Đối Các Ubnd Các Tỉnh, Thành Phố, Các Bộ Ngành Có Liên Quan

171


nguồn thu như đã phân tích ở trên, các trường phải tìm cách tăng cường thu nhập bằng việc liên kết chặt chẽ với các tổng công ty, các doanh nghiệp để những đơn vị này tài trợ cho trường, có như vậy thì trường đại học cao đẳng tư thục mới thoát khỏi cơ chế hoạt động vì lợi nhuận mà từ đó nâng cao được chất lượng đào tạo.

Giải pháp thứ hai là để tăng nguồn thu, các trường tư thục phải xây dựng mức khung học phí cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với từng ngành nghề đào tạo, có cơ chế thu linh hoạt như thu theo tín chỉ, thu theo học kỳ để giảm bớt gánh nặng cho những người có thu nhập thấp.

Giải pháp thứ ba là cần tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi, vì đây là nguồn có thể huy động được nhiều đề thực hiện tái đầu tư nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong trường.

Trong sử dụng nguồn thu cần triệt để giành cho chi phí có liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo, đi sâu vào chi phí thực hiện tái đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn kinh phí. Không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhằm tránh hiện tượng hao mòn vô hình của các tài sản sử dụng.

Đối với tài sản, nếu đây là tài sản thuộc phần vốn góp của các nhà đầu tư và tài sản tăng thêm trong quá trình hoạt động thì phải được chia lãi theo một tỷ lệ hợp lý nhằm khuyến khích các nhà đầu tư. Nếu tài sản của trường đại học tư thục là phần vốn góp của các tổ chức xã hội từ thiện thì khuyến khích các tổ chức này không sử dụng lợi nhận có được. Do vậy trong bản thân mỗi trường tư thục cũng cần làm rõ cơ chế lợi nhuận và phi lợi nhuận cho các tổ chức, cá nhân góp vốn đầu tư.

Tình hình hiện nay tài sản đầu tư của các trường tư thục thường rất khiên tốn, để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất trong đào tạo, Nhà nước cần quy định cụ thể về mức vốn điều lệ cho một trường đại học cao hơn nữa, có tính đến ngành nghề đào tạo và hệ số lạm phát của nền kinh tế để có sự thay đổi cho phù hợp. Hiện tại với mức vốn là 50 tỷ VND cho một trường đại học là tương đối khiêm tốn, vì nến các trường có mở những ngành như công nghệ vật liệu mới, ngành y khoa, ngành kỹ thuật nói chung thì khoản vốn này sẽ không đủ đầu tư để phục vụ cho quá trình đào tạo, do vậy cần quy định lại mức vốn điều lệ ban đầu khi thành lập trường.

Việc tạo điều kiện về quỹ đất, về nghĩa vụ nộp ngân sách cũng là vấn đề cần quan tâm và nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa để các trường có đủ quỹ đất trong đầu tư, nên giao quỹ đất sạch cho trường tránh tình trạng giao đất sau đó để nhà trường tự tiến hành thương thảo đền bù giải tỏa dẫn đến công tác đền bù

172

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.


giải phóng mặt bằng của một số trường gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi cho những trường tư thục hoạt động phi lơi nhuận, đảm bảo cho các loại hình trường này hoạt động có hiệu quả. Để lành mạnh hóa hoạt động của các trường cần thực hiện ba công khai theo Thônh tư số 09/2009/TT-BGDĐT.

Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam - 23

Một vấn đề hiện nay được các trường đại học cao đẳng tư thục đang rất quan tâm, đó là việc định giá tài sản khi chuyển đổi mô hình từ dân lập sang tư thục. Bộ GD&ĐT cần có văn bản hướng dẫn định giá tài sản trước, trong và sau quá trình chuyển đổi, trong đó đặc biệt chú ý đến việc định giá tài sản vô hình. Theo chúng tôi vấn đề này cần có cơ quan chuyên trách để việc thẩm định minh bạch và chính xác các giá trị tài sản và quyền sở hữu tài sản trước khi chuyển đổi mô hình.

Hoàn thiên chính sách tài chính là biện pháp bao quát và quan trọng. Về tổng

thể, cần hướng tới việc huy động được tối đa các nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Đây là biện pháp tất yếu và khách quan để giải quyết bài toán đại chúng hóa GDĐH-CĐ trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nó không chỉ nhằm bảo đảm tự chủ tài chính cho trường ngoaì công lập mà còn cho cả các trường công lập. Đổi mới chính sách tài chính cần tập trung vào các mặt dưới đây:

Thnht, đa dạng hóa thu nhập từ các nguồn thu, các chương trình chia sẻ chi phí khác như thu học phí, cho sinh viên vay, quyên góp và tặng cho của doanh nghiệp hay cực sinh viên v.v.... Áp dụng chính sách tích cực này giúp giải quyết bài toán kép, một là, giảm sự lệ thuộc của trường đại học cao đẳng tư thục vào một nhà tài trợ (nếu có); hai là, có đủ kinh phí hoạt động cho nhà trường.

Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích sự đóng góp, tặng cho của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hay tổ chức từ thiện cho trường đại học cao đẳng tư thục. Sự khuyến khích có thể được thực hiện qua các quy định về miễn giảm hay khấu trừ thuế v.v...

Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục Việt Nam qua Bảng 3.5, Mục 4, cho thấy tầm nhìn về việc mở rộng các nguồn thu ngoài NSNN với hơn 90% ý kiến (M=3,02) nhất trí (tăng và tăng đáng kể) mặc dù có ít ý kiến (9%) do dự về khả năng chia sẻ tài chính.

Thhai, khuyến khích sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục ngoài nhà nước. Điều này không chỉ để thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục mà còn giúp đa dạng nguồn lực. Sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ GDĐH-CĐ sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh, làm giảm chi phí đơn vị và nâng cao chất lượng giáo dục.

173


Thba, cần phân biệt rõ giữa loại trương vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận

trong ban hành và thực thi chính sách liên quan đến tài chính thay vì chỉ phân biêt

theo hình thức sở hưu như hiện nay. Đồng thơì , phải hạn chế sự phân tầng chất

lượng đào tạo khi thực thi việc trao quyền tự chủ tài chính và ngươi thể tiếp cận tầng có chất lượng cao hơn.

ngheo

khó co

Thtư, tạo thuận lợi để các trường, nhất là các trường tư thuc, quyết định

linh hoạt các vấn đề tài chính. Việc không làm chủ nguồn lực và quá trình làm cho các trường đại học khó thực hiện việc cải thiện chất lượng và hiệu quả. Các trường cần được trao quyền sử dụng ngân sách linh hoạt đối với hầu hết các tiêu chí chi tiêu. Nhất là tự đa dạng nguồn thu nhập và sử dụng có hiệu quả nguồn lực. Nhà nước để các trường thực hiện quyền tái phân bổ nguồn lực bên trong, cân đối các nguồn tài chính. Được thỏa thuận về lương, tiền công, thưởng, các khoản chi cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. Được quyết định các khoản chi cho thông tin, quan hệ công chúng, hợp tác quốc tế, cả việc chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên v.v… Nhất là phát triển nguồn thu nhập phù hợp.

Thnăm, với tư cách là chủ thể QLNN, Nhà nước cần thực hiện hỗ trợ tài chính (ngoài các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên) thống nhất và bình đẳng đối với mọi loại hình trường đại học cao đẳng. Các hỗ trợ tối thiểu cần có là cho sinh viên vay, cấp học bổng cho sinh viên và cho cán bộ đi tu nghiệp, tài trợ khuyến khích đối với các hoạt động góp phần cải thiện chất lượng đào tạo và nghiên cứu, tài trợ nghiên cứu cơ bản, miễn giảm thuế, ưu tiên trong quy hoạch đất xây trường v.v...

Việc giảm bớt quản lý tài chính tập trung, trao quyền tự chủ tài sản đầy đủ

hơn sẽ giúp các trường có thể tìm ra cách thưc tài trợ và thu nhập mới, mở ra các

khả năng sử dụng các nguồn tài trợ cả công và tư. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là việc tạo thu nhập không ảnh hưởng xấu đến sự tự chủ học thuật và phải đảm bảo những lợi ích tích cực.

3.2.5. Tăng cươn

g công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoat

đôn

g cua

khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục

3.2.5.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước về giáo dục. Tuy nhiên cần phải phân cấp rõ ràng từng lĩnh vực quản lý các trường tư thục cụ thể:

Bộ cần phải quản lý cái gì, những vần đề gì. Theo quyết định 61/2009/QĐ- TTg thì quy chế có quy định nhưng chỉ mang tính chung nhất, chưa có quy định về quản lý vấn đề gì. Bộ GD&ĐT nên có văn bản hướng dẫn cụ thể trong khâu quản

174


lý nhà nước, phân chia theo ngành nghề đào tạo, theo vùng lãnh thổ để dễ kiểm tra giám sát. Nhà nước cần giao quyền mạnh hơn nữa cho các địa phương trong quản lý hoạt động của các trường đại học cao đẳng tư thục.

Xây dựng và hệ thống hóa trong khâu quản lý các trường đại học cao đẳng tư thục, cùng với hiệp hội các trường đại học cao đẳng ngoài công lập, cần xây dựng mô hình quản lý trong toàn hệ thống, nhằm đảm bảo cho hệ thống vận hành một cách có hiệu quả. Giúp cho cơ quan nhà nước kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các trường đồng thời các trường cũng được chủ động hơn nữa trong hoạt động.

Để công việc quản lý ở các trường thường xuyên và có hiệu quả, Bộ

GD&ĐT cần phối hợp với chính quyền địa phương, phân quyền cho các địa phương mà cụ thể là sở giáo dục và đào tạo các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra giám sát hoạt động của các trường tư thục như: Kiểm tra thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, các báo cáo tài chính, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, tình hình các trường xây dựng và thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ; Tình hình thực hiện chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ.

Cần khuyến khích trong thời gian tới phát triển mạnh các trường cao đẳng nghề tư thục, trường trung cấp chuyên nghiệp, đẩy mạnh phát triển các trường đại học công nghệ tư thục, để quản lý tốt các loại hình trường này thì cần phải có

sự phối hợp thống nhất giữa Bộ

GD&ĐT, Bộ

LĐTB&XH với UBND các tỉnh

thành phố

trực thuộc trung

ương. Đồng thời trong quá trình quản lý cần phải

thống nhất và phân định rõ trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát, kiểm tra các trường đại học cao đẳng tư thục. Bộ cần chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định dự án đầu tư thành lập trường và quy chế hoạt động, đồng thời Bộ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thẩm định giúp Chính phủ ra Quyết định thành lập trường. Hoàn thiện hành lang pháp lý cần thiết để một trường đại học khi được thành lập phải đảm bảo các điều kiện cần thiết khác mới được cấp phép hoạt động giáo dục. Bộ GD&ĐT cần kiểm tra giám sát quy trình điền kiện thủ tục thành lập các trường đại học cao đẳng, đặc biệt là những trường tư thục. Đây là vấn đề cần trú trọng đầu tư đổi mới ở lĩnh vực này, bởi vì để hệ thống các trường tư thục phát triển lành mạnh và đúng hướng, thì cần phải có giải pháp thay đổi sâu sắc và toàn diện cụ thể:

- Trường đại học tư thục chịu sự kiểm tra thanh tra của các cơ quan nhà nước như Bộ giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố nơi trường trú đóng về các vấn đề tuyển sinh, đào tạo, tài chính và các vấn đề có liên quan đến hoạt động của nhà trường tuy nhiên nếu chỉ có hai cơ quan này thưc hiện công

175


tác thanh tra kiểm tra giám sát tất cả các hoạt động của các trường thì sẽ không thể hết được, cần phân và giao quyền cho các Bộ phận trực thuộc cụ thể như Bộ GD&ĐT có thể phân quyền giao cho Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh thành phố, các tổ chức trung gian kiểm tra đánh giá một phần trong lĩnh vực đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, nghiên cứu khoa học….

- Thực hiện công việc kiểm tra chéo giữa các trường với nhau, đây cũng là một hình thực hiện vừa kiểm tra giám sát vừa học hỏi lẫn nhau của các trường, giúp các trường ngày càng hoàn thiện hơn trong các khâu từ tổ chức, đào tạo, tài chính….

- Thực hiện quá trình kiểm tra giám sát của xã hội, của người dân điều này biểu hiện là các trường đại học cao đẳng tư thục khi đào tạo ra những sản phẩm có được xã hội chấp nhận hay không.

- Cuối cùng là sự kiểm tra giám sát của người học, đây cũng là một trong những khâu quan trọng bởi vì nếu cơ sở đào tạo thực hiện không đạt chuẩn, cắt xén giờ giấc, không thực hiện đúng theo chương trình đào tạo đã công khai thì người học có quyền khiếu nại thậm trí là kiện các cơ sở đào tạo không đạt chuẩn.

Hoạt động kiểm tra, giám sát cần được thực hiện trong tiến trình QLNN. Bên

cạnh việc đan

h giá công tác tổ chưc

thưc

hiên

cac

quy đin

h, phat

hiên

và chân

chinh

kịp thời những sai pham

và thiêu

sot́ , cac

cơ quan kiêm

soat

cân

quan tâm đên

khiá

can

h tư vấn, hươn

g dẫn cho các trươn

g đại hoc

cao đẳng. Việc vận dụng cac

phương

thưc

đánh giá tiên tiến vao

quá trin

h xem xét kêt

quả và hiêu

quả hoạt động cuả

trươn

g đại hoc

là rất cần thiết vì nó làm tăng tính khách quan và sự chuẩn xác khi đưa

ra cac

kêt

luân

hay khuyên

nghi.

Trong hệ thôn

g tự chu,

viêc

xử lý cac

vi pham

đung

mưc

và nghiêm minh là cân

thiêt

vì nó giup

ngăn chăn

sự “lây lan” sai pham

. Nha

nươc

cũng cần đảm bảo là một trươn

g có thể dự đoan

đươc

trac

h nhiêm

phap

lý của

mình chứ không phải chỉ trông chờ vào “may rủi” trách nhiệm trong sai phạm.

Cơ quan quản lý cần vận dụng và sử dụng các tiêu chí chủ yếu để đánh giá:

Các tiêu chí cơ bản như: cơ cấu tổ chức hoạt động, kế hoạch tuyển sinh đào tạo, quản lý kiểm định chất lượng, quản lý tài chính tài sản… phần nào đã được phản ánh tại quyết định 61/2009/QĐ-TTg. Các tiêu chí này đã đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành phương thức, cơ chế kiểm tra giám sát của nhà nước nhằm định hướng phát triển các trường đại học tư thục. Cần chú trọng đến các lĩnh vực cụ thể:

- Chức năng của nhà nước trong việc thực hiện giám sát và điều chỉnh là giúp cho trường tự quản lý về mặt chuyên môn, về công tác nhân sự của HĐQT, chủ tịch HĐQT. Hiệu trưởng các trường tư thục đều mong muốn có ít đi sự kiểm soát nhưng nhiều hơn về sự hướng dẫn. Hiện nay Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT thực hiện công tác kiểm định chất lượng các trường đại học cao đẳng nhưng có những

176


điểm chưa rõ ràng, nhiều chỉ tiêu còn chung chung. Hiện tại nhà nước chưa có sự giúp đỡ nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực quản lý của các trường đại học cao đẳng tư thục như: Các cơ quan quản lý ít khuyến khích các trường triển khai các giải pháp riêng biệt và đa dạng trong giáo dục đại học, ngược lại thường áp dụng các biện pháp sơ cứng như đối với khu vực công. Thiếu một hệ thống thông tin quản lý cấp hệ thống; các chương trình đào tạo để giúp đỡ các cán bộ quản lý cấp trường có các kỹ năng quản lý cần thiết chưa được triển khai đến khu vực tư thục; ít tạo cơ hội cho các trường đại học cao đẳng tư thục tiếp cận thông tin và học tập kinh nghiệm về cách quản lý tốt nhất ở các trường đại học trong và ngoài nước. Vấn đề này có thể giao cho một đơn vị độc lập triển khai để đảm bảo việc chuyên môn hóa.

