Tính Tuân Thủ Quy Định, Quy Trình Quản Lý Rủi Ro Tác Nghiệp


Về tổ chức, đào tạo, phân công trách nhiệm, phân quyền

Mặc dù Vietinbank đã ban hành về quy tắc đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro, trong đó có QLRRTN nhưng công tác tổ chức đào tạo, phân công trách nhiệm còn chưa thực hiện đồng đều đối với cán bộ toàn hàng. Vẫn còn nhiều cán bộ, nhân viên tại các chi nhánh, Phòng giao dịch vẫn chưa ý thức hết được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của bản thân trong công tác QLRR nói chung và QTRRTN nói riêng. Vòng kiểm soát thứ nhất có trách nhiệm chính về QLRRTN trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, song cán bộ, nhân viên tại các Chi nhánh, Phòng giao dịch chưa ý thức hết được tầm quan trọng trong việc QLRRTN, vẫn còn thái độ chủ quan, cho rằng QLRRTN là công tác của Hội sở và các Phòng ban chuyên trách, các Đơn vị đầu mối. Đây là điểm yếu trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên các đơn vị kinh doanh tại Vietinbank.

Việc đào tạo được tổ chức thường xuyên nhưng chưa đem lại hiệu quả cao cũng như tạo được động lực cho nhân viên tham gia vì chưa gắn với chế độ kiểm tra, sát hạch đánh giá cũng như động viên, khuyến khích và khen thưởng hợp lý. Đây là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả công tác QLRRTN. Đào tạo nội bộ chưa có tiêu chuẩn đánh chính xác mức độ hiệu quả và chưa chú trọng đến việc đào tạo bằng hình thức thuê tư vấn bên ngoài. Đây là rào cản khiến Vietinbank hạn chế trong việc cập nhật và tiếp thu những kiến thức hiện đại, bắt kịp xu thế QLRRTN trên thế giới.

Công tác đào tạo cán bộ mới chỉ dừng lại ở việc đào tạo đúng chuyên môn cho từng vị trí công tác của mỗi cán bộ mà chưa mở rộng, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng bổ sung các kiến thức chuyên môn của các vị trí khác liên quan cho cán bộ QLRRTN và cán bộ khác nhằm tăng cường năng lực nhận biết rủi ro cho tất cả cán bộ.

Đặc biệt với các SKRRTN trong Vietinbank và với toàn hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, chưa có các buổi tập huấn, trao đổi, hệ thống hóa nhằm tìm hiểu động cơ, nguyên nhân, cách thức cũng như đánh giá tổn thất mà hình thức đào tạo chủ yếu nặng về lý thuyết, cứng nhắc, khiến cán bộ, nhân viên khó tiếp cận.


Việc phân quyền QLRRTN, giao hạn mức giao dịch chưa gắn với quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên nên chưa thực sự phát huy tác dụng đặc biệt là đối với tuyến phòng vệ thứ nhất. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng tự hạ thấp trách nhiệm của bản thân trong việc thực thi nhiệm vụ và trong việc phát hiện, phòng ngừa RRTN của cán bộ, nhân viên chi nhánh.

Về công tác tổ chức, Vietinbank chưa thực hiện luân chuyển cán bộ đúng quy trình cũng như chưa có kế hoạch đào tạo phù hợp với việc luân chuyển cán bộ. Vấn đề trách nhiệm gắn với quyền lợi chưa được chú trọng đúng mức ở Vietinbank, chưa có cơ chế tiền lương công khai, minh bạch gắn với quyền lợi và trách nhiệm được giao.

Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên Vietinbank chưa được đào tạo về tính tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp một cách bài bản. Đây là nguyên nhân dẫn dến những rủi ro khi xử lý công việc do cán bộ, nhân viên cố ý làm không đúng quy trình, quy định, lợi dụng sơ hở của quy trình, quy định nhằm trục lợi, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Chức năng và nhiệm vụ của một số Phòng/ban, đơn vị còn bị trùng lặp, thiếu sự phối hợp khiến việc xử lý công việc khó khăn, đùn đẩy trách nhiệm. Tiêu biểu như trách nhiệm, phân công công việc của đơn vị đầu mối Trụ sở chính là quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, do đó các đơn vị đầu mối này hơn ai hết sẽ nắm rõ nguyên nhân, hình thức và cách thức phòng ngừa sự kiện rủi ro tác nghiệp phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách, quy trình QLRRTN lại thuộc về trách nhiệm của tuyến phòng vệ thứ hai. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của hai tuyến phòng vệ này, công tác QLRRTN sẽ không đạt được kết quả như mong đợi.

2.4.2.2. Tính tuân thủ quy định, quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp

Quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 1669821519 - 19

Về hệ thống văn bản nội bộ, quy trình, quy định QLRRTN

Thứ nhất, mặc dù cho đến nay hệ thống văn bản nội bộ, quy trình, quy định về QLRRTN của Vietinbank khá đa dạng và bao trùm hầu hết các hoạt động nhưng do việc nghiên cứu, xây dựng mới được chú trọng triển khai trong những năm gần đây nên cần thêm thời gian, cũng như phản hồi từ các chi nhánh để hoàn thiện sao


cho đồng bộ và đem lại hiệu quả cao, nhất là về mặt tổng thể vẫn còn thiếu định hướng, chiến lược cụ thể. Một số văn bản vừa được xây dựng ban hành nhưng phải điều chỉnh ngay sau đó do tại một số thời điểm, khi triển khai thực hiện, chi nhánh vẫn gặp vướng mắc. Hệ thống văn bản nội bộ của Ngân hàng còn chưa rõ ràng và khó tra cứu cho chính cán bộ, nhân viên Ngân hàng trong quá trình tác nghiệp.

Thứ hai, Vietinbank chưa ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể cho từng vị trí, chức danh đặc biệt là với những vị trí lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo các bộ phận. Việc thiếu quy định cụ thể về bộ tiêu chuẩn này dẫn đến rủi ro trong công tác tổ chức, nhân sự do các vị trí, chức danh được tuyển dụng có thể không đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra.

Thứ ba, Vietinbank chưa ban hành quy chế luân chuyển gắn với đào tạo cán bộ. Đây là một trong những hạn chế không chỉ của riêng Vietinbank. Thiếu quy chế đào tạo gắn với luân chuyển cán bộ khiến cán bộ luân chuyển không có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận nhiệm vụ ở vị trí công tác mới, dẫn đến những rủi ro về tổ chức cán bộ.

Thứ tư, một số văn bản nội bộ, quy trình, quy định của Vietinbank còn bị trùng lặp, chồng chéo về nội dung và các thuật ngữ đưa ra trong văn bản chưa thống nhất. Văn bản, quy định nội bộ của ngân hàng còn nhiều điểm bất hợp lý, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng cán bộ nhân viên lợi dụng để trục lợi gây ra những SKRRTN từ gian lận nội bộ.

Thứ năm, tuy Vietinbank đã ban hành văn bản quy định rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan trong công tác quản lý rủi ro, tuy nhiên văn bản này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung, chưa đi sâu đề cập cụ thể đến trách nhiệm tài chính, trách nhiệm bồi thường của các cá nhân, đơn vị trong việc trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra sự kiện rủi ro tác nghiệp gây tổn thất cho ngân hàng.

Thứ sáu, Vietinbank chưa xây dựng được trong điều lệ hoạt động kiểm toán nội bộ của mình các nội dung cụ thể có liên quan đến hoạt động QLRRTN với đầy đủ, rõ ràng các nội dung như mục đích và phạm vi kiểm toán nội bộ; các yêu cầu đối với kiểm toán nội bộ phải tuân thủ, quy trình làm việc của kiểm toán nội bộ với


các đơn vị bên trong và bên ngoài ngân hàng, với cơ quan quản lý Nhà nước. Chính bởi hạn chế về cơ chế kiểm tra, giám sát này nên công tác tự kiểm tra, giám sát hoạt động QLRRTN của Ngân hàng còn chưa thực sự hiệu quả.

Cuối cùng, Vietinbank đến nay vẫn chưa có quy định về việc các sản phẩm mới khi đề xuất phải đánh giá rủi ro tác nghiệp và phải được hội đồng thẩm định RRTN thông qua. Đây là một thiếu sót không chỉ ở Vietinbank mà còn ở hầu hết các ngân hàng TMCP khác. Điều này khiến việc nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro tác nghiệp diễn ra chậm hơn và bị động hơn.

Về quy trình QLRRTN

Thứ nhất, đối với công tác thực hiện báo cáo: (1) Về thời gian: Còn một số chi nhánh nhập dữ liệu chưa đúng hạn so với quy định. (2) Về chất lượng: Số liệu báo cáo của một số chi nhánh không đầy đủ dẫn đến công tác nhận diện rủi ro chưa phát hiện đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn. Các đơn vị định kỳ báo cáo RRTN về Phòng QLRRTN nhưng chưa có sự đầu tư đúng mức, mang tính đối phó, che đậy, dẫn đến danh mục quản lý RRTN còn thiếu sót trong việc phát huy là nguồn tham khảo hữu ích. Tất cả những điều này gây ảnh hưởng đến công tác báo cáo thống kê RRTN trong kỳ và công tác tính toán đo lường tính chất của RRTN nên các biện pháp nhằm giám sát, giảm thiểu không được áp dụng chính xác.

Do quy trình, quy định còn chồng chéo, tồn tại nhiều kẽ hở nên các tiêu chí để Vietinbank nhận diện rủi ro chưa sát với thực tế dẫn đến để lọt những rủi ro chưa được nhận diện. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển sản phẩm, nghiệp vụ mỗi ngày một phức tạp nên đối với các rủi ro mới phát sinh, Vietinbank chưa đưa ra các tiêu chí nhận diện rủi ro kịp thời nên còn tồn tại rủi ro bị bỏ sót. Thêm vào đó, hệ thống báo cáo QLRRTN mới chỉ mang tính thống kê, chưa có sự phân tích dữ liệu dạng dashboard và cũng chưa có sự liên kết chặt chẽ với hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, Vietinbank đến nay vẫn chưa có quy định về việc các sản phẩm mới khi đề xuất phải đánh giá rủi ro tác nghiệp và phải được hội đồng thẩm định rủi ro tác nghiệp thông qua. Đây là một thiếu sót không chỉ ở Vietinbank mà còn ở hầu hết


các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Điều này khiến việc nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro tác nghiệp diễn ra chậm hơn và bị động hơn.

Không chỉ vậy, việc đánh giá RRTN đối với các sản phẩm ngân hàng hiện hành tại Vietinbank chưa được triển khai, bổ sung và hoàn thiện. Với danh mục sản phẩm ngân hàng đồ sộ, các quy trình thực hiện với từng sản phẩm là tương đối phức tạp, đa dạng với nhiều khâu khác nhau, việc đánh giá, xây dựng các chỉ tiêu, dấu hiệu nhận biết RRTN đối với từng sản phẩm là đòi hỏi cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện việc này, ngân hàng cần đầu tư nguồn lực, thời gian và công sức.

Thứ ba, đối với công tác đo lường, đánh giá rủi ro, các chương trình Tự đánh giá rủi ro và hiệu quả kiểm soát RCSA vẫn do Phòng QLRRTN tổ chức, chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn các đơn vị thực hiện và báo cáo kết quả. Các đơn vị kinh doanh và tác nghiệp vẫn chưa phát huy được vai trò tiên phong trong việc quản lý rủi ro của mình, chưa thực sự “tự” nhận thức được rủi ro của mình. Mặc dù các nội dung quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng đã được văn bản hóa và hướng dẫn triển khai khá cụ thể, tuy nhiên, tại lớp phòng vệ thứ nhất là các đơn vị kinh doanh và tác nghiệp trực tiếp vẫn còn thụ động trong việc vận dụng.

