Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Huy Động Vốn Qua Phát Hành Chứng Khoán Của Các Ngân Hàng Thương Mại


trong quá trình hướng tới đạt mục tiêu chung của sự phát triển nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển TTCK trong nền kinh tế thị trường với việc gia nhập các tổ chức quốc tế đòi hỏi Chính phủ phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển TTCK, trong đó đặc biệt quan trọng là chính sách cho các ngân hàng PHCK bởi TTCK là nơi thu hút vốn đầu tư nhanh nhất cho nền kinh tế.

Chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của TTCK nói chung và hoạt động PHCK nói riêng; Chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước tạo nên môi trường không phù hợp dẫn đến rối loạn thị trường phát hành, rối loạn TTCK, dẫn đến khủng hoảng thị trường tài chính, khủng hoảng kinh tế.

2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành chứng khoán của các ngân hàng thương mại

2.2.2.1. Xây dựng khung pháp lý về phát hành chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần

Văn bản pháp lý là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động quản lý bởi quản lý ở bất kỳ hoạt động nào đều phải thông qua luật pháp. Chất lượng của công tác QLNN đối với các hoạt động trong nền kinh tế - xã hội nói chung và đối với hoạt động PHCK nói riêng phụ thuộc vào năng lực hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thiếu công cụ pháp chế hiệu quả thì việc phát hiện, xử lý và cuỡng chế thực thi các hành vi vi phạm và lạm dụng thị truờng đều vô hiệu. Việc xây dựng các văn bản pháp lý chặt chẽ, đầy đủ và nhất quán cũng như ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể trong nền kinh tế cũng góp phần làm tăng chất lượng công tác QLNN. Một khung pháp lý hoàn chỉnh bao gồm: (1) Các văn bản pháp quy làm căn cứ thực hiện quản lý, qui định chi tiết về PHCK, điều kiện phát hành, nguyên tắc phát hành,…; (2) Các văn bản pháp quy điều chỉnh trực tiếp hoạt động quản lý PHCK, qui định cụ thể về các chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và quy trình thủ tục thực hiện công tác quản lý giám sát cũng như trách nhiệm của các bên liên quan…; (3) Các văn bản pháp quy ban hành chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động PHCK, NHTMCP phát hành, các tổ chức tư vấn phát hành, công ty kiểm toán,...


Nhằm tạo lập hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động PHCK của các NHTMCP, các cơ quan QLNN đã ban hành các văn bản, đề ra các chính sách cơ bản để hướng dẫn hoạt động, quy định các điều kiện được phát hành như công bố công khai thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát hành để đảm bảo quyền lợi của NĐT trong và ngoài nước.

2.2.2.2. Xây dựng mô hình và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần

* Mô hình tổ chức QLNN đối với hoạt động PHCK

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Mô hình tổ chức về QLNN đối với hoạt động PHCK của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên cơ sở kinh tế, xã hội và sự phát triển TTCK của các quốc gia đó. Các mô hình tổ chức về QLNN đối với hoạt động PHCK mà các quốc gia trên thế giới hiện nay đang áp dụng:

Mô hình trực thuộc: Theo mô hình tổ chức này thì các cơ quan quản lý về PHCK được tổ chức thành một Vụ hay Cục trực thuộc các Bộ. Giai đoạn đầu khi hình thành TTCK, hầu hết các nước Đông Nam Á đều áp dụng nhưng đến nay không còn duy trì theo mô hình này. Do bởi, sự phối hợp giữa Ủy ban CK với các Bộ hạn chế, quá trình ban hành các văn bản, thủ tục ra các quyết định mất nhiều thời gian, lệ thuộc nhiều vào Bộ chủ quản.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 8

Mô hình độc lập tương đối: Theo mô hình tổ chức này thì các cơ quan quản lý về PHCK được tổ chức thành một Hội đồng tương đối độc lập, trong đó có các đại diện của các Bộ, ngành có liên quan, có trách nhiệm báo cáo lên bộ trưởng các Bộ. Hoạt động của Hội đồng này được thực hiện theo cách là bỏ phiếu, mỗi người trong Hội đồng là đại diện cho một lá phiếu. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc một người trong Chính phủ được đề cử để trực tiếp quản lý các hoạt động của Hội đồng. Ủy ban CK là một văn phòng trực thuộc sự quản lý của Hội đồng thực hiện hoạt động chuyên trách về các vấn đề liên quan về CK và TTCK, đứng đầu văn phòng Ủy ban CK là một thành viên của Hội đồng. Mô hình độc lập tương đối này có nhiều ưu điểm: sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan thuận lợi; các quyết định được đưa ra đều được tổng hợp ý kiến từ các Bộ, ngành nên mang tính khách quan; Ủy ban CK điều hành hoạt động liên quan đến CK và TTCK rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mô


hình này còn hạn chế: mối liên hệ giữa các thành viên dưới Hội đồng không chặt chẽ do hoạt động của Hội đồng không thường xuyên nên việc đưa ra các quyết định không kịp thời; thành viên của Hội đồng thực hiện công tác kiêm nhiệm Ủy ban CK nên không thể dành toàn bộ khả năng của mình để quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến CK và TTCK.

Mô hình độc lập hoàn toàn: Mô hình này giống như mô hình tương đối độc lập nhưng Hội đồng độc lập hoàn toàn với các cơ quan khác của Chính phủ. Ủy ban CK được điều hành bởi một Hội đồng, báo cáo trực tiếp lên cấp trên. Thủ tướng hay Tổng thống thông qua Quốc hội bổ nhiệm các thành viên Hội đồng bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm, các thành viên Hội đồng quản lý và điều hành Ủy ban CK theo nhiệm kỳ. Mô hình này được các nước như Mỹ, Đức, Pháp, Ba Lan áp dụng do có nhiều ưu điểm là thẩm quyền ra quyết định mang tính hiệu lực cao, chủ động ban hành các văn bản pháp lý và kịp thời giải quyết những phát sinh trong hoạt động quản lý và giám sát mà không phải thông qua các Bộ, ngành khác. Tuy nhiên, nếu bộ máy quản lý Hội đồng này không đủ mạnh thì khó có sự phối hợp hiệu quả với các Bộ, ngành có liên quan.

Trong các mô hình trên thì mô hình độc lập hoàn toàn là có nhiều ưu điểm nhất, tiên tiến nhất với tính chuyên môn hóa cao, mang lại hiệu quả nhất trong việc quản lý hoạt động PHCK nói riêng và sự phát triển TTCK nói chung.

* Tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động PHCK

Như đã trình bày ở phần đặc điểm của QLNN đối với hoạt động PHCK của NHTMCP, do kinh doanh tiền tệ là hoạt động rất nhạy cảm với các biến động của nền kinh tế, và ngược lại, hoạt động PHCK của NHTMCP cũng có tác động đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, hoạt động PHCK của NHTMCP thông thường chịu sự quản lý của hai cơ quan QLNN chuyên ngành, đó là: UBCKNN và NHNN hay Ngân hàng trung ương.

Trong quá trình QLNN đối với hoạt động PHCK đòi hỏi phải có sự thống nhất quản lý giữa các cơ quan QLNN, cơ quan QLNN cao nhất phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp quản lý trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.

Việc ban hành văn bản phối hợp giữa các cơ quan QLNN là cần thiết cho việc


thực thi nhiệm vụ của mỗi cơ quan QLNN, không nên phân quyền một cách cứng nhắc, luôn tạo độ mở và sự linh hoạt để đạt được sự thống nhất trong quá trình thực hiện quyền lực quản lý. Từ đó, chính sự phối hợp sẽ tạo nên sự bảo đảm cho các cơ quan QLNN đối với hoạt động PHCK thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2.2.2.3. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về phát hành chứng khoán của ngân hàng thương mại cổ phần

* Quản lý cấp phép PHCK

Các NHTMCP phải nộp hồ sơ tăng vốn qua PHCK đến NHNN hay Ngân hàng trung ương khi HĐV qua phát hành trái phiếu riêng lẻ, trong khoảng thời gian nhất định NHNN hay Ngân hàng trung ương sẽ có văn bản chấp thuận hay không chấp thuận về việc tăng vốn của ngân hàng và ra quyết định điều chỉnh mức vốn điều lệ của NHTMCP.

Khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, cổ phiếu riêng lẻ, các NHTMCP phải đăng ký, gửi hồ sơ xin phép PHCK tới UBCKNN. Hồ sơ đăng ký PHCK phải đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định của luật CK như giấy đăng ký phát hành, bản cáo bạch, thông tin về đợt phát hành (phương thức phát hành, mô tả loại CK đăng ký phát hành,…) thông tin về tình hình tài chính, các vấn đề về hoạt động kinh doanh và CBTT,… Trong quá trình sử dụng vốn qua các đợt phát hành, các thông tin trên phải cung cấp đầy đủ và trung thực cho NĐT nhằm bảo vệ NĐT.

Khi nhận được hồ sơ đăng ký PHCK ra công chúng của các NHTMCP, Ủy ban CK sẽ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ các loại giấy tờ sẽ cấp phép phát hành. Trường hợp hồ sơ thiếu sót, yêu cầu sửa đổi, bổ sung, nếu không đúng yêu cầu Ủy ban CK không cấp phép phát hành. Sau khi được sự chấp thuận PHCK của Ủy ban CK, NHTMCP phải CBTT về đợt phát hành trên một tờ báo được chỉ định. NHTMCP sẽ phân phối CK ra công chúng hoặc phân phối cho NĐT tùy vào phương thức phát hành ra công chúng hay phát hành riêng lẻ, việc phân phối phải công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn đăng ký mua CK cho NĐT, tiền mua CK phải được chuyển vào tài khoản phong toả mở tại ngân hàng được chỉ định. Nếu việc phân phối CK không đảm bảo thời gian quy định thì NHTMCP trình lên UBCKNN xem xét gia hạn. Sau đợt PHCK,


NHTMCP thực hiện việc báo cáo với UBCKNN về kết quả của đợt PHCK trong phạm vi thời gian cho phép, đồng thời gửi bản xác nhận của ngân hàng nơi NHTMCP mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được trong đợt chào bán. Tiếp đến, NHTMCP chuyển giao CK hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu CK cho NĐT.

Khi phát hành trái phiếu, các NHTMCP gửi hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu của năm tài chính đến NHNN, NHNN sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và đánh giá khả năng trả nợ của NHTMCP xin phát hành. Sau đó, NHNN có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị phát hành trái phiếu của các NHTMCP.

* Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về PHCK

Thanh tra, giám sát là công cụ quan trọng để cơ quan quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Đồng thời, thông qua kiểm tra các hoạt động làm cho các hoạt động thực hiện tốt hơn và giảm bớt những sai sót có thể phát sinh. Dựa trên các quy định đã ban hành, cơ quan QLNN giám sát hoạt động phát hành nhằm đảm bảo hoạt động phát hành được công khai, minh bạch và có hiệu quả.

NHNN hay Ngân hàng trung ương thanh tra, giám sát quá trình PHCK để HĐV thông qua việc yêu cầu các NHTMCP tuân thủ quy định về tăng vốn điều lệ, các NHTMCP báo cáo định kì trong năm tài chính nhằm giám sát việc tuân thủ pháp luật, chấp hành các tỷ lệ, giới hạn an toàn hoạt động của các NHTM, đảm bảo an toàn vốn trong hệ thống ngân hàng. Quá trình quản lý của NHNN hay Ngân hàng trung ương giúp phát hiện những vấn đề bất ổn trong hoạt động PHCK của các NHTMCP, đưa cảnh báo về những rủi ro, từ đó các NHTMCP có các biện pháp xử lý kịp thời. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm làm đầu mối tiếp nhận, thẩm định, lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc NHNN hay Ngân hàng trung ương và là đầu mối tiếp nhận báo cáo từ các NHTMCP, tổng hợp và trình Thống đốc NHNN hay Ngân hàng trung ương xem xét.

Ủy ban CK thực hiện thanh tra, giám sát quá trình PHCK của các NHTMCP thông qua việc tuân thủ các quy định về PHCK. Cơ quan thanh tra, giám sát thuộc Ủy ban CK tiến hành kiểm tra quy trình, thủ tục cấp phép phát hành, kiểm tra tính xác thực của hồ sơ xin cấp phép phát hành, giám sát quá trình sử dụng vốn sau phát hành,


đồng thời kiểm tra tính kịp thời của quá trình CBTT trong từng đợt phát hành. Trên cơ sở đó, cơ quan thanh tra, giám sát sẽ báo cáo Ủy ban CK và đề xuất các biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần và các nhân tố ảnh hưởng

2.3.1. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần

Việc xác định các tiêu chí đánh giá công tác QLNN đối với hoạt động HĐV qua PHCK của NHTMCP là quan trọng và cần thiết. Dựa trên bộ tiêu chí mà Tổ chức Quốc tế các Uỷ ban CK đã xây dựng để đánh giá hoạt động của TTCK và căn cứ vào điều kiện cụ thể ở VN, NCS nhận thấy để đánh giá công tác QLNN đối với hoạt động HĐV qua PHCK của NHTMCP cần có hệ thống các tiêu chí sau:

2.3.1.1. Các tiêu chí định tính

Trong định hướng phát triển và chiến lược HĐV qua PHCK của các NHTMCP, cơ quan QLNN phải xác định rõ ràng để định hướng, xây dựng và thực thi chính sách quản lý. Nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách quản lý, các chỉ tiêu đánh giá hệ thống quản lý cần được xây dựng trên cơ sở biểu hiện cụ thể của các mục tiêu quản lý đã được lựa chọn. Có thể đánh giá chính sách QLNN đối với hoạt động PHCK thông qua các tiêu chí định tính sau:

- Tính phù hợp và đồng bộ của chính sách;

Chính sách QLNN phải xuất phát từ những phát sinh thực tế, những bất cập trong hoạt động HĐV qua PHCK, sau đó hoàn thiện chính sách để giải quyết những bất cập này. Tùy tình hình thực tế, môi trường trong nước và thông lệ quốc tế, các cơ quan QLNN phải xây dựng hệ thống chính sách QLNN đối với hoạt động HĐV qua PHCK cho phù hợp.

Các luật, bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến PHCK phải được triển khai đồng bộ và thống nhất, loại bỏ những mâu thuẩn, chồng chéo và trùng lắp. Điều này sẽ giúp các NHTMCP thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động PHCK của mình.

- Sự công khai, minh bạch và độ mở của chính sách;


Để có được một chính sách tốt, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, các NHTMCP tuân thủ theo hệ thống chính sách có sự công khai, minh bạch và độ mở của chính sách. Tính minh bạch được thể hiện qua sự công khai của chính sách, tính chính xác của nội dung chính sách, đảm bảo rằng các NHTMCP dễ dàng tiếp cận các quy định của chính sách. Để có được một hệ thống chính sách hoàn chỉnh thì mục đích của các cơ quan ban hành chính sách phải rõ ràng.

Công khai, minh bạch trong thực thi các quy định sẽ hạn chế tiêu cực, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan QLNN, các NHTMCP. Khi xây dựng một hệ thống chính sách nào đó cần chú ý độ mở của chính sách nhằm tạo động lực cho các NHTMCP thực hiện hoạt động PHCK.

- Tính hiệu lực và hiệu quả

Tính hiệu lực được đo bằng mức độ hiệu quả các hoạt động QLNN đạt được mục tiêu đề ra. Tính hiệu lực được thể hiện ở sự tuân thủ các quy định pháp luật của các đối tượng áp dụng, nội dung của chính sách có khả năng dự báo được khả năng tuân thủ, tạo ra lợi ích của các bên, đảm bảo tính ren đe.

Tính hiệu quả của chính sách là khả năng làm cho các nguồn lực phát huy được hiệu suất cao nhất. Để đánh giá tính hiệu quả cần phải đạt được với khả năng tạo ra lợi ích từ việc QLNN đối với hoạt động HĐV từ PHCK nhiều nhất và chi phí bỏ ra cho quá trình này là thấp nhất.

- Vị thế và thẩm quyền của cơ quan quản lý

Tiêu chí đánh giá một cơ quan quản lý hiệu quả chủ yếu dựa vào vị thế và thẩm quyền của cơ quan đó có được. Vị thế cơ quan quản lý phải độc lập nhất định, mức độ độc lập của cơ quan quản lý, thể hiện ở các mặt sau: Trách nhiệm của cơ quan quản lý cần được xác định rõ ràng và được quy định khách quan, có vị thế độc lập trong hoạt động và chịu trách nhiệm trong thực hiện chức năng và thẩm quyền của mình. Theo đó, cơ quan quản lý không chịu tác động về mặt chính trị và thương mại từ bên ngoài, nguồn tài chính của cơ quan quản lý càng ổn định thì tính độc lập càng được tăng cường; Cơ quan quản lý cần có đầy đủ thẩm quyền, các nguồn lực cần thiết và năng lực để thực hiện các chức năng và thẩm quyền của mình; Cơ quan quản lý cần áp dụng các quy trình quản lý thống nhất, rõ ràng. Ngoài ra, cơ quan quản lý cần có đội ngũ cán bộ và nhân viên phải đạt được các chuẩn mực nghề nghiệp cao nhất.


2.3.1.2. Các tiêu chí định lượng

- Số lượng CK được cấp phép phát hành/số lượng CK đăng kí phát hành của các NHTMCP.

Số lượng cổ phiếu, trái phiếu được cấp phép phát hành là số lượng cổ phiếu, trái phiếu tối đa mà NHTMCP có thể phát hành từ khi thành lập ngân hàng hay phát hành trong suốt quá trình hoạt động. Trên cơ sở số lượng cổ phiếu xin cấp phép phát hành, Uỷ ban CK dựa vào việc đáp ứng đủ điều kiện cấp phép sẽ cho phép phát hành đúng hoặc thấp hơn số lượng cổ phiếu, trái phiếu xin phép phát hành.

Giá trị thị trường của cổ phiếu, trái phiếu được cấp phép phát hành là giá trị hiện tại của cổ phiếu trái phiếu được cấp phép phát hành được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Giá trị thị trường của cổ phiếu, trái phiếu giúp xác định được giá trị nguồn vốn huy động được từ việc PHCK tại một thời điểm xác định.

Chỉ tiêu Số lượng CK được cấp phép phát hành/Số lượng CK đăng kí phát hành của các NHTMCP cho biết trong tổng số CK đăng kí phát hành có bao nhiêu CK được phép phát hành.

- Số lượng NHTMCP chấp hành đúng quy định về báo cáo/Số lượng NHTMCP có nghĩa vụ báo cáo.

Sau các đợt PHCK các NHTMCP phải báo cáo về tình hình sử dụng vốn đối với từng đợt phát hành. Chỉ tiêu Số lượng NHTMCP chấp hành đúng quy định về báo cáo định kì/Số NHTMCP có nghĩa vụ báo cáo trong năm cho biết trong tổng số NHTMCP có nghĩa vụ báo cáo trong năm thì có bao nhiêu ngân hàng NHTMCP chấp hành đúng quy định về báo cáo.

- Số lượt cổ phiếu, trái phiếu được cấp phép phát hành là số lần mà các NHTMCP được Uỷ ban CK cấp phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường trong khoảng thời gian xác định (năm).

- Số lượng các NHTMCP vi phạm pháp luật về phát hành CK bị phát hiện và số lần vi phạm của một ngân hàng trong năm.

- Giá trị phạt vi phạm trong PHCK trên năm là số tiền mà các NHTMCP bị phạt do vi phạm các quy định về PHCK trong năm hay trong một lần vi phạm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022