- Ở cấp độ quốc gia nhà nước nên đưa ra giải pháp cụ thể hóa trong chương trình hành động đối với sự phát triển của đại học cao đẳng tư thục, ngoài ra cũng cần có cơ chế giám sát rõ ràng để tạo ra được sự phối hợp hoạt động của các cơ sở đào tạo với sự giám sát của các bộ ngành, địa phương. Mâu thuẫn giữa nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước với nhu cầu xã hội về học vấn đại học hiện tại chỉ dựa vào tín hiệu của thị trường lao động mang tính ngắn hạn, đã ảnh hưởng nhiều đến việc mở ngành nghề đào tạo ở các trường đại học tư thục. Về lâu dài tác động của mâu thuẫn này có thể gây ra sự mất cấn đối về cơ cấu nguồn nhân lực và có thể dẫn đến sự thiếu ổn định cho một số ngành đào tạo. Điều này đang đòi hỏi ở các cơ quan nhà nước phải có những thông tin kinh tế xã hội về thị trường lao động để dự báo và đưa ra các khuyến nghị về yêu cầu số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực để cho khu vực đại học cao đẳng tư thục đáp ứng. Các thông tin của nhà nước về nhu cầu nhân lực sẽ định hướng và giúp cho việc xác định các mục tiêu, giải pháp mang tính chiến lược.

Luật giáo dục, các văn bản dưới luật mới chỉ tạo ra khung pháp lý cho khu vực dân lập và tư thục hoạt động, chưa tạo thành những tiêu chuẩn cơ bản và cụ thể để giám sát vì các quy định còn chung chung, thiếu sự thống nhật trong việc kiểm tra giám sát, các văn bản dưới luật cũng chỉ ban hành chung chung, chưa ban hành cụ thể cơ chế kiểm tra giám sát các trường tư thục.

- Hệ thống ĐH-CĐTT hiện nay ở nước ta bị buông lỏng quản lý vĩ mô, cho nên đã có những hạn chế, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước thì thiếu thông tin của khu vực tư thục, không thể giám sát hoặc điều phối ở khu vực này. Khả năng duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực GDĐHCĐTT tùy thuộc vào phần lớn nhà nước có phát triển được những chính sách khuyến khích, cơ chế giám sát cụ thể đi kèm để khu vực này đóng góp ngày càng nhiều vào công cuộc đổi mới quản lý giáo dục hay không, việc kiểm tra cần thực hiện với các nội dung cơ bản sau:

177


Một là:

Việc thẩm định các điều kiện để mở

ngành, tuyển sinh phải tiến

hành tại cơ sở giáo dục, không thẩm định chỉ dựa vào hồ sơ.

Hai là: Tất cả các trường bắt đầu tuyển sinh thì 3 năm liên tục sau đó phải được kiểm tra và xử lý sai phạm nếu có.

Ba là: Cơ quan kiểm tra các trường chủ yếu không phải là Bộ GDĐT mà là

UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, các Sở GDĐT. Chính phủ giao cho

UBND cấp tỉnh, thành phố tham gia kiểm tra, quản lý các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn.

Bốn là: Các trường phải thực hiện “3 công khai” từ đó hàng ngàn, hàng vạn

sinh viên và gia đình, hàng trăm thầy cô giáo sẽ tự giám sát trường của mình.

Trường nào có các ngành chưa đảm bảo các điều kiện yêu cầu để được phép mở ngành thì không được phép đào tạo ngành đó.

Năm là: Thực hiện quy chế đánh giá và kiểm định chất lượng bắt buộc đối với các trường đại học, cao đẳng thực hiện việc sinh viên tham gia đánh giá giảng viên qua môn học, triển khai việc giảng viên, cán bộ, công chức trong trường đánh giá định kỳ lãnh đạo các khoa và nhà trường.

Sáu là: Hoàn thiện và xây dựng bổ sung các văn bản pháp quy, trong đó quy định rõ các hình thức chế tài theo nguyên tắc tăng dần như sau: giảm chi tiêu đào tạo của chuyên ngành, dừng đào tạo đối với chuyên ngành, tạm dừng tuyển sinh đối với trường và cuối cùng là chấm dứt hoạt động, giải thể trường.

3.2.5.2. Đối các UBND các tỉnh, thành phố, các bộ ngành có liên quan

Trường đại học tư thục còn chịu sự kiểm tra thanh tra của các cơ quan nhà nước như Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố nơi trường trú đóng về tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động của nhà trường, tuy nhiên nếu chỉ có hai cơ quan này thưc hiện công tác thanh tra kiểm tra giám sát thì sẽ không thể hết được, hai cơ quan này cần phân và giao quyền cho các bộ phận trực thuộc cụ thể như Bộ GD&ĐT giao cho Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh thành phố kiểm tra một phần theo sự chỉ đạo của Bộ.

