Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 11

trung, làm hết chức phận của mình. Tận trung mà nho giáo đề cập đó là sự tình nguyện hiến dâng cả cuộc sống của mình. Đặt ra bổn phận của bề tôi phải thờ vua, cung kính vua. Với Khổng Tử và Tăng Tử thì khái niệm trung là đức tính một lòng một dạ đối với một người nào đó, nổi bật là sự hết lòng thờ vua của bề tôi. Tăng Tử viết “Vì nhân mưu nhi bất trung hồ”. Khổng Tử viết “Thần sự dĩ quân dĩ trung”. Đó là tiêu chuẩn giữa người với người. Mạnh Tử ít chú trọng đến nguyên tắc của bề tôi, ông cho rằng quan hệ vua tôi chỉ có tính chất tương đối. Tống Nho và Hán Nho, đạo trung quân đòi hỏi ở mọi người, ở bất cứ thần dân và kẻ bề tôi một sự phục tùng tuyệt đối và vô điều kiện với vua. Do đó, dẫn đến thái độ ngu trung, quan điểm trung thần bất nhị phân và sự phục tùng mù quáng của vua kể cả đó là vua tốt hay vua xấu.

Khái niệm trung trong tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu và trong sự vận dụng của ông để giải đáp những vấn đề của đời sống lẽ dĩ nhiên có liên quan đến luận điểm về sự phục tùng trong quan hệ vua tôi của nho giáo. Nhưng vì ông sống dưới chế độ phong kiến triều Nguyễn mục nát, trong đó từ vua đến quan đều hủ bại, nên ông đã đi xa dần khỏi cái quan điểm “ngu trung” mù quáng của Hán Nho và Tống Nho. Và ít nhiều ông trở lại với ý nghĩa nguyên sơ của khái niệm trung thời Khổng Mạnh. Nhưng sự trở lại đó của ông không phải từ lập trường của giai cấp thống trị, mà từ lập trường của nhân dân. Ngay ở điểm ấy, ông đã có chỗ khác với các nhà sáng lập ra đạo Nho.

Điều quan trọng ở đây là Nguyễn Đình Chiểu đã cải biến khái niệm trung của nho giáo và làm cho nó có những nét mới mẻ sinh động nhằm đáp ứng một phần nào những yêu cầu dân chủ và dân tộc của nhân dân Việt Nam. Ông quan niệm rằng đạo trung quân là cần thiết cho mọi người. Nhưng ông đòi hỏi một ông vua được mọi người tôn thờ phải là ông vua hiền tài, thương dân yêu nước. Ông vua ấy phải tượng trưng cho hạnh phúc của nhân dân và nền tự chủ của đất nước. Ông ta phải biết nghiêng mình xuống cứu vớt những con người sống trong đau khổ và hoạn nạn, và nhất là phải biết cùng toàn. Ông xuất phát từ lợi ích của dân để đánh giá về vua.

Xã hội phong kiến luôn đề cao nho giáo, tác phẩm Lục Vân Tiênkhông nằm ngoài điều đó, sáng tác thấm nhuần tư tưởng nho giáo, răn dạy bổn phận tôi phải “trung” với vua nhưng đó không phải là mối quan hệ mù quáng mà là mối quan hệ có điều kiện, đó là trung với minh quân, không ưa vua bạo ngược, ghét gian thần. Nguyễn Đình Chiểu có cái nhìn nhất quán về thời cuộc. Nhân vật ông Quán là nhân vật đặc biệt, mặc dù không có lai lịch rõ ràng nhưng lại phát ngôn về đạo lý thời cuộc. Yêu nước nhưng lại xa lánh cuộc đời, ở ẩn, đây là cách lựa trọn cho vẹn toàn của ông. Ông Quán mượn lịch sử để lên án vua chúa, nói có ngụ ý. Nhân vật ông Quán xuất hiện để nói hộ Nguyễn Đình Chiểu những quan niệm về tư tưởng yêu dân, coi trọng lẽ phải. Ông Quán tuy là nhân vật vô danh trong tác phẩm thế nhưng với tuyên ngôn của mình lại thể hiện con người đạo đức của người quân tử. Đó là minh chứng cho mẫu hình người quân tử đại diện cho nhân dân, xuất thân từ những người dân thường áo vải.

Nguyễn Đình Chiểu ít nói đến hôn quân, cũng không gay gắt với những mẫu quan lại một cách cụ thể nhưng trong thâm tâm ông dần hình thành sự đau xót, với tình cảnh đất nước. Với ông, nước gắn với vua nhưng nhân vật ông vua trong truyện Lục Vân Tiên xuất hiện hết sức mờ nhạt, không bị đả kích trực tiếp mà thông qua nhân vật Sở vương- hình tượng nhà vua sợ giặc, ưa xu nịnh. Đó là Sở Vương - một tên vua nhu nhược, bị nịnh thần hôn mê và làm cho xã hội rối ren, dân chúng đau khổ, giặc ngoài xâm lược. Nguyễn Đình Chiểu đã vạch ra sự u mê của Sở Vương:

Phán rằng: Trẫm sợ nước phiên Có người Cốt Đột phép tiên lạ lùng Nay đã trừ cốt đội xong

Thật trời sinh trạng giúp trong nước nhà Phải chi sớm có trạng ra

Làm chi nên nỗi Nguyệt Nga cống Hồ

Vua làm cho nhân dân lầm than, tuy không đả kích lộ liễu nhưng đối tượng mà Nguyễn Đình Chiểu nhắm đến trực tiếp đó là vị vua ngồi chễm chệ

trên ngai vàng. Nguyễn Đình Chiểu mượn điển tích, điển cố qua “Lẽ ghét thương” của ông Quán phân tích khá rạch ròi, yêu Khổng Tử, Nhan Uyên, Đổng Trọng Thư, Đào Tiềm, Khổng Minh…nhưng lại ghét Kiệt Trụ, U Lệ, Thúc Quý…Nguyễn Đình Chiểu đã không ít lần lớn tiếng lên án những tên vua nhu nhược, không dám đối diện trực tiếp với kẻ thù, sẵn sàng cắt đất cho giặc, đẩy nhân dân vào chốn lầm than:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Kể từ Thạch Tấn ở ngôi

U Yên mất quận cắt bồi Khiết Đan Sinh dân nào xiết bùn than

Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 11

U Yên trọn cũng giao bàn về Liêu

Trước tình thế mất nước, là một người quân tử thì nên chính trực thẳng thắn, không nên có thái độ ngu trung, nghe theo mệnh lệnh đầu hàng của vua, mà phải chống lại hành động đó. Nguyễn Đình Chiểu không trực tiếp phê phán vua nhưng đối tượng phê phán của ông là tất cả những gì đi ngược lại với lý tưởng an dân, với vận nước và với sự vẹn toàn của ngôi vua.

Hình tượng người quân tử vốn là mẫu hình lý tưởng của học thuyết nho gia, cùng với sự ảnh hưởng của nó, hình tượng này thể hiện sự chuẩn mực về nhân cách của nam giới. Quan niệm của người quân tử đã xuất hiện từ lâu, Khổng Tử không phải là người đầu tiên tạo ra thuật ngữ về người quân tử. Mà ở đời Chu, quan niệm về người quân tử đã được lưu hành rộng rãi. Tuy nhiên, đời Chu chỉ nói đến người quân tử trên phương diện địa vị xã hội. Quân tử là kẻ cai trị, người có chức phận cao, cai trị dân, có đức hay không có đức đều gọi là người quân tử, còn dân thường hay bị trị đều gọi là tiểu nhân. Đến Khổng Tử khi nói về học thuyết của mình, Khổng Tử cũng sử dụng phạm trù này nhưng lại bổ sung cho nó những dụng ý mới. Ông nhấn mạnh yếu tố tư cách, ông cho rằng người quân tử là người có đức hạnh, có nhân cách, xứng đáng với địa vị trị dân, giáo dân. Do vậy, ứng xử của người quân tử cũng được đề cao hơn hết, đó là trong mối quan hệ “vua – tôi” vốn là quan hệ được đặt nên hàng đầu trong ứng xử Nho giáo. Quan niệm nho giáo Khổng Tử đã dành hẳn chữ trung khi nói về

đạo đức của người quân tử với bề trên. Quan niệm này xuyên suốt trong tư tưởng của các nhà nho yêu nước mà Nguyễn Đình Chiểu không phải là một ngoại lệ. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là “một sáng kiến của nhà nho muốn giải quyết tình trạng bế tắc”. Đó là tiếng nói tích cực của các nhà nho mà Lục Vân Tiên, Hớn Minh và Vương Tử Trực là đại diện. Tác phẩm Lục Vân Tiên được xem là cuốn tự truyện chứa nhiều ước mơ thầm kín của Nguyễn Đình Chiểu - một nhà nho chân chính nhưng sinh không hợp thời. Trong thời buổi nhiễu nhương ấy không may vướng vào tật nguyền, không thể phò vua, giúp nước, làm tròn trách nhiệm nam nhi, vì vậy tác giả gửi gắm tâm sự, nhắc nhở đạo lý vào truyện. Điều này được bộc lộ rõ rệt qua lời nhắn nhủ của truyện Lục Vân Tiên ở đầu:

Ai ơi lẳng lặng mà nghe

Dữ răn việc trước lành dè thân sau

Nguyễn Đình Chiểu muốn lẳng lặng lắng nghe để làm theo đạo lý thánh hiền, xuất phát từ nho giáo, đó là phương châm xuất thế của bậc trượng phu. Nguyễn Đình Chiểu không bình luận triết lý đạo nho mà chỉ muốn dạy cách cư xử, hành động sao cho hợp lẽ phải, tình người. Một trong những điều đó là quan niệm về phạm trù “trung quân”:

Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình

Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng Nước trong rửa ruột sạch trơn

Một câu danh lợi chi sờn lòng đây Ngư rằng: “tôi chẳng lòng sờn

Xin tròn nhân nghĩa còn hơn bạc vàng

Chữ “trung” trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu không hoàn toàn giống với đạo lý của nho giáo áp đặt, gò bó, cực đoan mà thông qua lời nói, hành động nhân vật của ông đề cao đạo lý nhân bản.

Ứng xử trung được thể hiện khác nhau ở mỗi tuyến nhân vật, nếu như việc Thái sư mượn chữ trung để hiến kế để gia đình Kiều Công cống nộp Kiều Nguyệt Nga, là giải pháp cầu hòa thì Kiều Công - người cha thương Kiều Nguyệt Nga cũng viện vào “việc quân vương” để giải thích hành động tiễn con gái lên đường:

Kiều Công lụy ngọc nhỏ sa

Các quan ai nấy cũng là đều thương.

Chẳng qua là việc quân vương, Cho nên phụ tử hai đường xa xôi

Ở đây, chữ trung được đặt trên mối quan hệ phụ tử, phụ tử hi sinh vì quân vương. Tuy nhiên, trung quân ở đây không có sự tự nguyện mà suy cho cùng là sự oán trách:

Việc này là việc triều đình

Đốc quan hay đặng ắt mình thác oan Muốn cho cẩn nhiệm trăm đàng

Kim Liên thế lấy làm nàng Nguyệt Nga

Ta có thể thấy, Kiều Nguyệt Nga không toàn tâm toàn ý cho thể hiện chữ trung với vua mà chỉ vì lo cho sự sống của cha nơi quê nhà. Nguyễn Đình Chiểu đã nhiều lần đề cập đến cách hiểu về chữ trung trong tác phẩm, đã nhiều lần chữ trung ở đây được hiểu bằng chữ “ngay, ngay thẳng” với vua:

Nghĩa tình nặng cả hai bên

Nếu ngay cùng chúa lại quên ơn chàng

Các nhân vật nam luôn được đề cao chữ trung, mục đích tối thượng cho cuộc đời của họ là ra làm quan để cho trong trung với vua, với nước:

Làm trai ơn nước nợ nhà Thảo cha ngay chúa mới là tài danh

Nhân vật Lục Vân Tiên được xây dựng theo mẫu hình lý tưởng với bổn phận làm trai dẹp giặc Ô qua cứu nước. Chàng cũng là hiện thân của tinh thần trung hiếu:

Phò đời giúp nước phơi gan anh hùng

Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, chữ trung, hiếu được sử dụng với nội dung lớn hơn. Đó là phê phán xã hội phong kiến bế tắc, kỷ cương, trật tự xã hội lỏng lẻo sau khởi nghĩa nông dân và binh biến, hệ tư tưởng nho giáo phải lùi bước trong việc kiểm soát tinh thần xã hội. Trật tự vua tôi, anh em bị vi phạm ngay trong nội bộ triều đình, giai cấp có hệ tư tưởng tiến bộ không đủ đức hình thành, triều đình lưỡng lự trước việc chiến hay hòa. Chính vì vậy, chữ trung được đặt lên hàng đầu trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

Qua tác phẩm Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện quan điểm của mình:

Trọn đời thể hiện tấm lòng son Những mong trả nợ nước nhà cho rồi

Thể hiện bổn phận, chí làm trai để trả nợ nước non, không phải cứ thành danh mới là trả nợ nước non, mà bất cứ việc gì dù sang hay hèn đều có thể trả nợ xứng đáng. Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu dẫn dắt không còn cứng nhắc như lúc ban đầu mà với ông lúc này, trung hiếu tiết hạnh mang nội dung nhân dân. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Đình Chiểu dẫn dụ ra hệ thống các nhân vật nam giới trung nịnh hiện ra rõ nét.

Như đã nói ở trên, quan niệm nho giáo, Khổng Tử luôn đề cao trí, dũng, nhân, trong nó đặc biệt là dũng. Dũng là sự can đảm, dũng cảm, nghĩa hiệp để chiến thắng bản thân và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Cốt lõi của việc trở thành người quân tử là con đường tu thân. Trong truyện của Nguyễn Đình Chiểu, ngay từ đầu nhân vật Lục Vân Tiên đã đề cao mục đích tu thân của mình. Tu thân là nghiêm khắc với bản thân, sửa chữa những thiếu sót để hành đạo giúp đời, vừa vinh hiển gia, vừa an bình thiên hạ (Tự thiên tứ dĩ chí ư thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vị bản). Về đức, nhân vật Lục Vân Tiên và ông Quán luôn là những con người vẹn toàn. Mục đích sáng tạo những nhân vật ông Quán, Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Vương Tử Trực – con người của nho giáo nói chung và trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng đều thể hiện ước mơ, mục đích giáo dục đức tính hướng nam giới trong xã hội đến cái thiện, cái hoàn mỹ của phẩm giá và nhân cách. Do vậy, phẩm chất của họ bộc lộ từ tướng mạo, hành vi, ngôn ngữ, từ

tư cách, thái độ luôn phải toàn diện, toàn mỹ, xứng đáng với lối đức trị của Khổng Tử. Từ đó, hướng đạo đức của người quân tử vào việc bảo vệ chế độ phong kiến, củng cố trật tự, đẳng cấp và trung thành tuyệt đối với vua. Tuy nhiên, rất ít người đạt đến mức độ này. Như vậy, quan niệm của nho giáo về con người lý tưởng hầu như là mang tính chất không tưởng.

Xét về nhân vật, Lục Vân Tiên là đại diện cho tinh thần trung nghĩa. Luôn muốn thành danh bằng con đường khoa cử, đi thi ra làm quan để giúp nước, giúp dân. Hành động đầu tiên của sau khi làm quan của chàng đó là nghe theo lệnh giúp vua giệt giặc Ô Qua:

Làm trai ơn nợ nước nhà Thảo cha ngay chúa mới là tài danh

Hớn Minh cũng là một nhân vật hảo hán trong tác phẩm, cũng nghĩa khí cứu giúp người bị nạn, dù là tội phạm triều đình, nhưng khi có cơ hội được lập công thể hiện chữ trung của mình thì chàng cũng không hề nề hà nghe theo lệnh vua để cùng Vân Tiên đánh Cốt Đột:

Sở Vương phán trước triều đình Chỉ sai tha tội Hớn Minh trở về Sắc phong phó tướng bình di

Tiên Minh tương hội xiết gì mừng vui

Yêu nước của Lục Vân Tiên và Hớn Minh được thể hiện bằng hành động. Họ không chỉ giúp dân bằng những việc lặt vặt mà còn dốc lòng giúp nước:

Làm trai trong cõi thế gian

Phù đời giúp nước phơi gan anh hào

Giúp nước ở đây chủ yếu là đánh đuổi giặc ngoại xâm. Như vậy, mục đích của trí và dũng trước hết là vì dân, vì nước và đồng thời vì vua. Người quân tử không thể nhắm mắt ngồi nhìn gian thần làm cho đất nước nghiêng đổ và nhiệm vụ của người anh hùng là phải xoay chuyển cột cờ.

Trái ngược với hành động trung quân, ái quốc còn là hệ thống nhân vật nịnh, bán nước hại dân, mưu cầu lợi lộc cá nhân mà Nguyễn Đình Chiểu cũng lên

án. Đó là tên thái sư với bản chất bán nước, hại dân của Thái sư đã được thể hiện ngay ở việc vì nghĩ đến mối thì cá nhân, hắn chủ trương công Nguyệt Nga cầu hòa với nước Ô qua:

Thái sư nhớ việc cừu nhà

Vội vàng quỳ xuống tâu qua ngai vàng Thuở xưa giặc mọi dấy loàn

Vì ham sắc tốt phá tàn Trung Hoa Muốn cho khỏi giặc Ô Qua

Đưa con gái tốt giao hòa thời xong Nguyệt Nga là gái Kiều Công

Tuổi vừa hai tám mà hồng tương xinh

Hành động trung quân của thái sư tiếp tay cho tội ác khiến nhân dân lầm than, dùng sự trung quân của mình để trả thù riêng:

Sở Vương phán trước bệ tiền: Những ngờ tướng giỏi tôi hiền mà thôi

Vậy cũng đạo chúa nghĩa tôi Thái sư ý muốn cướp ngôi chính trùng

Hớn xưa có gã Đổng công

Nuôi thằng Lữ Bố, cướp dòng nhà Lưu

Thái sư dù chỉ xuất hiện với vai trò nhân vật nịnh, nhưng hành động của hắn chủ trương cầu hòa được gán vào hành động bất trung với vua với nước, được phân tích:

Thái sư trước chẳng lo lừa Thiếu chi dân thứ phải đưa tới nàng

Dầu cho nhựt nguyệt rõ ràng Không soi chậu úp cũng mang tiếng đời

Rõ ràng, cùng việc đánh giặc Ô Qua, mỗi tuyến nhân vật có cách giải quyết khác nhau cho chữ trung. Nếu như Hớn Minh và Vân Tiên xả thân không ngại hiểm nguy đến tính mạng khi có cơ hội lập công thì Thái sư lại chủ trương

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí