồ dùng dạy học, sử dụng có kết quả trang thiết bị dạy học

2,72

0,21

3

4.

Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng, sử dụng

phương tiện, bảo quản trang thiết bị học tập

2,67

0,30

4

Điểm trung bình

2,73

0,23

2

Các yếu tố khách quan

1.

Sự quan tâm của các cấp quản lý lãnh đạo ở địa phương, ngành giáo dục tạo mọi điều kiện kinh phí đầu tư, đào tạo bồi dưỡng cán bộ

thiết bị dạy học cho nhà trường


2,83


0,15


1

2.

Sự đóng góp của xã hội, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cha mẹ học sinh về phương tiện, điều kiện, trang thiết bị dạy học

2,69

0,27

3

3.

Cơ chế, chính sách của nhà nước, của các Bộ, ngành có liên quan,

tạo điều kiện phát huy và tự chủ trong công tác thiết bị trường học

2,81

0,14

2

Điểm trung bình

2,78

0,19

1

Trên cơ sở các kết quả thu được từ khảo sát nhận thức của các khách thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở địa bàn huyện Ninh Giang cho thấy yếu tố chủ quan và khách quan đồng thời có mức độ ảnh hưởng rất rõ rệt, trong đó các yếu tố khách quan có kết quả ĐTB = 2,78 rõ nét hơn so với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ĐTB = 2,73. Với kết quả này chứng tỏ được sự quan tâm đến mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở các trường trung học cơ sở.

- Về các yếu tố chủ quan: Các yếu tố được đánh giá cao nhưng nổi bật là “Sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường” với (ĐTB = 2,79, ĐLC = 0,18). Việc khai thác các trang thiết bị, phương tiện dạy học tại các trường trước hết phụ thuộc trực tiếp sự chỉ đạo của cán bộ quản lý, với các trường cán bộ quản lý năng động, mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh sẽ chú ý đến việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng dạy học.

Đồng thời với những ảnh hưởng từ phía cán bộ quản lý thì ảnh hưởng của các yếu tố “Cán bộ phụ trách trang thiết bị có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, nhiệt tình và có trách nhiệm” (ĐTB = 2,75, ĐLC = 0,22) và “Giáo viên quan tâm và thể hiện hành động tích cực xây dựng, tìm kiếm, sáng chế đồ dùng dạy học, sử dụng có kết quả trang thiết bị dạy học” (ĐTB = 2,72, ĐLC = 0,21). Có thể khẳng định đồng thời thời với sự chủ động của Ban Giám hiệu nhà trường thì vai trò của cán bộ thư viện trường học với kinh nghiệm, trình độ, năng lực quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học cũng như ảnh hưởng từ phía giáo viên góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trang thiết bị dạy học.

Ảnh hưởng từ học sinh trong sử dụng cũng như bảo quản trang thiết bị khs rõ ràng, có thể thấy điều này từ yếu tố “Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng, sử dụng phương tiện, bảo quản trang thiết bị học tập” (ĐTB = 2,76, ĐLC = 0,30). Việc học sinh sử dụng trang thiết bị dạy học vào hoạt động học trong và ngoài giờ học có hiệu quả nhiều hay ít đều có ảnh hưởng đến vai trò quản lý của nhà trường cũng như của đội ngũ cán bộ thiết bị trường học.

- Về các yếu tố khách quan có sự ảnh hưởng nội trội (ĐTB = 2,78, ĐLC = 0,19) so với mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố chủ quan. Trong quá trình quản lý việc khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học cần chú ý đồng thời các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan song nhấn mạnh và tập trung và các yếu tố khách quan.

Trong số các yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến quản lý việc khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học thì yếu tố “Sự quan tâm của các cấp quản lý lãnh đạo ở địa phương, ngành giáo dục tạo mọi điều kiện kinh phí đầu tư, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thiết bị dạy học cho nhà trường” và “Cơ chế, chính sách của nhà nước, của các Bộ, ngành có liên quan, tạo điều kiện phát huy và tự chủ trong công tác thiết bị trường học” với điểm trung bình > 2,80. Có nghĩa các cấp quản lý cũng như cơ chế, chính sách quản lý khai thác và sử dụng thiết bị dạy học giữ vai trò quyết định, tạo nên sự ảnh hưởng toàn diện. Cho nên hiệu quả quản lý việc khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học vào hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giảng phụ thuộc phần lớn vào sự quản lý của các cấp và cơ chế, chính sách từ việc xây dựng trường chuẩn đến xây dựng hệ thống trang thiết bị phục vụ dạy học.

Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Sự đóng góp của xã hội, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cha mẹ học sinh về phương tiện, điều kiện, trang thiết bị dạy học” ít hơn so với hai yếu tố trên song ở mức rất cao (ĐTB = 2,69). Thực tế công tác xã hội hóa cơ sở vật chất trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nói chung và công tác xã hội hóa trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế, chưa huy động được sự tham gia của người dân, nếu hoạt động này được thực hiện sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy các trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn và xây dựng hệ thống trang thiết bị dạy học có hiệu quả.

Như vậy, các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng rất cao đến quản lý khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học. Về phía chủ quan, yếu tố sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường và về phía khách quan yếu tố sự quan tâm của các cấp quản lý lãnh đạo ở địa phương, ngành giáo dục tạo mọi điều kiện kinh phí đầu tư, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thiết bị dạy học cho nhà trường có mức ảnh hưởng nhiều nhất.

Tiểu kết chương 2

Nhìn chung các thuận lợi trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở tương đối thấp, trong đó nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước, từ công tác xã hội hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hệ thống trang thiết bị dạy và học và rào cản lớn nhất là chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho về cơ sở vật chất cho công tác thiết bị dạy học.

Đánh giá vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học tuy đạt được yêu cầu giúp cho việc học đi đôi với hành, khắc sâu và cụ thể hóa kiến thức lý thuyết nhưng đánh giá về tầm quan trọng trong thực hiện tiêu chí phấn đấu trường chuẩn quốc gia chưa tương xứng.

Thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học thiếu tính đồng bộ, trong đó yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị, thư viện trường học chưa được quan tâm thường xuyên.

Thực trạng quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ. Quản lý việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học khá hiệu quả về lập kế hoạch tổng thể của nhà trường, kế hoạch từng năm học nhưng kế hoạch bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung phương tiện, trang thiết bị dạy học và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thiết bị trường học thiếu tính đồng bộ nên kết quả không cao.

Tổ chức thực hiện kế hoạch với yêu cầu xây dựng và thực hiện các quy định về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện, trang thiết bị dạy học khá tốt nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác trang thiết bị dạy học và tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo quản trang thiết bị đôi khi còn bị buông lỏng. Việc quản lý của Hiệu trưởng đối với khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học được tiến hành thường xuyên, khá chặt chẽ.

Quản lý kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học còn yếu ở nhiều khâu, trọng tâm là việc rút kinh nghiệm, hoàn thiện các biện pháp quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học còn chậm. Ngoài ra, trong nhận

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí