Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 1



Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ

7


1.1.

BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Khái niệm, đặc điểm, phân loại giấy tờ có giá


7

1.1.1.

Khái niệm giấy tờ có giá

7

1.1.2.

Đặc điểm của giấy tờ có giá

11

1.1.3.

Phân loại giấy tờ có giá và ý nghĩa của việc phân loại

16

1.2.

Khái niệm, đặc điểm, phân loại bảo đảm tiền vay bằng giấy

22


tờ có giá tại tổ chức tín dụng


1.2.1.

Khái niệm bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức

22


tín dụng


1.2.2.

Đặc điểm của bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ

23


chức tín dụng


1.2.2.1.

Là biện pháp bảo đảm được thiết lập nhằm bảo đảm thực

23


hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay vốn đối với bên



cho vay là tổ chức tín dụng


1.2.2.2.

Tài sản dùng để bảo đảm tiền vay là giấy tờ có giá

25

1.2.2.3.

Một bên chủ thể trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng giấy

26


tờ có giá là tổ chức tín dụng


1.3.

Vai trò của bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức

28


tín dụng


1.4.

Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có

29


giá tại tổ chức tín dụng


1.4.1.

Khái quát pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá

29


tại tổ chức tín dụng


1.4.2.

Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có

31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 1

giá tại tổ chức tín dụng


1.4.2.1.

Quy định của pháp luật về loại giấy tờ có giá được dùng

32


làm tài sản bảo đảm


1.4.2.2.

Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo

33


đảm tiền vay là giấy tờ có giá


1.4.2.3.

Quy định của pháp luật về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng

34


giấy tờ có giá


1.4.2.4.

Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ

36


có giá


1.4.2.5.

Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan

37


đến bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá



Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY

39


BẰNG GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở



VIỆT NAM

2.1. Điều kiện, trình tự thủ tục nhận tài sản bảo đảm tiền vay 39 bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng

2.1.1. Các điều kiện khi tổ chức tín dụng nhận giấy tờ có giá làm 39 tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.1.1. Điều kiện về chủ thể - bên bảo đảm 39

2.1.1.2. Điều kiện về giấy tờ có giá làm tài sản bảo đảm 43

2.1.2. Trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại tổ 50 chức tín dụng

2.2. Phạm vi bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá 51

2.3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức 56 tín dụng

2.3.1. Loại hợp đồng bảo đảm được ký kết 56

2.3.2. Đối tượng của hợp đồng bảo đảm 56

2.3.3. Các bên chủ thể của hợp đồng bảo đảm 57

2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo đảm 58

2.3.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố 59

2.3.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố 59

Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

60

2.3.6.

Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

62

2.4.

Chuyển giao và quản lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá

63

2.5.

Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá

67

2.6.

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bảo đảm tiền vay

70


bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng



Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN

77


THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG

GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở


2.3.5.

VIỆT NAM

3.1. Các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền 77 vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay 81 bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

3.3. Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm 82 tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

3.3.1. Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về bảo 83 đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

3.3.2. Xây dựng cơ chế đồng bộ nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý 90 giám sát và bảo đảm thực hiện trên thực tế bảo đảm tiền vay

bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

KẾT LUẬN92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO94


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLDS : Bộ luật Dân sự

CCCN : Công cụ chuyển nhượng GTCG : Giấy tờ có giá

NHNN : Ngân hàng Nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Sau 11 năm đàm phán không mệt mỏi với rất nhiều cam kết song phương và đa phương cùng các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức này. Đây là một dấu mốc vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Vấn đề hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra vô vàn thách thức trong điều kiện mới. Khi nền kinh tế thế giới có nhiều sự thay đổi đến "chóng mặt", "lúc nóng", "lúc lạnh" sẽ ảnh hưởng ngay đến nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, việc điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ tài chính ngân hàng luôn được Đảng và Nhà nước ta "quan tâm" đặt lên hàng đầu. Thông qua các công cụ tài chính ngân hàng, nguồn tiền từ các tổ chức tín dụng (TCTD) được thúc đẩy "bơm" ra thị trường hoặc yêu cầu "thắt chặt" lại. Để thực hiện được mục tiêu này thì tất yếu phải thông qua việc điều tiết hoạt động tín dụng (cho vay) của các tổ chức tín dụng.

Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của TCTD ở Việt Nam là rất cần thiết, vì chỉ cần một TCTD có dấu hiệu không tốt sẽ có khả năng ảnh hưởng "dây chuyền" đến hoạt động của các TCTD khác, từ đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội.

Trong quan hệ cho vay, hợp đồng vay giữa TCTD và bên vay được thiết lập thông qua quá trình thương thảo giữa hai bên và là kết quả của quá trình TCTD thực hiện thẩm định bên vay. Khi TCTD đồng ý "cấp vốn" cho bên vay có nghĩa là TCTD đã tin tưởng và tín nhiệm vào thiện chí cũng như khả năng trả nợ của bên vay. Tuy nhiên, nếu không có những thiết chế, những công cụ đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay, dự liệu trường

hợp bên vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì TCTD sẽ tự đặt mình trước những "nguy cơ" khó lường khi chính TCTD cũng đi vay (nhận tiền gửi của khách hàng gửi tiền) để cho vay.

Một trong những công cụ để đảm bảo bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà TCTD áp dụng vào hoạt động cho vay đó là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay hay còn gọi là bảo đảm tiền vay. Trong hợp đồng cho vay, ngoài việc thỏa thuận về áp dụng các chế tài như thu hồi nợ trước hạn, lãi suất nợ quá hạn, lãi suất nợ lãi quá hạn…, TCTD còn yêu cầu bên vay thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá (GTCG) là một trong những biện pháp bảo đảm được pháp luật công nhận, bảo hộ, được TCTD và bên vay lựa chọn áp dụng. Hiện nay, pháp luật điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng mới chỉ là những quy định mang tính chất chung chung như Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật Các công cụ chuyển nhượng (CCCCN) năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 163), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83), Quy chế phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng năm 2008 (sau đây gọi tắt Quy chế phát hành GTCG),… Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD còn thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể, thống nhất dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu những vấn đề pháp lý và thực tiễn của bảo đảm tiền vay bằng GTCG để góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu về đề tài

"Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ luật học, pháp luật về GTCG và bảo đảm bằng GTCG đã được đề cập đến tại một số công trình nghiên cứu khoa học như:

- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Anh Thơ, bảo vệ thành công năm 2006 về: "Giấy tờ có giá - Một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự";

- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Điệp, bảo vệ thành công năm 2010 về: "Giấy tờ có giá - Một loại tài sản theo quy định pháp luật hiện hành";

- Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu khoa học về: "Một số kiến nghị nhằm triển khai và phát triển nghiệp vụ cầm cố chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam".

Bên cạnh đó, một số bài trao đổi, nghiên cứu liên quan đến giao dịch bảo đảm bằng GTCG được đăng tải trên một số trang web và tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng như:

- Bài viết:"Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" của tác giả Nguyễn Văn Phương đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 11/2007;

- Bài viết: "Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại: một số nhận định từ góc độ pháp lý đến thực tiễn" của ThS. Nguyễn Thùy Trang đăng tải trên trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra, một số khía cạnh pháp lý liên quan đến nghiệp vụ cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng cầm cố GTCG, cầm cố chứng khoán tại các TCTD cũng được nhiều bài báo viết, báo điện tử đăng tải.

Nhưng, các công trình nghiên cứu, các bài trao đổi, bài viết trên đây chỉ mới dừng lại ở việc phân tích GTCG là một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự, phân tích về biện pháp bảo đảm bằng GTCG dưới góc độ của một loại GTCG cụ thể như chứng khoán, hay chỉ mới dừng lại phân tích về một số nhầm lẫn liên quan đến nhận sổ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm như là một loại GTCG. Qua quá trình tra cứu tài liệu cho thấy, hiện chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng GTCG. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu để tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về lý luận và thực tiễn áp dụng bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD, từ đó thấy được những kết quả cũng như những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Với mục đích như trên, các nhiệm vụ phải giải quyết của luận văn là:

- Làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại tổ chức tín dụng như: khái niệm, đặc điểm, phân loại GTCG với tư cách là một tài sản bảo đảm; khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của bảo đảm tiền vay bằng GTCG; nội dung pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG.

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam qua việc đưa ra những nhận định khái quát và cụ thể những mặt được, những mặt hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành và thực tế áp dụng bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam.

- Đưa ra định hướng và những kiến nghị, đề xuất, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí