Tuyển Dụng, Sử Dụng Đội Ngũ Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin Ở Các Trường Đại Học Khối Quốc Phòng An Ninh


từng vị trí cụ thể và số lượng giảng viên cần có cho từng bộ môn, khoa. Có như vậy, mới tránh được tình trạng mất cân đối về số lượng giảng viên, đồng thời có thể đ nh giá được trình độ, năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất của từng giảng viên.

- Trong số các giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, cần chọn lựa các giảng viên trẻ có bản lĩnh chính trị, có năng lực và phẩm chất đạo đức, có những tố chất của người quản lý như năng nổ, quyết đo n, trung thực, thẳng thắn, cộng với khả năng phát triển cao về trình độ chuyên môn, tốt nghiệp loại xuất sắc, học vị tiến sỹ, đưa vào quy hoạch, đào tạo, mạnh dạn giao việc để bồi dưỡng thành những giảng viên đầu ngành về ATTT.

- Ở mỗi Khoa, Bộ môn, tối thiểu phải bồi dưỡng một giảng viên kế cận đầu ngành về ATTT. Số giảng viên này được ưu tin bồi dưỡng về chính trị, ưu tiên chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp trường và tương đương trở lên, ưu tiên việc chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình, hướng dẫn luận văn, luận án, cử đi trao đổi khoa học và hội nghị liên quan đến lĩnh vực ATTT trong nước và nước ngoài.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT

Muốn làm tốt khâu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT, các trường đại học khối QPAN phải gắn với khâu quy hoạch và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên. Căn cứ vào quy hoạch chung, tiêu chuẩn giảng viên, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh giảng viên, các trường đại học khối QPAN cần có kế hoạch tổng thể để đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Trên cơ sở đó, các trường đại học ban hành các quy định và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT.

Trong quá trình thực hiện, cần chú ý một số điểm sau:

- Bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT tại các đơn vị ATTT thuộc lĩnh vực QPAN:

Các đơn vị ATTT thuộc lĩnh vực QPAN có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng phát triển giảng viên ngành ATTT ở các trường đại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

học khối QPAN. Việc bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT tại các đơn vị ATTT nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần chia sẻ gánh nặng cho hệ thống các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT. Vì vậy khâu bồi dưỡng phải được tiến hành chặt chẽ theo những quy trình cụ thể song phải gắn chặt với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại hệ thống các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm ATTT. Các đơn vị vừa là nơi sử dụng, đ nh giá, kiểm nghiệm năng lực của giảng viên ngành ATTT đồng thời cũng là nơi rèn luyện, bồi dưỡng để phát triển giảng viên ngành ATTT. Do vậy, phải đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT trên một số vấn đề cơ bản sau:

Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT theo hướng hiện đại, chuẩn hóa, chuyên sâu; gắn đào tạo cơ bản tại nhà trường và rèn luyện cán bộ trong thực tiễn; thông qua thực tiễn để đ nh giá, tuyển chọn và tạo nguồn phát triển giảng viên ngành ATTT.

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 19

Tiến hành thường xuyên có nề nếp các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý chỉ huy về lĩnh vực ATTT cho giảng viên ngành ATTT trên từng cương vị chức trách được giao. Cục Tổ chức - cán bộ và các cơ quan khác có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp, thiết thực, hiệu quả gắn với quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị.

Các đơn vị cần chủ động lựa chọn phương pháp bồi dưỡng phong phú, đa dạng với nhiều hình thức khác nhau tránh xơ cứng, máy móc và hình thức. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng phải gắn với tiến trình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện của đơn vị. Chú trọng các hình thức, phương pháp bồi dưỡng thông qua các đợt học tập theo kế hoạch. Qua bồi dưỡng cần khơi dậy, phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi giảng viên ngành ATTT trong tự học, rèn luyện phát triển kỹ năng đồng thời gắn với hình thức hội thi, hội thao phù hợp.


Quá trình bồi dưỡng phải gắn chặt với việc xây dựng, tạo nguồn, quy hoạch và bố trí nguồn giảng viên ngành ATTT. Trong những năm qua việc bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT chưa thực sự chú trọng đúng mức tới việc xây dựng, tạo nguồn để phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT; chưa thực sự tạo ra sự liên thông trên diện rộng việc quy hoạch, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT giữa đơn vị, trường và các cơ quan cấp chiến lược. Nguồn cử đi đào tạo, bồi dưỡng cấp chiến dịch, chiến lược và sau đại học đang “cạn dần” nhất là nguồn sau đại học. Do vậy, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng ở các đơn vị phải được quan tâm và tạo ra sự chuyển biến căn bản.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác quốc tế trong đào tạo giảng viên ngành ATTT.

Đây là một trong những giải pháp trọng tâm đặt ra để phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT trong bối cảnh hiện nay. Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT chất lượng cao đ p ứng yêu cầu hiện đại hóa lĩnh vực QPAN đang nảy sinh mâu thuẫn về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Vì vậy hợp tác quốc tế sẽ góp phần rất quan trọng để giải quyết mâu thuẫn này. Việc thiếu hụt giảng viên ngành ATTT chất lượng cao mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo thì cần phải thông qua hình thức hợp tác quốc tế để phát triển. Cần xây dựng một chiến lược hợp tác phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển giảng viên ngành ATTT để đảm bảo quy mô, ngành, lĩnh vực đào tạo. Trước hết cần xác định hướng lựa chọn những lĩnh vực chuyên môn về ATTT hợp tác đào tạo phù hợp tránh lãng phí, song phải thực hiện quyết tâm đi tắt đón đầu. Hợp tác cần đi vào chiều sâu với các nước truyền thống song cũng cần mở rộng với các nước khác. Bên cạnh đó, cần tăng cường kinh phí, khắc phục rào cản về ngoại ngữ, chú trọng bồi dưỡng nguồn dài hạn, tập trung vào giảng viên trẻ, các nhà khoa học nguồn, và các tài năng về ATTT. Trong bối cảnh hiện nay, Bộ quốc phòng, Bộ công an cần làm tốt khâu quy hoạch tạo nguồn để gửi đi đào tạo giảng viên ngành ATTT ở nước ngoài đạt hiệu quả. Cần xây dựng chương trình cụ thể, thiết thực, hiệu quả


để tạo sự chuyển biến đột phá về trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực sẽ được cử đi đào tạo làm giảng viên ngành ATTT. Tiếp tục xây dựng, điều chỉnh một số cơ chế, chính sách mang tính đột phá trong thu hút, ưu đãi, trọng dụng giảng viên ngành ATTT, lưu học sinh về nước yên tâm công tác, phát huy tốt trình độ, kiến thức chuyên môn về ATTT đã được đào tạo và tích lũy.

Hình thành các nhóm nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực ATTT.

Các nhà trường cần tiến hành xây dựng một tập thể nghiên cứu khoa học mạnh với việc hình thành các là nhóm nghiên cứu chuyên sâu về ATTT, đặc biệt xây dựng các nhóm nghiên cứu liên ngành, liên lĩnh vực để phát huy thế mạnh liên thông, liên kết của các trường đại học. Để hình thành nhóm nghiên cứu chuyên sâu về ATTT cần thực hiện các nội dung sau đây:

- Ban hành tiêu chí và cấu trúc của nhóm nghiên cứu:

Một là, mỗi nhóm nghiên cứu cần có trưởng nhóm và các thành viên. Trưởng nhóm nghiên cứu phải là các cán bộ khoa học đầu đàn về lĩnh vực ATTT, có lòng đam mê khoa học và có năng lực tổ chức nghiên cứu; các thành viên của nhóm là các giảng viên có trình độ cao, có giảng viên trẻ năng động và có thể bao gồm cả các học viên cao học và nghiên cứu sinh do các thành viên trong nhóm hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

Hai là, nhóm nghiên cứu phải có điều kiện đủ mạnh về trang thiết bị và cán bộ vận hành, khai thác tốt thiết bị phục vụ nghiên cứu;

Ba là, nhóm nghiên cứu phải chiếm lĩnh được nhiều đề tài lớn, có tinh thần hợp tác trong nội bộ, với các cơ quan trong nước và nước ngoài; gắn liền việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ. Trong các tiêu chí trên, yếu tố thủ lĩnh là quan trọng nhất và thứ đến là các học viên cao học, nghiên cứu sinh trẻ, năng động và có hoài bão khoa học.

- Thực hiện tạo nguồn giảng viên ngành ATTT là cán bộ khoa học đầu đàn, đầu ngành cho các nhóm nghiên cứu:

Một là, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn giảng viên ngành ATTT trong diện nguồn.


Hai là, xác định quy mô và cơ cấu chuyên môn, trình độ cán bộ trong diện nguồn; áp dụng hình thức tạm tuyển để giữ nguồn.

Ba là, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thử thách và định kỳ đ nh giá giảng viên ngành ATTT trong diện nguồn.

Bốn là, áp dụng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, các chế độ, chính sách sử dụng, đãi ngộ đặc biệt đối với nguồn giảng viên ngành ATTT là cán bộ khoa học đầu ngành (ưu tiên đào tạo tập trung trong và ngoài nước, tạo điều kiện giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu...).

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm ATTT phải xây dựng chiến lược phát triển của mình theo những giai đoạn nhất định và lâu dài, đồng thời phải xác định được giảng viên ngành ATTT của mình đang ở trình độ nào, quy mô, cơ cấu, chất lượng ra sao, từ đó mới có thể xây dựng được quy hoạch.

Xác định và dự báo được các yếu tố tác động đến giảng viên ngành ATTT, chuẩn bị các nguồn lực là điều kiện để thực hiện quy hoạch đã xây dựng.

3.2.4. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh

3.2.4.1. Mục đích của giải pháp

Công tác phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN còn thấp một phần nguyên nhân là do khâu tuyển dụng, sử dụng: Thông tin tuyển dụng đến các ứng viên còn hạn chế; không có kế hoạch tuyển dụng cụ thể nên việc tuyển dụng mang tính bột phát; việc kiểm tra trình độ, kỹ năng sư phạm của ứng viên chưa được thực hiện; số lượng tuyển dụng không được tính toán kỹ lưỡng. Vì vậy các trường cần đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng giảng viên ngành ATTT để ngay từ đầu có được giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng sư phạm, có tâm huyết với nghề.

Tuyển chọn người làm giảng viên ngành ATTT nhằm bổ sung biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đ p ứng quy mô, yêu cầu, nhiệm vụ


giáo dục - đào tạo của các trường đại học khối QPAN theo quy định của Nhà nước và yêu cầu xây dựng lực lượng trong lĩnh vực QPAN. Việc tuyển chọn, sử dụng giảng viên được xác định là điều kiện tiên quyết, tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT. Khâu tuyển chọn giảng viên không được thực hiện tốt, chất lượng “đầu vào” không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo, đến xu hướng nghề nghiệp, trình độ, năng lực chuyên môn và việc phát triển vai trò của giảng viên ngành ATTT trong tương lai. Vì vậy, các trường đại học khối QPAN tạo được cơ chế tuyển dụng, sử dụng giảng viên ngành ATTT hiệu quả: Tuyển được đúng người; sử dụng đúng việc; đồng thời, đ p ứng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Các trường đại học khối QPAN sử dụng triệt để quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của mình để thực hiện các tiêu chuẩn, quy định, quy trình tuyển dụng và sử dụng giảng viên ngành ATTT đạt hiệu quả cao nhất.

Tuyển dụng bao gồm 3 nội dung: Thu hút nguồn nhân lực để chọn, sàng lọc và lựa chọn. Sau khi tuyển chọn, việc sử dụng bao gồm nhiều hoạt động từ phân công, sắp xếp, bố trí sắp xếp công việc cho phù hợp với năng lực, đến những chế độ chính sách, quá trình thăng tiến, phát triển nghề nghiệp.

Đổi mới xây dựng kế hoạch, quy trình, tiêu chí tuyển chọn giảng viên ngành ATTT; tăng cường thu hút nguồn tuyển chọn; đề cao vai trò, quyền chủ động của cấp khoa, tổ bộ môn trong việc tuyển chọn, sử dụng, phân công nhiệm vụ; thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm hợp lý để phát huy tiềm năng của đội ngũ; định kỳ hằng năm kiểm tra, đ nh giá khâu tuyển chọn, sử dụng giảng viên ngành ATTT để rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.

Giải pháp trên được thực hiện bởi các biện pháp cụ thể sau:

Tăng cường phân cấp tuyển dụng tới các trường đại học khối QPAN

- Với quan điểm tự chủ tự chịu trách nhiệm hiện nay các trường đại học khối QPAN nên được được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về đào tạo,


nghiên cứu khoa học, tổ chức, nhân sự, tài chính, hợp tác quốc tế; tập trung phần lớn thẩm quyền ra quyết định cho cấp trường, nâng cao trách nhiệm xã hội của các trường đại học khối QPAN nhằm tăng năng lực của nhà trường. Để các trường đại học khối QPAN làm tốt nhiệm vu phát triển ĐNGV ngành ATTT thì trước hết, các trường phải đề nghị với Bộ quốc phòng, Bộ công an được tự chủ trong khâu tuyển dụng: tự chủ trong xác định chỉ tiêu biên chế, quy trình tuyển dụng.

- Đối với tuyển dụng giảng viên ngành ATTT, cần phân cấp tuyển dụng: Hội đồng tuyển dụng trường nhất thiết phải giao các khoa chủ trì tuyển dụng phần chuyên môn thông qua Hội đồng tuyển dụng cấp khoa trong các khâu: ra đề thi, chọn hình thức thi, thành lập Hội đồng chấm... sau đó bàn giao kết quả thi cho Hội đồng tuyển dụng cấp trường.

Xây dựng chuẩn tuyển dụng đội ngũ giảng viên ngành ATTT

Chuẩn tuyển dụng đội ngũ giảng viên ngành ATTT là điều không thể thiếu đối với các các trường đại học khối QPAN. Trong khi đó, rất ít trường đại học khối QPAN có quy định chuẩn tuyển dụng giảng viên cho trường mình mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn chung của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ GD&ĐT. Quy định được chuẩn tuyển dụng giảng viên ngành ATTT không những tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tuyển dụng mà còn là điều kiện tốt để đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành ATTT đạt chuẩn (theo khung năng lực giảng viên ngành ATTT). Để thực hiện điều đó cần có các bước sau:

- Các trường đại học khối QPAN căn cứ vào các quy định của Bộ, ngành để xây dựng và ban hành văn bản quy định chi tiết chuẩn tuyển dụng giảng viên ngành ATTT trên cơ sở chỉ tiêu được giao. Nên quy định chuẩn trình độ là thạc sỹ, tiến sĩ cho giảng viên ngành ATTT.

- Các trường đại học khối QPAN căn cứ vào khung năng lực giảng viên ngành ATTT, áp dụng vào đơn vị mình, trong đó có nghiên cứu một số yếu tố đặc thù của ngành ATTT để có quy định chuẩn trình độ tuyển dụng thấp hơn chuẩn chung để phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Các trường căn cứ vào


quy định của ngành, chuẩn của trường, áp dụng vào ngành ATTT để nghiên cứu một số yếu tố đặc thù của ngành ATTT giúp có hướng dẫn tuyển dụng giảng viên giàu kinh nghiệm phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Các trường đại học khối QPAN mạnh dạn đề xuất hoặc tăng cường ký kết hợp tác trong việc sử dụng giảng viên ngành ATTT giữa các trường với nhau, tạo nên mạng lưới giảng viên ngành ATTT h ng hậu tham gia quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học...

Sử dụng, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người

- Việc bố trí, sử dụng giảng viên ngành ATTT đúng, phù hợp, đ p ứng được yêu cầu của các trường đại học khối QPAN trong mỗi giai đoạn là một vấn đề hết sức quan trọng. Muốn bố trí giảng viên đúng, phù hợp trước hết phải dựa vào những chuẩn mực nhất định, vì nó ảnh hưởng tới quá trình chuẩn hóa giảng viên. Để làm được việc này, các trường đại học khối QPAN cần thực hiện các nội dung sau:

Sử dụng kết quả đ nh giá giảng viên làm căn cứ để bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp: Đ nh giá giảng viên dựa trên các năng lực cần thiết để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nếu kết quả đ nh giá đạt được tốt yêu cầu thì có hình thức thăng tiến, luân chuyển đến vị trí tốt hơn. Nếu không đạt yêu cầu thì luân chuyển đến nhiệm vụ khác hoặc tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Căn cứ vào chức danh, học vị và năng lực của từng người mà phân công nhiệm vụ trong việc giảng dạy các môn học, hướng dẫn đồ án, luận văn, luận án, tham gia nghiên cứu khoa học các cấp.

Sử dụng cơ cấu cán bộ phù hợp, kết hợp giảng viên trẻ, có nhiệt tình, được đào tạo cơ bản, hệ thống với giảng viên giàu kinh nghiệm trong thực tiễn, nhằm bổ sung cho nhau tạo thành một tập thể vững mạnh.

Việc phân bố và sử dụng giảng viên của trường không chỉ đảm bảo phù hợp giữa năng lực và yêu cầu của từng vị trí việc làm, mà còn phải khuyến khích giảng viên ngành ATTT tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan và thực

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí