Tự đánh giá
Báo cáo Tự đánh giá
Quyết định công nhận
Báo cáo thẩm định
Đánh giá ngoài Đoàn thẩm định đánh giá
Đảm bảo chất lượng bên trong Cải tiến chất lượng
T R O N G
123
Bộ GD & ĐT | |
Cục khảo thí và kiểm định CL | |
Hội đồng ngành-liên ngành |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Ngoài Công Lập
- Số Lượng Và Phân Loại Sinh Viên Cao Đẳng Theo Loại Hình 2001-2011
- Số Lượng Và Phân Loại Giảng Viên Theo Giới Tính 2000-2007
- Xu Hướng Vận Động Của Một Số Chỉ Tiêu Cần Dự Báo
- Các Nguyên Tắc Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hệ Thống Đại Học Cao Đẳng Tư Thục
- Hoàn Thiện Cơ Chế Chính Sách Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Khu Vực Giáo Dục Đại Học Cao Đẳng Tư Thục
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Các chính sách và tiêu chuẩn chất lượng trường ĐH-CĐ và quốc gia
Công khai kết quả kiểm định; xếp hạng; gắn với việc đầu tư và phân bổ nguồn lực công
N G Ò A I
Hình 2.14 Quy trình quản lý và kiểm định chất lượng
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng còn là cơ sở pháp lý để QLNN bằng chất lượng. Điều này cho thấy nhận thức mới, tích cực về trách nhiệm xã hội trong
mối liên hệ với việc cải thiện chất lượng. Mặc dù quản lý và đảm bảo chất
lượng là hướng đi tích cực nhưng từ nhiều năm nay chỉ có rất ít các trường tư thục được đánh giá ngoài. Nguyên nhân thứ nhất, là do việc kiểm định không mang tính bắt buộc và kết quả kiểm định chưa được kết nối với bất kỳ một trách nhiệm hay lợi ích cụ thể nào nên chưa tạo áp lực tự chịu trách nhiệm thực sự; thứ hai, là do thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu kiểm định, ngoài ra việc chậm công bố kết quả kiểm định (kiểm định được tiến hành từ năm 2004 nhưng đến
năm 2009 vẫn chưa công bố
kết quả). Thực tế
này cho thấy sự
cam kết và
quyết tâm thực sự còn hạn chế. Một bất cập khác là công tác kiểm định chất
lượng là chưa có sự tham gia và công khai. Điều này làm công tác kiểm tra,
giám sát chưa được quan tâm đúng mức, mang tính nội bộ hơn là xã hội. Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục qua Bảng 2.23, Mục 2 với 96,9% ý kiến (M=3,46) và Mục 3 với 91% ý kiến (M=3,32) mong muốn cho thấy kiểm định
chất lượng cần phải huy đôn
g tối đa sự tham gia cua
cac
lực lượng xã hôi
đông
thời phải công khai và kết nối kết quả kiểm định là hướng đi đúng và cần tiếp
tục được quan tâm để đáp ứng đòi hỏi từ thực tế. Riêng Muc 1 về số lươṇ g cac
cơ quan kiểm định thì đa phần cac
nhà quản lý cho răn
g cân
tăng số lượng cac cơ
quan kiểm định để đẩy nhanh tiến độ cua
hoat
đôn
g kiêm
đinh trong thơi
gian tơí .
124
Bảng 2.23 Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
Kiể u trả lời | Trung bình (M) | Độ lệch chuẩn (S.D.) | Tần suất trả lời (F) (%) | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | ||||
1. Số lượng cać cơ quan kiểm định đến năm 2020 | M | 3,07 | 0,38 | 11 | 85 | 4 | 0 |
2. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng độc lâp̣ và khuyến khích tham gia của các lực lượng xã hội | Đ | 3,46 | 0,59 | 51 | 44 | 5 | 0 |
3. Công khai kết quả kiểm định chất lượng và xếp hạng các trường ĐH-CĐ gắn kết quả kiểm định với việc xem xet́ nguôǹ tài trợ | M | 3,32 | 0,63 | 41 | 50 | 9 | 0 |
Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH Việt Nam; Kiểu trả lời, M: Mong muốn, Tần suất trả lời, 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực nhất
Chuyển biến tích cực gần đây là Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích
các trường chủ động tham gia các hệ thống đảm bảo, đánh giá theo tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế. Một số trường đã đăng ký kiểm định với các tổ chức kiểm định của nước ngoài. Đồng thời, các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế cũng được các trường áp dụng.
Việc xây dựng các tiêu chí để kiểm định chất lượng giáo dục là vấn đề
không đơn giản, mặc dù Bộ
GD&ĐT đã có bộ
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
trường đại học ban hành kèm quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT gồm 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí, nhưng Bộ nên có lộ trình và kế hoạch triển khai cụ thể và gấp rút về công tác này.
Công tác đảm bảo chất lượng đang từng bước được tiến hành tại các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, do mới được hình thành và phát triển nên công tác đảm bảo và KĐCLGD đại học chưa được các cơ sở tư thục triển khai thực hiện triệt để. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc ra văn bản yêu cầu các nhà
trường khẩn trương thành lập các đơn vị làm công tác khảo thí và ĐBCL, Bộ
GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng còn lại phải triển khai công tác tự đánh giá theo lộ trình cụ thể.
Thực tế trên đòi hỏi GDĐH-CĐ cần phải được kiểm định. Kiểm định chất lượng, đảm bảo chất lượng chính là tự đánh giá mình, xác định mức xuất phát điểm
125
của trường mình, từ đó biết được trường đang đứng ở tốp nào trong hệ thống các trường ĐH-CĐ, để có kế hoạch đảm bảo chất lượng hay cải thiện và nâng cao chất lượng của nhà trường. Đây là điều quan trọng nhất và cũng là mục tiêu chính mà Bộ GD&ĐT cần yêu cầu các nhà trường thực hiện công tác tự đánh giá trong thời gian qua.
Trong nỗ lực triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng tại các trường đại học và cao đẳng, báo cáo đánh giá của Bộ GD&ĐT cho thấy công tác tự đánh giá của các trường đại học, cao đẳng đã được chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê có số 173 trường đại học, 178 trường cao đẳng trong cả nước đã và đang triển khai tự đánh giá, đã được đánh giá, trong đó hơn 250 trường đại học, cao đẳng đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, một số đã được đánh giá ngoài và đang chờ xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng (trong đó có 2 trường dân lập và 27 trường đại học khác, 16 trường cao đẳng). Bộ GD&ĐT phấn đấu đến năm 2015 có 90% trường đại học, cao đẳng được kiểm định ít nhất 1 lần; đến năm 2020 được kiểm định ít nhất 2 lần và khuyến khích các trường đại học, cao đẳng đăng ký kiểm định bởi các tổ chức quốc tế.
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC
2.3.1 Những thành tựu và kết quả đạt được
Trong những năm vừa qua, dưới sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng và Chính phủ công tác QLNN đối với khu vực GDĐHCĐTT đã có những kết quả đáng khích lệ và đạt được những thành tựu to lớn trên một số mặt như sau:
Thứ nhất: Công tác quy hoạch mạng lưới đã có đề cập đến định hướng phát triển cho hệ thống ngoài công lập, thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chính sách, về quy hoạch, tăng cường phân cấp quản lý nâng cao tính tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học cao đẳng tư thục. Trong quá
trình phát triển hệ thống nhà nước đã có sự điều chỉnh mạng lưới các trường
ngoài công lập cho phù hợp, chủ trương là chỉ có hai loại hình là trường công và trường tư, chuyển đổi các trường bán công, dân lập sang loại hình trường tư thục.
Thứ hai: Ban hành nhiều văn bản quy phạp pháp luật, tạo hành lang pháp lý
cho hoạt động của hệ thống đại học cao đẳng ngoài công lập như: Cấp phép
thành lập, quy định quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục, quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng quy trình tuyển sinh nhằm tạo điều kiện cho khu vực GDĐHCĐTT phát triển.
Thứ ba: Trong chính sách phát triển khu vực tư thục, Nhà nước đã có những
ưu tiên như: khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động giáo dục, ưu tiên
126
cấp đất cho các nhà đầu tư mở trường, có chính sách ưu đã về thuế mà cụ thể là miễn thuế thu nhập ba năm đầu kể từ khi mới thành lập. Đã huy động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước vào phát triển các trường Đại học, Cao đẳng tư thục. Trong đó, không những thu hút được nguồn vốn từ các thành phần kinh tế mà còn tận dụng khả năng, chất xám của các nhà giáo, nhà khoa học đóng góp cho giáo dục. Qua đó, khu vực này đã góp phần thoả mãn nhu cầu học tập nâng cao trình độ của cộng đồng, làm giảm áp lực cho các trường công lập.
Thứ tư: Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra giám đã có những cải thiện đáng kể. Nhà nước đã tăng cường thanh tra về công tác tuyển sinh, công tác đào tạo cũng như đội ngũ giảng viên các trường tư thục, có chế tài để hướng các trường hoạt động theo đúng khuôn khổ pháp luật. Thành lập các cơ quan kiểm định độc cùng với cục khảo thí giám sát chất lượng của các trường.
Thứ năm: Thực hiện tương đối thành công chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Sự phát triển vượt bậc của hệ thống trong thời gian qua đã minh chứng rõ nét cho tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa giáo dục. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển giáo dục và đào tạo. Tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển của hệ thống trong những giai đoạn tiếp theo. Qua đó khẳng định những thành tựu và kết quả đạt được của khu vực này.
2.3.2. Những vấn đề tồn tại cần tháo gỡ
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học tư thục cũng còn một số bất cập, dẫn đến chất lượng đào tạo chậm được cải thiện. Trong thời gian tới nếu không có giải pháp kiên quyết, có tính đột phá thì giáo dục đại học tư thục có nguy cơ bị tụt hậu trước đòi hỏi của xã hội. Những hạn chế của công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống đại học cao đẳng tư thục được thể hiện qua một số mặt cụ thể sau:
Thứ nhât́ : Thiếu định hướng chiến lược trong dài hạn và quy hoạch khoa học cho phát triển khu vực tư thục trong toàn hệ thống giáo dục. Các cấp quản lý của chính quyền từ trung ương đến địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và vị trí của giáo dục đại học, cao đẳng tư thục tại Việt Nam. Quan niệm chung
về vai trò của cac trường tư thuc̣ chưa theo kip̣ với tiến trình đổi mới kinh tế, chưa
tương thích với bối cảnh KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Trong đó đáng ngại nhất là các văn bản pháp quy về lĩnh vực có liên quan đến hợp tác, hội nhập quốc tế của khu vực giáo dục tư thục còn ít, chưa đầu đủ.
Thứ hai: Việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước thành các văn bản pháp quy còn chậm so với yêu cầu thực tiễn phát sinh. Hệ thống các văn
127
bản quy phạm pháp luật vẫn chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, chưa rõ ràng đã
phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của khu vực GDĐHCĐTT. Từ đó dẫn đến việc triển khai công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn nhiều lúng túng. Cơ chế và chính sách chưa đáp ứng được các yêu cầu trao quyền rộng rãi về tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm của các trường tư thục.
Thứ ba: Mô hình quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng tư thục chậm đổi mới, một số mặt chưa sát với thực tiễn xã hội, chưa thực sự khuyến khích được các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Trong thời gian tới, mô hình quản lý cần phải được đổi mới mạnh mẽ hơn nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục.
Thứ tư: Việc thống nhất quản lý và phân cấp giữa các cơ quan quản lý đối với
khu vực GDĐHCĐTT chưa rõ ràng, chưa được xử lý tốt dân
đên
hệ quả là khu vực
này chưa vân
han
h theo mong muôn
cua
nhà nươc
. Phương thức quản lý nhà nước
chưa thực sự thúc đẩy trách nhiệm báo cáo, giải trình một cách thực chất mà nguyên nhân sâu xa là do việc phân định và quy trách nhiệm không rõ ràng. Các trường có xu
hướng muốn tự chủ tự quyêt nhiều hơn so với việc chứng tỏ trách nhiệm xã hội
trong khi Nhà nước thì chưa xây dựng được cơ chế đủ mạnh để buộc các trường nâng cao trách nhiệm hơn trong hoạt động này.
Thứ năm: Thiếu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra trong hoạt động để đảm bảo trách nhiệm của các cơ sở giáo dục ngoài công lập nói chung và tư thục nói riêng, các tổ chức xã hội bảo trợ như Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chưa có tiếng nói quyết liệt nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các trường tư thục. Trong thời gian qua Nhà nước đã trao quyền quyết định nhiều hơn cho các cơ sở tư thục, nhưng lại lúng túng trong cả thiết kế và thực thi quá trình kiểm tra, giám sát, thu thập thông tin phục vụ cho công tác QLNN đối với lĩnh vực này. Việc theo dõi, kiểm tra cho cơ quan Nhà nước đối với các trường tư thục không được tiến hành thường xuyên mà chỉ tiến hành khi có vụ việc xảy ra nên trong xử lý có lúc thiếu thuyết phục.
Thứ sáu: Chính sách và cơ chế tài chính vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi
cho các trường đại học, cao đẳng tư thục trong phát triển nguồn thu nhập, sử
dụng nguồn lực hiệu quả cũng như chưa thúc ép được sự trung thực trong hoạt động tài chính. Nhìn chung, chính sách về học phí vẫn chưa được sử dụng như công cụ thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường.
Những tồn tại trên về QLNN đối với khu vực tư thục dẫn đến hệ quả
Một là: Làm khu vực GDĐHCĐTT
kém năng động, thụ
động và nhất là
không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển cũng như giúp đảm bảo cân đối giữa cung-
128
cầu dịch vụ và sản phẩm đào tạo, nghiên cứu. Nhiều trường tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, nếu kéo dài dẫn đến nguy cơ một số trường sẽ bị đóng cửa hoặc giải thể.
Hai là: Hạn chế sức cạnh tranh của trươn
g đại hoc
cao đẳng tư thục ở bên
trong và bên ngoài hệ thống. Minh chứng cho hệ quả này là khả năng khai thác
nguồn lực xã hội rất thấp của các trương, dẫn đến tỷ lệ thu nhập ngoài ngân sách
và học phí chỉ đạt tỷ lệ 6,54% so với tổng nguồn thu trong khi ở các hệ thống đại học khác, chỉ tính riêng đối với trường công lập, tỷ lệ này là 28% ở Pháp và 34,4% ở Hoa Kỳ.
Ba là: Làm hạn chế việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực ngoài NSNN. Chưa khuyến khích được các nỗ lực tự đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng mà trong nhiều trường hợp đã “buộc” một số trường phải “hy sinh” chất lượng để theo đuổi việc tăng quy mô đào tạo một cách thuần túy. Minh chứng cho hệ quả này là nhiều trường đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu cho phép trong khi thiếu điều kiện đảm bảo chất lượng hay hạ điểm chuẩn xét tuyển.
Bốn là: Công tác QLNN đối với khu vực này chưa thực sự phát huy được vai
trò tự quản và sức sáng tạo của trươn
g đai
hoc
cao đăn
g tư thục mà còn tạo điều
kiện cho sự can thiệp sâu hơn của các cơ quan QLNN vào công việc của trương
đặc biệt là các trường tư thục. Qua đó làm chức năng quản lý vĩ mô bị lẫn lộn, hiệu quả và hiệu lực quản lý thấp, tăng nguy cơ cục bộ, ban phát hay tham nhũng.
Năm là: Nếu với cơ chế hiện tại thì nhiều trường chỉ chay
theo lơi
nhuâṇ
mặc dù danh nghia
găn
“mác” là phi lợi nhuận, dễ bị tác động bởi những lợi ích
cục bộ và ngắn hạn. Từ đó vai trò học thuật của trường đại học cao đăn như của nhà khoa học chưa được coi trọng và phát huy một cách triệt để.
g cũng
Tất cả những điều đó đã là nguyên nhân chính khiến cho công tác QLNN đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục đã và đang hoạt động chưa tương xứng với kỳ vọng của các cấp lãnh đạo, các nhà đầu tư và xã hội. Trong bối cảnh đó, những thay đổi cấp bách, đúng hướng với quyết tâm cao là yêu cầu to lớn đặt ra cho công tác quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục.
2.4 TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển các trường đại học, cao đẳng tư
thục tại Việt Nam đã cho thấy chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa GD-ĐT nói chung, giáo dục đại học nói riêng là rất đúng đắn. Đã phát huy mọi nguồn lực của xã hội để hình thành một lực lượng lao động có chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. Công tác quản lý nhà nước đối với khu vực tư thục đã có nhiều sự cố gắng, đã thu được những kết quả
129
rất đáng ghi nhận góp phần cho khu vực này đào tạo được một số lượng đáng kể nhân lực có trình độ cao cho đất nước, thu hút được sự tham gia của các giảng viên giỏi, thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau từ xã hội. Điều đó đã góp phần chia sẻ ngân sách chi cho đào tạo của Nhà nước.
Tuy nhiên bên cạnh đó công tác QLNN đối với khu vực này vẫn có những khiếm khuyết, yếu kém cần phải được khắc phục kịp thời trong thời gian tới, dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, hiệu quả không cao, nhân lực được đào tạo yếu về năng lực và phẩm chất. Chương trình đào tạo cứng nhắc, thiếu linh hoạt, nặng lý
thuyết, nhẹ
thực hành, chậm hội nhập, xây dựng cơ
cấu ngành nghề
còn đơn
điệu, phương pháp dạy và học còn lạc hậu. Bên cạnh đó đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của khu vực này còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và trình độ. Năng lực nghiên cứu khoa học của các trường tư thục còn hạn chế. Hơn nữa, sự phân bố không đồng đều các trường, cũng như việc thành lập trường ồ ạt trong khi chưa hội đủ các điều kiện bên trong, cộng với thiếu đánh giá đầy đủ các nhân tố bên ngoài đã khiến cho nhiều trường không thể tuyển được số lượng sinh viên theo kế hoạch, hệ quả là gây một sự lãng phí lớn nguồn lực xã hội. Một trong những nguyên nhân chính của những tồn tại trên là do yếu kém trong công tác quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục mà cụ thể là công tác xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch chưa được đề cập nhiều, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ và kịp thời, cơ chế chính sách chưa tạo điều kiện để cho khu vực này phát triển như khu vực công lập, những vấn đền này sẽ được giải quyết trong chương 3.
130
Chương 3
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC Ở VIỆT NAM
3.1 VAI TRO
QUAN
LY CUA
NHA
NƯƠC
TRONG PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG
ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
3.1.1 Sự cần thiết phải hoan
thiên
vai trò quan
lý cua
nhà nươc
đôi
vơí
khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục
Quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục đại học cao đẳng
Giai
đoạn trước đổi mới, Đảng ta chưa ban hành nghị quyết Trung ương có tính chuyên đề về giáo dục và đào tạo. Đường lối và các chính sách của Đảng về lĩnh vực này chưa được thể hiện trong các văn kiện của các đại hội Đảng. Sau đổi mới các văn kiện của đại hội đều được đưa vào trong các nội dung và thể hiện trong nghị
quyết về các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội IV nêu rõ: “... Tiến
hành cải cách giáo dục trong cả nước; sắp xếp, từng bước mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; phát triển rộng rãi các trường dạy nghề”. Nghị quyết Đại hội VI xác định: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ. Phát triển có kế hoạch hệ thống giáo dục, từ giáo dục mầm non đến đại học và trên đại học, bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo. Bố trí hợp lý cơ cấu hệ thống giáo dục, thể hiện tính thống nhất của quá trình giáo dục, bao gồm nhiều hình thức: đào tạo và bồi dưỡng chính quy và không chính quy, tập trung và tại chức. Sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý, nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ chuyên môn đầu ngành. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn và năng lực thực hành, cần coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. Kết hợp giảng dạy, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Đến Nghị quyết Đại hội VII nêu rõ: mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng