Các Tiêu Chí Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại


- Chính sách tín dụng thiếu nhất quán. Chính sách tín dụng gồm định hướng chung trong việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn, trung và dài hạn, các quy định về BĐTV, danh mục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn...Hầu hết ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng không phù hợp quá theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà không quan tâm đến việc đảm bảo an toàn, hoặc do cạnh tranh với các ngân hàng khác dẫn đến việc cấp tín dụng với các điều kiện lỏng lẻo, bỏ qua các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro. Quy trình tín dụng không phù hợp với nền kinh tế, chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật khiến khách hàng có thể lợi dụng, chiếm đoạt vốn. Khâu thẩm định tín dụng chưa tốt, chưa phản ánh đúng thông tin về doanh nghiệp, doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn mà ngân hàng vẫn cho vay. Ngân hàng cung ứng sản phẩm tín dụng chưa phù hợp với nhu cầu vay vốn của từng đối tượng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng với chính sách tín dụng không minh bạch làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra khe hở cho người sử dụng vốn có những hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật của nhà nước.

- Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ tại các NHTM: Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh”. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức.

- Năng lực phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủ

tầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ tín dụng chưa thỏa đáng.

Rủi ro do cán bộ tín dụng tính toán không chính xác hiệu quả đầu tư dự án xin vay. Cán bộ tín dụng không nắm rõ đặc điểm của ngành mà mình đang cho vay, hoặc do chính cán bộ tín dụng cố ý cho vay, dù đã tính toán được dự án xin vay không hiệu quả, tính khả thi thấp, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.

Rủi ro do ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về doanh nghiệp, chủ quan tin tưởng vào khách hàng thân thiết, coi nhẹ khâu kiểm tra tình hình tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả nợ.

Rủi ro do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đạo đức cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

- Rủi ro do tổ chức quản lý của ngân hàng. Thiếu một cơ chế theo dõi quản lý, thiếu hạn mức tín dụng tối đa cho từng doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, chưa đủ tiêu thức để đo lường rủi ro, không thống nhất độ rủi ro tối đa cho phép đối với từng doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp.

Cho vay tập trung vào một nhóm ngành, lĩnh vực kinh tế, một khách hàng, đối tác, một nhóm các khách hàng có liên quan, một khu vực địa lý... Sự tập trung rủi ro không chỉ áp dụng đối với việc cho vay mà toàn bộ các hoạt động ngân hàng có liên quan đến rủi ro khách hàng. Mức độ tập trung cao đặt rủi ro cho ngân hàng đối với những thay đổi bất lợi trong ngành và lĩnh vực mà các khoản tín dụng có tập trung.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

Ngoài ra, việc cho vay tập trung vốn quá lớn cho một số doanh nghiệp, một nhóm doanh nghiệp, khi những doanh nghiệp này thua lỗ thì ngân hàng chịu rủi ro lớn.

Như vậy, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Rủi ro tín dụng phụ thuộc phần lớn vào năng lực của cán bộ tín dụng, chức năng quản lý của ngân hàng, khách hàng, các cơ chế chính sách của ngân hàng và Nhà nước. Các biện pháp phòng chống, hạn chế rủi ro đều nằm trong tay của các NHTM, nhưng cũng có những biện pháp thuộc về bí quyết riêng của từng ngân hàng và các nhà quản lý. Trong phạm vi của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay.

b) Hậu quả rủi ro tín dụng

Hậu quả của rủi ro tín dụng tác động đến cả 2 đối tượng gồm: nền kinh tế - xã hội và ngân hàng

(1) Đối với nền kinh tế

Với chức năng là một tổ chức trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay vẫn là quyền sở hữu của những người gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.

Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, các ngành và cá nhân, vì vậy một khi ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và nền kinh tế. Khi đó, người gửi tiền ở các ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. NHTM gặp phải rủi ro


hay phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự khủng hoảng của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế bởi nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.

(2) Đối với ngân hàng

- Giảm lợi nhuận: Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu hồi được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay sẽ phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ... Các chi phí này cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất nợ quá hạn, vì đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, một trong những biện pháp xử lý của ngân hàng, thực tế ngân hàng rất khó có thể thu hồi đầy đủ chúng. Trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả vốn và lãi cho nguồn vốn huy động, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút, kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Khi không thu được các khoản nợ khó đòi thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả.

- Giảm uy tín, sức cạnh tranh của ngân hàng, đánh mất thương hiệu và tệ hại hơn ngân hàng có thể bị phá sản nếu kinh doanh thua lỗ liên tục, mất khả năng thanh khoản một thời gian dài...

Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một lúc nào đó, ngân hàng không có đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tính trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút. Tình trạng mất khả năng chi trả nhiều lần, hay những thông tin rủi ro tín dụng của ngân hàng bị lộ ra ngoài, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. Đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh giành giật lấy thị trường và khách hàng.

Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khó khăn trong việc hoàn trả thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của chính ngân hàng. Khi ngân hàng không chuẩn bị trước các phương án dự phòng, không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu rút


vốn quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán”, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Như vậy, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau, nhẹ thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng thì ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và cho chính hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp tăng cường nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng” (21,2014) [28].

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại

Đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là cơ sở để ngân hàng đưa ra các hoạch định chính sách lãi suất, chính sách tín dụng,... nhằm hạn chế rủi ro tín dụng hợp lý cho từng thời kỳ, từng loại hình cho vay,...

Thông thường, các chỉ tiêu được dùng để đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp gồm:

1.2.3.1. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng là doanh nghiệp

ỷ ệ ợ ấ ệ (%) = ợ ấ ệ %

ổ ư ợ

- Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ rủi ro tín dụng càng cao vì đây là những khách hàng có dấu hiệu khó khăn về tài chính, khó trả nợ cho Ngân hàng.

Một TCTD có tỷ lệ nợ xấu dưới 5% được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5% thì tổ chức đó cần phải xem xét, ra soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn.

1.2.3.2. Hệ số thu nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp

ệ ố ợ á! à ệ (%)

= # ố ợ á! à ệ

# ố ! $ % á! à à ệ


%


Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của NHTM, hệ số này phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định, NHTM thu về bao nhiêu đồng vốn.

1.2.3.3. Vòng quay vốn tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp

&ò ( % $ố í ụ đố $ớ á! à ệ (%)

= # ố ợ á! à ệ

#ư ợ -ì ( â á! à à ệ


%


Trong đó dư nợ bình quân có 2 cách tính:

Cách 1:


# ố -ì ( â á! à à ệ

= #ư ợ !ầ ỳ + #ư ợ ! ố ỳ

3


Cách 2: Tình bình quân gia quyền các ngày trong kỳ

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp là nhanh hay chậm, vòng quay càng nhanh càng phản ánh kết quả tín dụng tốt.

1.2.3.4. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp


4ệ 5ố 6ủ8 69 :í; <ụ;= đố8 >ớ8 ?ℎáAℎ ℎà;= Bà <9C;ℎ ;=ℎ8ệD

= Eổ;= <ư ;ợ ?ℎáAℎ ℎà;= Bà <9C;ℎ ;=ℎ8ệD

Eổ;= :à8 5ả; Aó

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của NHTM, hệ số này tỷ lệ thuận với lợi nhuận và cũng tiềm ẩn rủi ro rất cao.

1.2.3.5. Hệ số sử dụng vốn đối với khách hàng là doanh nghiệp

ệ ố ử ụ $ố % độ = ổ ư ợ

ổ ồ $ố % độ

Hệ số này phản ánh kết quả sử dụng vốn để đầu tư của NHTM. Nếu hệ số sử dụng vốn huy động gần bằng 1 (một) thì ngân hàng cần chú ý tăng trưởng nguồn vốn để đề phòng mất khả năng thanh toán. Nếu hệ số này thấp cần tăng trưởng dư nợ hoặc giảm nguồn vốn huy động để hạn chế rủi ro thừa nguồn vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.


1.2.3.6. Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp

a) Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

Là tổ hợp dư nợ ngân hàng cho vay các ngành trong nền kinh tế hợp thành các tương quan tỷ lệ. Nó cho biết mức độ cho vay của ngân hàng vào một ngành nào đó tại một thời điểm cụ thể. Điều này, phụ thuộc vào từng hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị và phương hướng kinh doanh, đặc thù của từng ngân hàng (21, 2014). [28].

b) Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ theo thời hạn dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ. Ngân hàng cần duy trì một sự cân bằng tương đối giữa tỷ trọng cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

c) Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ theo tài sản bảo đảm tiền vay

BĐTV là một công cụ quan trọng trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. BĐTV nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ; phòng ngừa gian lận và phòng ngừa rủi ro; ngoài ra nó còn có vai trò quan trọng giúp ngân hàng đánh giá, sàng lọc ra những khách hàng tốt - Chính là việc dựa vào thiện chí của khách hàng về việc có muốn tự nguyện đưa ra tài sản bảo đảm cho khoản vay hay không?

ỷ ệ ! $ % ệ !ó KLĐ

= #ư ợ ! $ % ệ !ó KLĐ%

ổ ư ợ


Chỉ tiêu này cho ta biết rõ đặc thù rủi ro, phương hướng kinh doanh của ngân hàng. Khi ngân hàng có những linh hoạt, yêu cầu không quá cao về TSBĐ thì khả năng cho vay vốn của Ngân hàng sẽ tăng lên, đồng thời nâng cao được hiệu quả cho vay, chấp nhận rủi ro cao hơn.

1.2.3.7. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Theo Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam, “dự phòng rủi ro tín dụnggồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung được tính bằng 0,75% giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng cụ thể tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro: Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%. Mức dự phòng cũng phụ thuộc vào loại và giá trị TSBĐ, giá trị TSBĐ càng lớn thì mức dự phòng phải trích càng nhỏ” (Ngân hàng Nhà nước, 2013).


ỷ ệ Ní! ậ ự ò Nủ N í ụ

= #ự ò Nủ N í ụ Ní! ậ %

#ư ợ -ì ( â

Như vậy, nếu một ngân hàng có tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro tín dụng càng cao vì dự phòng trích lập nhiều. Điều này làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí còn gây thua lỗ.

1.2.3.8. Nợ xử lý ngoại bảng

Những khoản nợ quá hạn của khách hàng do nhiều nguyên nhân khác được ngân hàng sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp đồng thời đưa các khoản nợ xấu này ra ngoại bảng nhằm làm sạch bảng cân đối của ngân hàng.

ỷ ệ ử ý ạ -ả = #ư ợ ử ý ạ -ả %

ổ ư ợ

Vì vậy, tỷ lệ nợ xử lý ngoại bảng so với tổng dư nợ thấp cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng tốt, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao uy tín của hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá rủi ro tín dụng kể trên, tùy theo tình hình hoạt động của mỗi ngân hàng mà rủi ro tín dụng có thể được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu tài chính khác nhau. Hoặc rủi ro tín dụng có thể nằm tiềm ẩn, đan xen trong các loại rủi ro khác mà Hội đồng quản trị, Ban điều hành của ngân hàng cũng như các cơ quan giám sát phải có được cái nhìn tổng quan toàn bộ hoạt động của ngân hàng, có sự kết nối các chỉ tiêu tài chính, các dấu hiệu rủi ro để từ đó mới có được những đánh giá chuẩn xác nhất.

1.2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

Không có rủi ro tín dụng thì chắc chắn không có quản trị rủi ro tín dụng hay nói cách khác rủi ro tín dụng quyết định đến nội dung, phương pháp, cách thức quản trị rủi ro tín dụng. Vì vậy, để tìm ra các nhân tố tác động và ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng thì chúng ta gián tiếp tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng.

Các yếu tố vĩ mô và vi mô cùng với mối quan hệ giữa chúng tạo thành những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Ở đây, 2 yếu tố vĩ mô là tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát và mối quan hệ tác động giữa chúng là nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.


1.2.4.1. Các nhân tố vĩ mô

Yếu tố kinh tế vĩ mô được khá nhiều các tác giả đưa vào nghiên cứu mức độ tác

động đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp: Tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát

a) Yếu tố về tỷ lệ tăng trưởng GDP

Tín dụng ngân hàng và chu kỳ kinh tế luôn có sự gắn kết chặt chẽ. Các tác giả đã đưa ra giả thuyết sự tăng trưởng mạnh trong một giai đoạn của nền kinh tế có mối tương quan với rủi ro tín dụng tương đối thấp và ngược lại. Trong lý thuyết về mô hình chu kỳ kinh tế và tiêu dùng phát triển bởi Modigliani và Miller (1967), trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn trả nợ vay từ các NHTM do các cơ hội đầu tư và triển vọng kinh doanh thuận lợi hơn. Ngược lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả NHTM. Carey (1998) lập luận tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh điều này tại rất nhiều quốc gia trên thế giới như nghiên cứu của Salas và Saurina (2002); Fisher và cộng sự (2002) với hệ thống NHTM Mỹ và Canada; Jimenez và Saurian (2006) với hệ thống NHTM Tây Ban Nha; Quagliarello (2007) với một dữ liệu bảng gồm các Ngân hàng Ý trong giai đoạn 1985-2002. Cifter và cộng sự (2009) cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho sự tụt hậu trong sản xuất công nghiệp và rủi ro tín dụngtrong hệ thống tài chính Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2001-2007.

b) Yếu tố về tỷ lệ lạm phát

Trong nghiên cứu của mình, Fofack (2005) cho thấy áp lực về lạm phát góp phần làm tăng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của một số nước ở Châu Phi. Tỷ lệ lạm phát cao dẫn tới sự suy giảm nhanh chóng vốn chủ sở hữu của các NHTM và mức độ rủi ro tín dụng lớn hơn (Klein, 2013). Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế mà các doanh nghiệp phải gánh chịu và dẫn đến lãi suất cao làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khi các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ để giảm phát nền kinh tế (Polodoo & cộng sự, 2015).

1.2.4.2. Các nhân tố vi mô

a) Yếu tố về quy mô ngân hàng

Các ngân hàng quy mô lớn chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình nên có rủi ro tín dụng nhiều hơn. Bởi vì kỷ luật thị trường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022