Thứ năm, hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện trong khi hệ thống ngân hàng và kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng và mạnh m có nhiều tác động đến hiệu quả QLNN. Bên cạnh đó, thể chế hiện vẫn chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, thị trường vốn chưa thực sự phát triển và năng động, do đó hoạt động của hệ thống ngân hàng còn chậm đổi mới.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, các công cụ và chính sách hỗ trợ NHTM năng lực tài chính, điều hành và xử lý nợ xấu của NHNN chưa phát huy được hiệu quả cao là do chưa xác định được những mục tiêu ưu tiên cụ thể trong điều hành chính sách tiền tệ. Các chính sách được ban hành chậm so với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tiền tệ. Do đó ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với hoạt động cấp tín dụng, quản lý và xử lý nợ xấu của các NHTM.
Thứ hai, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN còn yếu kém. Hoạt động này c ng chưa có nhiều thay đổi cho phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thống NHTM trong bối cảnh mới. Thêm vào đó, trình độ của cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng vẫn còn hạn chế khiến hiệu quả thanh tra, giám sát của NHNN không cao.
Thứ ba, hiện nay, tại một số NHTM, quy trình tín dụng chưa thực sự ch t ch , tạo cơ hội cho cán bộ ngân hàng và khách hàng lợi dụng sơ hở và sai phạm. Bên cạnh đó, nhìn chung, năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng còn hạn chế. Công tác kiểm soát nội bộ chưa thực sự được chú trọng khiến tính tuân thủ các quy định chưa cao, dẫn đến các rủi ro tín dụng ngân hàng.
Thứ tư, đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng c ng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Một số cán bộ ngân hàng lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cấu kết với khách hàng để cố ý làm trái các quy định. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng.
Thứ năm, cơ sở dữ liệu thông tin về tín dụng và nợ xấu NHTM đã được quan tâm, chú trọng xây dựng và đồng bộ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá của hệ thống NHTM. NHNN đã quan tâp đến công tác đào tạo, hướng dẫn thực hiện chính sách tiền tệ ngân hàng đối với các NHTM, quy nhiên chưa xây dựng được những kênh đối thoại và tham vấn chính sách để trao đổi thông tin trực tiếp để nâng cao năng lực tài chính, điều hành, quản lý nợ xấu của ngân hàng.
Kết luận chương 3
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Định Lượng Kiểm Định Mô Hình Và Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Thực Trạng Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước Đối Với Nợ Xấu Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Kết Quả Khảo Sát Tác Động Các Yếu Tố Thuộc Về Nhtm
- Đề Xuất Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước Đối Với Nợ Xấu Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1669272396 - 18
- Nhóm Giải Pháp Về Kiểm Tra Giám Sát Nợ Xấu Và Xử Lý Vi Phạm Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.
Chương này tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Mở đầu chương, tác giả đưa ra cái nhìn khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam và tình hình nợ xấu của NHTM Việt Nam trong những năm gần đây. Tiếp theo, tác giả phân tích thực trạng QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Có 04 vấn đề liên quan được tác giả chú trọng nghiên cứu, bao gồm: (1) Thực trạng môi trường pháp lý về quản lý nợ xấu của NHTM, (2) Thực trạng việc tổ chức thực hiện QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, (3) Thực trạng việc kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM, và (4) Thực trạng việc xử lý vi phạm của NHTM khi có với nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng.
Đồng thời, tác giả c ng nghiên cứu thực trạng các yếu tố tác động đến QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam những năm gần đây. Tác giả quan tâm đến ba nhóm yếu tố chính, bao gồm: (1) Các yếu tố thuộc về môi trường, (2) Các yếu tố thuộc về NHNN, và (3) Các yếu tố thuộc về NHTM.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các đánh giá chung về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Tác giả đánh giá các thành tựu đã đạt được, một số hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế, từ đó tạo tiền đề để xây dựng các giải pháp tăng cường và hoàn thiện hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
4.1. Dự báo bối cảnh và diễn biến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
4.1.1. Bối cảnh tín dụng trong nước và quốc tế
Bối cảnh tín dụng quốc tế
Căng thẳng thương mại Trung-Mỹ và đại dịch SARS-CoV-2 (COVID-19) đang phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu và điều kiện tài chính ở rất nhiều các khu vực. Trước tình trạng như vậy, các NHTW sẵn sàng kích thích tăng trưởng và người vay vốn trên toàn cầu có thể tiếp tục được hưởng các điều kiện tín dụng khá tốt.
Nh m kích thích hồi phục kinh tế, các NHTW đã tiến hành c t giảm các mức lãi suất chính sách, bổ sung thanh khoản và đóng vai tr cho là người cho vay cuối c ng để củng cố thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Bên cạnh đó các NHTW tiến hành những biện pháp can thiệp cần thiết để ổn định thị trường tài chính. Đồng thời, nhiều gói kích thích tài chính khổng lồ và bảo lãnh tín dụng được các Chính phủ đưa ra để hỗ trợ những ngân hàng đang rơi vào tình trạng yếu k m. Trong đó, bảo lãnh ngân hàng đóng vai tr quan trọng hàng đầu trong việc ngăn ngừa vòng xoáy đổ vỡ và rút vốn khỏi các ngân hàng, góp phần kiềm chế khủng hoảng một cách hiệu quả. Nhờ đó, thế giới đã tránh khỏi nhiều rủi ro tiềm tàng, tình hình kinh tế ổn định trở lại.
Bối cảnh tín dụng trong nước
Về điều hành chính sách tiền tệ, NHNN trong những năm gần đã tích cực thực hiện các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, từ đó kiểm soát lạm phát thấp 3,54% và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao 7,08%. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN luôn bám sát vào các mục tiêu cơ sở của Quốc hội và Chính phủ. Thực hiện ch đạo của NHNN trước tác động của đại dịch SARS-CoV-2 (COVID-19), các ngân hàng c ng tích cực vào cuộc giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp. Đ c biệt, các ngân hàng
triển khai tích cực Thông tư 01/2020/TT-NHNN cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ doanh nghiệp. Theo Vụ Tín dụng, đến 9/11/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 272.183 khách hàng với dư nợ 341.855 tỷ đồng. Song song với đó, các TCTD c ng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho 552.725 khách hàng với dư nợ
931.018 tỷ đồng và cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số l y kế từ 23/1 đến nay đạt hơn 2,017 triệu tỷ đồng.
Về điều hành tín dụng, theo thông báo của NHNN, tín dụng hiện nay đang tăng trưởng phù hợp với cân đối vĩ mô và đã đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro được kiểm soát ch t ch . Theo số liệu mới nhất của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, đến ngày 18/11/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8.801.253 tỷ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2019 (c ng kỳ năm 2019 là 10,28%); trong đó tín dụng b ng VND tăng 7,91%, tín dụng ngoại tệ giảm 0,92%. Dù tín dụng toàn nền kinh tế tăng chậm hơn các năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid, nhưng so với những tháng trước đó tốc độ tăng trưởng tín dụng được cải thiện tích cực. Nếu như quý I năm 2020 tín dụng tăng chậm ch tăng 1,3% so với cuối năm 2019 thì sang quý III tín dụng đã khởi s c: tháng 7 tăng 4,03%, tháng 8 tăng 4,75%, tháng 9 tăng 6,09% và đến ngày 18/11 tín dụng tăng 7,39% so với cuối năm 2019.
Nhìn chung bức tranh về kinh tế và tài chính của Việt Nam đang chuyển sang những gam màu sáng khi nền kinh tế được khôi phục sau tác động của cuộc khủng khoảng đại dịch SARS-CoV-2 (COVID-19). Nhiều chuyên gia và các tổ chức trên thế giới đánh giá cao về hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính ở Việt Nam. Đánh giá của Moody’s cho r ng triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam được nâng từ ổn định lên hướng tích cực . Đồng Việt Nam được Bloomberg đánh giá là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực châu Á.
4.1.2. Dự báo nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực tế, tác động của đại dịch COVID-19 tới chất lượng tài sản của các nhà băng đã làm bộc lộ những tiềm ẩn của vấn đề nợ xấu. Trong tình hình dịch bệnh, các doanh nghiệp – là khách hàng tín dụng phải đối m t với khó khăn k p vừa thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, vừa bị giảm mạnh thị trường đầu ra tiêu thụ hàng hoá
và xuất khẩu. Theo kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện vào cuối tháng 4/2020 cho thấy có khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID - 19.
