Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam - 1

i


LỜI CẢM ƠN


Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng PGS.TS. Nghiêm Sỹ Thương, TS Nguyễn Văn Nghiến giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Những người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án, sự khuyến khích, động viên của thầy đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án.

Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo của Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội và các thầy cô giáo của Đại học Kinh tế quốc dân, những người đã giảng dạy, phản biện chuyên đề, luận án, giúp tôi có định hướng rõ ràng hơn trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của các thầy cô, cán bộ Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đối với tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án.

Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án.

Xin chân thành cảm ơn !


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sinh


Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam - 1

NGUYỄN KHÁNH TƯỜNG

ii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu, kết quả được nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không trùng lắp hay sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. Các kết luận khoa học trong luận án là kết quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi.


Nghiên cứu sinh


NGUYỄN KHÁNH TƯỜNG

iii


MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

CHƯƠNG 1 6

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC 6

iv

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

BGT-ĐT CĐBC CĐDL

CĐTT


Tiếng Việt

Bộ Giáo dục và Đào tạo Cao đẳng bán công

Cao đẳng dân lập

Cao đẳng tư thục


Tiếng Anh

ĐH-CĐCL Đại học cao đẳng công lập ĐH-CĐDL Đại học cao đẳng dân lập

ĐH-CĐNCL Đại học cao đẳng ngoài công lập

GATS Hiệp định chung về

trong lĩnh vực dịch vụ

thương mại

General Agreement on

Trade in Services

GDĐH-CĐ Giáo dục đại học cao đẳng GDĐHCĐTT Giáo dục đại học cao đẳng tư thục

HDI Chỉ số phát triển con người


HĐQT Hội đồng quản trị


Human Development Index

HTĐHCĐTT Hệ

thục

HTGDĐH-CĐ Hệ

thống đại học cao đẳng tư


thống giáo dục đại học cao

đẳng

ICT Công nghệ

thông


thông tin và truyền


Information Technology and Communications

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International

Monetary Fund

KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục KTTT Kinh tế thị trường

NSNN Ngân sách Nhà nước

QLNN Quản lý Nhà nước

THPT Trung học phổ thông

VCCI Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam

WTO Tổ chức thương mại thế giới


XHH GD Xã hội hóa giáo dục


Vietnam Chamber of

Commerce and Industry World Trade

Organization

v


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số thứ tự Tên bảng Trang

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

CHƯƠNG 1 6

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC 6

DANH MỤC CÁC HÌNH


Số thứ tự Tên hình Trang


Hình 1.1. Sơ đồ đào tạo nhân lực tại Việt Nam. .Error: Reference source not found

Hình 1.2 Hệ thống giáo dục Đại học – Cao đẳng của Việt Nam.........Error: Reference source not found

Hình 1.3.

Ảnh hưởng của những thay đổi trong nhu cầu về các dịch vụ giáo dục.................................................Error: Reference source not found

Hình 1.4 Quản lý nhà nước với hệ thống các trường tư thục...............Error: Reference source not found

Hình 2.1 Số lượng sinh viên đại học cao đẳng qua các năm.................Error: Reference source not found

Hình 2.2. Số trường ĐH-CĐ giai đoạn 1981-2011.....Error: Reference source not found

Hình 2.3 Cơ cấu các trường ĐH-CĐ năm 2008...Error: Reference source not found

Hình 2.4 Tổng số giảng viên giai đoạn 2000-2011...Error: Reference source not found

Hình 2.5 Thống kê nhóm ngành nghề đào tạo......Error: Reference source not found

vi



Hình 2.6 Cơ cấu tổ chức trường ĐH tư thục tại Việt Nam Error: Reference source not found

Hình 2.7 Cơ cấu các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập............Error: Reference source not found

Hình 2.8 Thống kê số trường ĐH-CĐ giai đoạn 2000-2007 Error: Reference source not found

Hình 2.9 Thống kê số trường ĐH-CĐ giai đoạn 2008-2011 Error: Reference source not found

Hình 2.10 Số lượng và phân loại sinh viên cao đẳng theo loại hình 2001-2011

........................................................Error: Reference source not found Hình 2.11 Số lượng và phân loại sinh viên đại học theo loại hình 2001-2011

........................................................Error: Reference source not found Hình 2.12 Số lượng và phân loại giảng viên theo giới tính 2000-2007. .Error:

Reference source not found

Hình 2.13 Số lượng và phân loại giảng viên theo giới tính 2008-2011. .Error: Reference source not found

Hình 2.14 Quy trình quản lý và kiểm định chất lượng...........Error: Reference source not found

Hình 3.1 Xu hướng vận động của một số chỉ tiêu cần dự báo ............Error: Reference source not found

Hình 3.2

Sơ đồ mô hình quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT

........................................................Error: Reference source not found

1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết, mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Đối với bất kỳ nền kinh tế

thị

trường nào, khu vực tư

nhân đóng vai trò

không thể thiếu và ngày càng quan trọng vì nó cho phép phát huy hết mọi nguồn lực trong xã hội, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của xã hội và do đó tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong bối cảnh nguồn lực là hữu hạn.

Sự tham gia của khu vực tư nhân diễn ra không chỉ trong phạm vi các hoạt động sản xuất kinh doanh đơn thuần mà còn lan truyền sang các hoạt động khác như an ninh, văn hóa-nghệ thuật và giáo dục. Ở các quốc gia trên thế giới, trong hệ thống giáo dục và đào tạo từ lâu đã ra đời, tồn tại và phát triển một hệ thống các trường đại học cao đẳng tư thục, khu vực này đã đóng góp to lớn vào quá trình phát triển của cả hệ thống đại học cao đẳng và trở thành một trong các nguồn cung cấp nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế.

Ở Việt Nam hệ thống các trường đại học cao đẳng ngoài công lập được hình thành và phát triển từ những năm 1990 và đã có những đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo đã sớm triển khai đa dạng hóa các loại hình trường như bán công, dân lập, tư thục ở các cấp học và trình độ đào tạo (gọi chung là cơ sở GD-ĐT ngoài công lập) nhằm đáp ứng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo điều kiện và cơ hội học tập và học tập suốt đời cho mọi người dân. Các cơ sở GD-ĐT ngoài công lập cùng song song hoạt động với các cơ sở GD-ĐT công lập và có nghĩa vụ, quyền lợi bình đẳng như nhau.

Tuy nhiên ngoài những thành tựu có thể thấy khu vực này còn nhiều khiếm khuyết, chưa hoàn toàn đáp ứng được những kỳ vọng của xã hội. Hệ thống Giáo dục & đào tạo đại học cao đẳng ngoài công lập trong đó có khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục nói (GDĐHCĐTT) chưa bắt kịp được sự phát triển của nền kinh tế, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nhiều trường có quy mô nhỏ, lĩnh vực đào tạo hẹp (chủ yếu là các ngành đào tạo về quản trị kinh doanh, tin học, ngoại ngữ), nhiều trường còn hoạt động một cách tạm bợ với cơ sở vật chất - kỹ thuật nghèo nàn, đội ngũ giáo viên cơ hữu mỏng dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đạt chuẩn. Một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến hệ quả trên chính là công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống này.

Mặc dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các bộ ngành có liên quan. Nhưng nhiều nhà quản lý và các chuyên gia đều nhận thấy công tác quản lý nhà

2


nước đối với khu vực GDĐHCĐTT vẫn còn nhiều bất cập khiến cho hoạt động của khu vực này chưa tương xứng với mong muốn của Chính phủ, cộng đồng và của người dân. Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài “Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam” đã được hình thành với mục tiêu: phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu này, nội dung

nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:

- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản đối với hệ thống giáo dục đại học cao đẳng tư trong một quốc gia. Nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm.

- Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT ở Việt Nam, các nhân tố mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của khu vực này trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Kiến nghị một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT để khu vực này có thể hoạt động xứng đáng với kỳ vọng của xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với những nội dung nghiên cứu trên, đề tài “Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam” là một công trình nghiên cứu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Thông qua việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước và đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp một phần cho các nhà hoạch định chiến lược, các nhà hoạch định chính sách giáo dục đại học trong việc xây dựng quy hoạch phát triển khu vực GDĐHCĐTT ở nước ta, ban hành các chính sách và văn bản pháp lý có liên quan cho sự hoạt động nhịp nhàng của khu vực này, trên cơ sở đó giám sát hiệu quả hoạt động của toàn khu vực.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một đóng góp hữu ích cho các trường

trong khu vực GDĐHCĐTT để xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động cho

trường đại học, cao đẳng tư thục. Xây dựng mô hình phù hợp cho các trường đại học, cao đẳng tư thục phù hợp với từng ngành nghề đào tạo.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục hiện nay ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này, nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu để tìm ra nguyên nhân trên cơ sở đó có những giải

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí