cũng như trên toàn thế giới để ban hành các quy định chung về TMĐT giữa các quốc gia dẫn tới các chính sách thúc đẩy hòa nhập của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa tốt.
Thứ hai, pháp luật trong nước còn nhiều bất cập về các vấn đề giao kết hợp đồng trên mạng
Hiện nay, số người sử dụng các diễn đàn mạng xã hội để mua sắm trực tuyến gia tăng đáng kể. Bắt kịp tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nền tảng di động như kênh liên lạc giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Do đó, quản lý các mạng xã hội kinh doanh TMĐT cũng như nền tảng di động là rất cấp thiết. Thực tế cho thấy, cơ quan chức năng chưa có quy định rõ ràng đối với danh sách các website TMĐT khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng, thiếu hướng dẫn chi tiết về giao kết hợp đồng mua hàng trực tuyến cũng như những cảnh báo cần thiết đối với người tham gia loại hình dịch vụ này.
Thứ ba, hiện nay nước ta không có tổ chức nào đứng ra nhằm tập hợp và chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh trên website thương mại điện tử của các doanh nghiệp trong nước
Mặc dù trên danh nghĩa tất cả các công ty hoạt động trên mạng đều thuộc quản lý của Bộ Công thương. Tuy nhiên, hoạt động của Bộ Công thương lại mang tính chất quản lý nhà nước nói chung, do đó nhu cầu về việc có một tổ chức uy tín được lập ra nhằm tập hợp các doanh nghiệp đồng thời răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh là rất cần thiết. Việc lập ra tổ chức như vậy đồng thời cũng là công cụ giúp các thương nhân có cùng lợi ích có thể tìm được đối tác của họ, giúp tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định hơn.
Thứ tư, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký, thông báo theo đúng quy định khi tham gia thương mại điện tử vẫn còn rất thấp
Tình trạng ngang nhiên kinh doanh qua các website đã trở nên báo động. Dù pháp luật đã quy định nhưng việc quản lý thuế vẫn chưa thực hiện hiệu quả, một phần do ý thức tự giác, sự hiểu biết của một số người kinh doanh còn hạn chế, họ không biết rằng việc mình kinh doanh trên website TMĐT là phải đăng ký, kê khai thuế, phần khác do việc kinh doanh trên internet khác với các mô hình kinh doanh truyền thống, khó chứng minh được việc một cá nhân “mở cửa hàng” trên mạng là nhằm mục đích kinh doanh hay tư vấn, tiếp thị sản phẩm đơn thuần… Việc không đăng ký với các cơ quan chức năng không chỉ gây khó khăn cho quá trình quản lý, thu thuế hay giám sát cạnh tranh mà còn gây ảnh
hưởng trực tiếp tới thương hiệu của doanh nghiệp khi dễ dàng trở thành nạn nhân của các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh hay vi phạm bản quyền. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện chính sách và quản lý thuế áp dụng đặc thù đối với kinh doanh TMĐT. Việc không tăng cường kiểm soát loại hình này sẽ tạo ra môi trường bất bình đẳng trong kinh doanh và tạo điều kiện cho người kinh doanh trên mạng trốn thuế.
Thứ năm, chưa phân định rõ chức năng của các cơ quan giám sát
Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công thương quy định, các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu các website TMĐT bán hàng có trách nhiệm phải thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương. Tuy nhiên, Thông tư chỉ quy định trách nhiệm thông báo, đăng ký, nhưng lại không quy định rõ ràng về trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến việc các cơ quan có liên quan đùn đẩy trách nhiệm kiểm tra, giám sát cho nhau. Do đó, nhiều cá nhân, tổ chức đã tìm mọi cách để không phải thông báo, đăng ký mà vẫn không bị bất cứ một cơ quan chức năng nào xử phạt. Để thu thuế các chủ sở hữu website TMĐT thì cơ quan thuế phải phối hợp và lấy thông tin nguồn dữ liệu kê khai hoạt động TMĐT từ Cục Thương mại điện tử, nhưng nay việc không kiểm soát được vấn đề đăng ký của các cá nhân tổ chức kinh doanh dẫn đến hệ quả ngành thuế thất thu.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Bán Hàng Qua Các Sàn Giao Dịch Tmđt
- Quy Mô Thị Trường Tmđt Bán Lẻ Tại Việt Nam (2016-2020)
- Xây Dựng Và Ban Hành Pháp Luật Về Thương Mại Điện Tử
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam - 8
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, các hiện tượng vi phạm cạnh tranh không lành mạnh bằng cách lợi dụng cơ chế phản ánh trực tuyến của hệ thống kiểm soát của Nhà nước, còn thiếu các công cụ nhằm xử lý các tranh chấp phát sinh trong quá trình mua bán trên website TMĐT, gian lận trong TMĐT hiện nay đang là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan chức năng, đặc biệt là vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trước những chiêu thức ngày càng tinh vi của các trang mua bán điện tử, rủi ro khác như gian lận về thuế cũng là những hạn chế trong quản lý nhà nước về TMĐT ở Việt Nam.
2.3.2.2. Nguyên nhân của các vấn đề
Thứ nhất, tính chất không biên giới của TMĐT đặt ra rất nhiều thách thức trong QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT.
Xu hướng toàn cầu hoá thông tin đang xoá mờ những giới hạn về không gian kinh doanh, không gian văn hóa. TMĐT xuyên biên giới cũng nằm trong xu thế đó, nó sẽ trở thành một trào lưu mà DN, người tiêu dùng và các cơ quan QLNN cần phải chú trọng. Rất nhiều vấn đề mới nảy sinh đối với các giao dịch xuyên biên giới như: quản lý thuế,
thanh toán điện tử, giao nhận trong các giao dịch TMĐT xuyên biên giới chưa có các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật về TMĐT của Việt Nam
Thứ hai, nguồn nhân lực QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT còn nhiều hạn chế.
Do TMĐT là một lĩnh vực mới nên hiện nay trong cả nước có rất ít các đơn vị đào tạo chuyên sâu về TMĐT, chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực về TMĐT của cơ quan QLNN ở cấp Trung ương và cấp địa phương như: trình độ chuyên môn, năng lực và kĩ năng quản lý, kinh nghiệm thực tế v.v... từ đó đã ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT.
Thứ ba, ý thức thi hành pháp luật của doanh nghiệp và người dân chưa cao
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc thực thi pháp luật về TMĐT còn chưa đ ạt hiệu quả cao là do người dân và DN chưa quan tâm nhiều đến các quy định liên quan, dẫn đến ý thức kém trong việc thi hành pháp luật.
Trong thời qua, các cơ quan QLNN đã triển khai nhiều biện pháp để đưa các
văn bản quy phạm pháp luật đến với người dân và DN như tổ chức hội thảo, hội nghị để hướng dẫn trực tiếp, tuyên truyền phổ biến qua đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, cung cấp nội dung văn bản và thông tin liên quan lên các trang thông tin điện tử về quản lý chuyên ngành, v.v... Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động này còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, đối với nhiều quy định, mặc dù đã được tổ chức tuyên truyền, giáo dục khá tốt về nội dung, đồng thời việc tuân thủ sẽ tạo thuận lợi hơn cho đối tượng (như Thông tư hướng dẫn Nghị định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT của Bộ Công Thương, Thông tư hướng dẫn Nghị định về chống thư rác của Bộ Thông tin và Truyền thông, v.v...), nhưng việc thi hành vẫn còn thấp.
Thứ tư, sự gia tăng không ngừng của các loại tội phạm trên mạng Internet đã gây ra những nguy cơ rất lớn cho TMĐT, làm ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT.
Hoạt động của tội phạm mạng ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp và có tổ chức đã gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT. Các quy định của pháp luật luôn lạc hậu hơn so với những thay đổi trong môi trường kinh doanh trựctuyến. Mặc dù các nhà làm luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định
pháp luật, nhưng việc sửa đổi các quy định của luật nhất là Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự không thể làm trong một sớm một chiều.
Thứ năm, mức độ ứng dụng CNTT và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan QLNN còn thấp.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển TMĐT cho thấy, để phát triển TMĐT thành công thì Chính phủ phải đóng vai trò là người cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao nhất, đồng thời cũng phải đi tiên phong trong việc ứng dụng TMĐT vào các hoạt động mang tính chất thương mại của Chính phủ.
Tuy nhiên qua phân tích thực trạng QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT cho thấy hiện nay mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến nhưng cho đến hết năm 2012, mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương chủ yếu tập trung ở mức độ 3, số lượng dịch vụ công cung cấp ở mức độ 4 còn rất thấp.
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA CÁC SÀN GIAO DỊCH TMĐT
3.1. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và xu hướng phát triển thương mại điện tử trên thế giới
3.1.1. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2021
Khoảng 49% người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng qua do sức hấp dẫn của các ưu đãi về giá (45%), chất lượng sản phẩm (34%) và sự sẵn có của hàng hóa (33%).
Lần đầu tiên, thanh toán sử dụng tiền mặt có nguy cơ bị “truất ngôi” với mức giảm đáng kể từ 60% năm 2020 xuống chỉ còn 42% vào năm 2021. An toàn, quyền riêng tư và phí dịch vụ là ba mối quan tâm chính của người tiêu dùng Việt Nam khi xem xét các các loại hình thanh toán.
Trong năm 2021, người Việt Nam dành phần lớn thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội, nhắn tin, xem video, mua sắm trực tuyến và gửi thư điện tử (email) vì 72% thời gian của họ là ở nhà thay vì ra ngoài.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 khoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%.
Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước tai đặt 52 tỷ USD.
Theo Sách trắng thương mại điện tử 2020, năm 2019, số người Việt tham gia mua sắm trực tuyến đã cán mốc 44,8 triệu người (năm 2015 là 30,3 triệu, năm 2016 là 32,7 triệu người, năm 2017 là 33,6 triệu và năm 2018 là 39,9 triệu người). Doanh số bán lẻ thương mại điện tử B2C của Việt Nam trong năm 2019 đạt 10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc TOP 3 trong khu vực Đông Nam Á. Với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Để có được những con số trên, Việt Nam có thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone nhiều.
Trong tăng trưởng của thị trường TMĐT thời gian qua có đóng góp rất lớn từ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics, chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng. Các sàn TMĐT hàng đầu tại Việt Nam đang chạy đua nước rút để cải thiện tốc độ giao hàng với nhiều chiến lược khác nhau để gia tăng trải nghiệm của khách hàng.
Một báo cáo nghiên cứu mới cho hay Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021.
Theo báo cáo thường niên SYNC Southeast Asia của Facebook và công ty tư vấn Bain & Company công bố ngày 25/11, Việt Nam đang đi đầu trong việc thúc đẩy thay đổi và nắm bắt cơ hội phát triển dựa trên chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.
Nghiên cứu khảo sát khoảng 16.700 người tiêu dùng kỹ thuật số và hơn 20 nhân sự cấp cao ở 6 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có 3.579 người tham gia khảo sát từ Việt Nam.
Nghiên cứu mô tả Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu về chuyển đổi kỹ thuật số ở châu Á-Thái Bình Dương và Việt Nam là một trong những quốc gia có sự thể hiện xuất sắc nhất.
Số lượng danh mục hàng hóa được người mua sắm trực tuyến Việt Nam mua trong năm nay tăng 50% so với năm 2020, trong khi số lượng cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam cũng tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến tổng doanh số bán lẻ trực tuyến trên toàn quốc tăng gấp 1,5 lần.
Xu hướng phát triển của TMĐT ở Việt Nam trong 10 năm tới
Báo cáo Facebook cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm qua thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch.
Facebook nhận định, chính Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến việc người dùng trên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian mua sắm.
Tương tự Facebook, nhiều chuyên gia giới thương mại điện tử đưa ra dự đoán trong tương lai, thương mại điện tử sẽ dần chiếm ưu thế so với phương thức mua sắm truyền thống. Họ cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng; kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt và dịch vụ logistics, đáp ứng sự tăng trưởng ổn định của thương mại điện tử.
3.1.2. Xu hướng phát triển thương mại điện tử trên thế giới
Thương mại điện tử đã phát triển nhanh hơn 2-5 lần so với thời kỳ trước đại dịch ở mọi quốc gia và mức tăng trưởng Thương mại điện tử hàng năm ở mức hai con số được hầu hết các doanh nghiệp báo cáo. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu điều này sẽ tiếp tục trong những năm tới. Theo nghiên cứu của CBRE, doanh số toàn cầu của Thương mại điện tử vào năm 2025 sẽ lên tới con số đáng kinh ngạc là 3,9 nghìn tỷ USD, thay vì 2,4 nghìn tỷ USD hiện nay.
Không phải mọi quốc gia cũng như mọi doanh nghiệp đều phát triển với tốc độ như nhau. Các động lực ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thương mại điện tử là rất nhiều, nhưng có hai động lực chính. Thứ nhất, tất cả các loại nhân khẩu học của một quốc gia, ví dụ% dân số thành thị; và thứ hai, các điều hành viên tức là sự sẵn sàng của bộ kỹ năng kỹ thuật số, tỷ lệ Internet di động, cơ sở hạ tầng, văn hóa thanh toán (tiền mặt hoặc thẻ), và các bên tham gia kinh doanh Thương mại điện tử.
Quy mô thị trường thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp toàn cầu ước tính đạt 25,65 nghìn tỷ USD vào năm 2028, mở rộng với tốc độ CAGR là 18,7% từ năm 2021 đến năm 2028. Trong nửa đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp trên toàn thế giới . Tuy nhiên, việc đóng cửa đã mang lại một sự thay đổi mới khi người tiêu dùng chọn mua hàng trực tuyến, mở đường cho sự phát triển của thương mại điện tử trên toàn cầu. Trong tình huống này, một số nhà cung cấp B2B đã hướng đến việc chuyển đổi kỹ thuật số và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng bằng cách bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các kênh trực tuyến. Do đó, thị trường thương mại điện tử B2B nở rộ trong thời kỳ đại dịch.
3.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT
3.2.1. Sự phát triển thương mại điện tử cần tuân thủ cơ chế thị trường, kết hợp với sự tác động tích cực của Nhà nước.
TMĐT là một lĩnh vực của nền kinh tế, với sự tham gia của mọi đối tượng xã hội - DN, người tiêu dùng, Chính phủ. Vì vậy, trong một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, tất yếu sự phát triển TMĐT cần tuân thủ cơ chế thị trường và chủ yếu do các lực lượng thị trường quyết định. Trong đó khu vực DN đóng vai trò tiên phong trong việc hình thành công nghệ, các ứng dụng, các hoạt động và các dịch vụ TMĐT.
Nếu như vai trò vô cùng quan trọng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều không phải bàn cãi, thì vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của TMĐT- một loại hình hoạt động mới trong nền kinh tế thị trường, hàm chứa nhiều đặc thù - lại càng trở nên quan trọng. Hoạt động TMĐT là những giao dịch thị trường mang đặc tính rút ngắn về thời gian, không gian và ở một trình độ cao nên đòi hỏi sự chính xác và hoàn thiện trên nhiều phương diện vĩ mô như hạ tầng CNTT, nguồn nhân lực, khuôn khổ pháp lý, hệ thống thanh toán tự động, an toàn và bảo mật,... Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo lập và hoàn thiện các nhân tố vĩ mô đó. Vai trò của của Nhà nước là xúc tiến và tạo thuận lợi cho sự hình thành và sự tiếp nhận TMĐT bằng cách: 1. Tạo ra một môi trường thuận lợi, bao gồm cả các khía cạnh pháp lý và điều tiết, có tính khả kiến, rõ ràng và nhất quán; 2. Tạo ra một môi trường có tác dụng xúc tiến niềm tin giữa những người tham gia TMĐT; 3. Xúc tiến sự vận hành có hiệu quả của TMĐT trên bình diện quốc tế bằng cách mỗi khi có thể đều hướng vào việc xây dựng ra các khuôn khổ quốc gia tương thích với các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế đang diễn tiến; 4. Trở thành người sử dụng tiên phong nhằm mục đích tạo ra chất xúc tác và nhằm khuyến khích các phương tiện điện tử được sử dụng rộng rãi hơn nữa.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng vai trò quan trọng của Nhà nước đối với sự phát triển TMĐT không có nghĩa rằng Nhà nước chi phối và điều tiết hoạt động TMĐT, mà Nhà nước cần phải thực hiện tốt vai trò hỗ trợ, định hướng. Nhà nước cần phải tránh các hạn chế không cần thiết đối với TMĐT.
3.2.2. Phát triển thương mại điện tử dựa trên sự mở rộng hợp tác quốc tế và cần phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.