Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Hình Thành Và Phát Triển Kỹ Năng Giao Tiếp Của Học Sinh Ptdt Nội Trú Tỉnh Hà Giang


phát biểu các bạn trong lớp không hiểu ý của em, em thấy rất buồn. Em thấy mình còn nói nhanh, có nhiều âm gió ở cuối mỗi câu khiến người khác nhiều khi nghe không rõ. Em đã chú ý sửa nhưng do thói quen em chưa sửa được, mà đa số người dân tộc chúng em đều nói nhanh”.

Điều mà T mong muốn là có KNGT tốt, nhất là khả năng diễn đạt. Mọi người khi tiếp xúc với nhau thân thiện, hòa đồng, biết nhường nhịn, chia sẻ, tôn trọng ý kiến của nhau.

* Chân dung giao tiếp của em Triệu Thị Q, dân tộc Dao, học sinh lớp 11, sinh năm 1994, quê ở huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.

Q xuất thân trong một gia đình nông dân, bố mẹ làm ruộng. Trong năm học lớp 11 em đạt lực học khá.

Q là một người có tính cách hiền lành, trung thực, ít nói và có biểu hiện rụt rè trong giao tiếp. Ở trường, em chơi với các bạn trong lớp và trong phòng ký túc là chủ yếu. Em thường trò chuyện xung quanh chủ đề học tập hoặc chuyện sinh hoạt hàng ngày trong nội trú. Em ít tiếp xúc với người lạ, hoặc với những bạn ở lớp khác, khối khác. Khi sử dụng tiếng Việt em còn phát âm sai dấu, sai vần, thỉnh thoảng còn đệm một vài từ tiếng mẹ đẻ.

Trong trường, em cũng chơi với một số bạn cùng dân tộc, cùng làng bản. Khi giao tiếp với các bạn cùng dân tộc hoặc những người bạn am hiểu tiếng dân tộc Dao, em dùng tiếng mẹ đẻ để trò chuyện. Các em hỏi thăm sức khỏe và chuyện gia đình của nhau. Đôi khi tâm sự chuyện vui, chuyện buồn hoặc chuyện tình cảm với nhau.

Với bạn khác giới, Q tỏ ra khá e rè, thiếu tự tin trong giao tiếp không dám nhìn thẳng vào người đối diện, ánh mắt thường nhìn đi hướng khác. Q ít chủ động trong quá trình giao tiếp, đôi khi hay xấu hổ thẹn thùng, đỏ mặt.

Q nhận thức được rằng, việc tham gia các hoạt động của lớp, của trường có ý nghĩa quan trọng giúp em phát triển KNGT, giúp em có thêm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

nhiều bạn bè hơn. Tuy nhiên, em cũng tự nhận thấy mình chưa phải là người mạnh dạn, chưa dám bày tỏ những suy nghĩ nhận định của mình với người khác, nhất là những người mới quen biết. Khi được hỏi về nguyên nhân của điều này, Q nói: “Em rất muốn hòa đồng với mọi người, muốn nói lên suy nghĩ của mình nhưng em lại sợ nói sai, sợ các bạn và thầy cô chê cười, em thấy rất hồi hộp khi định nói điều gì đấy...”

Q luôn mong muốn các thầy cô giáo và nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những người thiếu tự tin, chưa mạnh dạn như Q có cơ hội trải nghiệm, trưởng thành hơn, chủ động hơn khi tiếp xúc với người khác.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang - 11

* Chân dung giao tiếp của em Nguyễn Văn P, dân tộc Tày, học sinh lớp 11, sinh năm 1994, quê ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.

P sống trong một gia đình làm nghề buôn bán tự do, cha mẹ luôn bận rộn ít có thời gian quan tâm đến em. Năm học lớp 11, lực học của em đạt loại trung bình.

P là người hoạt bát, nhanh nhẹn nhưng hơi bướng bỉnh, không thích tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực định sẵn, còn hay vi phạm nội quy trường lớp.

Khi giao tiếp với người quen hay lạ, P đều rất chủ động và rất tự nhiên, hầu như rất ít quan tâm đến thái độ của người tiếp xúc. P cho rằng: “Mình cứ nói chuyện thoải mái, nói những điều như mình suy nghĩ , không nói dối là được...”. Ở trường, khi nói chuyện với những người bạn thân cùng dân tộc, P cũng sử dụng tiếng mẹ đẻ để trò chuyện.

Những câu chuyện P thích đề cập tới thường xoay quanh chủ đề chuyện thời sự, chuyện thường nhật hoặc chuyện tình bạn, tình yêu, về nghề nghiệp của bản thân sau này. Em quan niệm chỉ cần kiếm ra tiền thì nghề nào cũng được, khi có tiền mình dễ nói chuyện với mọi người hơn, dễ thuyết phục được người khác nghe theo mình.


P mong muốn nhà trường tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu nhiều hơn, được tôn trọng những sở thích riêng của cá nhân.

Như vậy, qua 3 chân dung giao tiếp đã đề cập, chúng tôi nhận thấy, khả năg giao tiếp của học sinh có mối tương quan với nhiều yếu tố, đó là hoàn cảnh điều kiện sống của gia đình, tính cách của học sinh, tích tích cực, tự ý thức tu dưỡng rèn luyện của các em hoặc nếp sống của gia đình, thói quen của bản thân, phong tục tập quán...v.v.

2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang

Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, có hai nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.

* Nhóm yếu tố có tính chất chủ quan:

- Kinh nghiệm sống của học sinh là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến KNGT của các em (Bảng 2.6). Trước khi vào học tại trường PTDT Nội trú tỉnh, hầu hết học sinh đều sống ở những huyện vùng núi cao, ít có điều kiện tiếp xúc với mọi người, không có cơ hội tham gia các hoạt động để rèn KNGT, KN ứng xử. Các em sống dựa hoàn toàn vào gia đình, khả năng làm việc độc lập còn hạn chế. Mặt khác, do tuổi đời còn nhỏ (từ 15 đến 18 tuổi), các em chưa đủ thời gian để tích lũy vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân. Những điều này dẫn đến sự hiểu biết về cuộc sống chưa nhiều, chưa tự xây dựng được cho mình một hệ chuẩn về cách sống, cách ứng xử giao tiếp phù hợp với bản thân.

- Tính cách ưu tư, rụt rè hay hoạt bát sôi nổi đều ảnh hưởng tới mức độ và hiệu quả giao tiếp của học sinh. Đa số các cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đều nhận xét rằng, học sinh của nhà trường có một số nét tính cách nổi bật như: trung thực, ngay thẳng, mộc mạc,


lễ phép, ưa chuộng cách giải quyết bằng tình cảm, bằng lời nói nhẹ nhàng. Trong quan hệ với thầy cô giáo hoặc với những người mới tiếp xúc, các em thường tỏ ra ít nói, ít bộc lộ mình, còn rụt rè, thiếu mạnh dạn, thậm chí là tự ti, bảo thủ, hay tự ái. Học sinh trường PTDT Nội trú nhìn chung thường tỏ ra ngại giao tiếp, thiếu chủ động trong việc thiết lập các mối quan hệ với thầy cô giáo, với bạn bè, với mọi người chưa quen biết. Khi yêu quý ai đó, các em thể hiện tình cảm của mình bằng việc làm và cử chỉ thân thiện với lời nói nhẹ nhàng, mộc mạc, chân thành. Ngược lại, khi không đồng tình về vấn đề gì đó hoặc ghét ai đó một số ít học sinh chọn cách phản đối thẳng thắn, trực diện, số còn lại chọn cách chịu đựng âm thầm, thể hiện bằng thái độ giận dỗi hoặc những việc làm cụ thể.

- Vốn ngôn ngữ của học sinh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến KNGT của các em. Học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thứ 2. Vốn từ tiếng Việt của các em đa phần còn hạn chế, nhiều em chưa thuộc và chưa hiểu hết những từ, những câu thông dụng của tiếng Việt. Cách phát âm còn sai, hay nhầm dấu “ngã” thành dấu “sắc”, dấu “hỏi” thành dấu “nặng”, hoặc nói quá nhanh, nhiều âm gió, nhiều từ đệm bằng tiếng mẹ đẻ. Chính những điều này, khiến các em không tự tin khi phát biểu ý kiến xây dựng bài, ý kiến trước tập thể, các em sợ bạn bè và thầy cô giáo cười chê. Khả năng diễn đạt của các em còn hạn chế, nhiều khi bí từ, các em sử dụng các cử chỉ, ngôn ngữ của cơ thể để minh họa, thậm chí còn dùng tiếng mẹ đẻ để diễn đạt( đối với các thầy cô giáo hoặc bạn bè am hiểu tiếng dân tộc). Nhiều em khi giao tiếp với người lớn tuổi hoặc với thầy cô giáo, cách xưng hô chưa phù hợp, vẫn còn tình trạng nói “trống không”, hoặc dùng từ “nó” để chỉ những người lớn tuổi được nhắc đến trong tình huống giao tiếp, với bạn bè cách xưng hô chủ yếu vẫn là cặp đại từ nhân xưng “tao – mày”. Như vậy, thói quen


giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ đã ảnh hưởng không tốt tới việc sử dụng tiếng Việt của học sinh, làm hạn chế khả năng giao tiếp của các em.

- Yếu tố thứ 4 ảnh hưởng tới KNGT của học sinh là tính tích cực, tự giác của học sinh trong việc rèn luyện KNGT. Học sinh dân tộc thiểu số có tính ỳ và sự thụ động tương đối lớn. Các em ít khi chủ động thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp. Điều này ảnh hưởng từ cách sống và môi trường sống của các em khi còn ở với gia đình. Học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đa phần đều thích tham gia các hoạt động tập thể, nhưng do mặc cảm về bản thân (hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, vốn ngôn ngữ, thói quen..), hoặc thiếu tự tin khi đứng trước đông người nên các em còn né tránh các hoạt động phong trào của nhà trường, chưa tích cực chủ động, tự giác tam gia các hoạt động để rèn luyện và nâng cao KNGT cho bản thân.

- Năng lực học tập và tham gia các hoạt động còn hạn chế. Chúng ta biết rằng, năng lực học tập là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, đảm bảo cho các hoạt động có kết quả. Sự hạn chế về năng lực học tập và khả năng tham gia các hoạt động của mỗi học sinh là một yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp thu và phát triển KNGT. Nếu có năng lực học tập, học sinh dễ dàng tiếp thu và lĩnh hội được bản chất của các KNGT cũng như nắm được phương pháp rèn luyện KNGT và ngược lại. Thông qua việc phân tích chân dung giao tiếp, qua trò chuyện và qua khảo sát, năng lực học tập và tham gia các hoạt động hạn chế sẽ ảnh hưởng ở một mức độ nào đó tới việc phát triển và rèn luyện KNGT của học sinh PTDT Nội trú.

- Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của giao tiếp và KNGT. Việc hình thành và phát triển KNGT thực chất là phải bằng hành động và thông qua hành động, hình thành hành vi và thói quen phù hợp trong giao tiếp. Muốn có hành vi, thói quen giao tiếp đúng đắn trước hết phải có


nhận thức đúng đắn, đầy đủ về từng nội dung, vai trò, yêu cầu của từng KNGT, cách rèn luyện các KNGT.

- Chưa có phương pháp phát triển, rèn luyện KNGT hiệu quả. Không phải học sinh nào cũng tìm được phương pháp phù hợp để phát triển KNGT cho bản thân. Không có phương pháp vạn năng để phát triển tất cả các KN, cũng không có phương pháp nào thích hợp chung cho mọi người. Mỗi KNGT để hình thành và phát triển phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau. Vì vậy, mỗi học sinh phải tìm ra phương pháp riêng cho bản thân, phải linh hoạt vận dụng các phương pháp trong mối quan hệ tác động phức hợp để hình thành và phát triển các KNGT.

* Nhóm yếu tố có tính chất khách quan:

Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng có tính chất chủ quan thì những yếu tố có tính chất khách quan cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Nhóm yếu tố có tính chất khách quan gồm 9 yếu tố sau:

- Điều kiện sống của gia đình, của bản thân: Gia đình là nền tảng đầu tiên, là cái nôi đầu tiên đặt nền móng hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Nếu gia đình có điều kiện về kinh tế, bố mẹ quan tâm đến con cái thì con cái sẽ được định hướng đúng đắn về cách sống, cách giao tiếp ứng xử, cũng như tương lai của bản thân. Ngược lại, điều kiện gia đình không tốt, kinh tế khó khăn, bố mẹ không có thời gian quan tâm đến con cái, con cái không có sự định hướng sẽ dẫn tới tình trạng các em nghịch ngợm, không theo khuân phép, hoặc e rè, tự ti, mặc cảm với mọi người. Nhiều em ngay từ nhỏ đã phải lên rẫy tra ngô, kiếm củi phụ giúp gia đình, các em không có điều kiện trau dồi vốn sống, vốn kinh nghiệm, các em sợ sệt khi đến môi trường mới, không dám giao tiếp với người lạ, có xu hướng sống co cụm, thu mình.


- Nếp sống của gia đình cũng ảnh hưởng nhiều tới học sinh. Cách sống, sự quan tâm của các thành viên trong gia đình với nhau hình thành nên những thói quen nhất định cho học sinh. Những thói quen, những nếp sống ăn sâu vào tâm trí các em và ảnh hưởng trực tiếp đến cách ứng xử, giao tiếp của mỗi học sinh. Ở những huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, nhiều gia đình con cái vẫn xưng hô “trống không” với bố mẹ, ông bà hoặc những người lớn tuổi. Dùng từ “nó” để chỉ cha mẹ hoặc người lớn trong tình huống giao tiếp nhất định. Ví dụ, khi một ai đó hỏi: “Bố mẹ em có ở nhà không ?” Nhiều học sinh trả lời: “Nó đang ở nhà mà”. Đây là những thói quen không tốt trong giao tiếp được tạo nên từ nếp sống của gia đình học sinh. Như vậy, nếp sống của gia đình luôn ảnh hưởng sâu sắc tới cách ứng xử và KNGT của học sinh. Để giải quyết thực trạng này, thầy cô giáo, nhà giáo dục phải định hướng lại cho học sinh những giá trị, những chuẩn mực trong giao tiếp, cần kiên trì, cổ vũ, động viên học sinh để các em tích cực tham gia các hoạt động tập thể dần dần hình thành hành vi và thói quen phù hợp.

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của mỗi dân tộc quy định cách thức giao tiếp của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc ấy. Đối với học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang, phong tục tập quán càng có ảnh hưởng sâu sắc tới cách sống và cách giao tiếp của các em.

Một phong tục được duy trì lâu dài ở các huyện vùng cao tỉnh Hà Giang là mời khách uống rượu khi khách đến nhà hoặc khi có chuyện vui, chuyện buồn. Chính phong tục này tạo nên một thói quen không tốt cho học sinh nội trú, vào những ngày nghỉ cuối tuần, cả học sinh nam lẫn học sinh nữ các em hay gặp gỡ giao lưu bằng chén rượu để trao đổi tình cảm, chuyện vui, chuyện buồn. Nhiều trường hợp quá chén, các em xảy ra xô xát, cãi cọ nhau làm mất đi tình cảm tốt đẹp vốn có. Bên cạnh đó, rất nhiều phong tục tập quán tốt thúc đẩy cá nhân phát triển như phong tục “cấp sắc” của người dân tộc


Dao dành cho con trai đến tuổi trưởng thành. Để được cấp sắc các thanh thiếu niên người dân tộc Dao phải phấn đấu không ngừng, phải thể hiện cho mọi người thấy mình là một thanh niên cứng cỏi, cường tráng, là một người tốt trong mắt mọi người. Chính điều này đã tạo động lực cho các học sinh nam người dân tộc Dao phấn đấu rèn luyện trong học tập cũng như trong cuộc sống. Các em cư xử với mọi người nhã nhặn, lịch thiệp, quan tâm giúp đỡ bạn bè nhiều hơn, sống tình cảm hơn.

Như vậy, phong tục tập quán luôn có những tác động ảnh hưởng hai mặt tới cách sống, cách ứng xử giao tiếp của học sinh. Nhà giáo dục phải biết khai thác những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc đến mỗi học sinh.

- Do sự thay đổi môi trường sống, môi trường học tập nhiều, học sinh không kịp thích nghi với điều kiện ăn ở tập trung ở trường nội trú. Từ nhỏ các em đã tiếp xúc với môi trường thiên nhiên rộng lớn, phong phú, chính môi trường này đã hình thành nên tính cách bộc trực, thẳng thắn, phóng khoáng hoặc ưu tư, trầm tính của học sinh. Khi đến trường không gian bị bó hẹp, các em cảm thấy tù túng, khó chịu, sinh ra hiện tượng tâm lý chống đối ngầm hoặc thờ ơ với mọi việc.

- Do sự khác biệt về ngôn ngữ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú. Các em phải ăn ở tập trung trong nội trú, mới đầu học sinh còn ngại ngùng, e rè, xấu hổ khi ăn ở và tiếp xúc với người mình không quen biết, không thân thích, dần dần các em thích nghi với cách sống và tính cách, thói quen của nhau khiến các em hòa đồng hơn, quan tâm đến nhau hơn.

- Một yếu tố khách quan nữa ảnh hưởng tới việc trau dồi và rèn luyện KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang là do nhà trường chưa chú trọng tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng để học sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022