2.2.4. Cách tiến hành và phương pháp thu thập, xử lí số liệu
- Xây dựng phiếu thu thập số liệu được dựa trên mục tiêu nghiên cứu, biến số nghiên cứu
- Thu thập số liệu có sẵn từ bệnh án và các sổ sách lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
- Nhập và xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 20.0 và Excel 2010.
- Các giá trị trung bình được biểu thị dưới dạng Mean ± SD.
- Tính các tỷ lệ.
- So sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng Chi-square test, Fisher’s Exact test.
- So sánh sự khác biệt giữa các giá trị trung bình bằng Student- test với hai mẫu độc lập có phân phối chuẩn.
- p < 0,05 biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu
Tạo mẫu phiếu thu thập thông tin
nghiên cứu
Bệnh nhân CNTC được điều trị MTX đơn liều phù hợp với tiêu
chuẩn lựa chọn và loại trừ
Ghi nhận đặc điểm chung, lâm sàng,
cận lâm sàng và kết quả điều trị
Nhập thông tin bằng phần mềm
Excel 2010
Mục tiêu 1
Phân tích và xử lý số liệu
bằng phần mềm SPSS
Mục tiêu 2
2.3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Đề tài nghiên cứu được Hội đồng Y đức của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Hội đồng khoa học của Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội thông qua và cho phép tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- Tất cả các bệnh nhân đều được nghiên cứu trên bệnh án vì vậy không có can thiệp trực tiếp trên người bệnh.
- Kết quả nghiên cứu được sử dụng nhằm mục đích nâng cao chất lượng
điều trị.
- Các thông tin của người bệnh được mã hóa, giữ bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Dưới 20 tuổi | 2 | 1,9 |
20 - 35 tuổi | 90 | 83,3 |
Trên 35 tuổi | 16 | 14,8 |
Tổng số | 108 | 100 |
Trung bình ± SD (GTLN – GTNN) | 29,1 ± 5,5 (19 – 45) |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa ngoài tử cung bằng methotrexate đơn liều tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 2
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa ngoài tử cung bằng methotrexate đơn liều tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 3
- Đối Tượng, Địa Điểm Và Thời Gian Nghiên Cứu
- Độ Dày Dịch Cùng Đồ Trên Siêu Âm Trước Điều Trị
- Mối Liên Quan Giữa Vị Trí Khối Chửa Và Kết Quả Điều Trị
- So Sánh Nồng Độ Βhcg So Với Các Nghiên Cứu Khác
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Độ tuổi trung bình của CNTC là 29,1 ± 5,5. Trong đó, tuổi cao nhất là 45 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi. Nhóm trên 35 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 14,8%. Tuổi hay gặp nhất là trong nhóm từ 20 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ 83,3%. Nhóm dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,9%.
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo địa dư
28,7%
71,3%
Nông thôn
Thành thị
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo địa dư
Nhận xét:
Đối tượng trong nghiên cứu chủ yếu đến từ vùng thành thị chiếm tỷ lệ 71,3%. Còn lại là đến từ nông thôn chiếm tỷ lệ 28,7%.
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
38,0%
40,7%
13,0%
7,4%
0,9%
Cán bộ viên chức
Công nhân
Sinh viên
Nông dân Nội trợ, tự
do
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nhận xét:
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nội trợ và tự do chiếm tỷ lệ 40,7%, đối tượng cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ 38,0%. Nhóm đối tượng công nhân và sinh viên chiếm tỷ lệ thấp hơn, tương ứng lần lượt là 13,0% và 7,4%. Có 1 trường hợp là nông dân, chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,9%.
3.1.4. Đặc điểm tiền sử sản khoa
6,5%
26,8%
42,6%
24,1%
0 con
1 con
2 con
≥ 3 con
Biểu đồ 3.3. Số con hiện có
Nhận xét:
Trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu, nhóm bệnh nhân có hai con chiếm tỷ lệ 26,8%, nhóm bệnh nhân có một con chiếm 24,1%. Các trường hợp chưa có con chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,6%. Số bệnh nhân có từ 3 con trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,5%.
Bảng 3.2. Tiền sử số lần sẩy thai (n=108)
0 | 1 | 2 | 3 | ≥ 4 | |
Số lượng (n) | 56 | 30 | 9 | 11 | 2 |
Tỷ lệ (%) | 51,8 | 27,8 | 8,3 | 10,2 | 1,9 |
Nhận xét:
Về số lần sẩy thai: có 27,8% bệnh nhân sẩy thai 1 lần, có 8,3% bệnh nhân sẩy thai 2 lần và có 10,2% bệnh nhân sẩy thai 3 lần.
Số bệnh nhân không có tiền sử sẩy thai trước đây chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,8%.
Số bệnh nhân có số lần sẩy thai từ 4 lần trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,9%.
Bảng 3.3. Tiền sử số lần mổ đẻ (n=108)
0 | 1 | ≥ 2 | |
Số lượng (n) | 74 | 21 | 13 |
Tỷ lệ (%) | 68,5 | 19,5 | 12,0 |
Nhận xét:
Số bệnh nhân có tiền sử mổ để 1 lần chiếm tỷ lệ là 19,5%.
Các trường hợp bệnh nhân không có tiền sử mổ đẻ chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,5%.
Các trường hợp bệnh nhân có tiền sử mổ đẻ từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất với 12,0%.
3.1.5. Đặc điểm tiền sử phụ khoa
Bảng 3.4. Tiền sử phụ khoa (n=108)
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Đặt dụng cụ tử cung | 5 | 4,6 |
Viêm đường sinh dục | 47 | 43,5 |
Nạo hút thai | 41 | 38,0 |
Chửa ngoài tử cung | 11 | 10,2 |
Không có tiền sử phụ khoa | 35 | 32,4 |
Nhận xét:
- Số bệnh nhân có tiền sử viêm đường sinh dục chiếm tỷ lệ cao nhất 43,5%.
- Số bệnh nhân có đặt vòng tránh thai chiếm tỷ lệ thấp nhất với 4,6%.
- Số bệnh nhân có tiền sử chửa ngoài tử cung trước đây là 11, chiếm tỷ lệ tương ứng 10,2%.
- Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử nạo hút thai là 38,0%.
- Số bệnh nhân không có tiền sử phụ khoa nào là 35 người chiếm tỷ lệ 32,4%.
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
3.2.1. Triệu chứng cơ năng
Bảng 3.5. Triệu chứng cơ năng (n=108)
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Chậm kinh | 74 | 68,5 |
Ra máu âm đạo | 82 | 75,9 |
Đau bụng vùng hạ vị | 58 | 53,7 |
Chậm kinh + ra máu | 55 | 50,9 |
Chậm kinh + đau bụng | 45 | 41,7 |
Ra máu + đau bụng | 45 | 41,7 |
Chậm kinh + đau bụng + ra máu | 34 | 31,5 |
Nhận xét:
Trong 3 triệu chứng chậm kinh, đau bụng âm ỉ hạ vị và ra máu âm đạo, số bệnh nhân có triệu chứng ra máu chiếm tỷ lệ cao nhất 75,9%, nhóm có triệu chứng đau bụng hạ vị chiếm tỷ lệ thấp nhất 53,7%.
Nhóm triệu chứng chậm kinh và ra máu cùng xuất hiện trên một bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao 50,9%.
Số bệnh nhân có đủ cả ba triệu chứng là 34/108 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 31,5%.
3.2.2. Triệu chứng thực thể