83
02/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) Đại học Mở bán công Tp. Hồ Chí Minh về loại hình trường công lập, để làm nhiệm vụ Giáo dục từ xa.
+ Chuyển đại học bán công Tôn Đức Thắng chuyển sang mô hình trường công tự chủ tài chính.
+ Chuyển sang loại hình tư thục như các đại học bán công Marketing; các cao đẳng bán công; Công nghệ và quản trị kinh doanh Hoa Sen [33].
Do đang trong thời kỳ chuyển đổi nên hệ thống các trường đại học cao đẳng tư thục ở nước ta hiện nay đang còn rất manh mún, số lượng các trường chưa nhiều và hầu hết là mới thành lập trong một vài năm gần đây, vì vậy công tác đào tạo, tuyển sinh, tổ chức hoạt động, quản lý tài chính, tài sản, công tác kiểm tra giám sát vẫn còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện. cho đến nay vẫn còn hai loại hình trường là tư thục và dân lập do 17 trường dân lập vẫn còn chưa thực hiện chuyển đổi.
Thực tế chủ trương của Nhà nước là dùng ngân sách để đầu tư chủ yếu cho nâng cấp một số trường cao đẳng thành trường đại học và thành lập rất ít trường đại học mới khi thật cần thiết. Đại đa số các trường đại học thành lập mới là tư thục và dân lập, phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục. Các đại học này chỉ có thể được thành lập, khi UBND các tỉnh ủng hộ về chủ trương, sẵn sàng cho thuê đất nếu chủ đầu tư có nhu cầu, xác nhận đủ các điều kiện thành lập trường.
Luật Giáo dục đã sửa đổi chỉ còn hai loại hình là đại học công lập và tư thục. Qua thực tế, các nhà đầu tư tin cậy nhiều hơn vào chủ trương phát triển bình đẳng đại học tư thục và công lập, do đó số lượng dự án thành lập trường đại học tư thục tăng mạnh. Tuy nhiên từ năm 2009 số lượng các trường đại học công lập
đã tăng nhanh, chủ
yếu do nâng cấp tư
các trường cao đẳng, nên tỷ trọng các
trường tư thục so với trường công lập bị giảm nhiều.
2.1.2.2 Thực trạng các trường trong khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục
Đại học dân lập, tư thục ở nước ta chỉ ra đời từ khi có chính sách đổi mới, chúng ta có thể khái quát một số nét về thực trạng của các đại học dân lập và tư thục như sau:
a) Về nội dung, chương trình đào tạo
Các đại học dân lập, tư thục được quyền xây dựng mục tiêu, nội dung,
chương trình đào tạo cho mình và trình Bộ GD- ĐT phê duyệt. Việc xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo các đại học dân lập, tư thục thường đi theo một trong hai cách hoặc kết hợp cả hai:
Cách thứ nhất: Dựa vào kinh nghiệm của các đại học có truyền thống trong nước, tham khảo nội dung chương trình đã có, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho
84
thích hợp với bối cảnh kinh tế xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu của người học và tiên đoán khả năng thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động.
Cách thứ hai: Dựa vào kinh nghiệm nước ngoài, thậm chí mời chuyên gia
nước ngoài giúp đỡ, phối hợp cùng xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, cá biệt có một số trường đã chủ động hợp tác với nước ngoài.
Chương trình đào tạo có quan hệ mật thiết và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của các trường, hiện nay Bộ GD-ĐT quản lý chặt chẽ chương trình đào tạo đối với các trường, tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế đào tạo theo tín chỉ vấn đề này rất khó kiểm soát, các trường nhân cơ hội đó tự ý cắt bớt nhiều nội dung chương trình nhằm giảm tối đa giờ học trên lớp của sinh viên, điều này làm cho chất lượng đào tạo giảm sút ở nhiều trường. Các kiến thức về chuyên môn được trang bị quá ít ví dụ, một chương trình cử nhân, bao gồm 125-130 tín chỉ cho tất cả các môn thì các môn chuyên ngành thực tế chỉ còn khoảng hơn 20 tín chỉ, tương đương với 4-5 môn học như vậy là quá ít để sinh viên ra trường đi làm thực sự có hiệu quả.
Hiện tại chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phù hợp với mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của từng trường đồng thời gắn với nhu cầu của người học, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Chương trình thiết kế theo hướng liên thông giữa các bậc đào tạo trong trường, được định kỳ xem xét, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và tiến bộ của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nhu cầu xã hội. Các trường đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực thị trường lao động và người học; đã chủ động liên hệ với các tổng công ty lớn, các viện nghiên cứu để đào tạo theo nhu cầu và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất.
Thực trạng đáng lo ngại là việc quy định mục tiêu chung và chương trình khung chưa đảm bảo được tính hệ thống của chương trình và trình độ đào tạo. Khả năng chuyển đổi, công nhận tương đương chương trình còn hạn chế. Tức là khả năng chỉ dẫn hệ thống còn thấp. Trong quản lý danh mục ngành đào tạo, để
tăng tính chủ đôn
g cho các trươn
g theo hươn
g chung là đao
tao
theo diên
rôn
g va
đáp ứng sự thay đổi nhanh của xã hội, Bộ GD&ĐT phân câp
cho cac
trươn
g tổ chưć
đào tạo theo chuyên ngành khi năm
băt
đươc
nhu câu
xã hôị . Bộ chỉ quản lý nhóm
ngành, ngành đào tạo va
thưc
hiên
quyên
phê duyêt
bao
cao
danh muc
cua
cac
trường hàng năm. Phương thức này không chỉ giúp Nhà nước quản lý toàn bộ các
chương trình và giao chuyên ngành đào tạo mà con tạo thuận lợi cho các trường
chủ đôn
g xây dựng chương trin
h theo chuyên ngành được giao, giảm sự trùng lắp
chương trình. Nhìn chung, sự quản lý bằng chương trình cho thấy sự thay đổi tư duy rất tích cực trong quản lý GDĐH-CĐ mặc dù còn chưa như mong đợi.
85
b) Về đội ngũ cán bộ giảng dạy
Đội ngũ giáo viên Trường tư thục được tuyển lựa từ các trường công lập, từ các học sinh sinh viên mới ra trường và những nười đã về hưu nhưng có kinh nghiệm giảng dạy. Hầu hết giáo viên làm việc ở đại học dân lập, tư thục đều theo phương thức hợp đồng giảng dạy, hưởng lương theo khối lượng giờ giảng, giáo viên cơ hữu chiếm một tỷ trọng rất ít, hiện tại lực lượng giáo viên trong các trường tư thục rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. qua kiểm tra Bảng lương và danh sách trích ngang của giảng viên cơ hữu của một số trường cho thấy: số lượng giảng viên cơ hữu của nhiều trường thấp hơn so với số liệu Báo cáo.
Bảng 2.7 Giảng viên các trường đại học, cao đẳng
Tổng số giảng viên (người) | Trong đó (người) | ||
Công lập | Ngoài công lập | ||
2000-2001 | 32.205 | 27.689 | 4.516 |
2001-2002 | 35.938 | 31.419 | 4.519 |
2002-2003 | 38.608 | 33.347 | 5.216 |
2003-2004 | 39.985 | 34.914 | 5.071 |
2004-2005 | 47.646 | 39.993 | 7.653 |
2005-2006 | 48.579 | 41.915 | 6.664 |
2006-2007 | 53.518 | 45.800 | 7.718 |
2007-2008 | 56.120 | 51.287 | 4.833 |
2008-2009 | 61.190 | 54.904 | 6.286 |
2009-2010 | 70.558 | 60.211 | 10.347 |
2010-2011 | 74.573 | 63.329 | 11.244 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Trong Vai Trò Quản Lý Nhà Nước Đối Với Khu Vực Giáo Dục Đại Học Cao Đẳng Tư Thục Tại Việt Nam
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Khu Vực Giáo Dục Đại Học Cao Đẳng Tư Thục Ở Việt Nam
- Hoàn Cảnh Ra Đời Của Các Trường Đh-Cđ Ngoài Công Lập Và Tư Thục Ở
- Cơ Cấu Tổ Chức Trường Đh Tư Thục Tại Việt Nam
- Cơ Cấu Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Ngoài Công Lập
- Số Lượng Và Phân Loại Sinh Viên Cao Đẳng Theo Loại Hình 2001-2011
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hình 2.4 Tổng số giảng viên giai đoạn 2000-2011
86
Bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ giảng viên của các trường ĐH-CĐ ngoài công lập chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các trường công lập, cụ thể năm 2000-2001 số giảng viên các trường công lập là 86% còn các trường ngoài công lập là 14%, tương ứng đến năm 2010-2011 là 84,95% và 15,05%, điều này phản ánh hiện tại lực lượng giáo viên tại các cơ sở tư thục rất mỏng nhưng lại phải đảm trách một số lượng sinh viên rất lớn dẫn đến chất lượng của các trường tư thục chưa cao. Đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ cũng thấp so với đề án xin mở ngành đào tạo, đặc biệt là những trường có mở các chuyên ngành đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật thì số giảng viên có chuyên môn kỹ thuật càng ít. Nói cách khác họ làm việc ở trường công là chính, ngoài khối lượng công việc ở trường công họ hợp đồng giảng dạy ở các đại học cao đẳng dân lập, tư thục. Đội ngũ giáo viên và nhân viên làm toàn thời gian ở các đại học dân lập, tư thục chiếm tỷ lệ rất thấp so với các trường ĐH-CĐ công lập.
Bảng 2.8 Trình độ giảng viên của một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập năm học 2011 - 2012
TT Tên trường ĐH, CĐ, NCL
Tổng số giảng viên
Trong đó
Đại
Thỉnh
(người)
TS ThS
học
giảng
1. Đại học Tư thục Thăng Long
2. Đại học dân lập Phương Đông
3. Đại học dân lập Đông Đô
167 33 83 51 148
149 3 72 74
142 52 48 42 253
4. Đại học kinh doanh-công nghệ 504 78 160 266 526
5. Đại học dân lập Hải Phòng
6. Đại học tư thục FPT
7. Đại học dân lập Phú Xuân
8. Đại học dân lập Duy Tân
9. Đại học tư thục Nguyễn Trãi
222 6 139 77 293
273 19 142 112 308
110 4 44 62 0
510 62 332 116 126
69 23 16 30 65
Đại học dân lập kỹ
10.
thuật-công nghệ
152 350 100 408
Tp.HCM 602
11.Đại học dân lập Hùng Vương
12.Đại học dân lập Hồng Bàng
13.Đại học dân lập công nghệ Sài Gòn 14.Đại học tư thục Nguyễn Tất Thành 15.Đại học dân lập Bình Dương 16.Đại học dân lập Lạc Hồng
17.Đại học dân lập Cửu Long
18.Đại học tư thục Tây Đô
19.Đại học tư thục Võ Trường Toản 20.Đại học tư thục KTCN Long An 21.Đại học tư thục Tân Tạo
22.CĐ Bách khoa Đà Nẵng
23.CĐ tư thục Phương Đông Đà Nẵng 24.CĐ tư thục Phương Đông Quảng Nam 25.CĐ tư thục Viễn Đông
244 89 93 62 387
301 107 37 157 0
149 9 79 61 370
966 117 300 549 1.357
346 66 95 185 0
335 48 80 207 595
274 8 68 198 234
181 10 105 66 220
172 16 74 82 90
129 31 34 64 80
27 22 5 0 1
134 2 29 103 95
209 1 29 179 221
72 0 3 69 0
190 13 38 139 0
87
6.CĐ tư thục Kinh tế công nghệ TP. HCM | 189 | 36 | 72 | 81 | 687 | |
2 | 7.CĐ tư thục Kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân | 145 | 48 | 9 | 88 | 0 |
2 | 8.CĐ tư thục Công kỹ nghệ Đông Á | 147 | 41 | 51 | 55 | 31 |
2 | 9.CĐ Bách khoa Đà Nẵng | 134 | 2 | 29 | 103 | 95 |
Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo
Qua bảng số liệu bảng 2.8 cho thấy giảng viên có trình độ sau đại học của các trường đại học cao đẳng ngoài công lập chiếm tỷ lệ tương đối cao, tuy nhiên những đối tượng giảng viên này hầu hết là là thỉnh giảng và những người làm việc ở các trường công lập đã nghỉ hưu, do vậy đội ngũ giáo viên thuộc các trường ngoài công lập thiếu ổn định và thiếu tính bền vững, đây là vấn đề mà các trường này cần phải giải quyết trong thời gian tới.
c) Về ngành nghề đào tạo
Phổ biến ở các trường đều chọn những ngành nghề đào tạo không đòi hỏi đầu tư trang thiết bị nhiều và nhu cầu người học vào đông như tin học, ngoại ngữ, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật… đặc điểm này cũng chung với các nước trong khu vực khi hình thành khu vực đại học dân lập, tư thục. Cá biệt trong tình hình hiện nay đã có một số trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã mạnh dạn đầu tư vào
những ngành kỹ học…
thuật công nghệ như công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh
Phần lớn các trường đều mở các ngành có nhu cầu cao của xã hội và người học, không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị, đồng thời với ngành nghề ấy, người học có nhiều cơ hội để tìm được việc làm. Theo dự thảo báo cáo tình hình hoạt động của các trường ĐHDL từ 1994-1997 của Bộ GD & ĐT thì sinh viên nhóm ngành kinh tế (quản trị kinh doanh, tài chính tiền tệ, kế toán) chiếm 42%. Sinh viên ngành ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh, một ít tiếng Pháp, Hàn quốc, Nhật bản) chiếm 17%. Sinh viên các ngành khác như điện tử, công nghệ môi trường, xây dựng, kiến trúc, toán ứng dụng… chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn 25%. [22]
Thứ hai, trong cơ cấu
nhân lực qua đào tạo
theo ngành nghề thì nhân lực
được đào tạo các ngành kỹ thưật - công nghệ, nông lâm ngư còn ít và chiếm tỷ trọng rất thấp, trong khi đó tỷ trọng các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ… lại quá cao. Vì vậy có hiện tượng thiếu kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề các ngành cơ khí, cơ điện tử, kỹ thuật điện, hóa chất… khi các khu công nghiệp mới phát triển ngày càng nhiều.
Bảng 2.9 Thống kê ngành nghề đào tạo từ 1998 đến 2008
Khối ngành | Số trường đào tạo | ||||
Đại học | Cao đẳng | Tổng cộng | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Nhóm ngành kĩ thuật – công nghệ | 151 | 350 | 501 | 35,11 |
2 | Nhóm ngành Kinh tế - QTKD | 135 | 199 | 334 | 23,41 |
88
Nhóm ngành Sư phạm | 137 | 141 | 278 | 19,48 | |
4 | Nhóm ngành Khoa học xã hội | 77 | 91 | 168 | 11,77 |
5 | Nhóm ngành Nông lâm nghiệp | 26 | 48 | 74 | 5,19 |
6 | Nhóm ngành khoa học sức khỏe | 15 | 28 | 43 | 3,13 |
7 | Nhóm ngành Văn hóa nghệ thuật | 9 | 20 | 29 | 2,03 |
Tổng cộng | 550 | 877 | 1427 | 100,00 |
Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo
Còn đối với các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đại học ngoài công lập các nhóm ngành các trường tập trung chủ yếu vào nhóm ngành kỹ thuật cơ khí điện điện tử, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh và kế toán kiểm toán còn đối với những nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp, sinh học và công nghệ sinh học, chế biến nông sản và thực phẩm, môi trường thì số trường đào tạo rất khiêm tốn. Cụ thể số các nhóm ngành do các trường đăng ký đào tạo như sau:
Bảng 2.10 Thống kê nhóm ngành nghề đào tạo năm 2011-2012
Khối ngành | Số trường đào tạo | ||||
Đại học | Cao đẳng | Tổng cộng | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Nhóm ngành kĩ thuật cơ khí- điện- điện tử | 41 | 24 | 65 | 12,45 |
2 | Nhóm ngành sinh học-công nghệ SH | 8 | 5 | 13 | 2,49 |
3 | Nhóm ngành môi trường | 9 | 4 | 13 | 2,49 |
4 | Nhóm ngành chế biến nông sản-thực phẩm | 8 | 4 | 12 | 2,29 |
5 | Nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp | 6 | 1 | 7 | 1,34 |
6 | Nhóm ngành xây dựng | 27 | 11 | 38 | 7,27 |
7 | Nhóm ngành công nghệ thông tin | 51 | 27 | 78 | 14,94 |
8 | Nhóm ngành quản trị kinh doanh | 54 | 28 | 82 | 15,70 |
9 | Nhóm nhành kế toán-kiểm toán | 41 | 24 | 65 | 12,45 |
10 | Nhóm ngành Tài chính-ngân hàng | 25 | 20 | 35 | 6,70 |
11 | Nhóm ngành Luật | 0 | 0 | 0 | 0 |
12 | Nhóm ngành du lịch-khách sạn-nhà hàng | 25 | 12 | 37 | 7,08 |
14 | Nhóm ngành KHXH và nhân văn | 30 | 8 | 38 | 7,27 |
15 | Nhóm ngành kiến trúc-mỹ thuật | 23 | 6 | 29 | 5,55 |
Tổng cộng | 348 | 174 | 522 | 100,00 |
Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo
89
Hình 2.5 Thống kê nhóm ngành nghề đào tạo
a) Về cơ sở vật chất
Nhà cửa các cơ sở đào tạo ĐH-CĐ tư thục, dân lập chủ yếu là thuê mượn, nhất là các trường đóng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn về đất đai, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghèo nàn, lạc hậu. Không đáp ứng được yêu cầu thí nghiệm thực hành của trình độ đào tạo. Một số trường đã được phép
tuyển sinh và đào tạo các ngành kỹ thuật, công nghệ nhưng chưa có phòng thí
nghiệm, chưa có hợp đồng thuê mướn để thực hiện các bài thí nghiệm theo
chương trình đào tạo, thư viện của các trường đều chất hẹp về diện tích, số
lượng đầu sách, số bản ít chưa đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ giảng viên và sinh viên, nhiều trường chưa triển khai thư viện điện tử.
Thứ hai: Thiếu nhà xưởng thiết bị phục vụ đào tạo. Đây là vấn đề đặc biệt gay cấn đối với các đại học cao đẳng dân lập hoặc tư thục. Thiếu nhà xưởng không phải là vấn đề khó khăn lắm đối với các lớp dạy nghề tư nhân vì họ có thể sử dụng ngay nơi ở của họ để mở lớp học. Còn các trường dân lập và tư thục thì khó khăn hơn rất nhiều. Các trường công mặc dù cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy học tập còn nghèo nàn, lạc hậu nhưng trải qua mấy thập kỷ Nhà nước đã đầu tư nên dù sao phòng học, nhà xưởng cũng đã được hình thành đảm bảo điều kiện cần thiết nhất cho quá trình học tập và giảng dạy diễn ra còn đối các trường ĐH-CĐ ngoài công lập vấn đề này phải đầu tư bằng 100% nguồn vốn tự có của mình.
Thứ ba: Thiếu vốn là một khó khăn quan trọng trong buổi đầu thành lập cơ sở đào tạo dân lập, tư thục. Thiếu vốn trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong tình trạng giá đất ở Việt Nam rất đắt vì dân số đông và quỹ đất ở các thành phố, thị xã lại rất hạn hẹp ( khoảng 3% tổng diện tích đất tự nhiên ). Việt Nam lại chưa quy
90
định cụ thể việc thuê sử dụng đất để xây dựng trường, sở một cách lâu dài. Mặt khác vốn đầu tư vào GD-ĐT thời gian thu hồi vốn chậm, lãi suất thấp hoặc không có so với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nên các trường dân lập và tư thục khó có thể kêu gọi vốn đầu tư dưới các hình thức cổ đông. Do mới thành lập nên
cơ sở vật chất các trường đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện, nhiều
trường cơ sở đều phải đi thuê mướn của các cơ sở đào tạo khác, do đó tính chủ động trong đầu tư xây dựng là rất kém, hơn nữa do thuê mướn nên các cơ sở đào tạo này rất nghèo nàn và thiếu tính bền vững. Hoạt động của Nhà trường theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn. Quản lý tài chính được thực hiện theo quy chế quản lý tài chính do Hội đồng quản trị ban hành, quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và các văn bản có liên quan. Toàn bộ tài sản của trường thuộc sở hữu của các nhà đầu tư, được nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật. Tổng thu nhập sau khi trừ các khoản chí phí cần thiết cho hoạt động hợp pháp của trường, số còn lại được sử dụng như sau: Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước (nếu có), trích lập các quỹ đầu tư phát triển trường và các quỹ khác theo nghị quyết của Hội đồng quảm trị, thu nhập còn lại được phân chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp. Đối với các trường ngoài công lập hầu hết các trường cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn, chủ yếu các trường còn đi thuê, số liệu được phản ánh qua bảng 2.11.
Bảng 2.11 Diện tích thuê, mượn của một số trường đại học dân lập và tư
Trường | Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 |
Trường Đại học Thăng Long | |||||
Diện tích đang sử đụng (m2) | 3.250 | 3.250 | 3.250 | 3.250 | 3.250 |
Trong đó Diện tích thuê mướn (m2) | 3.250 | 3.250 | 3.250 | 3.250 | 3.250 |
Trường Đại học Hồng Bàng | |||||
Diện tích đang sử đụng (m2) | 16.900 | 20.900 | 28.900 | 31.500 | 35.100 |
Trong đó diện tích thuê mướn (m2) | 11.900 | 11.900 | 14.900 | 17.500 | 21.100 |
Trường Đại học Lạc Hồng | |||||
Diện tích đang sử đụng (m2) | 9.536 | 6.536 | 14.036 | 14.036 | 25.036 |
Trong đó diện tích thuê mướn (m2) | 9.536 | 6.530 | 14.036 | 14.034 | 25.032 |
thục
Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo Do hầu hết các trường vẫn còn phải đi thuê, mượn cơ sở trụ sở hoặc lớp
học. Cho đến nay, Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Hùng Vương hầu như toàn bộ nhà cửa, phòng ốc, hội trường và cơ sở vật chất khác đều phải đi thuê. Trường Đại học Thăng Long sau gần 20 năm thành lập và đi vào hoạt động vẫn trong điều kiện hết sức chật chội và năm 2007 mới bắt đầu xây dựng được trụ sở nhưng còn hết sức khiêm tốn. Trường Đại học Duy Tân, Hồng Bàng, Công