Bước 1: Thu thập dữ liệu thông qua các nguồn tài liệu có sẵn về Marketing địa phương để tổng hợp cũng như sử dụng phỏng vấn chuyên gia, lập các bảng hỏi và các khảo sát thực tế.
Bước 2: Tiến hành xử lý dữ liệu: Thống kê các dữ liệu sơ và thứ cấp đã thu thập được thông qua các điều tra, khảo sát, qua đó lấy cơ sở phân tích dữ liệu và định ra chiến lược phù hợp trong vấn đề áp dụng Marketing địa phương cho phát triển du lịch.
Bước 3: Thu thập dữ liệu qua phỏng vấn trực tiếp, hoặc gián tiếp đối với các chuyên gia kinh tế về Marketing địa phương, qua đó xây dựng chiến lược phù hợp phát triển du lịch vận dụng Marketing địa phương.
Bước 4: Dựa vào các kết quả đã thống kê cũng như phỏng vấn chuyên sâu, đưa ra các giải pháp phát triển du lịch Thanh Hóa dựa vào lý thuyết Marketing địa phương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là việc kế thừa nguồn dữ liệu có sẵn. Các dữ liệu đã được qua xử lý. Là phương pháp thu thập các thông tin đã qua xử lý về tình hình hoạt động, phát triển của địa phương, các phương thức Marketing chung của tỉnh gắn với mục tiêu phát triển du lịch qua các thông tin được lấy từ website, tập san nội bộ, báo cáo tài chính, các dữ liệu về quản lý hoạt động, chiến lược Marketing của tỉnh trong 5 năm gần đây
Dữ liệu thứ cấp giúp luận văn xác định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề. Đây là cơ sở để hoạch định việc thu thập các dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu thứ cấp giúp đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà không cần thiết phải có dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp cần bao gồm các loại tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành, ngoài ngành, các tác phẩm khoa học (là công trình đủ hoàn thiện về lý thuyết, có giá trị cao về các luận cứ lý thuyết nhưng không mang tính thời sự), thông tin đại chúng (gồm các bản tin, báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình,…) được sưu tầm qua mạng
internet, trong các trường học, các hiệu sách, từ người quen biết có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc áp dụng Marketing địa phương phát triển du lịch.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm lấy được thông tin trực tiếp mang tính thực tế cao và chính xác tại thời điểm hiện tại. Dữ liệu thu thập được có tính mới hoàn toàn và sẽ chủ động trong công tác điều tra để lên phương án thu thập tốt nhất.
Luận văn đã sử dụng phương pháp phỏng vấn và điều tra khảo sát để phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động Marketing địa phương gắn với phát triển du lịch của Thanh Hóa.
Mục đích của phương pháp giúp đề tài nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát một cách thực tế hơn về hoạt động của địa phương, các nhu cầu, đánh giá khách quan về du lịch trên địa bàn tỉnh mà qua phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp không có được, từ đó có cách nhìn khách quan hơn, tổng thể hơn về các hoạt động Marketing cụ thể của tỉnh.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp khảo sát trực tiếp được lấy ý kiến từ các đối tượng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Cụ thể đối tượng khảo sát chính ở đây là khách du lịch trong và ngoài nước; Dân cư và các cá nhân, doanh nghiệp đang sinh sống và công tác tại địa bàn.
Lập bảng hỏi gồm có các bước: Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra
Bước 2: Phát phiếu điều tra cho đối tượng khách hàng cần điều tra
Bước 3: Thu phiếu điều tra sau khi đối tượng điều tra hoàn thành bảng hỏi Bước 4: Phân loại phiếu điều tra, loại bỏ phiếu không hợp lệ
Bước 5: Xử lý số liệu và đưa ra kết quả điều tra
Mục đích của phương pháp này là lấy được các nguồn thông tin, số liệu khách quan về vấn đề nghiên cứu.
Với du khách trong và ngoài nước, phát phiểu hỏi, khảo sát với mục đích lấy được nguồn thông tin chính xác, khách quan, trung thực về đánh giá, cảm nhận của du khách khi tới địa phương, về môi trường sinh thái, tài nguyên du lịch, các dịch
vụ công cộng. Đặc biệt là sự kỳ vọng của du khách với du lịch địa phương trong tương lai.
Phỏng vấn đối tượng là dân cư và các doanh nghiệp đang sinh sống và công tác trên địa bàn. Đây là các đối tượng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề ở địa phương như môi trường sống, dịch vụ. Lấy ý kiến của các đối tượng này nhằm mục đích đánh giá chính xác, thực tế về thực trạng phát triển cũng như các vấn đề còn tồn tại trong địa phương.
Phỏng vấn các đối tượng chưa phải là khách hàng của địa phương, với nhóm này, đưa ra các câu hỏi với mục đích tìm hiểu nhu cầu về du lịch, khai thác thêm những nguyên nhân dẫn đến việc các đối tượng này chưa phải là khách hàng của địa phương.
Phát 100 bảng hỏi khảo sát gồm 6 câu cho các du khách hiện đang là khách du lịch của địa phương( phụ lục 1) và phát 50 bảng hỏi khảo sát gồm 6 câu với đối tượng chưa phải là khách hàng của địa phương (phụ lục 2).
Các tiêu chí đánh giá khảo sát trong bảng hỏi bao gồm:
- Về môi trường sinh thái, cơ sở hạ tầng và an ninh
- Về văn hóa và con người
- Về các dịch vụ phục vụ du lịch
Các nguồn thông tin này cung cấp nguồn dữ liệu, dựa vào đó để làm tiền đề cho việc phân tích số liệu về sau.
Kết cấu bảng hỏi khảo sát:
Nội dung | |
Phần 1 | Tiêu đề cuộc điều tra và thông tin đối tượng điều tra |
Phần 2 | Nội dung câu hỏi chia làm ba phần - Môi trường sinh thái, cơ sở hạ tầng và an ninh - Văn hóa và con người - Về các dịch vụ phục vụ du lịch |
Phần 3 | Ý kiến đóng góp khác của đối tượng điều tra |
Có thể bạn quan tâm!
- Khoảng Trống Nghiên Cứu Mà Luận Văn Hướng Tới
- Quy Trình Xây Dựng Chiến Lược Marketing Địa Phương
- Đề Xuất Mô Hình Áp Dụng Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch.
- Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Thời Kỳ 2005 – 2015
- Thực Trạng Thu Hút Khách Du Lịch Thanh Hóa Trong Những Năm Gần Đây
- Đánh Giá Tiềm Năng Và Nhận Diện Giá Trị Cốt Lõi Sản Phẩm Tỉnh Thanh Hóa
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Phương pháp quan sát:
Phương pháp này dùng các giác quan để quan sát, dùng tư duy để phán đoán, ghi lại các hành vi ứng xử đối tượng được quan sát. Cụ thể đối tượng trong vấn đề nghiên cứu này là du khách khi đến tham quan, sử dụng các dịch vụ du lịch.
Mục đích của phương pháp này là quan sát hành vi, thái độ của du khách, các biểu hiện cũng như sự chi trả trong quá trình du lịch tại địa phương để lấy thêm tư liệu tham khảo, nghiên cứu để có sự đánh giá bao quát hơn trong quá trình xây dựng các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch.
Phương pháp phỏng vấn:
Với phương pháp này sẽ có một hệ thống các câu hỏi đã được soạn thảo sẵn cho buổi gặp gỡ, trao đổi phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng được điều tra.
Đối tượng cụ thể trong phương pháp này là các chuyên gia về lĩnh vực kinh tế nói chung và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Marketing nói riêng đang công tác tại các sở ban ngành địa phương.
Sau khi xây dựng và lựa chọn các câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp. Phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm và kỹ năng các câu hỏi chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu, với mục đích thu thập được các ý kiến làm cơ sở tham khảo để xây dựng chiến lược và đưa thêm các giải pháp áp dụng Marketing địa phương phát triển du lịch.
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Kiểm tra các số liệu thu thập được, chọn lọc số liệu cho thông tin cần thiết.
Tính toán các chỉ tiêu được kiểm tra tính chính xác.
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đối với phương pháp này, luận văn dựa vào các tài liệu, dữ liệu lý thuyết đã được sử dụng, trong đó có các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được về Marketing địa phương, sau đó tổng hợp các dữ liệu để phân tích và làm rõ hơn để áp dụng vào các chương tiếp theo.
Phương pháp thống kê mô tả
Dùng thống kê dữ liệu điều tra khảo sát. Dựa vào dữ liệu khảo sát, tài liệu, báo cáo thống kê số liệu liên quan. Dữ liệu thống kê sẽ được dùng cho phần phân tích
kết quả khảo sát. Những đánh giá, nhận định này sẽ được biểu thị bằng biểu đồ mô tả, bảng dữ liệu tăng tính đối chiếu, so sánh để thuận lợi cho quá trình phân tích.
Các phiếu tự điền và phiếu điều tra sẽ được nhập và quản lý bằng phần mềm excel. Còn số liệu đơn giản thì dùng máy tính bỏ túi, các số liệu được xử lý sẽ dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế. Số liệu sau khi xử lý xong thì được sắp xếp theo mục đích cần phân tích.
Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình hoạt động Marketing của tỉnh, những mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả của tỉnh trong hoạt động Marketing, để từ đó tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing, thu hút đầu tư và phát triển lợi thế du lịch.
Kết luận chương 2
Nội dung của chương 2 là đưa ra các phương pháp và nội dung nghiên cứu luận văn. Đây là tiền đề để phân tích, đánh giá và làm cơ sở để đối chiếu tính chân thực của luận văn. Với chương này, tiến hành làm các phương pháp nghiên cứu. điều tra, tính toán dựa trên các số liệu có thực để lấy cơ sở phân tích, làm nền móng cho các chương tiếp theo
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP MARKETING ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THANH HÓA
3.1. Tổng quan về Thanh Hóa
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cách Thủ đô Hà Nội 153km về phía Bắc, về phía Nam cách Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 138 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hoá Nằm ở vị trí từ 19,180 đến 20,400 vĩ độ Bắc; 104,220 đến 106,400 kinh độ Đông. Có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La.
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng và quy hoạch mở thêm sân bay Thanh Hóa thuộc địa bàn 3 xã Hải Ninh, Hải An, Hải Châu huyện Tĩnh Gia phục vụ cho kinh tế Nghi Sơn và toàn tỉnh
Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m, thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển với những đặc trưng như sau:
- Vùng núi và trung du
Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, bao gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, có tổng diện tích là 7064,12 km2, chiếm 71,84% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình vùng núi từ 600-700 m, độ dốc trên 250. Ở đây có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1.560 m) ở phía hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1.291 m) ở phía tả ngạn sông Chu. Vùng trung du có độ cao trung bình từ 150-200 m, độ dốc từ 150 - 200 chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cao sau, mía đường của tỉnh Thanh Hóa.
- Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên đạt 1906,97 km2, chiếm 17,11% diện tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn. Đây là vùng được bồi tụ bởi 4 hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt.Vùng này có độ dốc không lớn, bằng phẳng, độ cao trung bình dao động từ 5 - 15 m so với mực nước biển.Tuy nhiên, một số nơi trũng như Hà Trung có độ cao chỉ khoảng 0 - 1 m. Đặc điểm địa hình vùng này là sự xen kẽ giữa vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
- Vùng ven biển
Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Diện tích vùng này là 1.230,67 km2, chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng;Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có địa hình lượn sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình 3 - 6 m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản), đặc biệt vùng này có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)... có những vùng
đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp (Nghi Sơn), dịch vụ kinh tế biển.
3.1.1.2. Khí hậu
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.
+ Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ 110C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C.
+ Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ trung bình cả năm 7.6000C -8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10c.
+ Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng dưới 8.0000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80c.
Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam; các tháng mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30
-40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s.
Qua theo dõi những năm gần đây vùng núi gió không to lắm, bão và gió mùa Đông Bắc yếu hơn các vùng khác.Tốc độ gió giảm thấp, bình quân tốc độ gió khoảng 1,0-1,5 m/giây; gió bão khoảng 25 m/giây.
Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, đã có nhiều biểu hiện khá rõ những thay đổi về thời tiết và các thiên tai thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ các tháng VI, VII, VIII có xu thế tăng lên khá rõ. Lượng mưa tháng VIII những năm gần đây cao hơn trung bình nhiều năm.
Các cơn bão ở Thanh Hoá thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X hàng năm. Tốc độ gió trung bình là 1,72 m/s, dao động từ 1,2 - 3,8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão ghi nhận được từ 30 - 40 m/s. Theo số liệu thống kê từ năm 1996 đến 2005 có 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới Thanh Hóa.