117
Bảng 2.17. Thực trạng quản lý ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT
Mức độ (n=470) | Điểm trung bình | Xếp thứ bậc | ||||||||||
Yếu | Trung bình | Khá | Tốt | Rất tốt | ||||||||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |||
1.Xác định nhu cầu về đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng về số lượng và chất lượng để bố trí, phân công giảng dạy cho phù hợp. | 43 | 9,15 | 42 | 8,94 | 164 | 34,89 | 129 | 27,45 | 92 | 19,57 | 3,39 | 2 |
2. Khảo sát thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng | 40 | 8,51 | 46 | 9,79 | 146 | 31,06 | 144 | 30,64 | 94 | 20,00 | 3,44 | 1 |
3. Có kế hoạch và lộ trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực và kiến thức về giáo dục y đức cho đội ngũ giảng viên | 57 | 12,13 | 37 | 7,87 | 159 | 33,83 | 127 | 27,02 | 90 | 19,15 | 3,33 | 4 |
4. Xây dựng các biện pháp, tạo động lực cho giảng viên tham gia giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng | 54 | 11,49 | 48 | 10,21 | 132 | 28,09 | 157 | 33,40 | 79 | 16,81 | 3,34 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Các Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trường Cao Đẳng Y Tế
- Thực Trạng Lực Lượng Tham Gia Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Thực Trạng Về Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trường Cao Đẳng Y Tế
- Thực Trạng Quản Lý Kiểm Tra, Đánh Giá Giáo Dục Y Đức Cho Sv Ngành Điều Dưỡng Trình Độ Cao Đẳng Của Các Trường Cđyt
- Các Giải Pháp Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Ế
- Giải Pháp 2: Quản Lý Xây Dựng Và Triển Khai Bộ Tiêu Chí Chất Lượng Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
118
2.5.4.2. Thực trạng năng lực giáo dục y đức của đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng
Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng 2.18 cho thấy đánh giá của CBQL&GV về các năng lực cần có của GV khi tham gia giáo dục y đức cho SV điều dưỡng có mức ĐTB từ 3,31 -3,41 tương đương mức “Khá” và mức “Tốt”. Trong đó, Năng lực hiểu biết và truyền thụ kiến thức về giáo dục y đức có ĐTB 3,41 xếp thứ nhất; Năng lực phát triển nghề nghiệp bản thân có ĐTB 3,41 xếp thứ hai; Năng lực hiểu biết pháp luật và đạo đức nghề nghiệp ngành y có ĐTB 3,41 xếp thứ ba; Năng lực thực hành, chăm sóc lâm sàng tại các CSYT có ĐTB 3,38 xếp thứ tư. Điều này cho thấy, các năng lực này, GV đang sử dụng để giáo dục y đức trong các trường CĐYT hiện nay và ĐNGV rất coi trọng các năng lực này. Bởi đây là các năng lực cốt lõi để truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và thái độ về giáo dục y đức đến SV, đồng thời cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số năng lực của GV được đánh giá thấp hơn. Đồng thời, qua trao đổi với lãnh đạo các trường CĐYT cho biết, hiện các trường đang sử dụng ĐNGV chủ yếu là bác sĩ, điều dưỡng tham gia giảng dạy, họ chủ yếu sử dụng kiến thức về chuyên ngành để giảng dạy, nên khi giảng dạy còn nặng về lý thuyết và thiếu kiến thức liên quan đến văn hóa, xã hội và cộng đồng nơi làm việc ĐDV trong thực tiễn.
119
Bảng 2.18. Thực trạng đánh giá của CBQL&GV về năng lực giáo dục y đức của ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT
Mức độ ( n=470) | Điểm trung bình | Xếp thứ bậc | ||||||||||
Yếu | Trung bình | Khá | Tốt | Rất tốt | ||||||||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |||
1.Năng lực hiểu biết và truyền thụ kiến thức về giáo dục y đức | 39 | 8,30 | 55 | 11,70 | 144 | 30,64 | 136 | 28,94 | 96 | 20,43 | 3,41 | 1 |
2.Năng lực nghiên cứu khoa học và tư vấn về giáo dục y đức | 50 | 10,64 | 55 | 11,70 | 148 | 31,49 | 134 | 28,51 | 83 | 17,66 | 3,31 | 7 |
3.Năng lực phát triển và sáng tạo trong chuyên môn | 55 | 11,70 | 40 | 8,51 | 151 | 32,13 | 141 | 30,00 | 83 | 17,66 | 3,33 | 5 |
4.Năng lực hiểu biết pháp luật và đạo đức nghề nghiệp ngành y | 48 | 10,21 | 36 | 7,66 | 146 | 31,06 | 154 | 32,77 | 86 | 18,30 | 3,41 | 3 |
5.Năng lực thực hành, chăm sóc lâm sàng tại các CSYT | 44 | 9,36 | 42 | 8,94 | 157 | 33,40 | 144 | 30,64 | 83 | 17,66 | 3,38 | 4 |
6.Năng lực hiểu biết văn hóa, xã hội và cộng đồng | 58 | 12,34 | 43 | 9,15 | 133 | 28,30 | 156 | 33,19 | 80 | 17,02 | 3,33 | 6 |
7.Năng lực phát triển nghề nghiệp bản thân | 50 | 10,64 | 46 | 9,79 | 136 | 28,94 | 136 | 28,94 | 102 | 21,70 | 3,41 | 2 |
2.5.4.3. Thực trạng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về giáo dục y đức cho đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng
Dựa vào kết quả ở biểu đồ 2.3 cho thấy, nhu cầu về đạo đào tạo bồi dưỡng của ĐNGV chiếm tỷ cao như: GV mong muốn được đào tạo bồi dưỡng kiến thức về giáo dục y đức có 82,13%; GV tham gia công tác thực hành lâm sàng sau 01 năm và có nhận xét kết quả thực hành tại CSYT chiếm tỷ lệ 81,06%; GV không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về giáo dục y đức nhưng có trải nghiệm thực tiễn lâm sàng qua xác nhận thành tích của các CSYT thực hành có tỷ lệ 79,15%. Điều này cho thấy, ĐNGV đã có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng và mong muốn được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn về y đức của người điều dưỡng. Bên cạnh đó vẫn còn gần 20% ý kiến cho rằng không cần được đào tạo, bồi dưỡng. Đây là một tỷ lệ không nhỏ, các trường cần quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của ĐNGV, để họ hiểu được mục tiêu, yêu cầu y đức đối với nghề điều dưỡng.
Qua trao đổi, phỏng vấn bộ quản lý và ĐNGV cho thấy, hiện nay các trường CĐYT đều không có bộ môn riêng về giảng dạy y đức. Đội ngũ giảng dạy y đức chủ yếu là các bác sĩ, điều dưỡng ở các khoa, bộ môn chuyên ngành. Ngoài ra, việc chỉ đạo, quản lý về giáo dục y đức đều do các khoa và bộ môn chuyên ngành đảm nhiệm. Nên sự quan tâm đến việc giáo dục y đức cho sinh viên còn mờ nhạt, chưa rõ ràng trong sự phân công CBQL và GV.
Do vậy, các trường CĐYT cần có chiến lược phát triển ĐNGV, xây dựng kế hoạch và có lộ trình đào tạo bồi dưỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu về giáo dục y đức nói riêng và đào tạo NNL điều dưỡng chất lượng cao cho nhà trường nói chung.
Biểu đồ 2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng về giáo dục y đức cho ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng
các trường CĐYT
2.5.5. Thực trạng quản lý phối hợp với cơ sở y tế về giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng thông qua thực tập lâm sàng
Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng 2.19 cho thấy mức độ thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và CSYT về giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng thông qua TTLS có ĐTB từ 3,30 - 3,39 tương đương mức “Khá”. Trong đó, có kế hoạch phối hợp thực tập trong chương trình đào tạo từ năm thứ nhất đến năm thứ ba có ĐTB 3,39 tương đương mức xếp thứ nhất; Thực hiện cam kết cung ứng nhân lực giữa nhà trường và cơ sở thực tập có ĐTB 3,39 xếp thứ hai; Xây dựng quy trình quản lý đào tạo giữa nhà trường và cơ sở thực tập có ĐTB 3,34 xếp thứ ba. Xây dựng kế hoạch thực tập dựa trên nhu cầu lao động của các cơ sở thực tập và nhà trường có ĐTB 3,30 xếp thứ tư. Điều này cho thấy, đây là các nội dung quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng nghề cho SV. Bởi trong chương trình đào tạo kỹ năng nghề nói chung và chương trình đào tạo ngành điều dưỡng nói riêng, thì khối lượng kiến thức dành cho thực hành, thực tập, và kiểm tra chiếm 70% khối lượng kiến thức học toàn khóa. Qua đó cho thấy, công tác TTLS có vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng nghề của SV trong quá trình học tập.
Tuy nhiên, bệnh cạnh đó vẫn còn khoảng hơn 10% ý kiến đánh giá các nội dung này còn thấp và hạn chế, đây là một tỷ lệ không nhỏ cần sự quan tâm của các nhà trường và CSYT để công tác xây dựng và triển khai thực hiện công tác phối hợp lâm sàng đạt hiệu quả. Bởi các CSYT chưa quan tâm nhiều đến hoạt động này, họ chưa coi giáo dục y đức thông qua công tác TTLS cho SV ngành điều dưỡng là một nhiệm vụ chính trị của đơn vị, dẫn đến sự chỉ đạo, phối hợp với các khoa và nhà trường còn mờ nhạt, hiệu quả chưa cao. Đồng thời, thực tiễn hiện nay đối với chiến lược tự chủ của các trường CĐYT thì bài toán phối hợp, liên kết các nguồn lực đối với các cơ sở ngoài nhà trường chính là sự chia sẻ đầu tư và hợp tác nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế. Do vậy, các trường cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với CSYT để công tác TTLS cho SV nói chung và thực hành y đức cho SV điều dưỡng nói riêng đạt hiệu quả.
123
Bảng 2.19. Thực trạng quản lý phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở y tế trong giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng thông qua TTLS
Mức độ ( n = 470) | Điểm trung bình | Xếp thứ bậc | ||||||||||
Yếu | Trung bình | Khá | Tốt | Rất tốt | ||||||||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |||
1.Có kế hoạch phối hợp thực tập trong chương trình đào tạo từ năm nhất đến năm ba | 53 | 11,28 | 43 | 9,15 | 135 | 28,72 | 144 | 30,64 | 95 | 20,21 | 3,39 | 1 |
2.Xây dựng kế hoạch thực tập dựa trên nhu cầu lao động của các cơ sở thực tập và nhà trường | 59 | 12,55 | 48 | 10,21 | 142 | 30,21 | 134 | 28,51 | 87 | 18,51 | 3,30 | 4 |
3. Thực hiện cam kết cung ứng nhân lực giữa giữa nhà trường và cơ sở thực tập | 47 | 10,00 | 39 | 8,30 | 158 | 33,62 | 137 | 29,15 | 89 | 18,94 | 3,39 | 2 |
4. Xây dựng quy trình quản lý đào tạo giữa nhà trường và cơ sở thực tập | 52 | 11,06 | 43 | 9,15 | 152 | 32,34 | 139 | 29,57 | 84 | 17,87 | 3,34 | 3 |
2.5.6. Thực trạng về quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy, đánh giá của CBQL&GV quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng có ĐTB từ 3,35- 3,43 tương đương mức “Khá” và mức “ Tốt”. Trong đó, Kiểm tra, đánh giá về tính phù hợp giữa chuẩn đạo đức nghề và nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB 3,43 xếp thứ nhất; Kiểm tra, đánh giá về điều kiện thực hiện nội dung đáp ứng chuẩn đạo đức nghề nghiệp ĐDV có ĐTB 3,43 xếp thứ hai; Kiểm tra, đánh giá về năng lực giảng dạy của ĐNGV và nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng có ĐTB 3,35 xếp thứ ba và Kiểm tra, đánh giá về đáp ứng của SV về chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng với phản hồi của yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài CSYT có ĐTB 3,35 xếp thứ tư. Kết quả này cho thấy, các trường CĐYT rất coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Qua đó, giúp cho lãnh đạo các trường đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của từng nội dung, từ đó các trường có kế hoạch điều chỉnh nội dung kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh phương pháp kiểm tra, đánh giá có hiệu quả.
Bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ (gần 10%) ý kiến của CBQL&GV về đánh giá hoạt động giáo dục y đức ở mức trung bình và yếu. Điều này cho thấy, các trường cần quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá về năng lực giảng dạy của ĐNGV, kiểm tra đánh giá nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng và kiểm tra, đánh giá về đáp ứng của SV về chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng với phản hồi của yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài CSYT. Đây là các kỹ năng thiết yếu để đảm bảo nâng cao chất lượng về giáo dục y đức và rèn luyện về đạo đức nghề điều dưỡng.
Qua trao đổi, phỏng vấn và nghiên cứu hồ sơ quản lý của các trường CĐYT về QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng chủ yếu dựa trên kết quả thực hành, thực tập về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề trong chương trình đào tạo ngành điều dưỡng, chưa có kết quả kiểm tra, đánh giá riêng về nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Nguyên nhân của thực trạng này vì các nhà quản lý chưa