Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay - 13

Nhận xét: Đánh giá mức độ khả thi của 05 biện pháp là rất cao, có 03 biện pháp đạt mức độ khả thi 100%, 03 biện pháp đạt mức độ khả thi trên 90%, trong đó biện pháp 3 có mức độ khả thi là thấp nhất trong các biện pháp trên nhưng cũng đạt trên 5%. Như vậy, cả 05 biện pháp này có thể nói là khả thi trong việc phát triển đội ngũ giáo viên của Nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chương này đã đề ra các nguyên tắc cơ bản để phát triển đội ngũ cũng như đã đề xuất 5 biện pháp chủ yếu xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Các biện pháp đó là: 1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên; 2. Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên; 3. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; 4. Tăng cường chỉ đạo công tac kiểm tra, đánh giá thúc đẩy sự phát triển đội ngũ; 5. Thực hiện chế độ chính sách, tạo động lực đối với đội ngũ giáo viên

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi biện pháp giữ một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện, chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và sự thành công của đổi mới giáo dục. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT và các địa phương đã tập trung các nguồn lực để thực hiện đổi mới giáo dục mà đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực quan trọng trực tiếp quyết định sự thành công. Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục, để thực hiện thành công các mục tiêu đổi mới giáo dục thì việc xây dựng và phát triển ĐNGV là tất yếu và là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà quản lý giáo dục.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, có thể rút ra những kết luận như sau:

- Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lí luận, hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu như: quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nguồn nhân lực, phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên, đặc biệt làm sáng tỏ tầm quan trọng của quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông, những nội dung cơ bản của phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông.

- Luận văn đã khảo sát và phân tích làm rõ thực trạng về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong ba năm từ 2008 – 2011 trở lại đây. Từ đó chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân chủ quan, khách quan về phát triển đội ngũ giáo viên.

Chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng hàng đầu, đồng thời cũng là sống còn của các nhà trường, các cơ sở giáo dục. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần quyết định nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu cấp bách trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đòi hỏi phải giải quyết triệt để cả về lí luận và thực tiễn.

- Trên cơ sở lí luận, phân tích thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT.

Biện pháp 1: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Biện pháp 2: Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên

Biện pháp 3: Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy sự phát triển đội ngũ

Biện pháp 5: Thực hiện chế độ chính sách, tạo động lực đối với đội ngũ giáo viên

Những biện pháp này đã được tiến hành khảo nghiệm trên thực tiễn công tác tại địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và được ý kiến đồng thuận cao của các nhà quản lý giáo dục, giáo viên của các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Những biện pháp đề xuất trong luận văn là kết quả nghiên cứu trong một giai đoạn nhất định về thực tiễn quản lý công tác quản lý ĐNGV THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vì thế, cần được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của GD, của nhà trường đáp ứng yêu cầu liên tục đổi mới.

2. Khuyến nghị

2.1. Với UBND thành phố và Sở GD&ĐT Hà Nội

* Với UBND thành phố Hà Nội

- Xây dựng và công bố đề án qui hoạch phát triển giáo dục của ngành; quy hoạch đội ngũ CBQL, đội ngũ GV THPT của thành phố đến năm 2015 và các năm tiếp theo để các trường căn cứ vào đó các trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược và quy hoạch ĐNGV nhà trường.

- Ban hành cơ chế phối hợp với các ngành chức năng đổi mới công tác tuyển chọn giáo viên, giao quyền chủ động cho các trường THPT để các trường lựa chọn đúng người đúng việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác.

- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đối với giáo viên khó khăn về kinh tế, GV có trình độ trên chuẩn và GV giỏi.

* Với Sở GD&ĐT Hà Nội

- Làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh để thực hiện chính sách thu hút nhân tài về công tác tại ngành GD&ĐT Hà Nội, tạo điều kiện cho giáo viên THPT đã có trình độ đại học đi đào tạo sau đại học.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực, uy tín có đạo đức nghề nghiệp. Có chế độ đãi ngộ thích hợp. Xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong ngành, lập lại kỷ cương dân chủ trong trường học.

- Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ để việc bồi dưỡng đem lại hiệu quả thiết thực cho GV. Tăng cường hỗ trợ thiết bị dạy học, hỗ trợ kinh phí cho các trường THPT để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng GV.

- Thường xuyên mở các lớp hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong việc đổi mới giáo dục hiện nay.

- Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục cấp THPT.

2.2. Đối với UBND Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Phối hợp với Sở GD&ĐT, các trường THPT xây dựng đề án phát triển giáo dục THPT quận Hai Bà Trưng đến năm 2015 và các năm tiếp theo để các trường làm cơ sở quy hoạch ĐNGV và xây dựng kế hoạch chiến lược.

- Phối hợp với các trường THPT thực hiện tốt công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, có chế độ đãi ngộ thoả đáng thu hút các GV giỏi, GV có trình độ trên chuẩn về công tác tại huyện và các GV tham gia học tập trên chuẩn.

2.3. Đối với cán bộ quản lý nhà trường

- Sử dụng đội ngũ giáo viên đúng chuyên môn đào tạo, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, phát hiện nhưng nhân tố tích cực xây dựng cán bộ kế cận.

+ Trong công tác quản lý mô hình quản lý hiệu quả là mô hình quản lý phối hợp thay mô hình quản lý mệnh lệnh – tập trung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban bí thư Trung ương Đảng. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004.

2. Đặng Quốc Bảo, Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999

3. Đặng Quốc Bảo, Kinh tế học Giáo dục. Một số vấn đề lý luận- Thực tiễn và ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục. Hà Nội 2001

4. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường, bài giảng lớp cao học khóa 8. Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2009.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2000.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2009- 2020,(lần thứ 13) công bố ngày 18 tháng 12 năm 2008.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005.

9. Các mác – Anghen toàn tập (1993), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý. Hà Nội. 1996/2004.

11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những quan điểm Giáo dục hiện đại, Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa sư phạm, 2004.

12. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và quản lý chất lượng Giáo dục và Đào tạo bài giảng lớp cao học quản lý, ĐHQG năm 2009.

13. Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa sư phạm, Các tài liệu dùng cho đào tạo Cao học quản lý Giáo dục. Điều khiển một nhà trường. Tạp chí phát triển Giáo dục (số 4. 8/2002)

14. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2005.

15. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1998.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

17. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001.

18. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2006.

19. Nguyễn Tiến Đạt. Kinh nghiệm và thành tựu phát triển Giáo dục và đào tạo trên thế giới, tập I: Giáo dục và Đào tạo ở các khu vực văn hóa châu Âu và châu Á tập II: Giáo dục và Đào tạo ở các khu vực văn hóa châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Nxb GD, Hà Nội 2006.

20. Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam 2010.

21. Trần Khánh Đức. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực. Theo ISO & TQM. NXB Giáo dục 2004.

22. Nguyễn Minh Đường. Một số ý kiến về chất lượng và hiệu quả Giáo dục,

Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội, 2004.

23. H. Koontz, C.Odonnell, H.Weirich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1998.

24. Phạm Minh Hạc. Nguồn lực con người,yếu tố quyết định sự phát triển xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

25. Đặng Xuân Hải. Nhận diện khái niệm quản lý và lãnh đạo trong quá trình điều khiển nhà trường, Tạp chí phát triển giáo dục, số:4/8/2002.

26. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

27. Nguyễn Tiến Hùng. Nghiên cứu sự tập trung và phân quyền trong hệ thống quản lý ngành giáo dục phổ thông Việt Nam, đề tài B98-52-22 năm 2000.

28. Mai Hữu Khuê. Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội, 1982

29. Trần Kiểm. Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005.

30. Đặng Bá Lãm (chủ biên). Quản lý nhà nước về Giáo dục – Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc Gia. Hà Nội, 2005.

31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý nguồn nhân lực, Bài giảng lớp cao học Khóa 8 năm 2009 – Đại học Giáo dục- Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý quản lý, bài giảng lớp cao học quản lý, Hà Nội, 2009.

33. M.I. Kônđakôp “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục”, Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục, 1984 .

34. Huỳnh Công Minh. Tìm cách đánh giá một giờ học ở trường trung học theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Thông tin KHGD, số 99.

35. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục, Hà Nội 1990.

36. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội báo caó tổng kết các năm học 2008- 2009; 2009-2010; 2010-2011

37. Nguyễn Hữu Thân. Quản trị nhân sự. Nxb thống kê, Hà Nội 1996.

38. Thủ tướng Chính phủ. Một số biện pháp cấp bách xây dựng ĐGNG của hệ thống GDQD, Chỉ thị số:18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001.

39. Từ điển Đại bách khoa toàn thư Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. Hà nội, 2003.

40. Viện ngôn ngữ học. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 2001.

41. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn giúp cho việc củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau (nếu đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu “x” vào ô vuông hoặc cột tương ứng, nếu không đồng ý thì bỏ trống).


TT


Một số tiêu chí về phẩm chất ĐNGV

Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

1

Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và

pháp luật của Nhà nước.





2

Có ý thức tổ chức kỉ luật cao, chấp hành tốt quy định của ngành, nội quy, quy định của nhà trường,

ý thức kỉ luật lao động cao.





3

Có phẩm chất đạo đức tốt, lối

sống trong sáng, lành mạnh.





4

Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện,

tự phê bình và phê bình.





5

Có tinh thần đoàn kết, nhân ái, tương trợ giúp đỡ nhau trong

công tác và trong cuộc sống.





6

Gắn bó, tận tuỵ, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao với

công việc được giao.





7

Hiểu biết, tôn trọng, gần gũi và thương yêu học sinh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của

HS.





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay - 13


96

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí