Những Vấn Đề Liên Quan Đến Hoạt Động Tín Dụng Của Nhtm

=> i = 0,509%/tháng hay i = 6,108%/năm

b) Khách hàng đề nghị trả lãi sau?

Tiền lãi VCB phải trả sau =


= 30 usd

FV = 1.030 USD, PV = 1000 USD

n = 6 => FV = PV (1 + i)n => 1030 = 1000 (1 + i) x 6

=> i = 0,494%/tháng hay i = 5,928%/năm

4. Bài tập vận dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Bài 1: Ngày 10/03/20X khách hàng A đến ngân hàng để gửi tiết kiệm định kỳ 3 tháng với số tiền gửi là 100 triệu đồng, lãnh lãi khi đáo hạn, lãi suất 9%/năm. Yêu cầu:

(1) Tính số tiền khách hàng A nhận được vào ngày đáo hạn.

Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 6

(2) Nếu ngày 15/05/20X khách hàng A yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm trước hạn. Tính số tiền mà NH phải trả cho khách hàng A. Biết lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 1%/năm.

(3) Ngày 5/6/20X NH giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm 3 tháng còn 8.5%/năm. Ngày 10/9/20X khách hàng A đến NH tất toán sổ tiền gửi tiết kiệm. Tính số tiền mà NH phải trả cho khách hàng A. Biết lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 1%/năm.

Bài 2: Ngày 10/03/20X khách hàng A đến ngân hàng để gửi tiết kiệm định kỳ 3 tháng với số tiền gửi là 100 triệu đồng, lãnh lãi định kỳ hàng tháng, lãi suất 9%/năm. Yêu cầu:

a. Tính số tiền khách hàng A nhận được khi đáo hạn.

b. Nếu ngày 15/05/20X khách hàng A yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm trước hạn. Tính số tiền mà khách hàng này nhận được. Biết lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 1%/năm.

Bài 3: Tại ngân hàng X có mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho Bà Lan. Tháng 5/yy có phát sinh nghiệp vụ kinh tế như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

Ngày 05/5/yy Bà Lan gửi bằng tiền mặt: 200.000 Ngày 10/5/yy Bà Lan gửi bằng tiền mặt: 100.000 Ngày 15/5/yy Bà Lan rút bằng tiền mặt: 100.000

Ngày 25/5/yy Bà Lan nhận tiền chuyển khoản: 200.000

Ngày 31/5/yy NHX tiến hành tính lãi và nhập vốn cho Bà Lan. Biết rằng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm KKH là 0,1%/tháng.

Yêu cầu: Tính số tiền bà Lan nhận được vào ngày 5/6/yy, giả sử đầu ngày 01/5/yy số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của Bà Lan là 100.000.


CHƯƠNG 3

NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NHTM

Mã chương 3: 03


Giới thiệu:

Nội dung chương trình bày những vấn đề cơ bản về tín dụng, quy trình tín dụng và các hình thức đảm bảo tín dụng, các phương thức cho vay từng lần, hạn mức tín dụng, hạn mức thấu chi dành cho từng đối tượng khách hàng cụ thể là doanh nghiệp, cá nhân hay hộ gia đình của ngân hàng qua nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Mục tiêu:

- Về kiến thức:

+ Mô tả được những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tại NHTM

+ Giải thích được nguyên tắc cho vay; điều kiện cho vay; đối tượng cho vay; thời hạn cho vay; hợp đồng cho vay; đảm bảo tín dụng; quy trình tín dụng.

+ Trình bày các hình thức bảo đảm tín dụng và ý nghĩa quan trọng của sự thiết lập quy trình tín dụng

+ Giải thích được các hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Về kỹ năng:

+ Vận dụng được nghiệp vụ cơ bản liên quan đến tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn tại NHTM.

+ Tính toán được lợi tức phải nộp theo các hình thức vay.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định của NHTM

1. Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM

1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng NHTM

1.1.1 Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là mối quan hệ giữa người vay và người cho vay. Trong đó, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong thời gian nhất định nào đó. Người đi vay có nghĩa vụ phải trả đủ số tiền hoặc hàng hóa đã đi vay khi đến hạn, có thể kèm hoặc không kèm theo lãi.

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng (NH), các tổ chức tín dụng (TCTD) với các doanh nghiệp hay các cá nhân (bên đi vay). Trong đó, NH hay TCTD sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định, khi đến hạn, bên đi vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho TCTD.

Như vậy,tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận, với một khoản chi phí nhất định.

Nội dung của tín dụng ngân hàng:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng

- Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời

- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí

Phạm vi áp dụng:

a. Bên cấp tín dụng:

- Đối với hoạt động cấp tín dụng bằng VND: Áp dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại

- Đối với hoạt động cấp tín dụng bằng ngoại tệ: Áp dụng cho các ngân hàng được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối

b. Bên xin cấp tín dụng: là pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước bao gồm:

- Doanh nghiệp NN, Cty cổ phần, Cty TNHH

- Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân

- Các doanh nghiệp, Cty liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

- Cá nhân và hộ gia đình...

1.1.2 Đặc điểm tín dụng

Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là định chế tài chính trung gian nên trong mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp hay cá nhân, ngân hàng vừa là người đi vay và vừa là người cho vay.

Với tư cách là người đi vay, NH nhận tiền gửi của doanh nghiệp, cá nhân hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,...để huy động vốn trong xã hội. Còn với tư cách là nguời cho vay, NH sẽ cấp tín dụng cho người đi vay.

Nhìn chung, tín dụng ngân hàng có một số ưu điểm nổi bật như:

Hình thức phổ biến của tín dụng ngân hàng là cho vay tiền tệ, rất linh hoạt và đáp ứng đúng nhu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Vì thế nên phạm vi hoạt động cũng rất lớn.

Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải là vốn thuộc sở hữu hoàn toàn của một cá nhân, tổ chức như tín dụng thương mại.

Thỏa mãn gần như tối đa về vốn trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhãn rỗi trong xã hội

Thời hạn vay phong phú, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn đều được.

1.1.3 Phân loại tín dụng

Dựa vào mục đích của tín dụng:

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp

- Cho vay tiêu dùng cá nhân

- Cho vay mua bán bất động sản

- Cho vay sản xuất nông nghiệp

- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…

Dựa vào thời hạn của tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.

- Tín dụng trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.

- Tín dụng dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào các dự án đầu tư.

Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:

- Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh mà mà chỉ dựa vào uy tín của chính khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

- Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác.

Dựa vào phương thức cho vay (1). Cho vay từng lần:

Cho vay từng lần (cho vay theo món) là hình thức cho vay ngắn hạn dưới 12 tháng, khi có nhu cầu, khách hàng xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể như: Thanh toán cho việc mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác.

Đây là cách thức mà hầu hết các khách hàng vay vốn đều sử dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh của mình, dưới hình thức cho vay từng lần cho vay các đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sx, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

Các khoản vay có thể có mục đích cụ thể như: Tài trợ cho việc mua hàng dự trữ, trả lương đối với các doanh nghiệp, mua giống, phân bón đối với nông dân, hoặc tài trợ cho các nhu cầu về vốn lưu động nói chung.

Phương pháp này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, khách hàng có nhu cầu vay và đề nghị vay từng lần hoặc ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lí việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn.

Số tiền cho vay của ngân hàng được xác định căn cứ chính vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngoài ra còn dựa vào giá trị tài sản đảm bảo, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, giới hạn cho vay theo qui định của pháp luật và của ngân hàng cho vay.

Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động - Vốn chủ sở hữu và vốn huy động

khác

Trong đó, việc xác định nhu cầu vốn lưu động sẽ dựa trên nhu cầu chi phí

sản xuất kinh doanh ngắn hạn trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện phương án bổ sung vốn lưu động.

Định kỳ hạn trả nợ cụ thể cho khoản cho vay, người vay trả nợ một lần khi đáo hạn hoặc chia nhiều kỳ hạn trả nợ. Thời hạn cho vay và kì hạn trả nợ gốc được xác định tùy thuộc đặc điểm chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguồn thu trả nợ trong thời hạn cho vay.

Trong mỗi hợp đồng tín dụng khách hàng có thể rút vốn vay làm nhiều lần tùy theo tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế.

Khi rút vốn khách hàng phải lập bảng kê rút vốn theo mẫu của ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận.

Ngân hàng có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền được rút theo bảng kê rút vốn và số tiền ngân hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó.

Việc trả nợ được thực hiện theo lịch trả nợ đã được thỏa thuận và xác định trong hợp đồng tín dụng.

Khi bất cứ một khoản nợ nào đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã được kí kết, khách hàng phải chủ động trả nợ cho ngân hàng, nếu khách hàng không chủ động trả nợ thì ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ.

(2). Cho vay theo hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà ngân hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một khoảng thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và được áp dụng trong cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân có đủ điều kiện vay theo phương thức này.

Cho vay theo hạn mức tín dụng có đặc điểm:

+ Chỉ áp dụng cho các khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có vòng quay vốn lưu động nhanh, có khả năng tài chính lành mạnh và uy tín với ngân hàng. Nhu cầu vay thường là để tài trợ cho nguồn vốn lưu động thiếu hụt.

+ Không định kỳ hạn nợ cụ thể cho từng lần giải ngân nhưng kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng còn thực hiện.

Đặc trưng phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng

- Thời hạn duy trì hạn mức cho vay được tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức cho vay đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế.

- Ngân hàng, khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm

bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc chu kì sản xuất kinh doanh.

- Trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại, khách hàng được rút tiền vay để mua hàng dự trữ hoặc tài trợ cho các chi phí kinh doanh khác.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn - trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất - kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với ngân hàng.

- Qui mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất kì thời điểm nào trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng.

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động - Các khoản chiếm dụng - Vốn lưu động ròng

Trong đó, việc xác định nhu cầu vốn lưu động có thể xác định mức bình quân dựa trên doanh thu thuần và vòng quay vốn lưu động hoặc căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh ngắn hạn trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện phương án bổ sung vốn lưu động.

(3). Cho vay theo hạn mức thấu chi

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người đi vay được chi vượt quá số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.

- Thấu chi là việc cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng khi tài khoản thanh toán về 0.

Thấu chi cho phép chủ tài khoản tiếp tục rút tiền ngay cả khi tài khoản không có tiền trong đó hoặc trong tài khoản không đủ tiền để trang trải số tiền rút.

Nói cách khác, thấu chi xuất hiện khi việc rút tiền từ tài khoản ngân hàng nhiều hơn tài khoản hiện có.

- Điều này tạo ra một số dư âm trên tài khoản và đồng nghĩa với việc ngân hàng đã cấp cho chúng ta một khoản tín dụng.

- Điều kiện để được cấp thấu chi: Khách hàng phải có uy tín, thường xuyên giao dịch qua ngân hàng, có tình hình tài chính ổn định, có thu nhập đều đặn và chu kì thu nhập ngắn.

Đặc trưng của nghiệp vụ thấu chi

- Thấu chi thường là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn. Khi vay, ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận một hạn mức nhất định và thời gian sử dụng hạn mức thấu chi.

- Khách hàng có thể chi trả vượt số dư tiền gửi thanh toán nhưng trong hạn mức thấu chi. Trong phạm vi hạn mức thấu chi được cấp, khi có nhu cầu sử dụng khách hàng sẽ được chủ động sử dụng trên tài khoản thông qua việc phát hành séc hay các hình thức thanh toán phù hợp.

- Phần lớn không có bảo đảm.

- Nghiệp vụ thấu chi thường được cấp cho khách hàng sử dụng để chi lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng.

- Để đảm bảo việc giảm thiểu rủi ro, cho vay thấu chi thường chỉ được áp dụng với những khách hàng đảm bảo chắc chắn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng thường dựa vào doanh số tiền về trên tài khoản của khách hàng để xét duyệt đối tượng vay và xác định hạn mức thấu chi.

Mục đích cho vay theo hạn mức thấu chi:

- Bù đắp vốn thiếu hụt tạm thời trong thanh toán của khách hàng để chi trả cho các chi phí hợp lí, hợp lệ nằm trong đối tượng được phép cho vay của ngân hàng.

- Cho vay thấu chi là là phương thức cho vay hết sức linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng tiền vay.

(4). Cho vay theo dự án đầu tư:

Cho vay dự án đầu tư là phương thức cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc đầu tư dây chuyền sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng, các công trình xây dựng cơ bản nên thời hạn cho vay thường dài. Hay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

Đặc điểm phương thức cho vay theo dự án đầu tư:

- Thuộc loại tín dụng trung và dài hạn, thời hạn vay dài.

- Tài sản bảo đảm để được vay: tài sản hình thành từ vốn vay hoặc vốn tự có của Dự án đầu tư. Ngoài ra, khách hàng có thể dùng các tài sản khác ngoài dự án để làm tài sản đảm bảo.

- Với cho vay thông thường như cho vay thế chấp tài sản thì chỉ cần có tài sản là được vay còn vay theo dự án đầu tư, người đi vay phải có bản kế hoạch

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 13/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí