; a = y max – b*x max
3.3.2.2. Hoàn thiện lập dự toán
Công ty nên có những nghiên cứu về thị trường cǜng như về các đối thủ cạnh tranh để xây dựng cho mình hệ thống báo cáo quản trị phù hợp. Ngoài ra, để có thể lập dự toán, công ty cần xây dựng các định mức về chi phí.
Tiếp tục với thông tin về sản phẩm Gạch bó vỉa KT 15*32*580 cm trong quý 4/2019, công ty có thể lập dự toán doanh thu như sau:
Bảng 3.6: Dự toán doanh thu
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Thực tế tháng 9 | Dự báo | ||||
Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 | Quý 4 | ||
Số lượng bán (viên) | 900 | 500 | 1.500 | 2.200 | 4.200 |
Đơn giá | 160 | 160 | 160 | 160 | 160 |
Doanh thu bán hàng | 144.000 | 80.000 | 240.000 | 352.000 | 672.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Thực Trạng Kế Toán Doanh Thu , Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Eco Bmc Dưới Góc Độ Kế Toán Quản Trị
- Định Hướng Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Eco Bmc
- Các Giải Pháp Hoàn Thiện Kế Toán Doanh Thu , Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Eco Bmc
- Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2015), Luật Kế Toán Số 88/2015/qh13, Ban Hành Ngày 20/11/2015.
- Sơ Đồ Kế Toán Giá Vốn Hàng Bán Theo Phương Pháp Kktx
- Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC - 17
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Công ty thường thu tiền bán hàng như sau: 70% doanh thu bán hàng trong tháng. 30% doanh thu bán hàng của tháng trước. Dựa vào dự toán bán hàng và tình hình thanh toán công nợ của khách hàng trước đây để lập lịch trình thu tiền.
Bảng 3.7: Lịch trình thu tiền
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Thực tế | Dự báo | ||||
Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 | Quý 4 | |
Tổng doanh thu | 144.000 | 80.000 | 240.000 | 352.000 | 672.000 |
Thu tiền tháng 9 | 100.800 | ||||
Thu tiền tháng 9 | 43.200 | 43.200 | |||
Thu tiền tháng 10 | 56.000 | 56.000 | |||
Thu tiền tháng 10 | 24.000 | 24.000 | |||
Thu tiền tháng 11 | 168.000 | 168.000 | |||
Thu tiền tháng 11 | 72.000 | 72.000 |
246.400 | 246.400 | ||||
Cộng | 99.200 | 192.000 | 318.400 | 609.600 |
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Một số dự toán khác công ty có thể lập như:
Bảng 3.8: Dự toán nhân công
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 | Quý 4 | |
Tổng sản phẩm sản xuất | 840 | 650 | 1.605 | 2.245 | 4.500 |
Giờ công cho một sản phẩm | 1,2 | 1,2 | 1,2 | 1,2 | 1,2 |
Tổng số giờ công cần có | 1.008 | 780 | 1.926 | 2.694 | 5.400 |
Đơn giá giờ công | 22 | 22 | 22 | 22 | 22 |
Tổng chi phí nhân công | 22.176 | 17.160 | 42.372 | 59.268 | 118.800 |
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Khi đó, lấy tổng số sản phẩm cần sản xuất trong tháng nhân (×) 1,2 ta có tổng số giờ công cần có với đơn giá trung bình 22.000 đồng ta có tổng chi phí nhân công.
Bảng 3.9: Dự toán chi phí sản xuất chung
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 | Quý 4 | |
Tổng sản phẩm sản xuất | 840 | 650 | 1.605 | 2.245 | 4.575 |
Giờ công cho một sản phẩm | 1,2 | 1,2 | 1,2 | 1,2 | 1,2 |
Tổng số giờ công cần có | 1.008 | 780 | 1.926 | 2.694 | 5.490 |
Chi phí sản xuất chung cho 1 giờ công | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 |
Tổng chi phí sản xuất chung | 40.320 | 31.200 | 77.040 | 107.760 | 219.600 |
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Giả sử công ty ước tính chi phí biến đổi là 15% trên doanh thu bán hàng và chi phí cố định là 12.000.000 đồng/ tháng thì sẽ thu được bảng dự toán chi phí như bảng 3.10:
Ngoài với việc lập báo cáo kết quả SXKD theo lợi nhuận gộp, Công ty cǜng nên lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí để có thể có những quyết định đúng đắn cho phương án kinh doanh sắp tới.
Bảng 3.10. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (chi phí hoạt động)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Thực tế Tháng 9 | Dự báo | ||||
Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 | Quý 4 | ||
Tổng doanh thu | 144.000 | 80.000 | 240.000 | 352.000 | 672.000 |
Chi phí biến đổi trên một đồng doanh thu | 15% | 15% | 15% | 15% | 15% |
Tổng chi phí biến đổi | 21.600 | 12.000 | 36.000 | 52.800 | 100.800 |
Chi phí cố định mỗi tháng | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 36.000 |
Tổng chi phí hoạt động | 33.600 | 24.000 | 48.000 | 64.800 | 136.800 |
(Nguồn: Đề xuất của tác giả) Ví dụ: Sản phẩm Gạch lục giác KT 38*31*8 cm có giá bán là 300.000 đồng, biến phí sản xuất là 220.000 đồng, biến phí bán hàng là 20.000 đồng và biến phí quản lý là 5.000 đồng. Số lượng sản phẩm tiêu thụ là 300 sản
phẩm.
Bảng 3.11: Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp lợi nhuận góp
Đơn vị: đồng
SP Gạch lục giác KT 38*31*8 cm | SP … | … | Toàn DN | |||||||
Đơn vị | Tổng số | Tỷ lệ (%) | Đơn vị | Tổng số | Tỷ lệ (%) | … | Đơn vị | Tổng số | Tỷ lệ (%) | |
1.Doanh thu | 300.000 | 90.000.000 | 100 | … | ||||||
2.CP biến đổi | 245.000 | 73.500.000 | 81,67 | … | ||||||
Biến phí SX | 220.000 | 66.000.000 | 73,33 | … | ||||||
Biến phí bán hàng | 20.000 | 6.000.000 | 6,67 | … | ||||||
Biến phí CPQL | 5.000 | 1.500.000 | 1,67 | … | ||||||
3.LN góp | 55.000 | 16.500.000 | 18,33 | … | ||||||
4.CPCĐ | 8.500.000 |
5.LN bộ phận | 8.000.000 | 8,89 | ||||||||
6.CPCĐ chung | ||||||||||
7.LN thuần |
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Bên cạnh đó, kế toán có thể tiến hành phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu doanh thu bán hàng gắn với việc thu tiền bán hàng và tình hình thu tiền bán hàng. Thông qua việc phân tích tình hình doanh thu và thu tiền bán hàng và có định hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức bán và thanh toán tiền bán hàng trong kǶ tới. Việc phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán căn cứ vào số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, tài khoản “Phải thu của khách hàng”, tài khoản “Dự phòng phải thu khó đòi” và các tài khoản khác có liên quan. Phương pháp phân tích so sánh giữa số thực hiện kǶ báo cáo với kǶ trước để thấy được sự biến động tăng giảm. Quan điểm phân tích ở đây là doanh thu bán hàng chậm trả có thể tăng lên trong kǶ, nhưng tỷ trọng của nó phải nhỏ hơn tỷ trọng của doanh thu bán hàng thu tiền ngay, và tỷ lệ tăng doanh thu bán hàng chậm trả phải nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tổng doanh thu bán hàng.
Bảng 3.12: Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2018 | Năm 2019 | Chênh lệch | |||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ lệ (%) | Tỷ trọng (%) | |
Tổng doanh thu bán hàng cả thuế, Trong đó | 44.116 | 100 | 46.360 | 100 | 2.244 | 5,09 | 0,00 |
Thu tiền ngay | 31.145 | 70,60 | 33.565 | 72,40 | 2.420 | 7,77 | 1,80 |
Bán trả chậm | 12.971 | 29,40 | 12.795 | 27,60 | -176 | -1,36 | -1,80 |
Nợ đã thu | 10.214 | 23,15 | 10.907 | 23,53 | 693 | 6,78 | 0,37 |
Nợ khó đòi | 2.757 | 6,25 | 1.888 | 4,07 | -869 | -31,52 | -2,18 |
Tỷ lệ nợ khó đòi trên doanh thu bán trả chậm (%) | 21,26 | 14,76 | -6,50 |
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Bên cạnh đó, Công ty có thể tiến hành phân tích doanh thu bán hàng theo
tháng, quý, năm.
Mục đích là thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng. Đồng thời qua phân tích cǜng thấy được sự biến động của doanh thu bán hàng qua các thời điểm khác nhau và những nhân tố ảnh hưởng của chúng, để có những chính sách và biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội theo mùa vụ.
Phương pháp phân tích chủ yếu là so sánh giữa số thực tế với số kế hoạch hoặc số cùng kǶ năm trước để thấy được mức độ hoàn thành, tăng giảm. Đồng thời so sánh doanh thu thực tế theo từng tháng, quý theo số lǜy kế với kế hoạch năm để thấy được tiến độ thực hiện kế hoạch.
Bảng 3.13: Phân tích doanh thu theo thời gian năm 2019
Đơn vị: triệu đồng
Kế hoạch | Thực hiện | % hoàn thành kế hoạch tháng | Số luỹ kế thực hiện | % hoàn thành kế hoạch năm | |
Tháng 1 | 3.015 | 3.215 | 106,63 | 3.215 | 7,75 |
Tháng 2 | 2.755 | 2.816 | 102,21 | 6.031 | 14,53 |
Tháng 3 | 3.310 | 3.105 | 93,81 | 9.136 | 22,01 |
… | |||||
Tổng | 41.500 | 42.145 |
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
3.3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận
* Xác định điểm hòa vốn
Thông qua phân loại chi phí theo cách ứng xử, Công ty có thể xác định điểm hoà vốn thông qua sản lượng sản phẩm, doanh thu hay thời gian tiêu thụ.
Theo phương pháp tính giá trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp được xác
định như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí
Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng không do vậy ta có phương trình 1:
0 = Doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí
Gọi P là giá bán đơn vị sản phẩm chưa có thuế, Q là sản lượng sản phẩm tiêu thụ, VC là biến phí đơn vị sản phẩm, TFC là tổng định phí, do vậy phương trình 1 có thể viết như sau:
0 = Q × P – Q × VC – TFC
Q (hòa vốn) = TFC (định phí)/ (P – VC) Gọi c là lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm Q (hòa vốn) =TFC (định phí)/ c
Tuy nhiên thực tế do công ty có nhiều sản phẩm, nên để xác định sản lượng hòa vốn phải dựa trên tổng định phí và lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm bình quân.
Trường hợp xác định doanh thu hòa vốn, Công ty có thể sử dụng phương trình 1. Gọi S là tổng doanh thu hòa vốn cần xác định, gọi d là tỷ lệ lợi nhuận góp sản phẩm.
S = Q.P = TFC/c × P S = TFC/ d
Từ đây Công ty có thể xác định thời gian hòa vốn.
Thời gian hòa vốn = Doanh số hòa vốn x Thời gian kǶ phân tích/ Doanh thu kǶ phân tích
Hoặc thời gian hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Thời gian kǶ phân tích/ Sản
lượng kǶ phân tích
* Phân tích cơ cấu chi phí
Cơ cấu chi phí:
Công ty có thể phân tích cơ cấu chi phí thông qua các phương trình sau: Cơ cấu chi phí = Tổng biến phí/Tổng định phí
Cơ cấu chi phí = Tổng định phí/ Tổng biến phí
Cơ cấu chi phí = Tổng biến phí (định phí)/ Tổng chi phí
Phân tích cơ cấu của chi phí để làm rò vấn đề cơ cấu chi phí của Công ty đã hợp lý chưa, nhiều biến phí, ít định phí hay ngược lại. Thông qua việc phân tích để có các biện pháp đầu tư chi phí cho phù hợp nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Việc phân tích cơ cấu chi phí nhằm ổn định các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của Công ty. Đồng thời thấy được tình hình biến động doanh thu hàng năm của Công ty.
* Độ lớn đòn bẩy kinh doanh:
Công ty có thể xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh như sau:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Tổng lợi nhuận góp/ Tổng lợi nhuận
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =% tăng, giảm của lợi nhuận/ % tăng, giảm của doanh thu.
Ví dụ đối với sản phẩm SP Gạch lục giác KT 38*31*8 cm, qua phân tích
chi phí có được các thông tin sau: Giá bán đơn vị: 300.000 đồng Biến phí đơn vị: 245.000 đồng Định phí: 8.500.000 đồng
=> Lợi nhuận góp đơn vị = Giá bán - Biến phí đơn vị = 300.000 - 245.000 =
55.000 đồng
Sản lượng hòa vốn = Định phí/ Lợi nhuận góp đơn vị = 8.500.000/55.000 = 155 viên
Trong tháng 12/2016, công ty tiêu thụ được 300 viên, báo cáo kết quả kinh
doanh như sau:
Bảng 3.14. Báo cáo kết quả kinh doanh sản phẩm SP Gạch lục giác
kích thước 38*31*8 cm
Đơn vị: đồng
Đơn vị | Tổng số | Tỷ lệ (%) | |
1.Doanh thu | 300.000 | 90.000.000 | 100 |
2.CP biến đổi | 245.000 | 73.500.000 | 81,67 |
3.LN góp | 55.000 | 16.500.000 | 18,33 |
8.500.000 | |||
5.Lợi nhuận | 8.000.000 | 8,89 |
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Đòn bảy kinh doanh = Lợi nhuận góp/ Lợi nhuận thuần = 16.500.000/8.000.000 = 2,06 lần.
Như vậy tại mức tiêu thụ Q = 300 viên, nếu sản lượng tăng 1% thì lợi nhuận thuần của sản phẩm tăng 2,06%.
3.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp
3.4.1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC đòi hỏi phải có các điều kiện và biện pháp cụ thể từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng.
- Về công tác quản lý:
Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tín dụng.
Nhà nước cần xem xét lại các quy định quản lý tài chính không phù hợp về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, cần loại bỏ những quy định quá cụ thể, những quy định mang tính bắt buộc, để các doanh nghiệp có tính độc lập trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhà nước cần giảm thuế VAT để kích thích tiêu dùng nội địa, bởi như vậy mới giúp doanh nghiệp giải phóng được hàng tồn kho trong thời kǶ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế tài chính một cách đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về kế toán:
Nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán đồng bộ, thống nhất. Luật Kế toán, Chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đã được ban hành khá đầy đủ nhưng có một số nội dung quy định chưa thực sự đảm bảo tính thống nhất logic với nhau trong một chuẩn mực hay giữa các chuẩn mực với nhau. Vì vậy, để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hạch toán và tính