- Có chế tài bắt buộc các trường đại học cao đẳng tư thục phải: Thứ nhất là thực hiện thường xuyên tự thanh tra kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định, coi đây là vấn đề sống còn của nhà trường, thực hiện kiểm tra giám sát ngay cả trước, trong và sau quá trình đào tạo. Thứ hai thực hiện công tác kiểm tra giám sát của nhiều ban ngành với chức trách nhiệm vụ được phân công theo đúng công việc được phân công.

- Có cơ chế phân quyền rõ ràng cho hai cơ quan:

178


Bộ GD&ĐT kiểm tra từ

công tác chuẩn bị cơ

sở vật chất, thi tuyển, xét

tuyển đầu vào, đến mục tiêu chương trình đào tạo, công tác thi và kiểm tra có đúng quy chế hay không, cấp phát phôi bằng chứng chỉ…

Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố mà thực hiện công tác thanh kiểm tra chỉ tiên tuyển sinh, quá trình thực hiện đào tạo có đảm bảo quỹ thời gian theo mục tiêu chương trình hay không, số lượng và trình độ đội ngũ giảng viên có theo quy định hay không. Nhà nước cần phân quyền mạnh hơn nữa trong thanh tra, kiểm tra các Trường đại học cho địa phương nhằm giảm bớt gánh nặng cho cơ quan quản lý nhà nước.

- Hiện nay vai trò quản lý nhà nước của các Bộ khác có liên quan trong quản lý khu vực GDĐHCĐTT rất mờ nhạt, chủ yếu chỉ thực hiện trong khâu thẩm định thành lập trường. Trong quá trình hoạt động của các trường, những cơ quan này hầu như không có vai trò gì về quản lý nhà nước. Do vậy các trường đại học, cao đẳng tư thục không cần phải chịu sự quản lý nhà nước của các bộ ngành này. Nhà nước cần phân rõ trách nhiệm QLNN giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố. UBND các tỉnh nên giao cho các cơ quan chuyên môn quản lý về từng lĩnh vực. Ví dụ Sở GD&ĐT quản lý về lĩnh vực đào tạo, Sở Tài chính quản lý về lĩnh vực nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước của các trường tư thục, sở nội vụ quản lý về lĩnh vực tổ chức ….

3.2.5.3. Vai trò của Hiệp hội các trường đại học cao đẳng ngoài công lập

Sự đóng góp của các tổ chức trung gian này trong quản lý chỉ đạo HTGDĐH- CĐTT còn nhiều hạn chế, xuất phát từ tôn chỉ mục đích của những tổ chức này được thành lập là nhằm bảo vệ quyền lợi của hệ thống giáo dục đại học trong đó có các trường đại học cao đẳng tư thục. Tuy nhiên để cho hệ thống phát triển lành mạnh và có hiệu quả hơn, các tổ chức này cũng cần đóng góp vai trò nhất định trong quản lý, tư vấn, định hướng đối với các trường. Trong thời gian vừa qua, một vài trường NCL có những bất ổn trong tổ chức, có những khiếm khuyết trong quản lý đào tạo, để lại một số ấn tượng không tốt trong xã hội nên cần phải chấn chỉnh kịp thời. Hiệp hội cần bảo vệ quyền lợi cho các trường dân lập, tư thục nhằm giảm bới khó khăn trong tuyển sinh, giúp các trường xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh có sự trang tranh bình đẳng với các trường công lập.

Hiệp hội NCL trong thới gian tới cấn phải có ý kiến mạnh mẽ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các trường dân lập, tư thục như:

- Kiến nghị với Chính phủ các vấn đề về tuyển sinh, tạo điều kiện cải thiện cơ sở vật chất, có biện pháp thiết thực để thu hút các nhà đầu tư... nhằm phát huy ưu thế cơ bản của trường tư thục như: độc lập về tài chính, độc lập về lao động, trong đó có lao động quản lý, lao động giảng dạy và các lao động khác.

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí