Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng - 26

- Các loại đệm chống va tầu, đệm cầu cảng, trục lô cao su, bể mềm cao su chứa dầu các loại.

- Cáp động lực, cáp điều khiển lõi đồng vỏ bọc cao su; dây đai thang các loại.

- Săm lốp ôtô, lốp đặc phục vụ quốc phòng và kinh tế.

- Xích tải tiêu chuẩn; Mặt bích tiêu chuẩn; Bu lông tiêu chuẩn; Trục và xi lanh thuỷ lực; Bánh răng côn xoắn, răng trụ, răng côn; Hộp giảm tốc; Phụ tùng máy nông nghiệp.

2. Ngành nghề hoạt động chính của các DN KTQP hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng (gồm 14 DN)

- Xây dựng công trình giao thông đường bộ, đường sắt, cầu đường bộ, cầu đường sắt, sân bay, nhà ga, bến cảng, hệ thống thông tin tín hiệu;

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi, đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu;

- Xây dựng các công trình thuỷ điện, xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế;

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, công trình cấp, thoát nước, các công trình công cộng, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng; đầu tư phát triển hạ tầng và KD nhà;

- Tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng; lắp đặt thiết bị công trình, dây chuyền sản xuất, chế tạo, lắp đặt kết cấu thép;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

- Vận tải đường bộ, đường sông;

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông; thiết bị, phụ tùng, vật tư xây dựng;

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng - 26

- Đại lý xăng dầu;

- Duy tu, tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình bảo tồn, bảo tàng và di tích lịch sử;

- Xây lắp đường cáp quang (các công trình bưu điện - viễn thông).

3. Ngành nghề hoạt động chính của các DN KTQP hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ (gồm 12 DN)

- Dịch vụ cảng biển, kho bãi;

5

- Xây dựng và sửa chữa các công trình thuỷ, công trình công nghiệp, dân dụng (cầu tàu, bến cảng, triền đà, ụ tàu, kho bãi);

- Cảng trung chuyển; cảng mở;

- Dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ, đường sông, lai dắt tàu biển,

- Dịch vụ nạo vét, cứu hộ trên biển, trên sông;

- Dịch vụ giao nhận hàng hoá;

- Dịch vụ cung ứng tàu biển;

- SX hàng xuất khẩu: các sản phẩm từ gỗ, thủ công mỹ nghệ, các loại tranh tượng: sơn mài, lụa, thêu trên vải, tranh tượng khắc gỗ; hàng may mặc…;

- Xuất khẩu: các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, mây tre, gỗ, giày dép, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, ngũ cốc, hàng may mặc…;

- Nhập khẩu: vật tư, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, sản phẩm hoá chất, hàng tiêu dùng, các loại xe máy…;

- Gia công, lắp ráp, bảo trì máy móc điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, may mặc, dịch vụ hợp tác lao động và gửi học sinh đi đào tạo, học tập tự túc nước ngoài…

- SX, KD vật liệu bảo quản, bảo vệ môi trường, hoá chất, virus trừ sâu;

- SX chế phẩm sinh học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên cứu của Trung tâm nhiệt đới;

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Xuất-nhập khẩu sản phẩm, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất các mặt hàng của Công ty được phép sản xuất;

- Thi công các công trình xử lý nước cấp, nước thải và các chất thải;

- Sản xuất nguyên liệu, vật tư dầu mỡ bảo quản;

- Lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị cơ điện lạnh;

- Thương mại (mua bán tư liệu sản xuất, vật tư, nguyên liệu phục vụ SX, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ SX, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, dịch vụ giữ xe và cho thuê mặt bằng).


6

4. Ngành nghề hoạt động chính của các DN KTQP hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, hải sản (gồm 8 DN)

Dịch vụ hậu cần nghề cá; Nuôi trồng, khai thác hải sản; Sửa chữa cơ khí tàu thuyền; Vận tải biển; Dịch vụ dầu khí; Trồng, chăm sóc, khai thác, thu mua và chế biến cà phê, cao su; Khai thác chế biến lâm sản; Khai thác khoáng sản; Công nghiệp luyện kim màu; Xây dựng đường giao thông, đường lâm nghiệp; Trồng và nuôi rừng (kể cả kinh doanh);

5. Ngành nghề hoạt động chính của các DN KTQP hoạt động trong lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông (gồm 6 DN)

Cung cấp dịch vụ viễn thông; Truyễn dẫn; Bưu chính; Phân phối thiết bị đầu cuối; Truyền thông; SX và KD vật liệu, linh kiện, thiết bị điện tử, điện lạnh, điện máy chuyên dụng và dân dụng, khí công nghiệp, lắp rắp xe máy; Dịch vụ kỹ thuật điện tử, tin học truyền thông, mạng điện (đường dây và trạm); tiếp nhận chuyển giao công nghệ điện tử.

6. Ngành nghề hoạt động chính của các DN KTQP hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giày (gồm có 3 DN)

- Dệt - Nhuộm - In - May, xuất khẩu các sản phẩm dệt - may do các DN SX;

- Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí, nhà bạt các loại;

- Sản xuất và kinh doanh hàng may công nghiệp;

- Công nghiệp may, sản xuất giày vải, giày da, công nghiệp nhựa;

- Xuất khẩu giày dép, sản phẩm may;

- Nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất.

7. Ngành nghề khác ( 5 DN)

- Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm

- Thủ công, mỹ nghệ, đồ gỗ


7

PHỤ LỤC 2-2


Kết quả chuyển đổi DN KTQP đến năm 2010


DN KTQP chuyển thành Công ty TNHH một TV 100% vốn nhà nước: gồm 17 DN


1. TCT Xây dựng Trường Sơn; 2. Công ty Xây dựng 384; 3. Công ty Xây dựng 99; 4. Công ty Xây dựng 470; 5. Công ty 472; 6. Công ty Dịch vụ đối ngoại; 7. Công ty Xây dựng 319; 8. Công ty Vạn Tường; 9. Công ty Xây dựng Công trình Hàng không; 10. Tập đoàn Viễn thông quân đội; 11. Tổng công ty Đông Bắc; 12. Công ty Xây dựng Lũng Lô; 13. Công ty Tháo Sơn;

14. TCT Thành An; 15. Công ty TNHH 1 TV Hùng Vương; 16. Công ty TNHH 1 TV Lũng Lô 3; 17. Công ty TNHH 1 TV 319- 3.

DN KTQP chuyển đổi mô hình hoạt động theo hình thức công ty mẹ- công ty con: 12 DN


1. Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam; 2. TCT 15; 3. Tập đoàn Viễn thông Quân đội; 4. TCT Xây dựng Trường Sơn; 5. Công ty 622; 6. Công ty Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất; 7. Công ty Phương Nam; 8. Công ty Vật tư công nghiệp quốc phòng; 9. Công ty Xây dựng 319; 10. Công ty Vạn Tường; 11. Công ty Xây dựng Công trình Hàng không; 12. Công ty Xây dựng Lũng Lô


DN KTQP thực hiện cổ phần hóa: 12 DN


1. Công ty Việt Bắc ; 2. Công ty Tây Bắc; 3. Công ty 17; 4. Công ty 532;

5. Công ty Tư vấn và Khảo sát thiết kế xây dựng; 6. Công ty Điện tử Tin học Hóa chất; 7. Công ty Trường Thành; 8. Công ty Tư vấn đầu tư và phát triển công nghệ; 9. Công ty Xây dựng 789; 10. Công ty 59; 11. Công ty Dược và Trang Dược và Trang thiết bị y tế quân đội; 12. Công ty Đồng Tân

Các DN KTQP sáp nhập:


8

- Công ty Sông Hồng sáp nhập vào Công ty Xây dựng 319;


- Công ty Dệt may 7 sáp nhập vào Công ty Đông Hải;


- Công ty 404 sáp nhập vào Công ty 622;


- Công ty 621 sáp nhập vào Công ty 622;


- Công ty TNHH 1 TV Xuân Khánh nhập vào làm con của Công ty 622;


- Công ty Sản xuất và Dịch vụ sáp nhập vào Nhà máy In Quân đội 2


- Công ty Xây lắp 394 sáp nhập vào Công ty Thái Sơn.


Các DN KTQP giải thể: 3 DN

Đó là: 1) Công ty Xây dựng Miền Đông; 2) Công ty Đầu tư Miền đông; và

3) Công ty Minh Thành.

Các DN KTQP chuyển về hạch toán phụ thuộc: Số lượng: 2, bao gồm: 1) Công ty 53, hoạch toán phụ thuộc TCT Xây dựng Trường Sơn; và

2) Công ty 711, hạch toán phụ thuộc TCT 15.

DN KTQP phá sản: Số lượng: 1. Công ty Xây dựng Công trình 56.


9

PHỤ LỤC 2-3

Tạp chí Thuế

Việc thành lập Vụ Quản lý thuế DN lớn (Tổng cục Thuế), với chức năng chính là trực tiếp tổ chức công tác quản lý thuế đối với các DN lớn, một mặt tạo ra kỳ vọng cho các DN là sẽ nhận được sự quan tâm, tháo gỡ vướng mắc kịp thời từ phía cơ quan thuế, hỗ trợ các DN này tích cực, hiệu quả hơn, qua đó đóng góp nhiều hơn cho ngân sách, nhưng cũng đồng thời xuất hiện những lo ngại sẽ bị ''một cổ hai tròng'' do phải chịu cả sự quản lý của Cục thuế địa phương lẫn Vụ Quản lý thuế DN lớn. Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 856/QĐ-BTC về công bố danh sách DN thuộc diện Tổng cục Thuế trực tiếp tổ chức công tác quản lý thuế ( trong đó có Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel).

Tại Hội nghị Bộ Tài chính đối thoại với các DN lớn về chính sách thuế, do Bộ này tổ chức ngày 19/6/2010 tại Hà Nội, các DN đã bày tỏ không ít mối lo: Phó tổng giám đốc Petrolimex chia sẻ, với địa bàn kinh doanh trải rộng trên khắp 63 tỉnh, thành, nên tại mỗi địa phương có đặc thù kinh doanh nhất định. Thậm chí, cùng một vướng mắc về thuế xảy ra ở các địa phương khác nhau, nhưng Cục Thuế mỗi địa phương lại có cách xử lý khác nhau. Điều này đã khiến DN gặp không ít khó khăn trong hoạt động. Nay Petrolimex thuộc diện Tổng cục Thuế trực tiếp quản lý thuế, nếu cơ quan thuế các cấp không có cơ chế phối hợp rõ ràng, nhịp nhàng với nhau, thì dễ khiến DN đối mặt với những phức tạp mới phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, quyết toán thuế…Cùng mối lo trên, đại diện Tập đoàn Viettel cho biết: hoạt động quản lý, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thuế thời gian qua đã bộc lộ không ít bất cập, khiến DN tốn khá nhiều công sức, thời gian trong quá trình chấp hành các quy định về thuế. Bởi vậy, cùng với làm rõ cơ chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế với Cục thuế các tỉnh trong quản lý thuế của các DN lớn, cơ quan thuế cần công bố cho DN nắm rõ kế hoạch tranh tra, kiểm tra


10

định kỳ, để tránh phiền hà cho DN…Ngay cả khi có một cơ chế phối hợp rõ ràng giữa Tổng cục Thuế với Cục thuế các tỉnh, thì còn một vấn đề khá tế nhị khiến DN lo lắng. Đó là lâu nay họ kê khai, nộp thuế tại các tỉnh, thành phố, nên ít nhiều có đóng góp cho ngân sách địa phương, nay thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, lại phải giao dịch thêm "một cửa" nữa là Tổng cục Thuế, khiến DN tốn thêm thời gian, công sức trong quá trình chấp hành nghĩa vụ thuế…

Trước lo lắng của DN, Vụ Quản lý thuế DN lớn, trấn an: Tổng cục Thuế sẽ triển khai quy định trực tiếp quản lý thuế đối với 35 tập đoàn, tổng công ty theo hướng đảm bảo giảm thiểu những rắc rối có thể phát sinh cho DN. Trước mắt, các DN này tiếp tục thực hiện đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế trực tiếp với Cục Thuế các tỉnh, thành phố. Tổng cục Thuế sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành hướng dẫn về Quy chế phối hợp công tác giữa Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn với Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo và quản lý thuế đối với các DN thuộc Danh sách ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-BTC, đảm bảo thuận lợi cho DN, tránh chồng chéo. Bộ Tài chính thì cho rằng, ngoài mục tiêu giúp hoạt động quản lý, thu ngân sách tốt hơn, thì một mục tiêu lớn khi Bộ Tài chính quyết định thành lập Vụ Quản lý thuế DN lớn, là nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn cho các DN lớn trong chấp hành nghĩa vụ thuế. Ý tưởng này được đưa ra dựa trên thực tế, DN lớn có đóng góp quan trọng choNSNN, lại hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, nên cần có cơ chế quản lý thuế đặc thù, nhằm hỗ trợ họ SXKD hiệu quả hơn.


11

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022