Đặc Điểm Của Hợp Đồng Dân Sự Trong Bộ Luật Dân Sự

hành luật rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian nên sự thay đổi chúng là rất khó khăn. Theo hệ thống pháp luật này có một số quốc gia vẫn đồng thời áp dụng án lệ, các học thuyết pháp lý, mà tiêu biểu là luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp. Luật được coi là "phần cứng" tương đối ổn định, còn án lệ là "phần mềm" làm nhiệm vụ bổ sung, cập nhật pháp luật. Vì lẽ đó luật về hợp đồng ở các nước này vừa mang tính ràng buộc và vừa linh hoạt, uyển chuyển.

Pháp luật nước ta chưa thừa nhận án lệ như một nguồn luật của hợp đồng. Chính vì vậy việc giải quyết các bất cập của pháp luật là rất khó thực hiện và cũng vì thế mà việc sửa đổi và bổ sung luật là công việc thường xuyên được đặt ra đối với nhà làm luật. Hiện nay để giải quyết vấn đề này thông thường Tòa án tối cao có các báo cáo chuyên đề, công văn hướng dẫn hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành các nghị quyết riêng về một vấn đề cụ thể nào đó. Song các hướng dẫn này nhiều khi vẫn thiếu cụ thể và vì vậy việc đưa ra các phán quyết khác nhau cho các vụ án có nội dung tương tự nhau là việc không thể tránh khỏi trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến vấn để hiệu lực của hợp đồng ở nước ta hiện nay.

Ngoài ra, thực tiễn luôn thay đổi và rất sinh động, trong khi đó luật lại tương đối ổn định, vì vậy mâu thuẫn trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các nguyên tắc của luật hợp đồng truyền thống và thực tiễn hợp đồng sinh động là không thể tránh khỏi.

Thực tiễn hợp đồng phát triển đưa đến sự phát triển của pháp luật về hợp đồng theo các hướng: Một là, phạm vi hiệu lực của hợp đồng được mở rộng do sự xuất hiện các loại hợp đồng mới. Các loại hợp đồng mới được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân cơ bản nhất đó là các loại hàng hóa mới, dịch vụ mới xuất hiện, tự chúng đòi hỏi sự điều chỉnh đặc biệt về mặt pháp lý.

Ví dụ, do kết quả của cách mạng khoa học kĩ thuật mà các thông tin thương mại có giá trị trở thành đối tượng của hợp đồng. Một nguyên nhân

khác nữa đó là sự xuất hiện các hợp đồng được cấu thành bởi nội dung của hai hay nhiều loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng leasing. Trong nội dung hợp đồng này có sự kết hợp đặc điểm của hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mua bán. Bên cạnh đó, hợp đồng dân sự ngày càng hướng tới điều chỉnh các quan hệ về tổ chức như hợp đồng thành lập các hiệp hội, liên hiệp, thỏa ước dưới mọi hình thức.

Hai là, một số quan hệ hợp đồng trước kia chỉ do những quy phạm luật dân sự điều chỉnh nhưng nay lại được điều chỉnh bởi các quy định của ngành luật khác. Một số loại hợp đồng bị loại ra khỏi lĩnh vực hợp đồng dân sự như các thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng thương mại.

Thứ tư, hợp đồng phải là những ưng thuận, thỏa thuận, cam kết phản ánh sự thống nhất ý chí thực sự của các bên tham gia hợp đồng.

Đây là một trong những yếu tố cơ bản thiết lập nên hợp đồng của các bên giao kết. Thiếu nó thì không thể coi là có hợp đồng. Nói cách khác, đó phải là sự thể hiện sự ưng thuận, thống nhất ý chí đích thực của các bên có thể và cần phải dẫn đến việc thừa nhận giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng. Nguyên tắc này tồn tại trong pháp luật về hợp đồng của các nước. Ở Việt Nam, nguyên tắc này được quy định rõ trong Bộ luật dân sự.

Nguyên tắc tôn trọng ý chí của các bên và xem đó là yếu tố quyết định để hình thành hợp đồng. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực hoạt động, nhất là dịch vụ, ở đó các giao dịch được thực hiện lặp đi lặp lại giữa một chủ thể (bên cung cấp dịch vụ) với nhiều chủ thể khác nhau (bên nhận dịch vụ) với đối tượng phục vụ như nhau. Trong những trường hợp này, hợp đồng thường được bên cung cấp dịch vụ thảo sẵn (thường gọi là hợp đồng mẫu), bên nhận dịch vụ chỉ có quyền tự do trong việc quyết định có tham gia vào quan hệ hợp đồng hay không mà không có quyền cùng thảo luận để đưa ra các điều khoản của hợp đồng. Nếu bên được đề nghị giao kết chấp nhận toàn bộ các điều khoản của hợp đồng theo mẫu và ký thì hợp đồng được coi là hình thành và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

ngược lại. Khi tham gia vào quan hệ trên họ buộc phải tuân theo các điều khoản của hợp đồng đã được bên dịch vụ đưa ra. Những hợp đồng này được gọi là "hợp đồng gia nhập" hay "hợp đồng theo mẫu".

Ví dụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa doanh nghiệp vận tải đường sắt với khách hàng, hợp đồng cung cấp điện của các doanh nghiệp điện lực, hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng trong việc cho vay tín dụng, mở tài khoản… Trong những trường hợp này, chủ thể cung cấp dịch vụ soạn thảo sẵn hợp đồng gồm những điều khoản về loại dịch vụ, giá cả, chất lượng, thời gian, địa điểm cung cấp dịch vụ… còn bên nhận dịch vụ xem xét nếu chấp nhận những nội dung đó thì ký kết hợp đồng. Như vậy, hợp đồng được ký kết mà không cần hai bên bàn bạc, thỏa thuận. Một bên (thường là khách hàng) đã mất sự tự do thương thuyết, thỏa thuận là đặc trưng cơ bản của hợp đồng và phải chấp nhận các điều khoản của đối phương đưa ra, không có sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, xét về mặt biểu hiện khách quan thì ý chí chung được thể hiện thông qua việc cả hai bên mong muốn tham gia vào quan hệ hợp đồng và đã chấp nhận giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này sự thỏa thuận của các bên được hình thành khi một bên chủ thể chấp nhận và quyết định tham gia vào các hợp đồng này với những điều kiện và điều khoản như vậy. Loại hợp đồng này trên thực tế ngày càng phát triển và giữ một vị trí quan trọng, song đặt ra các vấn đề là làm thế nào để đảm bảo sự bình đẳng thích hợp giữa các bên. Trên thực tế, đã xảy ra không ít trường hợp mà ở đó bên gia nhập phải gánh chịu những tổn thất từ các điều khoản của hợp đồng gia nhập. Để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp này khoản 2, Điều 407, Bộ luật dân sự đã quy định: "Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu sự bất lợi khi giải thích điều khoản đó".

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 3

Ở các nước, các vấn đề này đã có rất nhiều cuộc bàn cãi, tranh luận. Lúc đầu người ta chủ yếu chú tâm vào việc làm thế nào để công nhận các hợp đồng loại này có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên. Xuất phát từ thực tiễn

thực hiện các hợp đồng này đã phát sinh lý luận nhằm làm mất hiệu lực của các điều khoản không phù hợp. Các ý kiến đã lại tập trung vào ý nghĩa ban đầu của hợp đồng là các điều khoản của hợp đồng có hiệu lực do ý chí của các bên hợp đồng. Vì vậy, khi người kí hợp đồng không được cung cấp thông tin nên không thể thỏa thuận được hoặc khi ý nghĩa của các điều khoản hợp đồng vượt quá sự hiểu biết của họ thì hợp đồng không có hiệu lực.

1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự

1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 388, Bộ luật dân sự). Hợp đồng có thể được giao kết giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, pháp nhân, giữa các pháp nhân, tổ chức với nhau. Trong quá trình thỏa thuận các bên tự do thỏa thuận với nhau trên cơ sở bình đẳng nhằm đạt mục đích nhất định về vật chất hoặc tinh thần nhưng không trái với đạo đức, pháp luật của quốc gia, của thế giới mà chủ thể tham gia hợp đồng chịu sự điều chỉnh. Sự tự do thỏa thuận giữa các chủ thể hợp đồng thường là sự bàn bạc đi đến thống nhất ý chí của các bên trong việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Việc thỏa thuận này không bị cản trở bởi bất cứ yếu tố chủ quan và khách quan nào trừ trường hợp trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

Như vậy, thông qua hợp đồng quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể phát sinh. Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua bán, cho thuê…) nhưng cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia (hợp đồng hợp tác - Điều 111 Bộ luật dân sự). Mỗi bên trong hợp đồng (hai hay nhiều bên) có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của một bên đòi hỏi có sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng.

Do vậy, khác với hành vi pháp lý đơn phương là sự biểu lộ ý chí "đơn phương" của một bên, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận ý chí của hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. "Thỏa thuận" vừa là nguyên tắc tối cao, vừa là đặc trưng của hợp đồng dân sự và được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của quan hệ hợp đồng: từ giao kết đến thực hiện hoặc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Cao hơn nữa là sự thỏa thuận của các bên còn là một ngoại lệ của nguyên tắc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: "Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" (Điều 405, Bộ luật dân sự). Theo quy định của điều luật này thì nếu hợp đồng được giao kết trong đó có các bên thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng hoặc pháp luật có quy định về điều kiện phát sinh hiệu lực hợp đồng thì hợp đồng đó chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia khi sự kiện pháp lý do các bên dự liệu hoặc do quy định của pháp luật phát sinh.

Ví dụ: hợp đồng tặng cho có điều kiện, đối với hợp đồng này, nghĩa vụ của bên này chỉ phát sinh khi bên kia thực hiện điều kiện được đưa ra.

1.1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự

Hình thức của hợp đồng dân sự rất đa dạng. Hợp đồng dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng dân sự phải lập bằng văn bản và có công chứng của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền (ví dụ: hợp đồng mua bán nhà phải có chứng nhận của công chứng hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng thực của UBND xã hoặc công chứng của cơ quan công chứng …), phải đăng ký hoặc xin phép (ví dụ: đăng ký hợp đồng thuê nhà tại UBND xã, phường …) thì phải tuân theo các quy định đó. Ngày nay trong xu thế phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, pháp luật dân sự cũng thừa nhận hình thức giao dịch thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là

hợp đồng bằng văn bản (Điều 124, Bộ luật dân sự). Đối với hình thức đặc biệt này còn có văn bản pháp luật chuyên ngành riêng để điều chỉnh.

Khi tiến tiến hành giao dịch điện tử, các chủ thể cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung của giao kết hợp đồng nhưng có những đặc thù riêng do hình thức hợp đồng mang tính đặc biệt:

1. Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch; 2. Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử; 3. Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử; 4. Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử; 5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; 6. Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 của Luật này (Điều 5 Luật giao dịch điện tử).

Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Có thể nói chủ thể của hợp đồng dân sự nói riêng của pháp luật dân sự nói chung là đa dạng. Không như các ngành luật khác chủ thể phải có điều kiện nhất định, chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là bất kỳ "người" nào. Nếu như chủ thể của hợp đồng kinh doanh - thương mại một bên bắt buộc phải là cá nhân, tham gia giao dịch vì mục đích kinh doanh kiếm lời hay chủ thể của hợp đồng lao động là một bên chủ thể là người sử dụng lao động còn một bên chủ thể là người lao động, thì chủ thể của hợp đồng dân sự là bất kỳ ai (cá nhân, tổ chức, một nhóm người - tổ hợp tác, hộ gia đình), chỉ cần họ tham gia hợp đồng nhằm thỏa mãn bất kỳ lợi ích hợp pháp nào mà họ mong muốn đạt được hoặc hướng tới. Thậm chí, chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là những người bị mất năng lực (người tâm thần hoặc mắc những bệnh không nhận thức, làm chủ được hành vi). Những chủ thể này không thể tham gia vào hợp các hợp đồng lao động hay hợp đồng kinh tế, nhưng có thể tham gia vào hợp

đồng dân sự. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của những người này, pháp luật dân sự đã quy định một chế định đặc biệt là chế định người giám hộ (là người đại diện cho những chủ thể này khi tham gia hợp đồng dân sự).

Hợp đồng dân sự được hình thành khi có sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, trong các trường hợp các bên giao kết hợp đồng gián tiếp thì việc xác định thời điểm hợp đồng được hình thành là rất khó khăn. Cách tiếp cận các vấn đề này khác nhau ở các nước khác nhau. Một số nước theo thuyết "ý chí thực sự" trong đó Pháp là một ví dụ. Tuy nhiên, việc xác định ý chí thực sự chỉ để áp dụng giải thích các điều khoản không rõ ràng. Còn đối với các hợp đồng đã rõ ràng thì các Thẩm phán phải áp dụng các điều khoản của hợp đồng mà không được giải thích gì thêm. Còn một số nước theo thuyết "tuyên bố" ví dụ như Đức, theo đó thì bất luận ý chí thực sự của chủ thể tham gia hợp đồng là gì người ta chỉ chú trọng đến ý chí đã tuyên bố trong hợp đồng được coi là căn cứ pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy vậy, Bộ luật dân sự Đức vẫn quan tâm tới việc tìm kiếm ý chí thực sự của người ký hợp đồng. Hợp đồng dân sự có thể được ký kết trực tiếp hoặc gián tiếp. Pháp luật các nước khác nhau cũng thừa nhận khác nhau về thời điểm xác định hợp đồng được giao kết:

+ Các nước theo thuyết tuyên bố: hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm bên chấp nhận tuyên bố chấp nhận bằng thư hay điện tín;

+ Các nước theo thuyết tống phát: Hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm bức thư hay điện tín chấp nhận được gửi đi;

+ Các nước theo thuyết tiếp nhận: Hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được thư hay điện tín chấp nhận;

+ Các nước theo thuyết tống đạt: Hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm khi bên đề nghị giao kết hợp đồng thực sự biết rõ sự chấp nhận ấy.

Như vậy, thời điểm hình thành hợp đồng sẽ khác nhau tùy theo pháp luật hoặc các bên chấp nhận giải pháp nào theo các lý thuyết trên. Trong các

lý thuyết trên thì thuyết tống đạt ít được áp dụng vì nó đòi hỏi bên đề nghị phải biết rõ sự chấp nhận của bên đề nghị giao kết. Một số nước áp dụng lý thuyết tiếp nhận theo đó bên đề nghị được coi là xem thư trả lời ngay khi nhận được thư và như vậy hợp đồng được giao kết và không phụ thuộc vào ý chí của bên này. Lý thuyết này được áp dụng ở các nước Bắc Âu và Cộng hòa liên bang Đức. Đối với các nước Anh, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa Pháp thì áp dụng thuyết tiếp nhận. Ở nước ta, thời điểm hình thành hợp đồng được xác định tùy theo hình thức và nội dung mà các bên lựa chọn và cam kết. Đối với các hình thức ký kết hợp đồng thông qua việc gửi văn bản qua lại cho nhau, pháp luật nước ta chấp nhận lý thuyết tiếp nhận để xác định thời điểm giao kết hợp đồng.


1.2. VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG


1.2.1. Nhận thức chung về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Khi xây dựng pháp luật về hợp đồng, pháp luật các quốc gia đều quan tâm đến quy định về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, về hợp đồng vô hiệu… để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên và ổn định trật tự lưu thông, ổn định các quan hệ xã hội. Khi xuất hiện khái niệm hợp đồng thì cũng là lúc xuất hiện khái niệm hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng vô hiệu. Pháp luật các nước nói chung đều công nhận: "Các thỏa thuận được hình thành một cách hợp pháp là bắt buộc đối với người làm nên nó" [31, tr. 5]. Chỉ những hợp đồng dân sự nói riêng, giao dịch dân sự nói chung mà hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch. Mọi cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc với các bên và được pháp luật bảo hộ. Hợp đồng hợp pháp phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự nói riêng và của giao dịch dân sự nói chung. Hợp đồng dân sự không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật thì vô hiệu.

Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên giao kết mong muốn. Đây là nguyên lý chung mà pháp luật các nước đều ghi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022