Khách hàng khó khăn làm giảm khả năng trả nợ và tiềm ẩn nợ xấu tăng cao. Thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 của 27 ngân hàng của Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng của những ngân hàng này tại ngày 30/9/2020 là hơn 111.000 tỷ đồng, tăng 29,5% so với đầu năm, với nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh 70%. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tổng số nợ cơ cấu lại tại các ngân hàng tính đến cuối tháng 11/2020 vào khoảng 340.000 tỷ đồng. Trong trường hợp các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng cả số nợ cơ cấu lại theo yêu cầu của Bộ Tài chính thì khả năng s có ngân hàng âm thanh khoản trong năm tới. Bởi trước đó, Bộ Tài chính có ý kiến đề nghị các ngân hàng phải đánh giá thực trạng, thực chất khoản nợ, cụ thể là phân loại đúng tính chất nợ, trích lập dự ph ng đầy đủ để hạn chế những rủi ro, ảnh hưởng đến hệ thống sau này.
Do vậy, dự báo, nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng có thể s tăng lên 3% vào cuối 2020 và trong năm 2021 s tăng lên 4%. Các phân tích của Công ty TNHH PwC Việt Nam trong báo cáo Tương lai ngành dịch vụ tài chính c ng ch ra r ng, ngành dịch vụ tài chính s chịu tác động n ng nề nhất từ các hiệu ứng bậc hai. Cụ thể là chất lượng tín dụng của khách hàng ngày càng suy giảm, cùng với môi trường lãi suất thấp tiếp tục được duy trì khi hậu quả của đại dịch dần bộc lộ trong toàn bộ nền kinh tế ở vài năm tới.
4.2. Định hướng và quan điểm quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngày 21 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số: 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Ngày 08/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 986/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, ngày 07/01/2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 34/QĐ-NHNN về việc ban hành Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các văn bản trên đã cụ thể hóa một số định hướng và quan điểm QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, được phân tích chi tiết hóa như sau:
4.2.1. Định hướng quản lý của nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại
Để quản lý nợ xấu của NHTM hiệu quả hơn trong giai đoạn tới, NHNN đã đề ra những định hướng quản lý của mình đối với các chủ thể có liên quan đó là, định hướng vai trò, nhiệm và thực hiện quản lý của chính NHNN, định hướng cho các NHTM của Việt Nam, và các Công ty Quản lý tài sản. Định hướng quản lý nói chung của NHNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025, là kh c phục những yếu kém về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM.
Thứ nhất, định hướng phát triển hệ thống giám sát trong ngành ngân hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác giám sát hoạt động nợ xấu của NHTM, NHNN có những phương hướng trong việc triển khai hệ thống giám sát ngân hàng, đổi mới về thể chế, quy mô, tổ chức, nhân lực và phương pháp. Bên cạnh đó, từng bước nâng cấp và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thanh tra giám sát các NHTM. Giám sát từ xa được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển hệ thống giám sát. Giám sát từ xa có vai trò cảnh báo sớm những rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thươn mại.
Thứ hai, định hướng đổi mới quản lý và phát triển nhân lực trong quản trị rủi ro. NHNN tập trung xây dựng đội ng nhân lực với đầy đủ năng lực và phẩm chất nh m đáp ứng yêu cầu với quá trình phát triển của NHNN và đáp ứng cho hoạt động quản trị rủi ro trong ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN triển khai cơ cấu lại đội ng cán bộ ngân hàng, chú trọng cải thiện trình độ nguồn nhân lực.
Thứ ba, định hướng hiện đại hóa hệ thống công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro. NHNN tiếp tục đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo khai thác tối đa công nghệ thông tin trong việc quản lý nợ xấu của NHTM ở công tác theo dõi, dự báo, kiểm tra, xử lý nợ xấu. Đi đôi với việc xây dựng hệ thống tin quản lý là việc xây dựng đội ng cán bộ công nghệ thông tin tại
các TCTD, có trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại được áp dụng.
Thứ tư, định hướng phát triển các NHTM quản trị rủi ro theo xu hướng và tiêu chuẩn của thế giới nh m hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu xảy ra. Các NHTM phải tuân thủ theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong hoạt động và quản trị rủi ro của mình ở mức độ cao hơn thời điểm hiện tại. Cụ thể, các NHTMNN tiếp tục đóng vai trò là lực lượng chủ lực trong hệ thống ngân hàng; và là các ngân hàng tiên phong trong triển khai và áp dụng Basel II nâng cao; đảm bảo tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mức 51%. Các NHTMCP đảm bảo các điều kiện về vốn, cơ sở dữ liệu và nguồn nhân lực để áp dụng đầy đủ Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn; lựa chọn NHTMCP đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn và có chất lượng quản trị tốt để áp dụng thí điểm Basel II theo phương pháp nâng cao.
Thứ năm, định hướng phát triển VAMC thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu g n với cơ cấu lại hệ thống các TCTD, thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của các TCTD. Đây là định hướng cho việc giải quyết nợ xấu của các NHTM hiện nay. VAMC có đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ mua, bán và xử lý nợ xấu, định giá, đấu giá tài sản.
Thứ sáu, định hướng hoàn thiện cơ chế pháp lý đối với việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản b ng việc ch nh sửa và bổ sung các văn bản quy định về việc mua bán xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam. Công ty Quản lý tài sản thực hiện ban hành các chính sách và quản lý nội bộ về: các hoạt động được phép thực hiện theo quy định tại Nghị định số 53/2013.NĐ- CP quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.
Thứ bảy, định hướng xây dựng một thị trường mua bán nợ xấu thứ cấp tại Việt Nam. Hiện nay việc mua bán xử lý nợ xấu mới ch có sự tham gia của một số chủ thể như VAMC thuộc NHNN Việt Nam, AMC, DATC thuộc bộ Tài chính và AMC là công ty quản lý tài sản của các NHTM. Cần xây dựng một thị trường mua bán nợ
thứ cấp với sự tham gia của nhiều chủ thể hơn nữa như các nhà đầu tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài... đề nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của các NHTM.
4.2.2. Quan điểm quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại
Theo đánh giá của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, năm 1988 Nợ xấu luôn gắn với hoạt động của các ngân hàng, chính vì vậy, yêu cầu đánh giá nợ xấu và những rủi ro tín dụng do nợ xấu mang lại được xem là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng . Nghị quyết 42/2017/QH14 đã cho thấy quan điểm của Nhà nước về xử lý nợ xấu đối với ngân hàng. Nợ xấu không phải là tình trạng ch thuộc riêng của ngành ngân hàng hay một tổ chức, cá nhân nào, nợ xấu là của toàn bộ nền kinh tế, điều này đ i hỏi Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ban ngành, các cơ quan nhà nước,… phải vào cuộc để xử lý nợ xấu. Điều cốt lõi trong quan điểm của QLNN đó là ph ng tránh, ngăn ngừa trước khi xử lý nợ xấu. Quan điểm QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam được thể hiện lần lượt qua:
Thứ nhất, hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM phải dựa trên những quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với việc ổn định hệ thống tài chính quốc gia. NHNN nhìn nhận rõ tầm quan trọng của các NHTM đối với hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính quốc gia, nhận thấy sự ảnh hưởng của nợ xấu và những rủi ro trong hệ thống NHTM có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, từ đó NHNN xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý nợ xấu ở các NHTM, đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành trong việc điều ch nh hoạt động liên quan đến quản lý nợ xấu.
Thứ ba, hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM phải dựa trên cơ sở phân định rõ chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ giữa NHNN với các cơ quan tổ chức khác c ng tham gia vào quá trình quản lý và giám sát hoạt động của các NHTM như kiểm toán nhà nước, Bộ tài chính,… Bên cạnh đó, hoạt động quản lý có sự phối hợp ch t ch với các cơ quan ban ngành khác để hoạt động quản lý được hiệu quả, toàn diện, phòng chống các hiện tượng gian giận, tham nh ng, vi phạm pháp luật khác.
Thứ hai, hoạt động của QLNN đối với nợ xấu của NHTM dựa trên cơ sở pháp