Qua các nội dụng trên đây cho thấy các mô hình định tính và định lượng trên đây được áp dụng song song không loại trừ nhau.
1.2.4. Nguyên tắc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
1.2.4.1. Nguyên tắc không có rủi ro thì không có lợi nhuận
Mọi hoạt động kinh doanh đều tiềm ẩn rủi ro, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao, muốn không có rủi ro thì đồng nghĩa với việc không kinh doanh và không có lợi nhuận. Điểm khác nhau trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành đạt và không thành đạt chính là ở sự phân tích rủi ro, việc sử dụng các biện pháp để phòng tránh rủi ro và biết chấp nhận rủi ro ở mức nào. Hoạt động kinh doanh ngân hàng mà chủ yếu là kinh doanh tiền lại càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn, do vậy việc tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro là rất quan trọng và cần thiết.
Tóm lại, "không có rủi ro thì không có lợi nhuận" là việc chấp nhận rủi ro một cách có ý thức và thông minh cần được khuyến khích. Chấp nhận rủi ro một cách có ý thức chính là việc tính toán xác định rủi ro và mức độ của nó, để từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế và đưa ra mức giá (lãi suất) phù hợp, sao cho bù đắp được các chi phí (đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro) và có lãi.
1.2.4.2. Nguyên tắc phân tách người chấp nhận rủi ro và người kiểm soát rủi ro
Tức là các đơn vị kinh doanh, nơi phát sinh rủi ro cần phải được tách riêng khỏi các đơn vị mà nhiệm vụ của họ là giám sát và hạn chế rủi ro. Hai bộ phận này có chức năng nhiệm vụ khác hẳn nhau, một là luôn tìm cách cung ứng các sản phẩm để tăng doanh số và lợi nhuận, một là luôn tìm ra các hạn chế trong quá trình triển khai các nghiệp vụ (bắt lỗi) để phòng ngừa rủi ro. Nếu hai bộ phận này được thực hiện bởi cùng một người thì mục đích
kiểm soát rủi ro không còn nữa hoặc việc kinh doanh sẽ trì trệ, không hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Khái Niệm Quản Lý Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng
- Quyết Định Tín Dụng Theo Điểm Số Của Khách Hàng
- Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Lãi Suất Bằng Hợp Đồng Hoán Đổi
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 7
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 8
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
1.2.4.3. Nguyên tắc công khai
Đó là làm cho rủi ro có thể nhìn thấy thay vì cố tình che giấu nó đi. Ngân hàng nên tạo ra các chính sách khuyến khích cho các nhân viên phát hiện được rủi ro. phải thấy được và công khai các rủi ro thì mới có ý thức và áp lực làm hạn chế nó.
1.2.4.4. Nguyên tắc tuyệt đối tuân thủ
Việc có một quy trình chính sách quản lý rủi ro hoàn hảo chưa phải là đảm bảo cho việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Điều quan trọng là tất cả cán bộ ngân hàng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình và chính sách của ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Vài nét về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Kinh doanh ngân hàng ngày càng trở thành hoạt động chủ yếu nhất trong các nền kinh tế. Hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước phát triển nhanh chóng, nhiều ngân hàng mới ra đời. Theo thống kê trong cả nước hiện nay có tới 35 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và nông thôn [24], với hệ thống mạng lưới, chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước. Bên cạnh sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước, quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện của hàng loạt các chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh với các đối tác Việt Nam. Hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển càng mạnh, áp lực cạnh tranh càng tăng thì rủi ro xuất hiện càng nhiều và càng đa dạng. Do vậy, vấn đề sống còn đặt ra đối với các ngân hàng là phải đề ra các biện pháp quản lý các rủi ro, hạn chế chúng để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Bên cạnh những tiến bộ đạt được trong vài năm trở lại đây, vấn đề quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế sau:
- Việc quản lý rủi ro trong các sản phẩm chưa đồng bộ, chưa có chiến lược rõ ràng. Nội dung chủ yếu trong quản lý rủi ro là phòng ngừa ở phạm vi từng hạng mục mà chưa có chiến lược quản lý mang tính tổng thể, vĩ mô. Đối với từng sản phẩm biện pháp phòng ngừa rủi ro chỉ mang tính định tính. Hầu
hết các NHTM chưa thực hiện hệ thống xếp hạng, đánh giá rủi ro vì thế không lượng hoá được mức độ của rủi ro.
- Các biện pháp để quản lý rủi ro được áp dụng không đồng bộ, thống nhất.
- Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhìn chung các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa có bộ máy chuyên trách để quản lý rủi ro. Nhiệm vụ này đang do bộ phận kiểm soát nội bộ quản lý. Tuy nhiên hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ về bản chất là giám sát việc thực hiện các quy định kinh doanh của ngân hàng, nên chức năng quản lý rủi ro không được chuyên môn hóa và chuyên sâu.
- Riêng về quản lý rủi ro tín dụng, trong một số ngân hàng có một bộ phận (phòng thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng) làm nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng. Bộ phận này quản lý rủi ro thông qua việc soạn thảo các văn bản chế độ cho vay, trong đó mới chỉ chú trọng đến các điều kiện cho món vay. Các điều kiện mà hiện nay chỉ đủ để đảm bảo lựa chọn một khoản vay an toàn.
- Khâu yếu nhất trong quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là thông tin. Hệ thống thông tin trong ngân hàng hiện nay chưa đầy đủ, thiếu chính xác và không kịp thời. Đa phần các thông tin được báo cáo bằng mẫu biểu nên rất khó sử dụng khi phân tích.
Tóm lại, dù rằng quản lý rủi ro đã được các NHTM Việt Nam quan tâm nhưng biện pháp quản lý còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được các yêu cầu khách quan của công cuộc cải tổ NHTM trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá. Có rất nhiều lý do khác nhau giải thích cho việc nợ đọng, nợ xấu,... trong các NHTM hiện nay nhưng nguyên nhân chủ quan do thiếu chính sách quản lý rủi ro đồng bộ, chính sách quản lý chưa rõ ràng đối với từng đối
tượng khách hàng và hơn thế nữa là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, trong đó bao hàm cả cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý.
2.2. Những biện pháp Việt Nam đã và đang áp dụng để quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
2.2.1. Đối với rủi ro lãi suất
Phòng ngừa rủi ro lãi suất là việc ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh để cho giá trị của tài sản là cố định, cho dù lãi suất thị trường thay đổi như thế nào.
Các nghiệp vụ chủ yếu các ngân hàng Việt Nam đã và đang áp dụng để quản lý rủi ro lãi suất là thông qua các nghiệp vụ về hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai (futures), hợp đồng quyền chọn (options), và hợp đồng hoán đổi (swaps). Ngoài ra, các ngân hàng cũng vẫn áp dụng hình thức phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh.
2.2.1.1. Biện pháp quản lý rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0 rằng: Người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá thỏa thuận và người bán sẽ giao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, mà không phụ thuộc vào bất kỳ sự biến động nào về giá hàng trong vòng thời hạn của hợp đồng cho đến khi hợp đồng đáo hạn.
Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ hữu hiệu trong phòng tránh rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng. Việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn và tác dụng của biện pháp này được thể hiện qua ví dụ dưới đây:
Giả sử ngân hàng đang nắm giữ trong bảng cân đối tài sản 1 triệu USD các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Tại thời điểm t = 0, với mức lãi suất niêm yết là 12,5428%/năm và lãi suất coupon là 12%/năm, cứ 100 USD mệnh giá trái phiếu này có thị giá là:
12 12 12
1,125428
+ (1,125428)2
+ ... +
(1,125428)10
= 97
Như vậy, trái phiếu ngân hàng nắm giữ có thị giá 97 USD trên 100 USD mệnh giá, tức là tổng trị giá trái phiếu là 970.000 USD. Tại thời điểm t = 0, nhà quản trị ngân hàng dự báo rằng lãi suất sẽ tăng 2% từ mức 12,5428% lên 14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới, sẽ làm giá trái phiếu giảm. Với trái phiếu kỳ hạn 10 năm, nhà quản trị tính được khoảng thời gian tồn tại của trái phiếu là 6 năm. Như vậy, nhà quản trị có thể dự tính khoản lỗ phải chịu hay sự giảm giá trái phiếu qua việc tính toán như sau:
P = R
P 1+R
Trong đó:
P: Khoản lỗ của trái phiếu
P: Thị giá của trái phiếu = 970.000 USD
D: Khoản thời gian tồn tại của trái phiếu = 6 năm R: Mức thay đổi lãi suất dự tính = 0,02
1+R = 1+ 0,124428
P 970.000
= -6
0,02
P
1,125428
= 103.427,32 USD
Như vậy, nhà quản trị ngân hàng dự tính sẽ phải chịu một khoản thua lỗ do lãi suất tăng là 103.427,32 USD. Để bù đắp sự thua lỗ này, ngân hàng sẽ tiến hành sử dụng hợp đồng kỳ hạn bằng cách bán kỳ hạn 1 triệu USD mệnh giá của các trái phiếu này với kỳ hạn 3 tháng với giá 970.000 USD. Sau khi lãi suất tăng 2%, nhà quản trị ngân hàng có thể mua 1 triệu USD mệnh giá các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngay với giá giao ngay đối với mỗi 100 USD mệnh giá là:
12 12 12
1,125428
+ (1,125428)2
+ ... +
(1,125428)10
= 86,6573
Vậy là 1 triệu USD mệnh giá các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngay sẽ có giá là 866.573 USD. Ngân hàng sau khi mua sẽ giao cho người mua số trái phiếu mua được này theo hợp đồng kỳ hạn. Khi đó, lợi nhuận thu được từ hợp đồng kỳ hạn là 103.427 USD (970.000 - 866.573). Vì vậy, sự thua lỗ trên bảng cân đối tài sản là 103.427 USD sẽ được bù đắp bởi lợi nhuận từ hợp đồng bán kỳ hạn; rủi ro lãi suất của ngân hàng được phòng ngừa bằng 0.
2.2.1.2. Biện pháp quản lý rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0 rằng, việc thanh toán và giao nhận hàng được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai. Như vậy, hợp đồng tương lai có đặc điểm rất giống hợp đồng kỳ hạn. Sự khác nhau giữa hai loại hợp đồng này có thể nêu tóm tắt như sau:
- Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận song phương, được giao dịch trên thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường phi tổ chức (OTC - Over The Counter); trong khi đó, hợp đồng tương lai được giao dịch có tổ chức tại sở giao dịch.
- Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán nên chúng là hợp đồng thỏa thuận tùy ý. Đối với hợp đồng tương lai, do được giao dịch có tổ chức tại sở giao dịch nên chúng là những hợp đồng mang tính tiêu chuẩn hóa cao.
- Giá quy định trong hợp đồng kỳ hạn là cố định trong suốt thời hạn của hợp đồng. Còn ở hợp đồng tương lai, giá hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo giá trên thị trường. Bởi vậy, hàng ngày người mua và người bán phải quyết toán với nhau về giá trị hợp đồng để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
- Hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng song phương, là đối tượng chịu rủi ro tín dụng của các đối tác tham gia hợp đồng; trong khi đó, rủi ro tín dụng trong hợp đồng tương lai được sự bảo đảm của sở giao dịch tương lai nên được giảm một cách đáng kể.
Khác với hợp đồng kỳ hạn, được kết thúc bằng việc giao nhận thật vào ngày thỏa thuận trước; trong hợp đồng tương lai, ngân hàng có thể kết thúc hợp đồng vào bất kỳ lúc nào bằng cách ký một hợp đồng khác mua hoặc bán với cùng số tiền và cùng ngày thanh toán khi thấy có điều kiện thuận lợi về lãi suất. Điều này giúp ngân hàng thu được khoản lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất nhằm bù đắp cho khoản lợi nhuận mất đi do sự biến động của lãi suất. Như vậy, giao dịch hợp đồng tương lai chính là một dạng giao dịch khống, một công cụ bảo hiểm để chống lại rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng.
2.2.1.3. Biện pháp quản lý rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn
Các sản phẩm của nghiệp vụ quyền chọn rất đa dạng và phong phú bao gồm các hợp đồng tại sở giao dịch, giao dịch qua quầy, giao dịch gắn liền với chứng khoán và các giao dịch Caps, Collars và Floors. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em tập trung nghiên cứu việc sử dụng các hợp đồng quyền chọn chứng khoán có thu nhập cố định để phòng ngừa rủi ro lãi suất, trong đó tập trung vào bốn chiến lược cơ bản sau:
- Mua quyền chọn mua trái phiếu:
Trong chiến lược này, người mua quyền chọn mua có quyền mua chứng khoán tại một mức giá cố định đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn thông qua việc trả phí cho người bán trái phiếu, gọi là phí chọn mua. Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng, và người mua trở thành người có tiềm năng thu lợi nhuận nếu lãi suất thị trường giảm một lượng đủ để giá trái phiếu tăng trên mức giá quyền chọn và khoản phí