Xu Hướng Vận Động Của Một Số Chỉ Tiêu Cần Dự Báo

131


tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đến Đại hội VIII, về giáo dục và đào tạo, Nghị quyết nhấn mạnh với những nội dung chủ yếu: cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.

Đại hội IX, về vấn đề giáo dục và đào tạo, Nghị quyết nêu rõ: “... Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hóa”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”...

Tại Đại hội X, Đảng chủ trương: Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có những điểm cần chú ý:

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.

- Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng,

trọng dụng nhân tài; nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về

ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc, vùng miền...; có cơ chế và chính sách gắn kết có hiệu quả trường đại học với cơ sở nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp

để chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh

doanh. Xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực và quốc tế.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành

giáo dục với các ban, ngành, các tổ

chức chính trị

- xã hội, xã hội - nghề

nghiệp... để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục.

- Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Phân cấp, tạo động lực và sự chủ động của các cơ sở, các chủ thể tiến hành giáo dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam; tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới. Có cơ chế quản lý phù hợp đối với các trường do nước ngoài đầu tư hoặc liên kết đào tạo.

132


Trong quá trình thực hiện Nghị

quyết Đại hội X, Bộ

Chính trị

tiến hành

kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII)

“Về

định hướng chiến lược

phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Nghị quyết đã đề ra những tư tưởng chủ đạo và mục tiêu cơ bản để phát triển giáo dục là: xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa truyền thống dân tộc vừa làm chủ tri thức và khoa học, công nghệ hiện đại; giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo, trong các chính sách, nhất là chính sách trong công bằng xã hội; thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu; giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân; phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học, công nghệ, thực hiện công bằng trong giáo dục, đào tạo; giữ vai trò nòng cốt của trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo.

Ngày 5-3-2009, Bộ Chính trị (khoá X) đã họp và ra Thông báo Kết luận “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2020” với một số điểm cơ bản như sau:

Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, lành mạnh, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục sau đây:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục

Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng

Thứ tư, tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về

phương pháp giáo dục

Thứ năm, tăng cường nguồn lực cho giáo dục

Thứ sáu, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục

Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo

Tại Hi nghln th8, BCH TW khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-

NQ/TW với nội dung Đổi mới GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị

quyết đặt mục tiêu chung tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng,

133


hiệu quả giáo dục, đào tạo. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Cụ thể Với giáo dục ĐH, là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Nghị Quyết đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp đó là

Thứ nhất, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới GD-ĐT, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.

Thứ ba, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Đổi mới phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo. Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học...

134


Thứ tư, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng, thực hành. Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Đa dạng hóa các phương thức đào tạo.

Thứ năm, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất. Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo, coi trọng quản lý chất lượng.

Thứ sáu, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong đó, khẳng định, lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Thứ bảy, đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, ngân

sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân

sách; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Hoàn thiện chính sách học phí. Đối với các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng. Tiến tới bình đẳng về quyền được nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với người học ở trường công lập và trường ngoài công lập…

Thứ tám, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý và cuối cùng là chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo…

Thứ chín, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặc thù. Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước. Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo. Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

135


Có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Đây được coi là sợi chỉ đỏ xuyêt suốt trong quá trình đối mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta trong đó có khu vực GDĐHCĐTT do vậy hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này đã và đang trở nên rất cấp thiết

Đnh hướng hoàn thin qun lý nhà nước đi vi khu vực GDĐHCĐTT: Quá trình đổi mới và hội nhập ở nước ta đòi học công tác giáo dục đào tạo cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Hệ thống các trường ĐH-CĐ đã góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống trường tư thục vẫn còn nhiều vướng mắc từ cơ chế chính sách đến việc tổ chức thực hiện của mỗi cơ sở đào tạo. Thực tế nhiều trường NCL được thành lập khi chưa đủ điều kiện, chưa có cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý, chỉ chú trọng đào tạo liên thông, nhất là liên thông từ trung cấp lên đại học phát triển quá mức cho nên chất lượng hạn chế. Mặt khác, trong phát triển GD- ÐT, việc nhìn nhận, quan niệm về trường tư thục hiện nay còn chưa rõ ràng, tình trạng đánh giá thấp trường NCL còn phổ biến. Nhất là việc nhìn nhận các trường

NCL là nơi kinh doanh vì lợi nhuận, coi nhẹ chất lượng và chỉ coi trọng việc

tuyển nhiều sinh viên để có nhiều tiền. Việc xem xét cho thành lập các trường tư thục hiện nay còn chưa rõ ràng, thể hiện cơ chế xin - cho khá rõ, trong bối cảnh giáo dục bị phê phán nặng nề, nhất là khu vực NCL đã có nhiều đổi mới, thử nghiệm được thực hiện từ mô hình đến cơ cấu hệ thống, nội dung chương trình nhưng những đổi mới này chưa tạo được những chuyển biến tích cực khiến xã hội yên tâm.

Đổi mới công tác quản lý GDĐH-CĐ theo hướng tăng quyền tự chủ, tự

quyết và nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà trường trong điều kiện KTTT theo định hướng XHCN là làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhà trường. Sự đổi mới nhận thức nhằm tạo sự nhận thức đúng đắn về vai trò của Nhà nước. Sự nhận thức đúng là tiền đề quan trọng giúp xác định vai trò hợp lý và phù hợp của Nhà nước. Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để các trường chủ động và bình đẳng phục vụ lợi ích công cộng, cung cấp dịch vụ giáo dục tối thiểu. Đồng thời, đảm bảo hoạt động của các trường dựa trên sự minh bạch tài chính, can thiệp đúng mức thông qua các chính sách và giải pháp hiệu quả.

Trước hết, cần nhận thức rằng thay vì thực hiện vai trò kiểm soát mang tính tập trung và cứng nhắc, từ các vấn đề chuyên môn học thuật cho đến công tác tổ

136


chức và tài chính, làm thay nhiều phần việc mang tính tác nghiệp sự vụ của

trường, Nhà nước sẽ thực hiện vai trò giám sát, quản lý các trường từ xa hơn. Với vai trò “lái thuyền” hơn “chèo thuyền”, Nhà nước tập trung thực hiện việc định

hướng ở tầm vĩ mô, thúc đẩy sự phát triển hệ thống đại học cao đăng, hỗ trợ các

trường đảm bảo chất lượng và bảo vệ nhà trường trước những tác động tiêu cực. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước là tạo ra môi trường chính sách, định ra quy tắc tự chủ; bảo đảm trách nhiệm xã hội của các trường, duy trì trật tự hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục và hạn chế sự vụ lợi quá mức làm xao lãng lợi ích dài hạn của GDĐH-CĐ. Mặc dù vai trò cơ bản của Nhà nước là định hướng, chỉ dẫn, hỗ trợ và bảo đảm môi trường thuận lợi, bình đẳng để mọi loại hình trường phát triển một cách chủ động, nhưng trên thực tế thì vai trò này đã vượt quá yêu cầu cần thiết, làm ảnh hưởng không tốt tới việc thực hiện chức năng của trường và hạn chế vai trò của các bên liên quan khác như doanh nghiệp, nhà sử dụng lao động, người học...

Cần thay đổi nhận thức về vai trò của nhà nước trong quản các trường tư thục theo hướng có sự phối hợp và khuyến khích sự tham gia của các lực lượng khác trong xã hội. Mặc dù Chính phủ thống nhất QLNN về giáo dục, giữ vai trò chủ

đạo trong bảo đảm sự phát triển lành mạnh của toan

hệ thôn

g nhưng không nhất

thiết phải trực tiếp và tự mình thực hiện tất cả mọi công việc quản lý. Quan niệm về quản lý là chia sẻ, phối hợp hay hợp tác phù hợp với lợi ích của các bên. Điều này đòi hỏi trao cho các tổ chức xã hội, trường hay các nhà ủng hộ nhà trường một vai trò nhất định trong việc định hình chính sách và quyết định quản lý GDĐH-CĐ. Bên cạnh đó, việc hình thành cơ chế trung gian với các tổ chức mang tính chuyên môn tham gia vào một số mặt công tác quản lý có tính kỹ thuật là bước đi phù hợp, giúp cân bằng trách nhiệm của Nhà nước và sự tự chủ cần thiết của nhà trường [67, tr. 53].

Cũng cần nhận thức rằng vai trò ban hành chính sách phải được tách khỏi việc thực hiện chính sách. Tức là “phải tách biệt chức năng chính trị của quá trình hoạch định chính sách ra khỏi chức năng quản lý của quá trình thực hiện chính sách”, [68,tr.214]. Việc tách biệt này nhằm hạn chế ít nhất ba nguy cơ. Một là, sự liên minh lợi ích có tính vụ lợi cá nhân giữa các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực thi hay cung cấp dịch vụ GDĐH-CĐ. Hai là, sự không có cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ GDĐH-CĐ. Ba là, nó làm bộ máy QLNN công kềnh hơn yêu cầu cần thiết. Nhưng cũng cần nhận thấy sự tách biệt có thể làm chính sách được hoạch định xa rời thực tế. Do đó, để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần có cơ chế đảm bảo sự tham gia của nhiều bên có liên quan vào hoạch định chính sách một cách thực chất.

137


Sau cùng, vai trò nhà nước cần được nhận thức thống nhất là định hướng và phối hợp thị trường định hướng XHCN trong giáo dục. Định hướng thị trường là chức năng quan trọng của Nhà nước nhằm đảm bảo phát huy các mặt tích cực và hạn chế khiếm khuyết của thị trường. Vai trò định hướng và phối hợp thị trường của Nhà nước được thực hiện qua các hoạt động như thiết kế thị trường (gần như thị trường), định ra nguyên tắc và bảo vệ trật tự thị trường; làm trung gian giải quyết các xung đột nhằm bảo đảm sự công bằng và hiệu quả cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích liên quan tới hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ GDĐH-CĐ,

giữa hệ

thống công lập và tư

thục; điều tiết, bảo đảm sự

lành mạnh của thị

trường, điều chỉnh sự cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ GDĐH-CĐ.

Bên cạnh đó, nó còn được thực hiện thông qua việc Nhà nước cho phép tùy chọn, các trường được lựa chọn trong số các tùy chọn được đưa ra, thay vì chỉ đưa mệnh lệnh hành chính mà không cho phép sáng kiến hay thực hiện các phương án giải quyết vấn đề theo cách linh hoạt. Cách khác là cân nhắc tín hiệu thị trường (cung, cầu về tuyển sinh, về việc làm; quy mô của các cơ sở đào tạo hay năng lực cung cấp dịch vụ GD v.v...) trong việc ra chính sách và quyết định quản lý.

Ngoài ra, cũng cần nhận thức rằng vai trò của Nhà nước không chỉ nhắm tới việc thiết lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển chủ động dài hạn của trường

ĐH-CĐ mà còn nhắm tới thúc đẩy các trường thưc hiêṇ ưu tiên chính sách GDĐH

của quốc gia cũng như mục tiêu phát triển GDĐH có tính chiến lược đã được Chính phủ đề ra mà cụ thể là các mục tiêu phát triển GDĐH-CĐ đến năm 2020 (xem Bảng 3-1). Việc đạt được mục tiêu không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của

cả Nhà nước, xã hội và trươn

g đại hoc

cao đẳng mà trong đó vai trò của Nhà nước

là đặc biệt quan trọng mà còn đòi hỏi hệ thống đại học được vận hành dưới cơ chế quản lý trao quyền, khuyến khích được sự chủ động có trách nhiệm của các trường.

Bng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển giáo dục

đại học cao đăn

g Việt Nam đên

năm 2020


TT

Chỉ số phát triển (đơn vị tính)

Đến năm

2010

2015

2020

1

Số lượng sinh viên (ngàn người)

1935,7

3302,03

5867,3


Trong đó sinh viên ngoài công lập (ngàn người)

333,9

759,8

2437,7

2

Tỷ lệ lao động được đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học trong độ ngũ lao động (%)

5

6

10,5

3

Cơ cấu đào tạo giữa các trình độ đại học/cao

đẳng/trung cấp chuyên nghiệp/dạy nghề

1/0,5/

2,8/3,7

1/0,8/

4,2/4,2

1/1,1/

5,0/3,8

4

Số giảng viên trình độ tiêń sĩ ở ĐH-CĐ (người)

7.760

12.019

19.662

6

Tỷ lệ trường đại học được kiểm định chất lượng (ít nhất 1 lần) (%)

-

90

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam - 18

138



7

Số trường đại học, cao đăn̉ g (trươǹ g)

386

461

546


Trong đó ngoài công lâp̣ (Trường)

80

116

176

8

Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trong tổng chi NSNN (%)

20

21

22

Nguồn: Thông qua một số chỉ tiêu tính toán và tổng hợp từ số liệu của Bộ GD&ĐT

Tính toán dự báo một số chỉ tiêu phát triển giáo dục đại học cao đăng

Vit Nam đên năm 2020 và tm nhìn 2030 Căn cứ theo số liệu thống kê của Vụ

kế hoạch tài chính Bộ GD&ĐT từ năm 2000 để tính toán một số chỉ tiêu dự báo chủ yếu như sự phát triển của số lượng các trường đại học cao đẳng ngoài công

lập (tư

thục), quy mô sinh viên, sinh viên ngoài công lập (Tư

thục), số

lượng

giảng viên các trường tư thục sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp đổi mới công tác QLNN đối với khu vực GDĐHCĐTT cho phù hợp.


2,400,000

STU

DR

9,000



2,000,000

8,000


1,600,000


7,000


6,000


1,200,000


5,000


800,000


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

4,000


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


UNI

400

UNINP

90


80

350

70

300 60

250 50

40

200

30


150

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


Hình 3.1 Xu hướng vận động của một số chỉ tiêu cần dự báo

Bng 3.2 Thống kê mô tả một số chỉ tiêu cần dự báo

Chỉ tiêu thống kê

Stu

Dr

Uni

UniNP

Trung bình

1383807

5994,750

268,5000

43,41667

Trung vị

1353431

5959,500

242,5000

31,50000

Giá trị lớn nhất

2162106

8510,000

386,0000

80,00000

Giá trị nhỏ nhất

893754,0

4471,000

153,0000

22,00000

Độ lệch chuẩn

417832,6

1203,543

85,77190

23,52739

Thống kê Skewness

0,442781

0,743944

0,185873

0,554129

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022