bình thường vào cuối năm 2022, đầu 2023 thì cũng cần ít nhât 02 năm để phục hồi lại nền kinh tế; như vậy, nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể bước vào giai đoạn phát triển bứt tốc từ sau năm 2025. Các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả DNCVNN đều chịu tác động nặng nề của đại dịch nhất là các ngành hàng không, giao thông vận tải, dịch vụ, du lịch,...
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 12- NQ/TW (2017) về tiếp tục cơ cấu lại đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đang đặt ra yêu cầu đổi mới mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN, thúc đẩy cổ phần hóa, xử lý các dự án thua lỗ, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại..., từ nay đến 2030 với lộ trình và giải pháp rất cụ thể.
4.2. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
4.2.1 Về quan điểm phát triển doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt
Nam
Về vai trò, sứ mệnh: DNCVNN, đặc biệt là DNNN luôn được xác định
giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Năm 2001, tại Nghị quyết Trung ương 3 Khóa IX, Đảng ta xác định: “Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Đến 2012, Kết luận số 50-KL/TW, Đảng ta xác định: “Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; đến 2017, Nghị quyết Trung ương 5, Khóa XII, Đảng ta xác định “Doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan
trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội”.
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Của Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (Scic)
- Đánh Giá Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Ở Việt Nam Giai Đoạn 1995-2020
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Hoàn Thiện Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Ở Việt Nam
- Nhiệm Vụ Hoàn Thiện Mô Hình Chủ Sở Hữu Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Đến 2030
- Phương Án 3: Mô Hình Hỗn Hợp (Vừa Tập Trung, Vừa Phân Tán): Mô Hình Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp (Tập Trung) Và Mô Hình Chủ Sở
- Sơ Đồ Mô Hình Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước (Ủy Ban) Giai Đoạn 1
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Về phạm vi hoạt động: DNCVNN, đặc biệt là DNNN giảm dần về phạm vi, lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế nhưng vấn giữ được vai trò then chốt: Từ chỗ với số lượng lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực với phạm vi rộng của nền kinh tế, DNNN dần dần tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị p.hần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu. Đến năm 2012, Đảng ta xác định DNNN chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Đến 2017, Đảng ta xác định: “Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư”.
Về tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn nhà nước: Nghị quyết 12NQ/TW nêu rõ quan điểm tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN, DNCVNN theo hướng “kiên quyết cổ phần hoá, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; đồng thời xử lý triệt để, bao gồm cả việc cho phá sản các doanh nghiệp nhà nước yếu kém”. DNCVNN, DNNN với hình thức đa sở hữu (cổ phần) là chủ yếu.
Về tiêu chí đánh giá hiệu quả DNCVNN, DNNN: Quan điểm của Đảng thống nhất lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng. Nghị quyết TW 3, khóa IX (2001) xác định “đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó, lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích”. Đến Nghị quyết 12-NQ/TW (2017) đã xác định
tiêu chí đánh giá DNNN rất rõ ràng “Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu; tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật”.
Về mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: Mô hình chủ sở hữu nhà nước qua các thời kỳ có sự thay đổi: Hội nghị TW 3, khóa IX (2001) xác định“Phân biệt rõ chức năng của cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu của nhà nước với chức năng điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Giao quyền quyết định nhiều hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp; Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước”. Năm 2012, Kết luận 50-KL/TW xác định “ thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt, tập trung soát xét, điều chỉnh sự phân cấp, phân công giữa Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước cấp trên của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên mà không trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”; Đến Hội nghị TW 5, khóa XII (năm 2017), Đảng ta xác định “Tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước”. Như vậy, mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN là một thực thể động, đã được điều chỉnh qua từng thời kỳ phù hợp yêu cầu tình hình và sẽ còn phải tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp sự thay đổi của tình hình qua thời gian.
Về thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp: Nghị quyết Hội nghị TW 3, khóa IX đã phân định chức năng quản lý nhà nước và thực hiện chức năng chủ sở hữu “Kiên quyết chấm dứt tình trạng cơ quan hành
chính nhà nước can thiệp trực tiếp, cụ thể vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tế của Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2012, Kết luận 50-KL/TW, Đảng ta chỉ đạo rõ hơn:“hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Đến Hội nghị TW5, khóa XII, năm 2017 Đảng ta xác định rõ 3 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện của chủ sở hữu nhà nước “thành lập một cơ quan chuyên trách của Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN theo hướng: (1) Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN, cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; (2) Phê duyệt và giám sát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành; (3) Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác tổ chức - cán bộ tại doanh nghiệp”.
Nghị quyết 12-NQ/TW (2017) của Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định một số vấn đề trọng tâm của DNNN từ năm 2017 đến năm 2030 như: (i) DNNN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối;
(ii) DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu; (iii) DNNN giữ vị trí then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác không đầu tư; (iv) tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa theo hướng kiên quyết cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; đồng thời xử lý triệt để, bao gồm cả việc cho phá sản các doanh nghiệp nhà nước yếu kém; (v) nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra của DNNN, không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước; (vi) nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị DNNN
theo hướng hiện đại, công khai minh bạch; đào tạo, bồi dưỡng về quản trị, đạo đức để kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt của DNNN; (vii) Tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước. Khẩn trương thành lập một cơ quan chuyên trách của Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước [9];
Triển khai Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 60/2018/QH14 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong đó xác định một số điểm trọng tâm như: Khẩn trương tổng kết, hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN, bổ sung sửa đổi Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp... Ban hành văn bản phân công phân cấp việc thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN; văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tổng kết đánh giá mô hình SCIC và mối quan hệ với UBQLVNN. Ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của DNCVNN theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động. Đến năm 2020, xử lý dứt điểm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát lãng phí vốn, dự án đầu tư chậm tiến độ, hiệu quả kém, thua lỗ kéo dài, kiểm điểm tập thể cá nhân, người đứng đầu để xẩy ra sai phạm. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của DNNN, tách bạch nhiệm vụ công ích của DNNN. Hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo đúng lộ trình. Đánh giá việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ thoái vốn nhà nước, nguồn thu này chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển [111].
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, Chính phủ ban hành chương trình hành động số 73/NQ-CP (2019) của Chính phủ triển khai Nghị quyết 12-NQ/TW và Nghị quyết số 60/2018/QH14 của Quốc hội với những
điểm chính sau đây: Hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng tách bạch lĩnh vực then chốt và hoạt động công ích, xác định tỷ lệ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở mức hợp lý nhằm thu hút nhà đầu tư bên ngoài và thay đổi quản trị trong doanh nghiệp; đẩy mạnh và hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa sắp xếp, thoái vốn DNNN công khai minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể tham nhũng, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước [62].
4.2.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp có vốn nhà nước từ nay đến năm 2030
Một là, DNNN với sứ mệnh là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. DNCVNN chi phối thực hiện theo định hướng chiến lược của nhà Nhà nước và chịu sự kiểm tra giám sát của chủ sở hữu nhà nước. Tổ chức và hoạt động của DNCVNN: Hầu hết DNCVNN được tổ chức dưới dạng công ty cổ phần, đa sở hữu tuân theo các quy định của pháp luật, các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, chịu sự quản lý, điều tiết của chủ sở hữu nhà nước.
Hai là, DNNN lấy hiệu quả kinh doanh làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo cơ chế thị trường. Hoạt động của DNCVNN phải công khai minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Đối với các hoạt động công ích nhà nước thực hiện theo đơn đặt hàng hoặc tổ chức đấu thầu dịch vụ công, bình đẳng với các doanh nghiệp khác theo cơ chế thị trường.
Ba là, tập trung tiền thu từ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước, lợi nhuận để lại từ các DNCVNN để thành lập Quỹ đầu tư chiến lược phát triển quốc gia để đầu tư phát triển, và thực hiện chiến lược quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, không sử dụng cho chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.
Bốn là, xử lý dứt điểm các doanh nghiệp, dự án thua lỗ yếu kém, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước; tiếp tục thu hẹp ngành và lĩnh vực hoạt động, số lượng doanh nghiệp có vốn nhà nước tiếp tục giảm về số lượng do tiếp tục cổ phần hóa, bán vốn ở những ngành nghề nhà nước không cần nắm giữ, hầu hết doanh nghiệp có vốn nhà nước là công ty cổ phần, được niêm yết trên sàn chứng khoán, khoảng 50% DNCVNN sau cổ phần hóa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, công khai, minh bạch, quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế. Chứng khoán là kênh huy động vốn dài hạn chủ yếu cho sản xuất kinh doanh thay cho hệ thống tín dụng của ngân hàng như hiện nay.
Năm là, quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, cạnh tranh bình đằng với các doanh nghiệp và thành phần kinh tế khác, hoạt động công ích của doanh nghiệp có vốn nhà nước theo đơn đặt hàng hoặc đấu thầu dịch vụ công ích.
Sáu là, quá trình phát triển sẽ hình thành một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh trng khu vực và quốc tế ở một số ngành và lĩnh vực chiến lược mà nước ta có lợi thế.
Bẩy là, mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN tiếp tục được hoàn thiện từ Ủy ban quản lý vốn nhà nước tiếp tục được củng cố, đổi mới theo từng giai đoạn để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi thực tiễn. Đồng thời, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại các bộ, ngành, UBND các tỉnh đang quản lý vốn nhà nước tại các DNCVNN. Cùng với việc hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNCVNN và nâng cao quản trị của DNCVNN.
Tám là, hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ để tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNCVNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Nâng cao một bước quan trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực
cạnh tranh của DNCVNN. Xây dựng đội ngũ doanh nhân có tâm, có tầm, tăng cường vai trò của các tổ chức Đảng; hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát, chống tham nhũng.
Chín là, thực hiện đầy đủ quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN, nhất là trên các mặt: sứ mệnh, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh trung và ngắn hạn; đầu tư và nhân sự cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp; giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Mười là, đến năm 2030, cơ bản hoàn thành tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước: hình thành hệ thống doanh nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh quốc tế, tập trung phát triển để có một số tập đoàn, tổng công ty đạt tầm khu vực; nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng vốn nhà nước. Củng cố hình thành 3-5 tập đoàn kinh tế nhà nước lớn (có cổ phần nhà nước chi phối) nằm trong số những tập đoàn kinh tế trong khu vực; DNCVNN đóng góp từ 20-25% GDP của nền kinh tế (Bình quân giai đoạn 2011-2015 đóng góp của DNCVNN khoảng 28% GDP); mục tiêu đóng góp của DNCVNN trong cơ cấu GDP là phù hợp với các nước đang phát triển và tiến trình tái cơ cấu, đổi mới DNCVNN.
4.3. QUAN ĐIỂM VÀ NHIỆM VỤ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ĐẾN 2030
4.3.1 Quan điểm hoàn thiện mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
Việc hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN là đòi hỏi thực tiễn khách quan, quá trình hoàn thiện là liên tục để phù hợp với yêu cầu của quản lý nhà nước đối với DNCVNN. Mô hình chủ sở hữu nhà nước cần được tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn tái cơ cấu DNCVNN, hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo nguyên tắc giao quyền thì có cơ chế kiểm soát quyền lực. Khắc phục tình trạng là cấp “trung gian” như hiện nay, quyền của chủ sở hữu được thực thi kịp thời, thận trọng và hiệu quả.