Thứ tư, Kiểm toán nội bộ vẫn chưa thực hiện đầy đủ vai trò của hàng rào bảo vệ thứ ba. Một thực tế là do quản lý rủi ro tác nghiệp là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ, bản thân các nhân sự Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực này, đặc biệt là hiểu biết về các thông lệ, tiêu chuẩn tốt nhất trên thế giới có liên quan. Thêm vào đó, Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra tính độc lập, tuân thủ nhưng không kiểm tra được tính chính xác của số liệu báo cáo về rủi ro tác nghiệp, do không được phân quyền.

Sau cùng, những yêu cầu về quản lý rủi ro nói chung và các tiêu chuẩn trong Basel II nói riêng là những kiến thức học thuật ở trình độ cao, một phần trong số đó khá trừu tượng. Vì vậy, mặc dù đã nỗ lực nghiên cứu tìm hiểu, Vietinbank vẫn chưa triển khai được một số yêu cầu của Basel II như phân tích kịch bản, phân tích so sánh...


2.4.2.3. Tính phù hợp, đa dạng và hiệu quả của các công cụ QLRRTN và các biện pháp phòng ngừa RRTN

Mặc dù đã đưa vào áp dụng các công cụ QLRRTN theo thông lệ thế giới như công cụ LDC, RCSA, KRI, BCM…, tuy nhiên, trên thực tế, Vietinbank chưa xây dựng được hệ thống văn bản quy định riêng cho các công cụ này. Việc vận dụng các công cụ nói trên được quy định trong các văn bản có liên quan, mang tính khái quát chung về quy trình QLRRTN. Đây có thể nói là thiếu sót lớn của Vietinbank bởi nội dung áp dụng các công cụ QLRRTN chỉ mới được đề cập ở mức rất chung chung, cụ thể:

Thứ nhất, kế hoạch duy trì kinh doanh liên tục (BCM) ở Vietinbank tuy đã được thiết lập nhưng mức độ vận dụng còn sơ sài, tần suất thấp khiến cho công cụ này chưa thực sự phát huy được hiệu quả như mong đợi.

Một trong những mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch duy trì kinh doanh liên tục là xây dựng được các Kế hoạch ứng phó khi xảy ra thảm họa, Kế hoạch duy trì và khôi phục hoạt động kinh doanh, Kế hoạch khôi phục công nghệ từ thảm họa và thực hiện diễn tập định kỳ hàng năm cho các kế hoạch này. Tuy nhiên Vietinbank chưa có các kế hoạch cụ thể nêu trên và mức độ diễn tập mới chỉ ở mức rất hạn chế.

Thêm vào đó, các kế hoạch ứng phó và diễn tập này chưa được truyền thông và phổ biến đến toàn bộ CBNV ngân hàng, cho thấy BCM mới chỉ là công cụ mang tính hình thức trong QLRRTN tại Vietinbank.

Thứ hai, việc áp dụng công cụ Chỉ số rủi ro chính KRI còn bộc lộ nhiều thiếu sót như: Các chỉ số rủi ro cụ thể còn chưa được thiết lập đầy đủ ở tất cả các nghiệp vụ, việc quản lý KRI còn nhiều hạn chế, chưa theo dõi tự động để lấy dữ liệu và phân tích cảnh báo ngay khi chạm ngưỡng được thiết lập, việc báo cáo kết quả thực hiện KRI chưa thực sự kịp thời và chất lượng của đội ngũ nhân sự thực hiện quản lý KRI cũng còn là một tồn tại của Ngân hàng.

Thứ ba, Vietinbank chưa đưa vào thực hiện các biện pháp bảo hiểm RRTN. Bảo hiểm RRTN là một trong những cách hữu hiệu giúp ngân hàng san sẻ, chuyển giao rủi ro cho bên thứ ba. Gánh nặng tài chính của ngân hàng sẽ được giảm bớt khi có sự chia sẻ của công ty bảo hiểm. Đây đồng thời là xu hướng hoạt động của các


ngân hàng lớn trên thế giới. Tuy vậy, trong những năm gần đây, Vietinbank chưa triển khai được các hợp đồng bảo hiểm đối với RRTN, đây còn là một hạn chế không chỉ của riêng Vietinbank mà với hầu hết các ngân hàng thương mại của Việt Nam.

Thứ tư, Vietinbank thực hiện tính vốn RRTN tương đối muộn nên chưa chủ động dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Việc tính vốn cho RRTN muộn cho thấy công tác QLRRTN của ngân hàng vẫn còn điểm hạn chế, có thể dẫn đến thụ động trong việc khắc phục do không có dự phòng tài chính cũng như ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính khi xảy ra SKRRTN. Trong khi nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác đã thực hiện việc tính vốn cho RRTN ngay khi có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Vietinbank chỉ mới áp dụng việc tính vốn cho RRTN từ năm 2019.

2.4.2.4. Một số hạn chế khác

Về hệ thống CNTT

Hệ thống CNTT của Vietinbank vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như chưa đáp ứng được yêu cầu kết xuất dữ liệu với dung lượng lớn do tốc độ và dung lượng đường truyền thấp. Hệ thống đôi khi còn xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng dẫn đến gián đoạn hoạt động nghiệp vụ, chưa cung cấp được số liệu kịp thời.

Bên cạnh đó bộ dấu hiệu RRTN thường xuyên thay đổi gây khó khăn trong việc đánh giá, so sánh với kỳ trước. Việc thay đổi bộ dấu hiệu RRTN không được cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu khiến hệ thống CNTT trở nên quá tải, tốc độ chạy phần mềm bộ nhớ của hệ thống giảm xuống.

Hệ thống CNTT còn chưa hỗ trợ thực sự đắc lực trong việc mô tả và dự đoán kịch bản đối với các SKRRTN do đó công tác này vẫn cần làm thủ công bởi đội ngũ nhân sự Vietinbank. Mặt khác, độ bảo mật của hệ thống CNTT còn bộc lộ một số hạn chế trong việc bảo mật thông tin khách hàng như lộ mật khẩu, mất quyền kiểm soát tài khoản khi khách hàng đăng nhập và sử dụng dịch vụ trên nền tảng web.

Về công bố thông tin

Vietinbank chưa thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời thông tin nhằm cho phép những người tham gia thị trường đánh giá xem liệu ngân hàng đã thực hiện quản lý RRTN tốt hay chưa. Thông tin về quản lý RRTN chưa được ngân hàng hệ


thống và công khai qua các kênh như website của ngân hàng hay trong các báo cáo của hội đồng quản trị. Việc báo cáo chỉ thực hiện trong nội bộ ngân hàng, đối với cấp có thẩm quyền và với Ngân hàng Nhà nước. Các thông tin về quản lý RRTN được cung cấp không đầy đủ qua các kênh không chính thức. Đây cũng là điểm yếu của ngân hàng trong việc công khai, minh bạch thông tin về RRTN.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Đi sâu tìm hiểu và phân tích những hạn chế trong công tác QLRRTN của Vietinbank, NCS chỉ ra hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những mặt còn tồn tại, cụ thể như sau:

2.4.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan

Sự phức tạp của Basel II

Hiệp ước Basel được ban hành nhằm khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Theo đó, mục tiêu của Basel II là: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.

Có thể thấy, các tiêu chí của Basel II được xây dựng dựa trên kinh nghiệm khảo sát từ các nền kinh tế phát triển, nơi mà ngành ngân hàng có bề dày lịch sử và đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình hoạt động. Trong khi đó, ngành ngân hàng Việt Nam còn khá non trẻ, trình độ phát triển vẫn ở mức thấp so với các nước nói trên, các yếu tố nội tại của nền kinh tế chưa đủ vững mạnh. Chính vì vậy, khi áp dụng các tiêu chí của Basel II vào quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tác nghiệp nói riêng trong hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, trong đó, sự chênh lệch về trình độ có thể xem như nguyên nhân chính.

Việc Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam mà chưa tính đến những thay đổi cho phù hợp với thực tế trình độ phát triển và tiềm lực của thị trường tài chính - ngân hàng trong nước là một trong những nguyên nhân khiến công tác quản lý rủi

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí